
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, nguyên nhân chính được chỉ ra là do lượng phát thải khí nhà kính có xu hướng tăng lên trong nhiều năm gần đây. Với việc phát động đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao” cùng với việc chính phủ Việt Nam ban hành nghị định 06/2022/NĐ-CP, cho phép thí điểm thị trường tín chỉ Carbon vào năm 2025 và vận hành chính thức từ năm 2028 sẽ là cơ hội để ngành nông nghiệp Việt Nam được phục hồi và phát triển nền kinh tế xanh.
PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH GÂY ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO TỚI NÔNG NGHIỆP
Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Trong đó tình trạng hạn hán đất, sâu bệnh, vấn nạn xâm nhập mặn,… gây áp lực mạnh mẽ đến năng suất cây trồng, tác động trực tiếp vào kinh tế của những người làm nông nghiệp. Ngoài ra, nông nghiệp chỉ xếp sau ngành năng lượng và giao thông vận tải về lượng phát thải khí nhà kính ra môi trường, làm gia tăng tốc độ biến đổi khí hậu.

Trong hoạt động canh tác sản xuất lúa, việc sử dụng nước kém hiệu quả, mật độ gieo sạ cao, tỷ lệ bón phân chưa tối ưu, thu hoạch rơm rạ chưa đúng cách… cũng là nguyên nhân làm tăng phát thải khí nhà kính ra môi trường. Trong triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long, vấn đề giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa đang được các địa phương quan tâm và nỗ lực thực hiện.
GIẢM THIỂU PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH: VÌ MỘT NỀN KINH TẾ XANH
Khí phát thải sinh ra chủ yếu do các chất hữu cơ bị phân hủy trong điều kiện yếm khí khi ruộng lúa bị ngập nước, do vậy nông dân cần áp dụng cách tưới tiêu hợp lý là một trong nhiều giải pháp giúp giảm thiểu phát thải khí nhà kính hiệu quả.
1. Sử dụng máy bay nông nghiệp là công cụ giúp giảm thiểu phát thải khí nhà kính
Để thực hiện mục tiêu này, việc ứng dụng công nghệ số và sản xuất nông nghiệp hiện đại nhằm giảm thiểu lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật… không gây ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính cần được các doanh nghiệp nông nghiệp và mọi nhà nông đẩy mạnh triển khai.
Và một trong những giải pháp tiêu biểu để tiết kiệm các tài nguyên canh tác, giúp giảm thiểu khí phát thải khí nhà kính đó chính là áp dụng Máy bay không người lái trong lĩnh vực nông nghiệp. Việc sử dụng Máy bay không người lái trong sản xuất nông nghiệp có thể giúp giảm phát thải khí nhà kính và đem lại nhiều lợi ích môi trường như sau:
- Tăng hiệu quả tưới tiêu: Máy bay nông nghiệp có khả năng phun tưới hiệu quả và tiết kiệm nhờ vòi phun ly tâm kép, giúp những giọt nước thẩm thấu đều vào cây trồng.
- Tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu: Máy bay nông nghiệp có thể phun thuốc trừ sâu, phân bón và tưới tiêu trên diện tích rộng hơn trong thời gian ngắn hơn so với phương tiện cơ giới trên mặt đất. Điều này giúp giảm lượng nhiên liệu hóa thạch gây ra tình trạng phát thải khí nhà kính.
- Tối ưu hóa lịch trình và mô hình canh tác: Sử dụng Máy bay không người lái có thể giúp tạo ra các mô hình canh tác thông minh, tối ưu hóa lịch trình làm việc, giảm thời gian và tiết kiệm tài nguyên trong quá trình canh tác nông nghiệp.
Có thể thấy rằng, việc sử dụng máy bay không người lái vào trong nông nghiệp đã và đang rất được ưa chuộng không chỉ về đóng góp của chúng trong việc hỗ trợ nhà nông nâng cao hiệu quả canh tác, giảm bớt sức lao động mà còn thân thiện với tài nguyên xanh.
2. Gieo trồng lúa lai F1 có khả năng giảm phát thải khí nhà kính
Như đã đề cập ở trên, khí nhà kính được thải ra từ đất trồng lúa nước do quá trình phân giải sinh học các chất hữu cơ trong đất. Các giống lúa lai F1 có khả năng giảm phát thải khí nhà kính do sở hữu những đặc tính nổi trội như sau:
- Lúa lai F1 có khả năng quang hợp tốt hơn: Lúa lai F1 có hệ thống rễ phát triển tốt hơn, giúp hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn từ đất. Điều này giúp lúa lai hấp thụ phân bón tốt hơn, từ đó giảm thiểu quá trình phân hủy sinh học các chất hữu cơ trong đất và phát thải khí nhà kính.
- Lúa lai F1 có khả năng chống chịu tốt hơn: Lúa lai F1 có khả năng chịu hạn cũng như chống chịu sâu bệnh tốt hơn lúa thuần, giúp giảm thiểu lượng nước tưới và lượng thuốc trừ sâu. Điều này cũng giúp giảm thiểu quá trình phân hủy sinh học các chất hữu cơ trong đất và phát thải khí nhà kính.
Theo một nghiên cứu của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, các giống lúa lai F1 có khả năng giảm phát thải khí nhà kính trung bình từ 10-20% so với lúa thuần và có khả năng giảm phát thải khí nhà kính nhiều hơn khi được trồng trong điều kiện hạn hán.
Việc sử dụng lúa lai là một giải pháp hiệu quả để giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp. Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách khuyến khích việc sử dụng lúa lai, nhằm góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.
ĐẠI THÀNH CUNG CẤP GIẢI PHÁP SẢN XUẤT LÚA PHÁT THẢI THẤP
Nhằm giúp nền nông nghiệp Việt Nam thoát khỏi sự ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, giảm thiểu phát thải khí nhà kính đồng thời đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh. Công ty Cổ phần Đại Thành cùng với trung tâm Công nghệ Globalcheck là một trong những đơn vị tiên phong mang các giải pháp nông nghiệp thông minh tới bà con nông dân Việt Nam. Với dòng máy bay nông nghiệp G300pro và G500, cùng với các giống lúa lai F1 GS9, GS55 và G999, Đại Thành tự tin đây chính là những sản phẩm tuyệt vời giúp bà con cải thiện năng suất canh tác, đồng thời tối ưu hóa chi phí và tiết kiệm thời gian làm việc.
Đại Thành cung cấp hệ sinh thái các sản phẩm toàn diện giúp bà con canh tác lúa hiệu quả đồng thời giúp giảm phát thải khí nhà kính một cách tối ưu.