Ngày 31/10/2023 vừa qua, tại thành phố Quảng Ngãi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt vụ Hè Thu 2023; triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2023-2024 vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ. Tại hội nghị, Bộ đã có những đánh giá về vụ Hè Thu 2023 và đưa ra những chủ trương nhằm hướng tới một mùa vụ Đông Xuân 2023-2024 bội thu. Và việc “Nâng cao giá trị trên mỗi diện tích đất gieo trồng vụ Đông Xuân 2023 – 2024” chính là một trong những yêu cầu mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến khích bà con nông dân cần phải chú trọng.
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt Việt Nam, tổng diện tích gieo trồng lúa năm 2023 tại vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ ước tính đạt hơn 1 triệu ha. Năng suất trung bình đạt 60,24 tạ/ha, tăng 1,33 tạ/ha và sản lượng 6,2 triệu tấn thóc, tăng 130 nghìn tấn so với năm 2022. Toàn vùng đã chuyển đổi khoảng 19.751ha đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác để thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đơn cử, chuyển sang trồng khoai lang Nhật, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu về khoảng 170-180 triệu đồng/ha/vụ; chuyển sang trồng dưa hấu, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu về khoảng 200-220 triệu đồng/ha; chuyển sang trồng thuốc lá, lợi nhuận thu được khoảng 50-60 triệu đồng/ha; chuyển sang trồng ngô sinh khối, lợi nhuận thu được khoảng 25-30 triệu đồng/ha…
Đối với lĩnh vực cây công nghiệp và cây ăn quả, toàn vùng duy trì diện tích hiện có, nhất là cây công nghiệp lớn như cà-phê, hồ tiêu, cao-su, điều; sản lượng tăng 1-2% so với năm 2022. Đặc biệt, các chương trình liên quan đến tái canh cà-phê ở các tỉnh Tây Nguyên thực hiện khá tốt. Điểm đáng ghi nhận, các tỉnh Tây Nguyên hiện đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, nhất là cây ăn trái, cây công nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng để từng bước hình thành vùng sản xuất lớn và tạo ra những sản phẩm đồng đều, chất lượng, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu với sản lượng cao nhất ở các thị trường khó tính. Trên lĩnh vực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thời gian qua, các địa phương đã triển khai áp dụng khá hiệu quả trên từng loại cây trồng như: mô hình “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” trong sản xuất lúa; quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap); quy trình sử dụng các loại vật tư theo hướng tiết kiệm đầu vào, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho người dân…
Theo kế hoạch, vụ Đông Xuân 2023-2024, toàn vùng gieo sạ 406 nghìn ha lúa; năng suất phấn đấu bình quân 65,70 tạ/ha, tăng 0,27 tạ/ha; sản lượng ước tính đạt 2,67 triệu tấn thóc, tăng 0,27 nghìn tấn so với vụ Đông Xuân 2022-2023. Để thực hiện tốt mục tiêu trên, Cục Trồng trọt đưa ra các khuyến cáo cụ thể cho từng vùng về lịch thời vụ, cơ cấu giống, kỹ thuật canh tác tiên tiến; việc quản lý tốt nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả…
Đối với cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày, cần cơ cấu cây trồng hợp lý, có lợi thế cạnh tranh từng vùng sinh thái; sử dụng giống phù hợp với thị trường, có tính chống chịu và đầu tư thâm canh hợp lý có năng suất, hiệu quả cao. Đối với cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả, cần tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất; tăng cường đầu tư, chăm sóc; liên kết sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm; trồng mới và tái canh; liên kết sản xuất, tiêu thụ theo hướng cánh đồng lớn.
Đối với kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2023-2024, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung đề nghị các địa phương phải chủ động rà soát lại kế hoạch sản xuất cụ thể của địa phương mình; đồng thời căn cứ vào các dự báo thời tiết của cơ quan thủy văn và sát cánh cùng các cơ quan chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để có kịch bản ứng phó cụ thể; nắm chắc các giải pháp kỹ thuật để hướng dẫn bà con nông dân áp dụng hiệu quả.
“Các địa phương cần tăng cường nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích gieo trồng. Trong đó, chú trọng việc áp dụng các quy trình giảm chi phí đầu vào và tiếp tục đẩy mạnh việc cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói ngày một nhiều hơn, có chương trình thanh tra, kiểm tra giám sát để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu mang tính bền vững”, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung nhấn mạnh, đồng thời lưu ý các địa phương phải quản lý chặt chẽ vật tư đầu vào, nhất là chất lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, bảo đảm giá cả hợp lý, tránh người dân mua vật tư đầu vào kém chất lượng, gây thiệt hại kinh tế.
MỘT SỐ GIỐNG LÚA ĐẢM BẢO NĂNG SUẤT CHO VỤ ĐÔNG XUÂN 2023-2024
Với mong muốn giúp cho bà con nông dân có một mùa vụ năng suất và tối ưu hiệu quả lợi nhuận, Công ty Cổ phần Đại Thành xin giới thiệu tới bà con một số giống lúa lai Goldseed đã và đang nhận được sự tin tưởng và đồng hành của bà con trên khắp cả nước.
