Hạt giống Lúa lai F1 GS999
Tên sản phẩm | Hạt giống Lúa lai F1 GS999 | ||||||||||||||||||||
Loại sản phẩm | Hạt giống Lúa Lai | ||||||||||||||||||||
Quy cách đóng gói | gói PE 1kg/bao 20kg | ||||||||||||||||||||
Khối lượng | 20 kg | ||||||||||||||||||||
Nguồn gốc xuất xứ | - GS999 có nguồn gốc từ Chengdu, Sichuan, China. - do Công Ty Cổ Phần Đại Thành nhập khẩu và cung ứng tại Việt Nam. Thông qua hệ thống khảo nghiệm Quốc Gia được đánh giá là giống triển vọng có những đặc tính tốt: - Cây con chịu rét tốt, sinh trưởng phát triển khỏe. Chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt bệnh đạo ôn, khô vằn và bạc lá vụ Mùa. Năng suất cao chất lượng gạo tốt, được Bộ NN & PTNT công nhận là giống cây mới vào tháng 12 năm 2016. | ||||||||||||||||||||
1. Cách bảo quản | - Bảo quản hạt giống nơi khô ráo và thoáng mát. - Không sử dụng hạt giống sau thu hoạch để làm giống cho vụ sau vì năng suất sẽ giảm. | ||||||||||||||||||||
Hình ảnh sản phẩm | ![]() |
||||||||||||||||||||
QUY TRÌNH KỸ THUẬT GIEO TRỒNG | I. ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC
GS999 là giống lúa lai ba dòng có thời gian sinh trưởng ngắn:
miền Bắc: vụ Xuân 115 - 120 ngày; vụ Mùa 95 – 100 ngày
- Chiều cao cây thấp: 95 – 100 cm, cứng cây, chống đổ tốt.
- Khả năng đẻ nhánh khỏe & chịu rét tốt.
- Cây gọn, lá đòng to bền, vẫn giữ được màu xanh khi lúa chín.
- Chống chịu tốt với bệnh đạo ôn và rầy nâu.
- Thể hiện ưu thế vượt trội trên đất vàn và vàn cao (chủ động tưới tiêu).
Tuyệt đối không gieo cấy trên đất trũng, đất bị ô nhiễm nguồn nước…
- Trỗ nhanh, tập trung & thoát cổ bông; bông dài, khá to, tỷ lệ hạt chắc/bông rất cao, hạt thóc màu vàng sáng.
- Hạt gạo thon dài >7,2 mm, trắng trong; cơm ngon vị đậm, có mùi thơm. Rất thích hợp cho xuất khẩu và người ăn có khẩu vị cơm ngon, chất lượng cao.
- Năng suất trung bình 7,0- 8,0 tấn/ha vụ Xuân; 6,5-7,0 tấn vụ Mùa; thâm canh cao đạt trên 12 tấn/ha.
![]() |
||||||||||||||||||||
KỸ THUẬT CANH TÁC | 1. Thời vụ gieo cấy
- Cấy vụ Xuân muộn, Mùa sớm
Tuỳ theo lịch thời vụ ở địa phương để gieo trồng cho phù hợp. Mạ dược cấy khi mạ được: 3,5 –4,0 lá; mạ sân hoặc dầy xúc cấy khi mạ được 3 – 3,5 lá.
2. Kỹ thuật làm mạ
2.1. Chuẩn bị hạt giống:
- Lượng hạt giống: Chỉ cần 01 hộp 0,5kg/sào 360m2; 03 hộp(1,5kg) /1000m2 và 30 hộp (15kg)/ha đối với lúa cấy ở miền Bắc.
- Ngâm ủ:
Xử lý hạt giống trong nước ấm 540C (3 sôi + 2 lạnh) trong vòng 15 phút để diệt trừ nấm bệnh & kích thích nảy mầm, lượng nước khi ngâm cần ngập 3-5 lần lượng thóc.Vớt bỏ các hạt lép, lửng & tạp chất sau đó ngâm vào nước sạch trong thời gian từ 14 - 16 giờ, cứ 4 - 5 giờ thì thay nước rửa chua 1 lần, đãi sạch trong nước sạch đến khi không còn mùi chua để ráo nước rồi đem đi ủ ấm khoảng 24 - 36 giờ. Lưu ý trong điều kiện vụ Xuân thời tiết lạnh cần phải giữ nhiệt đủ ấm thời gian ủ sẽ kéo dài hơn: Ủ khoảng 36 – 40 giờ). Hạt giống phải được ủ ấm bằng vải bông (Cotton), không để hạt thóc bị khô hoặc chua trong khi ủ. Nếu thấy nóng quá hoặc có mùi chua thì phải mở ra rửa sạch mùi chua rồi đem ủ tiếp đến khi nẩy mầm. Khi rễ dài bằng hạt thóc, mầm dài bằng 1/3 – 1/2 hạt thóc thì đem đi gieo.
2.2. Gieo mạ và chăm sóc
- Gieo mạ: Sau khi kiểm tra thấy thóc giống nứt nanh thì hôm sau làm đất để gieo ngay. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật để có mạ tốt, phát triển đồng đều, sạch bệnh, đủ mạ.
3. Kỹ thuật sản xuất lúa cấy
3.1. Mật độ cấy:
Lúa cấy mật độ 35 - 40 khóm/m2, cấy 1 – 2 dảnh/khóm
3.2. Bón phân cho lúa:
Bón đạm vừa phải, tăng cường bón phân kali. Lượng phân bón cho đất có dinh dưỡng trung bình khá như sau:
|
||||||||||||||||||||
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG HẠT GIỐNG | Theo tiêu chuẩn QCVN 01–50 : 2011/BNNPTNT - Độ thuần ≥ 99,7% - Độ sạch ≥ 98% - Tỷ lệ nảy mầm ≥ 80% - Độ ẩm ≤ 13,0% - Hạt cỏ dại ≤ 10 hạt/kg - Hạt giống khác ≤ 0,3% |
Hạt giống lúa thuần DTR667
Tên sản phẩm | Hạt giống Lúa thuần DTR667 | ||||||||||||||||||||
Loại sản phẩm | Hạt giống lúa thuần | ||||||||||||||||||||
Quy cách đóng gói | gói PE 1kg/bao 20kg | ||||||||||||||||||||
Khối lượng | 1kg | ||||||||||||||||||||
Nguồn gốc xuất xứ | - DTR667 do Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam lai chuyển gen chịu ngập vào giống Khang dân 18 để tạo ra giống mới DTR667 và được công ty cổ phần Đại Thành mua bản quyền. | ||||||||||||||||||||
Cách bảo quản | - Bảo quản hạt giống nơi khô ráo và thoáng mát. - Không sử dụng hạt giống sau thu hoạch để làm giống cho vụ sau vì năng suất sẽ giảm. | ||||||||||||||||||||
Hình ảnh sản phẩm | ![]() |
||||||||||||||||||||
Đặc tính Giống | - Chịu rét tốt, đẻ nhánh khỏe và tập trung, các dảnh to đều, dễ chăm sóc. Chịu được ngập úng 8 - 12 ngày vào giai đoạn sau cấy đến làm đòng. - Chịu thâm canh, dạng hình gọn, bộ lá đứng, lá đòng lòng mo, lá lâu tàn khi lúa chín. - Chiều cao cây thấp: 100- 105 cm, thân cứng, chống đổ ngã tốt. - Trỗ thoát và tập trung, bông dài, số hạt/bông nhiều, tỷ lệ hạt chắc cao 90-95%. - Chống chịu tốt với bệnh đạo ôn, khô vằn, bạc lá, sâu cuốn lá, sâu đục thân và rầy nâu. - Thời gian sinh trưởng ngắn tại phía Bắc: Vụ xuân từ 120 - 125 ngày; Vụ mùa từ 100 - 105 ngày. - Năng suất trung bình 70 – 75 tạ/ha, chăm sóc tốt có thể đạt trên 80 tạ/ha. Thể hiện vượt trội trên đất vàn và vàn cao. - Hạt thóc màu vàng sáng, hạt gạo trong ít bạc bụng, chất lượng thóc gạo như thóc gạo như Khang dân 18, làm bún bánh tốt, thóc rất dễ bán. | ||||||||||||||||||||
KỸ THUẬT CANH TÁC | 1. Thời vụ:
- Các tỉnh phía Bắc: Vụ Xuân: Gieo 15/1 – 5/2, cấy trong tháng 2; Vụ Mùa gieo 5- 25/6, tuổi mạ 15-20 ngày.
- Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên :Vụ Đông Xuân gieo từ 10/12-25/12, Vụ Hè Thu gieo từ 25/4-15/5, tuổi mạ 15-18 ngày.
2. Kỹ thuật làm mạ:
2.1. Chuẩn bị hạt giống:
Ngâm bằng nước sạch, lượng nước khi ngâm cần ngập 4-5 lần lượng thóc.Vớt bỏ các hạt lép, lửng & tạp chất sau đó ngâm vào nước sạch trong thời gian 40 giờ, cứ 7 – 8 giờ thay nước sạch một lần. Sau khi ngâm đủ nước (phôi mầm có màu trắng nứt nanh) đem rửa sạch, để dáo nước và đem ủ đến khi rễ 1/3 – 1/2 hạt thóc thì tiến hành đem gieo.
2.2. Gieo mạ và chăm sóc:
- Gieo mạ: Sau khi kiểm tra thấy thóc giống nứt nanh thì hôm sau làm đất để gieo ngay. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật để có mạ tốt, phát triển đồng đều, sạch bệnh, đủ mạ.
- Bón phân cho mạ: Bón lót cho 1 ha mạ với lượng phân chuồng 10 tấn + 46kgN + 90kg P2O5 + 50kg K2O. Sau khi chia luống thì bón lót mặt, dùng cào vùi phân vào bùn lớp bề mặt 3-5cm. trang phẳng mặt luống bằng trang gỗ sao cho nước không đọng trên bề mặt luống.
Bón thúc khi mạ được 1,5-2 lá với lượng phân: (46kgN + 50kg K2O)/ha để kịp thời cung cấp dinh dưỡng cho cây mạ sinh trưởng tốt.
- Tưới nước cho mạ: Sau khi mạ được 1,5 lá đưa nước vào ruộng cho láng mặt ruộng và luôn giữ đủ nước để ruộng mạ mềm bùn.
3. Kỹ thuật chăm sóc lúa cấy
3.1. Mật độ cấy:
Lúa cấy mật độ 40-42 khóm/m2, cấy 2-3 dảnh/khóm
3.2. Bón phân cho lúa:
- Lượng phân bón:
|
||||||||||||||||||||
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG HẠT GIỐNG | Theo tiêu chuẩn QCVN 01–54 : 2011/BNNPTNT - Độ thuần ≥ 99,5% - Độ sạch ≥ 99% - Tỷ lệ nảy mầm ≥ 80% - Độ ẩm ≤ 13,0% - Hạt cỏ dại ≤ 10 hạt/kg - Hạt giống khác ≤ 0,3% |
Hạt giống Lúa thuần DTR668
Tên sản phẩm | Hạt giống Lúa thuần DTR668 | ||||||||||||||||||||
Loại sản phẩm | Hạt giống lúa thuần | ||||||||||||||||||||
Quy cách đóng gói | gói PE 1kg/bao 20kg | ||||||||||||||||||||
Khối lượng | 1kg | ||||||||||||||||||||
Nguồn gốc xuất xứ | DTR668 do Công ty Cổ phần Đại Thành nhập nội và lai tạo,đăng ký khảo nghiệm và công nhận giống tại Việt Nam. DTR668 là sản phẩm bản quyền của công ty cổ phần Đại Thành. | ||||||||||||||||||||
Cách bảo quản | - Bảo quản hạt giống nơi khô ráo và thoáng mát. - Không sử dụng hạt giống sau thu hoạch để làm giống cho vụ sau vì năng suất sẽ giảm. | ||||||||||||||||||||
Hình ảnh sản phẩm | ![]() |
||||||||||||||||||||
Đặc tính giống | - Thời gian sinh trưởng ngắn. Phía Bắc: vụ Xuân 120 - 125 ngày, vụ Mùa 100 - 105 ngày. - Chịu rét, đẻ nhánh sớm và tập trung, các dảnh to đều, rất dễ chăm sóc. - Dạng hình gọn, bộ lá đứng, bản lá rộng, lá đòng lòng mo, lá lâu tàn khi lúa chín. - Chiều cao cây thấp: 105- 110 cm, thân cứng và gọn, chống đổ ngã khá tốt. - Lá đòng đứng, giữ được màu xanh đến khi thu hoach. Trỗ thoát và tập trung, bông to dài, số hạt/bông nhiều, tỷ lệ hạt chắc cao 90-95%. - Chống chịu tốt với bệnh đạo ôn, khô vằn, bạc lá, sâu cuốn lá, sâu đục thân và rầy nâu. - Năng suất cao vượt trội Bắc Thơm 7 là 20%, trung bình đạt 75 – 80 tạ/ha, thâm canh cao có thể đạt trên 85 tạ/ha. Thể hiện vượt trội trên đất vàn và vàn cao. - Hạt thóc màu vàng sáng, hạt gạo trắng trong, tỷ lệ gạo xay xát cao. - Cơm ngon, hơi thơm, mềm, không dính, vị đậm. Hàm lượng Amylose 13-14%. | ||||||||||||||||||||
KỸ THUẬT CANH TÁC | 1. Thời vụ:
- Các tỉnh phía Bắc: Vụ Xuân: Gieo 15/1 – 5/2, cấy trong tháng 2; Vụ Mùa gieo 5- 25/6, tuổi mạ 15-20 ngày.
- Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên :Vụ Đông Xuân gieo từ 10/12-25/12, Vụ Hè Thu gieo từ 25/4-15/5, tuổi mạ 15-18 ngày
Lưu ý: Nếu gieo thẳng, muộn hơn so với thời gian gieo mạ để cấy 5-10 ngày.
2. Làm mạ và chăm sóc mạ:
2.1. Ngâm ủ hạt giống:
Lượng nước khi ngâm cần ngập 4-5 lần lượng thóc. Ngâm thóc trong nước sạch 40-42 giờ ở vụ xuân, 32-36 giờ ở vụ mùa. Trong thời gian ngâm cứ 7 – 8 giờ thay nước sạch một lần sao cho hạt thóc không có mùi chua. Khi hạt thóc đã hút đủ nước (nhìn thấy rõ phôi trắng) thì đãi sạch, để ráo nước rồi đem ủ. Vụ xuân ủ ấm ngay từ ban đầu (khi thóc chưa nứt ranh) ở nhiệt độ 35-40oC; vụ mùa để nơi thoáng mát, không đọng nước. Trong quá trình ủ, phải kiểm tra, nếu hạt thóc khô phải tưới thêm nước; khi hạt thóc đã nứt ranh phải nhanh chóng đảo nhẹ, rải mỏng, hạ nhiệt độ chỉ còn 25oC.
2.2. Gieo mạ và chăm sóc:
- Gieo mạ: Khi hạt thóc ra mộng và rễ đều, mộng khô ráo, đem gieo; gieo đều và chìm mộng. Vụ xuân nếu gặp rét (nhiệt độ dưới 15oC) dùng ni lông trắng che cho mạ.
- Bón phân cho mạ: Bón lót cho 1 ha mạ với lượng phân chuồng 10 tấn + 46kgN + 90kg P2O5 + 50kg K2O. Sau khi chia luống thì bón lót mặt, dùng cào vùi phân vào bùn lớp bề mặt 3-5cm. Trang phẳng mặt luống bằng trang gỗ sao cho nước không đọng trên bề mặt luống.
Bón thúc khi mạ được 1,5-2 lá với lượng phân: (46kgN + 50kg K2O)/ha để kịp thời cung cấp dinh dưỡng cho cây mạ sinh trưởng tốt.
- Tưới nước cho mạ: Sau khi mạ được 1,5 lá đưa nước vào ruộng cho láng mặt ruộng và luôn giữ đủ nước để ruộng mạ mềm bùn.
3. Chăm sóc lúa cấy
3.1. Mật độ cấy:
Lúa cấy mật độ 40-42 khóm/m2, cấy 2-3 dảnh/khóm
3.2. Bón phân cho lúa:
- Lượng phân bón:
|
||||||||||||||||||||
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG HẠT GIỐNG | Theo tiêu chuẩn QCVN 01–54 : 2011/BNNPTNT - Độ thuần ≥ 99,5% - Độ sạch ≥ 99% - Tỷ lệ nảy mầm ≥ 80% - Độ ẩm ≤ 13,0% - Hạt cỏ dại ≤ 10 hạt/kg - Hạt giống khác ≤ 0,3% |
Hạt giống Lúa lai F1 GS19
Tên sản phẩm | Hạt giống Lúa lai F1 GS19 | |||||||||||||||||||||||||
Loại sản phẩm | Hạt giống Lúa Lai | |||||||||||||||||||||||||
Quy cách đóng gói | gói PE 5kg / bao 35kg | |||||||||||||||||||||||||
Nguồn gốc xuất xứ | - Giống Lúa lai 3 dòng SL18H – GS19 được lai tạo & tuyển chọn bởi Viện nghiên cứu lúa IRRI. - Được công ty cổ phần Đại Thành khảo nghiệm ở Việt Nam từ vụ Đông Xuân 2012 – 2013 và được Bộ NN&PTNT công nhận tạm thời 07/2016. | |||||||||||||||||||||||||
Cách bảo quản | - Bảo quản hạt giống nơi khô ráo và thoáng mát. - Không sử dụng hạt giống sau thu hoạch để làm giống cho vụ sau vì năng suất sẽ giảm. | |||||||||||||||||||||||||
Hình ảnh sản phẩm | ![]() |
|||||||||||||||||||||||||
QUY TRÌNH KỸ THUẬT GIEO TRỒNG | I. ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC - GS19 là giống lúa lai ngắn ngày: - Thời gian sinh trưởng: Miền Bắc: vụ Xuân 120 - 127 ngày; vụ Mùa 100 – 108 ngày - Chiều cao cây: 110 – 118cm. - Khả năng đẻ nhánh khoẻ & chịu rét tốt. - Cây gọn, lá đứng, lá đòng long mo dài. - Cứng cây khả năng chống đổ ngã tốt & chống chịu tốt đạo ôn, khô vằn và rầy nâu. - Thích ứng rộng trồng được nhiều vụ trong năm & nhiều chân đất khác nhau - Bông to dài, hạt sếp sít, trỗ nhanh & thoát cổ bông. - Tỉ lệ hạt chắc/bông cao, hạt thon dài, gạo trong không bạc bụng, cơm ngon, có mùi thơm nhẹ. - Năng suất trung bình 8,5- 9 tấn/ha; thâm canh cao đạt 14 tấn/ha. | |||||||||||||||||||||||||
KỸ THUẬT CANH TÁC | 1. Thời vụ:
- Các tỉnh phía Bắc: cấy vụ Xuân muộn
- Các tỉnh phía Nam: cấy vụ Đông Xuân
Tuỳ theo lịch thời vụ ở địa phương để gieo trồng cho phù hợp. Mạ dược cấy khi mạ được: 3 – 3,5 lá; mạ sân hoặc dầy xúc cấy khi mạ được 2,5 – 3,0 lá.
2. Kỹ thuật làm mạ:
2.1. Chuẩn bị hạt giống:
- Lượng hạt giống: Chỉ cần 01 gói 0,7 kg/sào 360m2; 1kg/sào 500m2 & 2kg/1000m2 ; 19 – 21 kg/ha đối với lúa cấy ở Miền Bắc; 2,8 kg/1000m2 và 28 kg/ha đối với lúa gieo sạ ở Miền Nam.
