Hiển thị tất cả 9 kết quả

Phân Bón Hữu Cơ BioSoy -VMH03- DTOGNFIT Loại 500 ml

I. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BIOSOY -VMH03- DTOGNFIT CHO LÚA

Khi sử dụng phân BioSoy -VMH03 DTOGNFIT trên cây lúa không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng mà còn có nhiều tác dụng như:
  • Tăng tỷ lệ nẩy mầm
  • Chết cây con do ngộ độc hữu cơ và ngộ độc phèn
  • Giảm sâu bệnh
  • Chống chịu tốt điều kiện hạn, mặn, lạnh
  • Giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính
  • Tăng năng suất lúa.
Quy trình sử dụng trên cây lúa:
Giai đoạn Cách sử dụng (1 ha)
1) Xử lý đất trước khi trồng: Thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy rơm rạ, tiêu diệt nấm, khuẩn, trứng ấu trùng, tuyến trùng,..(nếu cần) - Phun 2 lít BioSoy - VMH 03 trước khi cày xới.
2)  Ngâm ủ hạt giống: Giúp tăng tỷ lệ nẩy mầm và tăng cường sức đề kháng cho cây lúa - Pha 500 ml BioSoy-VMH 03 nước ngâm từ 50- 100 kg lúa giống (thay thế cho các sản phẩm khác như sản phẩm phá vở miên trạng, ngăn ngừa rầy nâu, bọ trĩ,...) Lưu ý: Ngâm hạt giống với BioSoy-VMH 03 không cần rửa hạt giống trước khi ủ.
3)  Lần 1: 7-10 ngày sau sạ hoặc 3 ngày sau khi cấy - Phun hoặc bón 2 lít BioSoy-VMH 03
4) Lần 2: 18-25 ngày sau sạ hoặc cấy - Phun hoặc bón 2 lít BioSoy-VMH 03
5) Lần 3: 38-45 ngày sau sạ hoặc cấy - Phun hoặc bón 2 lít BioSoy-VMH 03
5) Lần 4: Lúa trổ đều - Phun 2 lít BioSoy-VMH 03
6) Lần 5: Lúa giai đoạn chín sữa (lúa cong trái me) - Phun 2 lít BioSoy-VMH 03
Đánh giá khi sử dụng Phân bón Hữu Cơ BioSoy VMH03 DTOGNFIT
  • Tỷ lệ hạt lúa nẩy mầm > 85%, rễ dài và mầm to, khỏe.
  • Không có hiện tượng cây mạ bị chết ở các chỗ trũng chang không bằng mặt ruộng.
  • Không có hiện tượng rễ bị thối và đen do ngộ độc hữu cơ.
  • Rễ khỏe, nhiều và hạn chế hiện tượng bướu rễ do tuyến trùng gây hại.
  • Lá lúa có màu xanh dương, không biểu hiện hiện tượng thừa đạm.
  • Ruộng lúa rất hạn chế sâu bệnh hại tấn công.
  • Lúa không bị đỗ ngã.
  • Năng suất cao hơn đối chứng tối thiểu 10%.

II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BIOSOY -VMH03- DTOGNFIT CÂY CAO SU

Giai đoạn Cách sử dụng (1 ha)
1) Lần 1: Tỷ lệ lá rụng trên 80% - Phun 2 lít BioSoy - VMH 03
2) Lần 2: Khi lá rụng hoàn toàn - Phun 2 lít BioSoy - VMH 03
3) Lần 3: Sau khi phun lần 2 từ 10 -15 ngày - Phun 2 lít BioSoy-VMH 03
4) Lần 4 và các lần tiếp tiếp: mỗi tháng phun 1 lần - Phun 2 lít BioSoy-VMH 03

III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BIOSOY -VMH03- DTOGNFIT CÂY CÓ MÚI (CAM, BƯỞI)

