Chăm sóc lúa cho vụ Đông Xuân 2023-2024 thế nào là hiệu quả?

Vụ Đông Xuân là một trong những vụ lúa lớn tại Việt Nam, có thể thực hiện ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam. Nếu biết áp dụng các kỹ thuật chăm sóc lúa thì sẽ giúp người nông dân gặt hái được năng suất cao hơn. Vậy cách chăm sóc lúa vụ Đông Xuân như thế nào để lúa được tươi tốt, mang lại hiệu quả như ý muốn? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số gợi ý để bà con nông dân cùng tham khảo.

ĐẶC ĐIỂM CỦA VỤ ĐÔNG XUÂN

1. Thời gian gieo trồng vụ Đông Xuân

Tại Việt Nam có rất nhiều các vụ lúa khác nhau tùy thuộc vào khu vực địa lý, vùng miền, có thể kể đến như: vụ mùa, vụ hè thu, vụ Đông Xuân, chiêm xuân. Trong đó vụ lúa Đông Xuân được xem là một vụ lúa chính ở cả 3 miền từ Bắc đến Nam.

giống lúa lai F1 GS55Thời gian trồng lúa vụ Đông Xuân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình hình thời tiết, đặc điểm đai đai, vùng miền hay nhu cầu sản xuất của người nông dân. Vụ Đông – Xuân thường sẽ bắt đầu gieo cấy từ khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11 và thu hoạch vào khoảng đầu tháng 5 năm sau. Do vụ Đông Xuân sẽ trải qua 1 mùa động giá rét và khô hạn, vậy nên bà con chú ý nên chọn những giống lúa chịu rét tốt và thường xuyên tưới nước cho cây.

2. Đặc điểm các giống lúa vụ Đông Xuân

Để vụ Đông Xuân đạt được sản lượng tốt thì người nông dân cũng cần phải nắm rõ những đặc điểm của cây lúa trong vụ mùa này. Dưới đây là một số đặc điểm mà nhà nông cần lưu ý:

  • Thời gian trồng lúa vụ Đông Xuân diễn ra vào cuối năm, do vậy bà con cần phải lựa chọn những giống lúa có khả năng chịu rét tốt.
  • Lúa vụ Đông Xuân thường kéo dài từ 120 đến 150 ngày để thu hoạch, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và địa điểm. Bà con nên chọn những giống lúa ngắn ngày, có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh.
  • Lúa vụ Đông Xuân có nhu cầu sử dụng nhiều nước hơn so với các vụ lúa khác. Cần đảm bảo điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm tốt để cây sinh trưởng tốt.
  • Chiều cao trung bình của lúa vụ Đông Xuân là từ 1 đến 1,5m.
  • Lúa vụ Đông Xuân có tính linh hoạt cao, có thể trồng trong nhiều điều kiện khác nhau, kể cả khu vực miền núi hay vùng bị ngập nước.
  • Lúa vụ Đông Xuân thường có năng suất cao, có thể đạt từ 4 – 6 tấn trên mỗi ha.
  • Chất lượng lúa tốt, hạt to, chắc , mẩy, giàu protein, thích hợp cho việc chế biến hoặc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

CHĂM SÓC LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN 2023-2024 THẾ NÀO?

Việc chăm sóc lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 đòi hỏi một số bước quan trọng để đảm bảo cây trồng phát triển mạnh mẽ và mang lại năng suất cao. Nhằm tối ưu năng suất thu hoạch tại mùa vụ này, bà con cần hiểu rõ các biện pháp chăm sóc cây lúa để đạt được hiệu quả tốt nhất:

1. Chọn giống lúa tốt: 

Cách chăm sóc lúa vụ Đông Xuân khi chọn giống gieo trồng, bà con cần tìm hiểu về điều kiện nảy mầm, độ ẩm, đất, môi trường sinh trưởng… xem có phù hợp với nơi mình đang sinh sống hay không. Nên chọn những giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn ngày để phù hợp với đặc điểm lúa vụ Đông Xuân. Chọn những giống lúa từ các nhà sản xuất, phân phối uy tín để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Nhà nông có thể tham khảo các giống lúa năng suất cao đến từ thương hiệu Goldseed như: GS999, GS55, GS747….

các giống lúa cho năng suất caoCách ngâm ủ: Ngay khi đổ lúa vào bồn ngâm cần vớt hết các hạt lép lửng ra để loại bớt mầm bệnh lây lan. Thời gian ngâm từ 30 – 36 giờ, sau đó xả bỏ nước và rửa sạch hạt giống bằng nước sạch sao cho hạt giống hết mùi chua rồi đem ủ. Thời gian ủ từ 30 – 36 giờ là có thể đem gieo sạ.