- Ngâm ủ:
Xử lý hạt giống trong nước ấm 540C (3 sôi + 2 lạnh) trong vòng 15 phút để diệt trừ nấm bệnh & kích thích nảy mầm, lượng nước khi ngâm cần ngập 3-5 lần lượng thóc. Vớt bỏ các hạt lép, lửng & tạp chất sau đó ngâm vào nước sạch trong thời gian từ 20 - 24 giờ, cứ 5 - 6 giờ thì thay nước rửa chua 1 lần, đãi sạch trong nước sạch đến khi không còn mùi chua để ráo nước rồi đem đi ủ ấm khoảng 24 - 36 giờ (lưu ý trong điều kiện vụ Xuân thời tiết lạnh cần phải giữ nhiệt đủ ấm thời gian ủ sẽ kéo dài hơn: Ủ khoảng 40 – 50 giờ) . Hạt giống phải được ủ ấm bằng vải bông (Cotton), không để hạt thóc bị khô hoặc chua trong khi ủ. Nếu thấy nóng quá hoặc có mùi chua thì phải mở ra rửa sạch mùi chua rồi đem ủ tiếp đến khi nẩy mầm. Khi rễ dài bằng hạt thóc, mầm dài bằng 1/3 – 1/2 hạt thóc thì đem đi gieo.
2.2. Gieo mạ và chăm sóc:
- Gieo mạ: Sau khi kiểm tra thấy thóc giống nứt nanh thì hôm sau làm đất để gieo ngay. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật để có mạ tốt, phát triển đồng đều, sạch bệnh, đủ mạ.
3. Kỹ thuật sản xuất lúa cấy
3.1. Mật độ cấy:
Lúa cấy đúng mật độ 25 khóm/m2 (20 x 20cm), cấy 1-2 dảnh/khóm cho năng suất cao nhất.
3.2. Bón phân cho lúa:
- Lượng phân bón cho lúa lai F1 GS19 như sau:
|
|||||||||||||||||||||||||
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG HẠT GIỐNG | Theo tiêu chuẩn QCVN 01–50 : 2011/BNNPTNT - Độ thuần ≥ 99,7% - Độ sạch ≥ 98% - Tỷ lệ nảy mầm ≥ 80% - Độ ẩm ≤ 13,0% - Hạt cỏ dại ≤ 10 hạt/kg - Hạt giống khác ≤ 0,3% |
Hạt giống Lúa lai F1 GS9
Loại sản phẩm | Hạt giống Lúa Lai |
Quy cách đóng gói | gói PE 1kg/bao 20kg |
Khối lượng | 0.8 kg |
Nguồn gốc xuất xứ | Giống lúa lai 3 dòng SL8HGS9 được lai tạo & tuyển chọn bởi sự hợp tác giữa viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI & tập đoàn SL Agritech-Philipines. Giống GS9 được đưa vào Việt Nam khảo nghiệm bởi Trung tâm lúa lai-Viện cây lương thực & thực phẩm. Được công nhận là giống Quốc gia vào tháng 8 năm 2011. - Công ty cổ phần Đại Thành nhập khẩu và phân phối độc quyền tại Việt Nam. |
Cách bảo quản | - Bảo quản hạt giống nơi khô ráo và thoáng mát. - Không sử dụng hạt giống sau thu hoạch để làm giống cho vụ sau vì năng suất sẽ giảm. |
Hình ảnh sản phẩm | ![]() |
ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC | - Thời gian sinh trưởng: miền Bắc: vụ xuân 118 - 130 ngày; vụ mùa 105 - 110 ngày (với điều kiện cấy). Miền Nam: vụ Đông xuân: 115 - 120 ngày (Nam trung bộ), 105 - 110 ngày (ĐBSCL & vùng duyên hải nam bộ) & vụ Hè Thu: 100 - 105 ngày. - Chiều cao cây: 100 - 110cm. - Khả năng để nhánh khoẻ & chịu rét tốt. - Cứng cây, khả năng chống tổ tốt & chống chịu tốt với bệnh bạc lá, đạo ôn. - Thích ứng rộng trồng được nhiều vụ trong năm & nhiều chân đất khác nhau - Bông to dài, hạt sếp sít, trỗ nhanh & thoát cổ bông. - Tỉ lệ hạt chắc/bông cao, hạt thon dài, chất lượng gạo tốt, cơm đậm & mềm. - Năng suất trung bình 7- 8 tấn/ha; thâm canh cao đạt 14tấn/ha. |
KỸ THUẬT CANH TÁC | 1. Thời vụ:
- Các tỉnh phía Bắc: cấy vụ Xuân muộn, Mùa sớm;
- Các tỉnh phía Nam: cấy vụ Đông xuân, Hè thu.
Tuỳ theo lịch thời vụ ở địa phương để gieo trồng cho phù hợp. Mạ dược cấy khi mạ được: 4 – 5 lá; mạ sân hoặc dầy xúc cấy khi mạ được 3 – 3.5 lá.
2. Kỹ thuật làm mạ:
2.1. Chuẩn bị hạt giống:
- Lượng hạt giống: Chỉ cần 01gói 0,8kg/sào 360m2; 22 – 25kg/ha đối với lúa cấy ở Miền Bắc; 4 kg/1000m2 và 40 kg/ha đối với lúa gieo sạ ở Miền Nam.
- Ngâm ủ:
Xử lý hạt giống trong nước ấm 540C (3 sôi + 2 lạnh) trong vòng 15 phút để diệt trừ nấm bệnh & kích thích nảy mầm, lượng nước khi ngâm cần ngập 3-5 lần lượng thóc.Vớt bỏ các hạt lép, lửng & tạp chất sau đó ngâm vào nước sạch trong thời gian từ 20 - 24 giờ, cứ 5 - 6 giờ thì thay nước rửa chua 1 lần, đãi sạch trong nước sạch đến khi không còn mùi chua để ráo nước rồi đem đi ủ ấm khoảng 36 - 48 giờ (lưu ý trong điều kiện vụ Xuân thời tiết lạnh cần phải giữ nhiệt đủ ấm thời gian ủ sẽ kéo dài hơn: ủ khoảng 48 – 60 giờ) . Hạt giống phải được ủ ấm bằng vải bông (Cotton), không để hạt thóc bị khô hoặc chua trong khi ủ. Nếu thấy nóng quá hoặc có mùi chua thì phải mở ra rửa sạch mùi chua rồi đem ủ tiếp đến khi nẩy mầm. Khi rễ dài bằng hạt thóc, mầm dài bằng 1/3 – 1/2 hạt thóc thì đem đi gieo.
2.2. Gieo mạ và chăm sóc:
- Gieo mạ: Sau khi kiểm tra thấy thóc giống nứt nanh thì hôm sau làm đất để gieo ngay. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật để có mạ tốt, phát triển đồng đều, sạch bệnh, đủ mạ.