Trường hợp điều trị bệnh vàng lá, thối rễ do nấm và tuyến trùng gây hại
Giai đoạn Cách sử dụng (ml/cây)
1) Trước khi xử lý bệnh - Tỉa cành, tạo tán loại bỏ cành vượt, cành khô, loại bỏ cỏ dại quanh gốc cây. - Tưới đẫm nước quanh gốc trước khi xử lý 3 ngày.
2) Lần 1:  Sau khi tỉa cành tạo tán, tưới đẫm gốc 3 ngày - Pha từ 50 -100 ml BioSoy - VMH 03 + 50 -100g phân Ure trong 10 -20 lít nước tưới quanh gốc 01 cây có múi.
3) Lần 2: Sau khi xử lý lần 1 từ 7 -10 ngày - Pha từ 50 -100 ml BioSoy - VMH 03 trong 10 - 20 lít phun đều tán lá cho 01 cây có múi.
4) Lần 3: Sau khi xử lý lần 2 từ 10-15 ngày - Pha từ 50 -100 ml BioSoy - VMH 03 trong 10 - 20 lít phun đều tán cho 01 cây có múi.
5) Lần 4: Sau khi xử lý lần 3 từ 15-20 ngày - Pha từ 50 -100 ml BioSoy - VMH 03 trong 10 -20 lít phun đều tán cho 01 cây có múi.
Trường hợp sử dụng ngăn ngừa vàng lá, tăng năng suất và chất lượng quả
Giai đoạn Cách sử dụng (1 ha)
1) Giai đoạn kiến thiết cơ bản hoặc tạo tán trước khi xử lý ra hoa - Pha từ 50 -100 ml BioSoy - VMH 03 trong 10 -20 lít phun đều tán cho 01 cây có múi, phun định kỳ 10 -15 ngày/lần.
2) Giai đoạn từ lúc đậu quả (rụng sinh lý lần 2) đến 3 tháng - Pha từ 50 -100 ml BioSoy - VMH 03 trong 10 -20 lít phun đều tán cho 01 cây có múi, phun định kỳ 20 ngày/lần.
3) Giai đoạn nuôi quả từ 3 tháng sau khi đậu trái đến thu hoạch - Pha từ 50 -100 ml BioSoy - VMH 03 trong 10 -20 lít phun đều tán cho 01 cây có múi, phun định kỳ 15 ngày/lần.

IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BIOSOY -VMH03- DTOGNFIT CÂY CHÈ

Trường hợp giữ nguyên lượng vô cơ bón cho cây chè
Giai đoạn Cách sử dụng (1 ha)
1) Lần 1: Sau khi thu hoạch chè 2-3 ngày - Phun 2 lít BioSoy - VMH 03
2) Lần 2: Sau khi phun lần 1 từ 5-7 ngày - Phun 2 lít BioSoy - VMH 03
3) Lần 3: Sau khi phun lần 2 từ 10-15  ngày - Phun 2 lít BioSoy-VMH 03
4) Lần 4: Trước thu hoạch khoảng 7 -10 ngày - Phun 2 lít BioSoy-VMH 03
Trường hợp giảm sử dụng phân bón vô cơ hướng đến canh tác chè theo chuẩn hữu cơ
Giai đoạn Cách sử dụng (1 ha)
1) Lần 1: Sau khi thu hoạch chè 2-3 ngày - Phun 4 lít BioSoy - VMH 03
2) Lần 2: Sau khi phun lần 1 từ 5-7 ngày - Phun 4 lít BioSoy - VMH 03
3) Lần 3: Sau khi phun lần 2 từ 10-15  ngày - Phun 4 lít BioSoy-VMH 03
4) Lần 4: Trước thu hoạch khoảng 7 -10 ngày - Phun 4 lít BioSoy-VMH 03

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BIOSOY -VMH03- DTOGNFIT CÂY ĐÀO