1. Giống lúa lai GS9
Giống lúa lai GS9 còn có tên là SL8HGS9 có nguồn gốc từ Philipines, được lai tạo bởi viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI và tập đoàn SL Agritech. Giống lúa lai GS9 được Trung tâm lúa lai – Viện cây lương thực & thực phẩm đưa vào Việt Nam khảo nghiệm. Giống lúa lai F1 GS9 là ứng cử viên sáng giá cho vị trí lúa cho năng suất cao và hiệu quả vượt trội, đã được công nhận là giống lúa quốc gia vào tháng 8 năm 2011 và được phân phối độc quyền bởi Công ty Cổ phần Đại Thành.
Những đặc điểm điểm nổi bật của giống lúa lai GS9:
- Thời gian sinh trưởng vụ Đông Xuân: 115 – 120 ngày.
- Chiều cao cây từ 100 – 110 cm.
- Khả năng đẻ nhánh khỏe, thân cây cứng cáp chống đổ ngã tốt.
- Thích hợp trồng được nhiều vụ trong năm và trên nhiều loại đất khác nhau.
- Chịu lạnh, chịu rét tốt đặc biệt là khả năng kháng bệnh đạo ôn, bạc lá.
- Năng suất trung bình 7-8 tấn/ha; thâm canh cao đạt 14 tấn/ha.
- Hạt lúa cho ra có chất lượng tốt, hạt chắc, thon dài.
Với những đặc điểm này, giống lúa lai GS9 chắc chắn sẽ là lựa chọn hàng đầu cho bà con nông dân gieo trồng trong mùa vụ Đông Xuân 2023-2024.
2. Giống lúa lai GS55
Giống lúa lai F1 GS55, còn được gọi là GS55R, có nguồn gốc từ Tứ Xuyên, Trung Quốc và đã được lai tạo bởi công ty TNHH giống cây trồng Hoa Phong. Giống lúa GS55 đã được bảo hộ và phân phối chính thức tại Việt Nam bởi Công ty Cổ Phần Đại Thành theo Quyết định của Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về bằng bảo hộ giống cây trồng mới. GS55 là giống lúa lai ngắn ngày thích hợp trồng cho nhiều mùa vụ tại Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là vụ Đông Xuân 2023-2024.
Những đặc điểm điểm nổi bật của giống lúa lai GS55:
- Thời gian sinh trưởng ngắn, trung bình từ 124 đến 127 ngày, đáp ứng nhu cầu của nông dân trong việc canh tác vụ Đông Xuân.
- Cây cao từ 108 – 114 cm.
- Khả năng đẻ nhánh khỏe, thân cây cứng cáp chống đổ ngã tốt.
- Trồng được nhiều vụ trong năm, linh hoạt với mọi loại đất canh tác.
- Khả năng chống chịu tốt và các loại sâu bệnh như bạc lá, đạo ôn, rầy nâu, bảo vệ năng suất thu hoạch của cây lúa.
- Năng suất trung bình từ 7-8 tấn/ha, thậm chí có thể đạt trên 14 tấn/ha.
GS55 chính là giống lúa phù hợp để gieo trồng nhiều vụ mùa trong năm, đặc biệt là vụ mùa Đông Xuân năm nay.
3. Giống lúa lai GS999
Giống lúa lai GS999 là giống lúa lai F1 có nguồn gốc từ Tứ Xuyên, Trung Quốc, được nhập khẩu và cung cấp bởi Công ty Cổ Phần Đại Thành. GS999 được khảo nghiệm và ứng dụng trên nhiều quốc gia, qua đó đây được xem là giống lúa triển vọng mới trong nông nghiệp.
Những đặc điểm điểm nổi bật của giống lúa lai GS999:
- Là giống lúa ba dòng với thời gian sinh trưởng từ 115 – 120 ngày.
- Chiều cao cây khoảng 95 – 100 cm.
- Có thân cây cứng cáp, chống đổ tốt.
- Có khả năng đẻ nhánh mạnh và chịu rét tốt, đảm bảo phát triển cực kỳ tốt trong mọi điều kiện khắc nghiệt.
- Chống chịu bệnh tốt, phòng ngừa sâu bệnh, rầy nâu…
- Trổ nhanh và tập trung, thoát cổ bông; tỷ lệ hạt chắc/bông cao, hạt thóc màu vàng sáng.
- Năng suất trung bình từ 7 – 8 tấn/ha cho vụ Xuân và 6,5 – 7 tấn/ha cho vụ Mùa. Thâm canh cao có thể đạt đến hơn 14 tấn/ha.
Nhờ những đặc điểm trên mà Giống Lúa Lai GS999 đã cho thấy tiềm năng cực kỳ lớn, rất thích hợp cho vụ Đông Xuân sắp tới.
Để nâng cao giá trị trên mỗi diện tích đất gieo trồng vụ Đông Xuân 2023-2024 thì chắc chắn việc lựa chọn giống lúa nào cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu. Các dòng hạt giống lúa lai F1 GS9, GS55, GS999 đang được Công ty cổ phần Đại Thành sản xuất và phân phối tại thị trường Việt Nam với thương hiệu hạt giống lúa Goldseed. Nếu bà con nông dân có nhu cầu thì chỉ cần tìm đến các đại lý, cửa hàng phân phối hạt giống trên toàn quốc là có thể mua các sản phẩm hạt giống lúa lai Goldseed.
Nguồn tham khảo (Hiển Cừ)