3. Kỹ thuật sản xuất lúa cấy
3.1. Mật độ cấy:
Lúa cấy mật độ 35 - 40 khóm/m2, cấy 1 – 2 dảnh/khóm
3.2. Bón phân cho lúa:
- Lượng phân bón:
![]() |
|||||||||||||||||||||||||
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG HẠT GIỐNG | Theo tiêu chuẩn QCVN 01–50 : 2011/BNNPTNT - Độ thuần ≥ 99,7% - Độ sạch ≥ 98% - Tỷ lệ nảy mầm ≥ 80% - Độ ẩm ≤ 13,0% - Hạt cỏ dại ≤ 10 hạt/kg - Hạt giống khác ≤ 0,3% |
Hạt giống Lúa lai F1 GS16
Tên sản phẩm | Hạt giống Lúa lai GS16 | ||||||||||||||||||||
Loại sản phẩm | Hạt giống Lúa Lai | ||||||||||||||||||||
Quy cách đóng gói | gói PE 1kg/bao 20kg | ||||||||||||||||||||
Khối lượng | 1kg | ||||||||||||||||||||
Nguồn gốc xuất xứ | - GS16 là giống lúa lai 2 dòng do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa lai - viện Cây lương thực & Thực phẩm nghiên cứu, lai tạo và sản xuất. - Công ty cổ phần Đại Thành phân phối tại Việt Nam. - Địa điểm sản xuất: | ||||||||||||||||||||
Cách bảo quản | - Bảo quản hạt giống nơi khô ráo và thoáng mát. - Không sử dụng hạt giống sau thu hoạch để làm giống cho vụ sau vì năng suất sẽ giảm. | ||||||||||||||||||||
Hình ảnh sản phẩm | ![]() |
||||||||||||||||||||
QUY TRÌNH KỸ THUẬT GIEO TRỒNG | I. ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC GS16 là có thời gian sinh trưởng ngắn, có thể gieo cấy 2 vụ/ năm, năng suất cao và ổn định. - Thời gian sinh trưởng: + Miền Bắc: vụ Xuân 125 - 130 ngày; vụ Mùa 105 – 110 ngày + Các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên: 100-105 ngày - Chiều cao cây: 100 – 110cm, cứng cây, khả năng chống đổ tốt. - Khả năng để nhánh khoẻ & chịu rét tốt. - Cây gọn, lá đứng, lá đòng lòng mo dài, vẫn còn giữ được màu xanh khi lúa chín. - Chống chịu tốt với bệnh bạc lá, đạo ôn, khô vằn và chống chịu tốt rầy nâu. - Thích ứng rộng trồng được nhiều vụ trong năm & nhiều chân đất khác nhau. Thể hiện ưu thế vượt trội trên đất vàn đến vàn cao. - Bông to dài, hạt sếp sít, trỗ nhanh & thoát cổ bông. - Tỉ lệ hạt chắc/bông cao, hạt thon dài, hạt gạo trong, cơm ngon, có mùi thơm nhẹ. Khối lượng 1000 hạt 24,2 -25,5g. - Năng suất trung bình vụ Xuân đạt 7,5- 9,0 tấn/ha; vụ Mùa đạt 7,0 – 8,0 tấn/ha thâm canh cao đạt trên 10 tấn/ha. | ||||||||||||||||||||
KỸ THUẬT CANH TÁC | 1. Thời vụ:
- Các tỉnh phía Bắc: cấy vụ Xuân muộn, Mùa sớm;
- Các tỉnh phía Nam: cấy vụ Đông xuân, Hè thu.
Tuỳ theo lịch thời vụ ở địa phương để gieo trồng cho phù hợp. Mạ dược cấy khi mạ được: 3,5 – 4,0 lá; mạ sân hoặc dầy xúc cấy khi mạ được 3 – 3,5 lá.
2. Kỹ thuật làm mạ:
2.1. Chuẩn bị hạt giống:
- Lượng hạt giống: Dùng 1 gói 1,0 kg/sào 360m2; 2,8 kg/1000m2 và 25 -30 kg đối với lúa cấy tại miền Bắc; 35 – 40kg/1 ha đối với lúa gieo sạ ở Miền Nam.
- Ngâm ủ:
Ngâm hạt giống trong nước sạch và mát, lượng nước khi ngâm cần ngập 4-5 lần lượng thóc.Vớt bỏ các hạt lép, lửng & tạp chất sau đó ngâm vào nước sạch trong thời gian từ 20 - 22 giờ (vụ Xuân) hoặc 16-18 giờ (vụ Mùa), cứ 5 - 6 giờ thì thay nước rửa chua 1 lần, đãi sạch trong nước sạch đến khi không còn mùi chua để ráo nước rồi đem đi ủ ấm khoảng 24 - 36 giờ (lưu ý trong điều kiện vụ Xuân thời tiết lạnh cần phải giữ nhiệt đủ ấm thời gian ủ sẽ kéo dài hơn: Ủ khoảng 40 – 50 giờ) .
2.2. Gieo mạ và chăm sóc:
Sau khi kiểm tra thấy thóc giống nứt nanh thì hôm sau làm đất để gieo ngay. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật để có mạ tốt, phát triển đồng đều, sạch bệnh, đủ mạ.
3. Chăm sóc lúa
3.1. Mật độ cấy:
Lúa cấy mật độ 35 - 40 khóm/m2, cấy 1 – 2 dảnh/khóm
3.2. Bón phân cho lúa:
- Lượng phân bón:
|
||||||||||||||||||||
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG HẠT GIỐNG | Theo tiêu chuẩn QCVN 01–54 : 2011/BNNPTNT - Độ thuần ≥ 99,7% - Độ sạch ≥ 98% - Tỷ lệ nảy mầm ≥ 80% - Độ ẩm ≤ 13,0% - Hạt cỏ dại ≤ 10 hạt/kg - Hạt giống khác ≤ 0,3% |
Hạt giống Lúa lai F1 GS55
Tên sản phẩm | Hạt giống Lúa lai GS55 | ||||||||||||||||||||
Loại sản phẩm | Hạt giống Lúa Lai | ||||||||||||||||||||
Quy cách đóng gói | gói PE 1kg/bao 20kg | ||||||||||||||||||||
Khối lượng | 1kg | ||||||||||||||||||||
Nguồn gốc xuất xứ | - Giống lúa lai 3 dòng GS55 được lai tạo & tuyển chọn bởi công ty TNHH giống cây trồng Hoa Phong, Tứ Xuyên, Trung Quốc - Được công ty cổ phần Đại Thành đưa vào khảo nghiệ tại Việt Nam. | ||||||||||||||||||||
Cách bảo quản | - Bảo quản hạt giống nơi khô ráo và thoáng mát. - Không sử dụng hạt giống sau thu hoạch để làm giống cho vụ sau vì năng suất sẽ giảm. | ||||||||||||||||||||
Hình ảnh sản phẩm | ![]() |
||||||||||||||||||||
QUY TRÌNH KỸ THUẬT GIEO TRỒNG | I. ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC - GS55 là giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn: - Thời gian sinh trưởng: Miền Bắc: vụ Xuân 124 - 127 ngày; vụ Mùa 103 – 106 ngày - Chiều cao cây: 108 – 114cm. - Khả năng để nhánh khoẻ & chịu rét tốt. - Cứng cây, khả năng chống đổ tốt & chống chịu tốt với bệnh Bạc lá, Đạo ôn, Khô vằn và chống chịu tốt Rầy nâu. - Thích ứng rộng trồng được nhiều vụ trong năm & nhiều chân đất khác nhau - Bông to dài, hạt sếp sít, trỗ nhanh & thoát cổ bông. - Tỉ lệ hạt chắc/bông cao, hạt gạo trong không bạc bụng, có mùi thơm nhẹ. - Năng suất trung bình 7- 8 tấn/ha; thâm canh cao đạt 14tấn/ha. | ||||||||||||||||||||
KỸ THUẬT CANH TÁC | 1. Thời vụ:
- Các tỉnh phía Bắc: cấy vụ Xuân muộn, Mùa sớm;
- Các tỉnh phía Nam: cấy vụ Đông xuân, Hè thu.