Trường hợp điều trị bệnh vàng lá, thối rễ do nấm và tuyến trùng gây hại
Giai đoạn Cách sử dụng (ml/cây)
1) Trước khi xử lý bệnh - Tỉa cành, tạo tán loại bỏ cành vượt, cành khô, loại bỏ cỏ dại quanh gốc cây. - Tưới đẫm nước quanh gốc trước khi xử lý 3 ngày.
2) Xử lý lần 1:   - Pha từ 50 -100 ml BioSoy - VMH 03 + 50 -100 g phân Ure trong 10 -20 lít nước tưới quanh gốc 01 cây Đào.
3) Xử lý lần 2: Sau khi xử lý lần 1 từ 7 -10 ngày - Pha từ 50 -100 ml BioSoy - VMH 03 trong 10 -20 lít phun đều tán lá cho 01 cây Đào.
4) Xử lý lần 3: Sau khi xử lý lần 2 từ 10-15 ngày - Pha từ 50 -100 ml BioSoy - VMH 03 trong 10 -20 lít phun đều tán cho 01 cây Đào.
5) Xử lý lần 4: Sau khi xử lý lần 3 từ 15-20 ngày - Pha từ 50 -100 ml BioSoy - VMH 03 trong 10 -20 lít phun đều tán cho 01 cây Đào.
Trường hợp sử dụng ngăn ngừa vàng lá, tăng năng suất và chất lượng quả
Giai đoạn Cách sử dụng (1 ha)
1) Giai đoạn kiến thiết cơ bản hoặc tạo tán trước khi xử lý ra hoa - Pha từ 50 -100 ml BioSoy - VMH 03 trong 10 -20 lít phun đều tán cho 01 cây Đào, phun định kỳ 10 -15 ngày/lần.
2) Giai đoạn từ lúc đậu quả đến 3 tháng - Pha từ 50 -100 ml BioSoy - VMH 03 trong 10 -20 lít phun đều tán cho 01 cây Đào, phun định kỳ 20 ngày/lần.
3) Giai đoạn nuôi quả từ 3 tháng sau khi đậu trái đến thu hoạch - Pha từ 50 -100 ml BioSoy - VMH 03 trong 10 -20 lít phun đều tán cho 01 cây Đào, phun định kỳ 15 ngày/lần.

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BIOSOY -VMH03- DTOGNFIT CÂY HÀNH HOA

Giai đoạn Cách sử dụng (1.000 m2)
1) Xử lý đất trước khi trồng: Thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy vật chất hữu cơ, tiêu diệt nấm, khuẩn, trứng ấu trùng, tuyến trùng,.. - Tưới đẩm đất sau khi vun luống - Phun 1 lít BioSoy - VMH 03 + 5 kg ure.
3) Lần 1: Sau khi trồng 3-5 ngày - Phun 0,5 lít BioSoy-VMH 03
4) Lần 2: cách lần 1 từ 10 -15 ngày - Phun 0,5 lít BioSoy-VMH 03
5) Lần 3: cách lần 2 từ  15-20 ngày - Phun 0,5 lít BioSoy-VMH 03
5) Lần 4: trước thu hoạch từ 10 -15 ngày - Phun 0,5 lít BioSoy-VMH 03
 

Hạt giống Lúa thuần GS666

 
 Loại sản phẩm Hạt giống Lúa thuần GS666
 Quy cách đóng gói gói PE 1kg/bao 20kg
 Khối lượng  1 kg
Nguồn gốc xuất xứ Giống lúa GS666 do tác giả Trần Thị Bích Lan và các cộng sự Bộ môn Sinh học Phân tử Viện Di truyền Nông nghiệp chọn tạo. Đơn vị phân phối: Công ty CP Đại Thành
Cách bảo quản Bảo quản hạt giống nơi khô ráo và thoáng mát. Không sử dụng hạt giống sau thu hoạch để làm giống cho vụ sau vì năng suất sẽ giảm.
Hình ảnh sản phẩm   cận cảnh lúa thuần GS66 của Đại Thành
Tiêu chuẩn chất lượng hạt giống Theo tiêu chuẩn QCVN 01–54 : 2011/BNNPTNT ► Độ thuần ≥ 99,5% ► Độ sạch ≥ 99% ► Tỷ lệ nảy mầm ≥ 80% ► Độ ẩm ≤ 13,5% ► Hạt cỏ dại ≤ 10 hạt/kg ► Hạt giống khác ≤ 0,3%

QUY TRÌNH KỸ THUẬT GIEO TRỒNG

I. ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC

Các tỉnh phía Bắc:
  • Vụ Xuân: Gieo 15/1 – 5/2, cấy trong tháng 2
  • Vụ Mùa: Gieo 5- 25/6, tuổi mạ 15-18 ngày.
Các tỉnh miền Trung
  • Vụ Đông Xuân: Gieo 10/12-25/12, tuổi mạ 15 đến 20 ngày.
  • Vụ hè thu: Gieo 25/4-15/5, tuổi mạ 15-20 ngày.
Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của giống GS666, tập quán canh tác của từng địa phương và diễn biến thời tiết, có thể xây dựng quy trình gieo cấy phù hợp.