2. Gieo sạ và tưới tiêu:

Bà con có thể thực hiện gieo sạ bằng phương pháp thủ công truyền thống là vãi tay. Tuy nhiên để tiết kiệm thời gian và sức lực, hiệu quả cao thì nên sử dụng máy bay nông nghiệp để gieo sạ. Nếu chưa có điều kiện để đầu tư mua máy thì nhà nông có thể thuê dịch vụ máy bay nông nghiệp để thực hiện gieo sạ một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Sử dụng máy bay nông nghiệp không người lái để gieo sạ là một phương pháp hiện đại và hiệu quả để áp dụng vào nông nghiệp, thay thế cho phương pháp truyền thống nhằm giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Việc gieo sạ theo phương pháp này cho phép máy bay phân phối hạt giống lúa trên diện tích rộng một cách đồng đều hơn.

nhà cung cấp dịch vụ nông nghiệpQuản lý nguồn nước tốt cũng là yếu tố quan trọng trong việc tưới tiêu nước cho lúa vụ Đông Xuân. Bà con có thể sử dụng các thiết thiết bị như máy bơm nước, hệ thống kênh mương thủy lợi để dẫn nước vào ruộng lúa. Nên sử dụng nguồn nước sạch, an toàn, tránh sử dụng nước bẩn hoặc có chứa các chất độc hại vì có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Ngoài ra, việc sử dụng máy bay nông nghiệp để tưới nước cũng là một biện pháp cực kỳ hiệu quả, với đầu phun ly tâm giúp cho việc tưới nước được tối ưu đáng kể, hiệu ứng phun sương giúp tiết kiệm tối đa lượng nước tưới mà vẫn đảm bảo nước được thẩm thấu tốt hơn.

3. Bón phân cho lúa:

Cách chăm sóc lúa vụ Đông Xuân cần cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ cho cây lúa, mang lại hiệu quả cao là bón phân đa yếu tố N,P,K. Điều này sẽ giúp cân đối nguồn dinh dưỡng phù hợp cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Căn cứ vào từng loại giống lúa hay loại đất sẽ có các công thức bón phân khác nhau.

Để bón phân cho lúa vụ Đông Xuân đúng cách, bà còn nên chú ý một số yếu tố sau:

– Chọn loại phân phù hợp: có thể sử dụng các loại phân hóa học có chứa N,P,K hoặc sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh cũng rất tốt.

– Tính lượng phân cần sử dụng: Tính toán theo tỷ lệ phân/hecta và theo nhu cầu của cây trong từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển.

– Thời điểm bón phân: có thể chia thành nhiều đợt khác nhau như bón lót trước khi gieo sạ, bón thúc sau cấy 7 – 10 ngày, bón trước giai đoạn trổ đòng…

– Phương pháp bón phân: có thể sử dụng phương pháp thủ công như bón tay, bón vãi hoặc sử dụng máy móc, thiết bị công nghệ cao như máy bay nông nghiệp để bón phân đạt hiệu quả cao.

4. Cách phòng trừ sâu bệnh hại lúa vụ Đông Xuân

Để phòng trừ sâu bệnh hại trong vụ lúa Đông Xuân đòi hỏi người nông dân cần thường xuyên kiểm tra, thăm nom ruộng đồng. Vụ Đông Xuân có thể xuất hiện nhiều các loại sâu bệnh hại khác nhau như: bọ trĩ, sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, sâu phao, bệnh đạo ôn, đốm vằn….Trong trường hợp xuất hiện nhiều thì cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

phòng trừ sâu cuốn lá hại lúa vụ mùaCách phun lúa vụ Đông Xuân, bà con cần chú ý áp dụng nguyên tắc “4 đúng” bao gồm: đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách.

GOLDSEED – THƯƠNG HIỆU GIỐNG LÚA LAI UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Hiện tại Công ty Cổ phần Đại Thành đang cung cấp các giống lúa lai F1 cực kỳ hiệu quả, giúp bà con nâng cao năng suất thu hoạch như GS999, GS55GS747… đây đều là những giống lúa lai F1 đạt chuẩn, đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyên dùng. Trong nhiều năm đồng hành với bà con nông dân mọi miền tổ quốc, các giống lúa của Goldseed đã chứng minh được sự hiệu quả cũng như nhận được sự tin tưởng của nhà nông.

Nhờ khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, hạt giống lúa lai Goldseed giúp bảo vệ cây lúa khỏi các loại sâu bệnh hại có thể gây thiệt hại nặng nề như: đạo ôn, bạc lá, sâu cuốn lá, sâu đục thân…. Đồng thời, khả năng chịu hạn của giống lúa này giúp cây lúa tồn tại và phát triển tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, phù hợp để canh tác vụ Đông Xuân 2023-2024. Sự sinh trưởng mạnh mẽ của cây lúa lai cũng đảm bảo cây phát triển đều đặn và đạt được kích thước tối ưu, từ đó giúp nông dân có được vườn lúa đồng đều và thu hoạch bền vững.

Với giống lúa lai của Goldseed, người nông dân không chỉ đạt được năng suất cao mà còn đảm bảo chất lượng và giá trị kinh tế của lúa. Giống lúa này đã khẳng định sự uy tín của Công ty Cổ phần Đại Thành và trở thành một trong những yếu tố quan trọng đóng góp vào thành công trong sản xuất lúa mùa của bà con nông dân trên khắp cả nước.

 

Bài viết liên quan