Tuỳ theo lịch thời vụ ở địa phương để gieo trồng cho phù hợp. Mạ dược cấy khi mạ được: 4 – 5 lá; mạ sân hoặc dầy xúc cấy khi mạ được 3 – 3.5 lá.
2. Kỹ thuật làm mạ:
2.1. Chuẩn bị hạt giống:
- Lượng hạt giống: Chỉ cần 01gói 1kg/sào 360m2; 3kg/1000m2 và 22 – 25kg/ha đối với lúa cấy ở Miền Bắc; 4 kg/1000m2 và 40 kg/ha đối với lúa gieo sạ ở Miền Nam.
- Ngâm ủ:
Xử lý hạt giống trong nước ấm 540C (3 sôi + 2 lạnh) trong vòng 15 phút để diệt trừ nấm bệnh & kích thích nảy mầm, lượng nước khi ngâm cần ngập 3-5 lần lượng thóc.Vớt bỏ các hạt lép, lửng & tạp chất sau đó ngâm vào nước sạch trong thời gian từ 20 - 24 giờ, cứ 5 - 6 giờ thì thay nước rửa chua 1 lần, đãi sạch trong nước sạch đến khi không còn mùi chua để ráo nước rồi đem đi ủ ấm khoảng 24 - 36 giờ (lưu ý trong điều kiện vụ Xuân thời tiết lạnh cần phải giữ nhiệt đủ ấm thời gian ủ sẽ kéo dài hơn: Ủ khoảng 40 – 50 giờ) . Hạt giống phải được ủ ấm bằng vải bông (Cotton), không để hạt thóc bị khô hoặc chua trong khi ủ. Nếu thấy nóng quá hoặc có mùi chua thì phải mở ra rửa sạch mùi chua rồi đem ủ tiếp đến khi nẩy mầm. Khi rễ dài bằng hạt thóc, mầm dài bằng 1/3 – 1/2 hạt thóc thì đem đi gieo.
2.2. Gieo mạ và chăm sóc:
- Gieo mạ: Sau khi kiểm tra thấy thóc giống nứt nanh thì hôm sau làm đất để gieo ngay. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật để có mạ tốt, phát triển đồng đều, sạch bệnh, đủ mạ.
3. Kỹ thuật sản xuất lúa cấy
3.1. Mật độ cấy:
Lúa cấy mật độ 35 - 40 khóm/m2, cấy 1 – 2 dảnh/khóm
3.2. Bón phân cho lúa:
- Lượng phân bón:
|
||||||||||||||||||||
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG HẠT GIỐNG | Theo tiêu chuẩn QCVN 01–50 : 2011/BNNPTNT - Độ thuần ≥ 99,7% - Độ sạch ≥ 98% - Tỷ lệ nảy mầm ≥ 80% - Độ ẩm ≤ 13,0% - Hạt cỏ dại ≤ 10 hạt/kg - Hạt giống khác ≤ 0,3% |
Hạt giống Lúa thuần GS747
Tên sản phẩm | Hạt giống Lúa thuần GS747 | ||||||||||||||||||||
Loại sản phẩm | Hạt giống Lúa thuần | ||||||||||||||||||||
Quy cách đóng gói | gói PE 1kg/bao 20kg | ||||||||||||||||||||
Khối lượng | 1kg | ||||||||||||||||||||
Nguồn gốc xuất xứ | - Giống lúa GS747 do tác giả Trần Thị Bích Lan và các cộng sự Bộ môn Sinh học Phân tử Viện Di truyền Nông nghiệp chọn tạo. | ||||||||||||||||||||
Cách bảo quản | - Bảo quản hạt giống nơi khô ráo và thoáng mát. - Không sử dụng hạt giống sau thu hoạch để làm giống cho vụ sau vì năng suất sẽ giảm. | ||||||||||||||||||||
Hình ảnh sản phẩm | ![]() |
||||||||||||||||||||
QUY TRÌNH KỸ THUẬT GIEO TRỒNG | I. ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC - GS747 là giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn: - Vụ xuân: 125 - 130 ngày. Vụ mùa: 100 - 105 ngày - Chiều cao cây: 90- 95 cm - Dạng hình gọn, bộ lá đứng, bản lá rộng, lá đòng lòng mo, đẻ nhánh khỏe (7-8 bông /khóm), thân cứng, chống đổ tốt. - Bông dài, trỗ thoát, số hạt/bông 170-230 hạt, tỷ lệ hạt chắc cao 85-95%, hạt thóc màu vàng sẫm. Khối lượng 1000 hạt: 20,5- 22,0 gram, hạt gạo trong, cơm mềm không dính. Tỷ lệ gạo xát >70% - Năng suất trung bình 7,0 – 7,5 tấn/ha, thâm canh cao có thể đạt trên 8 tấn/ha. - Kháng bênh đạo ôn, chống chịu tốt khô vằn, bạc lá, sâu cuốn lá, Sâu đục thân, Rầy nâu - Khả năng thích ứng rộng, có thể gieo cấy trên nhiều chân đất (vàn cao, vàn...). - Thích ứng với cơ cấu xuân muộn và mùa sớm | ||||||||||||||||||||
KỸ THUẬT CANH TÁC | 1. Thời vụ:
Các tỉnh phía Bắc: Vụ Xuân: Gieo 15/1 – 5/2, cấy trong tháng 2; Vụ Mùa: Gieo 5- 25/6, tuổi mạ 15-18 ngày.
- Các tỉnh miền Trung được gieo cấy ở vụ Đông Xuân và Hè Thu. Vụ Đông Xuân: Gieo 10/12-25/12, Vụ hè thu: Gieo 25/4-15/5, tuổi mạ 15-20 ngày.
Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của giống DT57-GS747, tập quán canh tác của từng địa phương và diễn biến thời tiết, có thể xây dựng quy trình gieo cấy phù hợp.