II. KỸ THUẬT CANH TÁC GIỐNG LÚA GS666

1. Kỹ thuật làm mạ 1.1. Chuẩn bị hạt giống: Ủ Giống Lúa GS666: Xử lý hạt giống trong nước ấm 540C (3 sôi + 2 lạnh) trong vòng 15 phút để diệt trừ nấm bệnh & kích thích nảy mầm, lượng nước khi ngâm cần ngập 3-5 lần lượng thóc.Vớt bỏ các hạt lép, lửng & tạp chất sau đó ngâm vào nước sạch trong thời gian 48 giờ, cứ 10 – 12 giờ thay nước sạch một lần. Ủ Giống Lúa GS666: Khi hạt thóc đủ nước cho ủ đến khi hạt thóc nứt nanh. Tiêu chuẩn mộng tốt có rễ có mầm, tỷ lệ rễ khoảng 1/3 – 1/2 hạt thóc. 1.2. Gieo mạ và chăm sóc lúa GS666:
  • Gieo mạ: Sau khi kiểm tra thấy thóc giống nứt nanh thì hôm sau làm đất để gieo ngay. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật để có mạ tốt, phát triển đồng đều, sạch bệnh, đủ mạ.
  • Bón phân cho mạ: Bón lót cho 1 ha mạ với lượng phân chuồng 10 tấn + 46kgN + 90kg P2O5 + 50kg K2O. Sau khi chia luống thì bón lót mặt, dùng cào vùi phân vào bùn lớp bề mặt 3-5cm. trang phẳng mặt luống bằng trang gỗ sao cho nước không đọng trên bề mặt luống.
  • Bón thúc khi mạ được 2 lá với lượng phân: (46kgN + 50kg K2O)/ha để kịp thời cung cấp dinh dưỡng cho cây mạ sinh trưởng tốt.
  • Tưới nước cho mạ: Sau khi mạ được 1,5 lá đưa nước vào ruộng cho láng mặt ruộng và luôn giữ đủ nước để ruộng mạ mềm bùn.
2. Kỹ thuật sản xuất lúa cấy 2.1. Mật độ cấy: Lúa cấy mật độ 40-45 khóm/m2, cấy 2-3 dảnh/khóm [caption id="attachment_7014" align="aligncenter" width="900"]Cận cảnh giống lúa thuần GS666 Cận cảnh giống lúa thuần GS666[/caption] 2.2. Bón phân cho lúa: Lượng phân bón:
Loại phân 360 m2 500 m2 1 ha
Phân chuồng (Kg) 300 – 400 450 – 500 8000 – 10000
Ure (Kg) 6 – 8 9 – 11 175 – 220
Phân lân (Kg) 15 – 20 20 – 25 400 – 450
KaliClorua(Kg) 5 – 7 7 – 9 150 – 170
Cách bón: Bón lót trước khi bừa cấy:Toàn bộ số phân chuồng, phân lân và 30% đạm urê.
  • Bón thúc lần 1: sau cấy 7-10 ngày khi lúa đã hồi xanh: 50% đạm urê và 30% kali kết hợp với làm cỏ đợt 1.
  • Bón thúc lần 2: Bón đón đòng khi lúa kết thúc đẻ nhánh, bắt đầu phân hóa đòng, bón hết số phân còn lại (10-20% đạm urê +60-70% kali). trong trường hợp cuối vụ không có mưa thì sau khi lúa trỗ báo (khoảng 5%) có thể bón tăng thêm 10% đạm, 10% kali để tăng tỷ lệ hạt chắc
  • Chủ động tưới tiêu để tạo cho rễ lúa ăn sâu, hút được nhiều dinh dưỡng, chuyển hóa giai đoạn tốt:đẻ nhanh, trỗ và chín tập trung
3. Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên thăm đồng phát hiện sâu bệnh hại để kịp thời phun thuốc. Sâu cuốn lá : Giai đoạn bắt đầu đẻ nhánh đến cuối đẻ nhánh có hai lứa sâu cuốn lá, giai đoạn đầu đẻ nhánh nếu mật độ sâu cuốn lá thấp thì không cần phun thuốc, quan trọng nhất là giai đoạn cuối đẻ nhánh làm đòng mật độ 5-8 con/m2 cần phun thuốc phòng trừ.
  • Sâu đục thân : Giai đoạn lúa đứng cái làm đòng theo dõi mật độ sâu trên ruộng 0,3-0,4 ổ trứng/m2, giai đoạn bắt đầu trỗ 0,5-0,7 ổ trứng/m2, cần phun thuốc phòng trừ. Dùng Basudin 10G, Diaphos 10G, Padan 955P.
  • Rày: Giai đoạn làm đòng và giai đoạn trỗ chín theo dõi mật độ rày trên ruộng 67con/khóm và 17-25 con/khóm tiến hành phun thuốc phòng trừ. Dùng Basudin 10G, Diaphos 10G, Padan 955P.
  • Bệnh khô vằn: Dùng Validacin 3SL, 5L, 5SP; Vacocin 3SL;Anlicin 5WP, 5SL; Hạt vàng 50WP; Tien 250EW
  • Bệnh đạo ôn: Dùng New Hinosan 30EC,Kitazin 50EC, Kasai 21,2% trừ đạo ôn lá; thuốc Fujione 40EC, Beam 75WP trừ đạo ôn lá, cổ bông.
(Cách phun, nồng độ, liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì của từng loại thuốc). Công ty Cổ phần Đại Thành Được biết đến là một trong số những đơn vị tiên phong trong ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất nông nghiệp, với những sản phẩm công nghệ cao và ưu việt như Máy bay nông nghiệp không người lái, gieo hạt; Hệ thống giám sát nông nghiệp thông minh; Phân bón hữu cơ sinh học Rural Boss DTOGNFit; Phần mềm truy xuất nguồn gốc Agricheck… Đại Thành đã chuyển giao công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp cho hàng nhiều tổ chức; cá nhân uy tín tại Việt Nam và các nước trong khu vực. Hotline: 0981 85 85 99 Email: contact@daithanhtech.com – cskh@daithanhtech.com

