Hiện nay, giống lúa lai đã khẳng định được tính chất vượt trội khi mang đến chất lượng tốt và năng suất cao. Các giống lúa lai được nhiều nhà nông biết đến và lựa chọn như lúa lai 3 dòng, lúa lai 2 dòng. Trong đó, giống lúa lai F1 GS9 được công nhận là giống Quốc gia và được phân phối bởi công ty cổ phần Đại Thành. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về nguồn gốc của giống lúa lai GS9 và các đặc điểm của lúa GS9.
Giống lúa lai GS9
Giống lúa lai GS9 còn có tên là SL8HGS9 có nguồn gốc từ Philipine, được lai tạo bởi viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI và tập đoàn SL Agritech. Giống lúa GS9 được Trung tâm lúa lai – Viện cây lương thực & thực phẩm đưa vào Việt Nam khảo nghiệm. Đến tháng 8 năm 2011, GS9 được công nhận là giống lúa Quốc Gia và được phân phối chính thức bởi công ty cổ phần Đại Thành.
Trồng thử nghiệm giống lúa lai GS9 trên cánh đồng Hà Giang
Cùng năm 2011, công ty cổ phần Đại Thành đưa giống lúa lai GS9 vào trồng thử nghiệm trên diện tích 10 ha trong vụ Xuân tại xã Yên Hà, huyện Quang Bình. Theo đánh giá của nông dân và cập nhật thông tin từ trang kinh tế Báo Hà Giang, giống lúa GS9 có ưu thế như sau:
▶ Thời gian sinh trưởng là 145 ngày
▶ Khả năng đẻ nhánh khỏe và tập trung
▶ Thân cây lúa cứng cáp, chống đổ tốt
▶ Khả năng chống chịu sâu bệnh cao
▶ Đặc biệt không nhiễm đạo ôn
▶ Trồng được nhiều vụ trong năm
▶ Thích ứng nhiều loại chân đất khác nhau
▶ Bông trổ to, dài
▶ Hạt chắc, thon dài
▶ Năng suất trung bình 65 tạ/ ha
▷ Phù hợp điều kiện thâm canh của huyện Quang Bình, Hà Giang
Từ kết quả đạt được sau trồng thử nghiệm, tại Hội nghị đầu bờ giống lúa lai 3 dòng SL8H.GS.9 – Hà Giang, các đại biểu đề xuất chính sách hỗ trợ giá giống GS9 cũng như tập huấn khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân. Đồng thời, đưa giống lúa lai GS9 mở rộng canh tác trên các vùng trọng điểm của Quang Bình trong mùa vụ tiếp theo. Qua đó, để đánh giá hiệu quả chính xác độ thích ứng của GS9. Hơn nữa, đây là bước đầu cho việc nhân rộng quy mô sản xuất lúa lai để nâng cao chất lượng mùa vụ cho bà con huyện Quang Bình.
>> Xem thêm các giống lúa lai năng suất cao:
- Hạt giống Lúa lai F1 GS999
- Giống lúa GS55| Lúa lai F1 ngắn ngày, dễ chăm sóc, năng suất cao
- Top 3 các giống lúa cho năng suất cao, chống sâu bệnh cực tốt 2023
Đặc điểm sinh trưởng của giống lúa lai GS9
Thời gian sinh trưởng phụ thuộc vào điều kiện cấy. Đối với miền Bắc thường canh tác vụ Xuân từ 118 đến 130 ngày; vụ mùa từ 105 đến 110 ngày.
Đối với miền Nam, giống GS9 có thể canh tác 3 vụ trong năm. Trong vụ Đông Xuân, tại Nam trung bộ thường kéo dài từ 115 đến 120 ngày; còn vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng duyên hải Nam bộ chỉ từ 105 đến 110 ngày. Và trong vụ Hè Thu có thể thu hoạch sớm từ 100 đến 105 ngày.
Chọn giống lúa lai cho mùa vụ Đông Xuân 2021-2022
Từ khi mang giống GS9 vào trồng thử nghiệm đến nay, giống lúa lai GS9 đã khẳng định được đặc tính siêu vượt trội trong sản xuất. GS9 luôn là sự lựa chọn hữu ích trong quá trình gieo sạ cho mùa vụ Đông Xuân năm nay.
Theo báo Nhân Dân, trong vụ xuân năm nay tại tỉnh Thái Nguyên, nhà nông được khuyến khích gieo trồng các giống lúa lai như TH3-3; TH3-4; BTE1,… Đặc biệt, GS9 là giống lúa được khuyến khích canh tác ưu tiên để phấn đấu đạt sản lượng 250.000 tấn toàn tỉnh.
Trong tháng 11 vừa qua, tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang đã thực hiện gieo sạ vụ Đông Xuân với giống GS9 trên cánh đồng 12 ha. Đồng thời, Hậu Giang còn ứng dụng mô hình tự động hóa canh tác bằng máy bay nông nghiệp cho vụ Đông Xuân. Hơn hết, đội ngũ kỹ thuật công ty cổ phần Đại Thành hỗ trợ gieo sạ bằng máy bay nông nghiệp PGxp. Việc thực hiện chuyển đổi hoàn toàn canh tác kỹ thuật số giúp nhà nông Hậu Giang thấy trực tiếp hiệu quả công nghệ và gia tăng năng suất nông sản.
》Các bài viết liên quan
Gieo sạ lúa Đông Xuân 2021-2022 tại Hậu Giang và những điều cần lưu ý
Đào tạo phi công nông nghiệp và kỹ thuật vận hành máy bay nông nghiệp
Lúa lai là gì? Hiệu quả kinh tế của lúa lai trong tình hình kinh tế khó khăn
[…] Khả năng chống chịu sâu bệnh cao: Giống lúa lai GS9 thể hiện sự chống chịu bệnh mạnh mẽ, giúp giảm sự cố về bệnh tật và […]