2. Kỹ thuật làm mạ:
2.1. Chuẩn bị hạt giống:
Ngâm ủ mạ: Xử lý hạt giống trong nước ấm 540C (3 sôi + 2 lạnh) trong vòng 15 phút để diệt trừ nấm bệnh & kích thích nảy mầm, lượng nước khi ngâm cần ngập 3-5 lần lượng thóc.Vớt bỏ các hạt lép, lửng & tạp chất sau đó ngâm vào nước sạch trong thời gian 48 giờ, cứ 10 – 12 giờ thay nước sạch một lần. Khi hạt thóc đủ nước cho ủ đến khi hạt thóc nứt nanh. Tiêu chuẩn mộng tốt có rễ có mầm, tỷ lệ rễ khoảng 1/3 – 1/2 hạt thóc.
2.2. Gieo mạ và chăm sóc:
- Gieo mạ: Sau khi kiểm tra thấy thóc giống nứt nanh thì hôm sau làm đất để gieo ngay. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật để có mạ tốt, phát triển đồng đều, sạch bệnh, đủ mạ.
- Bón phân cho mạ: Bón lót cho 1 ha mạ với lượng phân chuồng 10 tấn + 46kgN + 90kg P2O5 + 50kg K2O. Sau khi chia luống thì bón lót mặt, dùng cào vùi phân vào bùn lớp bề mặt 3-5cm. trang phẳng mặt luống bằng trang gỗ sao cho nước không đọng trên bề mặt luống.
Bón thúc khi mạ được 2 lá với lượng phân: (46kgN + 50kg K2O)/ha để kịp thời cung cấp dinh dưỡng cho cây mạ sinh trưởng tốt.
- Tưới nước cho mạ: Sau khi mạ đựơc 1,5 lá đưa nước vào ruộng cho láng mặt ruộng và luôn giữ đủ nước để ruộng mạ mềm bùn.
3. Kỹ thuật sản xuất lúa cấy
3.1. Mật độ cấy:
Lúa cấy mật độ 40-45 khóm/m2, cấy 2-3 dảnh/khóm
3.2. Bón phân cho lúa:
- Lượng phân bón:
|
||||||||||||||||||||
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG HẠT GIỐNG | Theo tiêu chuẩn QCVN 01–54 : 2011/BNNPTNT - Độ thuần ≥ 99,5% - Độ sạch ≥ 99% - Tỷ lệ nảy mầm ≥ 80% - Độ ẩm ≤ 13,5% - Hạt cỏ dại ≤ 10 hạt/kg - Hạt giống khác ≤ 0,3% |
Hạt giống Nếp thơm DTR888
Tên sản phẩm | LÚA NẾP THƠM DTR888 | ||||||||||||||||||||
Loại sản phẩm | Lúa Nếp | ||||||||||||||||||||
Quy cách đóng gói | Pastic bag | ||||||||||||||||||||
Khối lượng | 1kg | ||||||||||||||||||||
Nguồn gốc xuất xứ | DTR888 do Trung tâm Nghiên cứu lúa lai, Viện CLT&CTP chọn tạo, được Công ty Cổ phần Đại Thành phối hợp sản xuất và độc quyền phân phối trên toàn Quốc. | ||||||||||||||||||||
Cách bảo quản | Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh côn trùng và ánh nắng mặt trời | ||||||||||||||||||||
Đặc tính giống | I. Đặc tính nông học - DTR888 là giống lúa nếp cảm ôn, ngắn ngày, cấy được cả 2 vụ trong năm. Thời gian sinh trưởng (phía Bắc): vụ Xuân 125 - 135 ngày, vụ Mùa 110- 115 ngày. - Chịu rét tốt, đẻ nhánh tập trung, các dảnh to đều, rất dễ chăm sóc. - Chiều cao cây thấp: 105- 110 cm, thân cứng và gọn, chống đổ ngã tốt. - Lá đòng đứng long mo, giữ được màu xanh đến khi thu hoach. Trỗ thoát và tập trung ,số hạt/bông nhiều từ 150-170 hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc cao 90-95%, khối lượng 1000 hạt đạt 24-26 gram. - Chống chịu tốt với bệnh đạo ôn, khô vằn, bạc lá, sâu cuốn lá, sâu đục thân và rầy nâu. - Năng suất trung bình: vụ Xuân đạt 52 – 58 tạ/ha; vụ Mùa đạt 45-50 tạ/ha. Thâm canh cao có thể đạt 60 tạ/ha. Có thể trồng được trên nhiều chân đất khác nhau (vàn, vàn cao, vàn thấp, …), không nên gieo trồng trên đất trũng, nước ứ đọng ô nhiễm lâu ngày làm giảm năng suất của giống. - Hạt thóc màu vàng nâu, tỷ lệ say xát cao, hạt gạo hơi đục (dạng nếp), hạt gạo bầu dài, gạo đẹp. - Cơm ngon, thơm, mềm, vị đậm, dẻo lâu, ăn không ngán (cơm ngon hơn hẳn nếp 97) | ||||||||||||||||||||
Kỹ thuật canh tác | 1. Thời vụ:
- Các tỉnh phía Bắc:
+ Gieo cấy vụ Xuân chính hoặc Xuân muộn: Gieo 5/1 – 5/2, cấy trong tháng 2;
+ Gieo cấy vụ Mùa: từ 10 – 25/6, cấy 5 - 20/7.
Lưu ý: Đối với giống lúa nếp nên gieo mạ cấy là tốt nhất
2. Làm mạ và chăm sóc mạ:
2.1. Ngâm ủ hạt giống:
Lượng nước khi ngâm cần ngập 4-5 lần lượng thóc. Ngâm thóc trong nước sạch 60-65 giờ ở Vụ xuân, 40-48 giờ ở vụ Mùa. Trong thời gian ngâm cứ 7 – 8 giờ thay nước sạch một lần sao cho hạt thóc không có mùi chua. Khi hạt thóc đã hút đủ nước (nhìn thấy rõ phôi trắng) thì đãi sạch, để ráo nước rồi đem ủ. Vụ xuân ủ ấm ngay từ ban đầu (khi thóc chưa nứt ranh) ở nhiệt độ 35-40oC; vụ mùa để nơi thoáng mát, không đọng nước. Trong quá trình ủ, phải kiểm tra, nếu hạt thóc khô phải tưới thêm nước; khi hạt thóc đã nứt ranh phải nhanh chóng đảo nhẹ, rải mỏng, hạ nhiệt độ chỉ còn 25oC.
2.2. Gieo mạ và chăm sóc:
- Gieo mạ: Khi hạt thóc ra mộng và rễ đều, mộng khô ráo, đem gieo; gieo đều và chìm mộng. Vụ xuân nếu gặp rét (nhiệt độ dưới 15oC) dùng ni lông trắng che cho mạ.
- Bón phân cho mạ: Bón lót cho 1 ha mạ với lượng phân chuồng 10 tấn + 46kgN + 90kg P2O5 + 50kg K2O. Sau khi chia luống thì bón lót mặt, dùng cào vùi phân vào bùn lớp bề mặt 3-5cm. Trang phẳng mặt luống bằng trang gỗ sao cho nước không đọng trên bề mặt luống.
Bón thúc khi mạ được 1,5-2 lá với lượng phân: (46kgN + 50kg K2O)/ha để kịp thời cung cấp dinh dưỡng cho cây mạ sinh trưởng tốt.
- Tưới nước cho mạ: Sau khi mạ được 1,5 lá đưa nước vào ruộng cho láng mặt ruộng và luôn giữ đủ nước để ruộng mạ mềm bùn.
3. Chăm sóc lúa cấy
3.1. Mật độ cấy:
Lúa cấy mật độ 45-50 khóm/m2, cấy 1-2 dảnh/khóm, nên cấy mạ sớm và cấy nông tay. Cấy theo băng để tiện chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.
3.2. Bón phân cho lúa:
- Lượng phân bón:
|
||||||||||||||||||||
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG HẠT GIỐNG | Theo tiêu chuẩn QCVN 01–54 : 2011/BNNPTNT - Độ thuần ≥ 99,5% - Độ sạch ≥ 99% - Tỷ lệ nảy mầm ≥ 80% - Độ ẩm ≤ 13,0% - Hạt cỏ dại ≤ 10 hạt/kg - Hạt giống khác ≤ 0,3% |
Hạt giống Lúa nếp DTR889
Tên sản phẩm | LÚA NẾP NĂNG SUẤT DTR889 | ||||||||||||||||||||
Loại sản phẩm | Lúa Nếp | ||||||||||||||||||||
Quy cách đóng gói | Pastic bag | ||||||||||||||||||||
Khối lượng | 1kg | ||||||||||||||||||||
Nguồn gốc xuất xứ | DTR889 do Công ty Cổ phần Đại Thành nghiên cứu và chọn tạo, sản xuất và phân phối trên toàn Quốc(sản phẩm bản quyền của Đại Thành). | ||||||||||||||||||||
Cách bảo quản | - Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh côn trùng và ánh nắng mặt trời. | ||||||||||||||||||||
Đặc tính giống | I. Đặc tính nông học - DTR889 là giống lúa nếp cảm ôn, cấy được cả 2 vụ trong năm. Thời gian sinh trưởng (phía Bắc): vụ Xuân 130 - 140 ngày, vụ Mùa 115- 120 ngày. - Chịu rét tốt, đẻ nhánh khỏe, tập trung, các dảnh to đều, rất dễ chăm sóc. - Chiều cao cây: 110- 120 cm - Lá đòng đứng, giữ được lâu tàn cho đến khi thu hoach. - Trỗ thoát và tập trung ,số bông nhiều 6-7 bông, số hạt/bông từ 140-160 hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc cao 90-95%, khối lượng 1000 hạt đạt 23-25 gram. - Chống chịu tốt với bệnh đạo ôn, khô vằn, bạc lá, sâu cuốn lá, sâu đục thân và rầy nâu. - Năng suất trung bình: vụ Xuân đạt 54-60 tạ/ha; vụ Mùa đạt 50-52 tạ/ha. Thâm canh cao có thể đạt trên 60 tạ/ha. Có thể trồng được trên nhiều chân đất khác nhau (vàn, vàn cao, vàn thấp, …), không nên gieo trồng trên đất trũng, nước ứ đọng ô nhiễm lâu ngày làm giảm năng suất của giống. - Hạt thóc màu vàng sáng, tỷ lệ say xát cao, hạt gạo hơi đục (dạng nếp), hạt gạo bầu, gạo đẹp. - Cơm khá ngon, thơm nhẹ, mềm, vị đậm, dẻo lâu, ăn không ngán (cơm tương đương nếp 97) | ||||||||||||||||||||
Kỹ thuật canh tác | 1. Thời vụ:
- Các tỉnh phía Bắc:
+ Gieo cấy vụ Xuân chính hoặc Xuân muộn: Gieo 5/1 – 5/2, cấy trong tháng 2;
+ Gieo cấy vụ Mùa: từ 10 – 25/6, cấy 5 - 20/7.
Lưu ý: Đối với giống lúa nếp nên gieo mạ cấy là tốt nhất
2. Làm mạ và chăm sóc mạ:
2.1. Ngâm ủ hạt giống:
Lượng nước khi ngâm cần ngập 4-5 lần lượng thóc. Ngâm thóc trong nước sạch 60-65 giờ ở Vụ xuân, 40-48 giờ ở vụ Mùa. Trong thời gian ngâm cứ 7 – 8 giờ thay nước sạch một lần sao cho hạt thóc không có mùi chua. Khi hạt thóc đã hút đủ nước (nhìn thấy rõ phôi trắng) thì đãi sạch, để ráo nước rồi đem ủ. Vụ xuân ủ ấm ngay từ ban đầu (khi thóc chưa nứt ranh) ở nhiệt độ 35-40oC; vụ mùa để nơi thoáng mát, không đọng nước. Trong quá trình ủ, phải kiểm tra, nếu hạt thóc khô phải tưới thêm nước; khi hạt thóc đã nứt ranh phải nhanh chóng đảo nhẹ, rải mỏng, hạ nhiệt độ chỉ còn 25oC.
2.2. Gieo mạ và chăm sóc:
- Gieo mạ: Khi hạt thóc ra mộng và rễ đều, mộng khô ráo, đem gieo; gieo đều và chìm mộng. Vụ xuân nếu gặp rét (nhiệt độ dưới 15oC) dùng ni lông trắng che cho mạ.
- Bón phân cho mạ: Bón lót cho 1 ha mạ với lượng phân chuồng 10 tấn + 46kgN + 90kg P2O5 + 50kg K2O. Sau khi chia luống thì bón lót mặt, dùng cào vùi phân vào bùn lớp bề mặt 3-5cm. Trang phẳng mặt luống bằng trang gỗ sao cho nước không đọng trên bề mặt luống.
Bón thúc khi mạ được 1,5-2 lá với lượng phân: (46kgN + 50kg K2O)/ha để kịp thời cung cấp dinh dưỡng cho cây mạ sinh trưởng tốt.
- Tưới nước cho mạ: Sau khi mạ được 1,5 lá đưa nước vào ruộng cho láng mặt ruộng và luôn giữ đủ nước để ruộng mạ mềm bùn.
3. Chăm sóc lúa cấy
3.1. Mật độ cấy:
Lúa cấy mật độ 45-50 khóm/m2, cấy 1-2 dảnh/khóm, nên cấy mạ sớm và cấy nông tay. Cấy theo băng để tiện chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.
3.2. Bón phân cho lúa:
- Lượng phân bón:
|
||||||||||||||||||||
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG HẠT GIỐNG | Theo tiêu chuẩn QCVN 01–54 : 2011/BNNPTNT - Độ thuần ≥ 99,5% - Độ sạch ≥ 99% - Tỷ lệ nảy mầm ≥ 80% - Độ ẩm ≤ 13,0% - Hạt cỏ dại ≤ 10 hạt/kg - Hạt giống khác ≤ 0,3% |