Chế phẩm vi sinh DTOGNFIT 1 – DINH DƯỠNG CHO CÂY TRỒNG

1. Giới thiệu

Chế phẩm vi sinh DTOGNFIT 1 - Dinh dưỡng có thể sử dụng với tất cả các loại cây trồng ở Việt Nam hiện nay như:
  • Cây lương thực: lúa, ngô, khoai, sắn...
  • Cây rau màu: rau cải, khoai tây, cà rốt, hành tỏi...
  • Cây ăn quả: vải, nhãn, bưởi, xoài, cam, quýt, chôm chôm, sầu riêng...
  • Cây công nghiệp: điều, cao su, cà phê, mía, chè...
DTOGNFIT 1 Giúp cây trồng hấp thụ được dinh dưỡng dễ dàng và nhanh chóng hơn, giúp cây phát triển tốt hơn.

Thành phần Chế phẩm vi sinh DTOGNFIT 1 - Dinh dưỡng

- Dạng lỏng, mùi thơm của trái cây. - Vi sinh vật cố định Nitơ tự do không nhỏ hơn 1,0 x 108 cfu/ml - Vi sinh vật phân giải xenlulose không nhỏ hơn 1,0 x 108 cfu/ml - Vi sinh vật tạp đối với vi sinh vật cố định Nitơ và vi sinh vật phân giải xenlulose không lớn hơn 1,0 x 105 cfu/ml - Bổ sung Đạm hữu cơ từ cá và đậu nành được lên men thủy phân bằng các chủng vi sinh có lợi [caption id="attachment_4725" align="aligncenter" width="823"]Chế phẩm vi sinh DTOGNFIT 1 - DINH DƯỠNG 1 Chế phẩm vi sinh DTOGNFIT 1 - DINH DƯỠNG[/caption]

2. Lợi ích

- Kích thích ra hoa tập trung, tăng khả năng thụ phấn, hạn chế rụng nụ, hoa, quả non.  - Tăng khả năng tích lũy vận chuyển dinh dưỡng về quả, giúp quả lớn nhanh, mẫu mã đẹp, lưu giữ được hương vị thơm ngon vốn có.

3. Hướng dẫn sử dụng

3.1. Phun bằng máy trên mặt đất:  1 lít pha với 400 - 600 lít nước phun vào các thời kỳ sau:  - Phun lần 1: Khi cây thời kỳ sinh trưởng và tạo tán.  - Phun lần 2: Khi cây chuẩn bị ra hoa.  - Phun lần 3 + 4: Khi cây nuôi quả.  - Trung bình 1 ha cần 3 - 4L cho 1 lần phun.  * Lưu ý: Sau khi thu hoạch quả xong, cắt tỉa cành, tạo tán, bón lót xung quanh tán cây bằng phân hữu cơ hoặc vi sinh cải tạo.  3.2. Phun bằng máy bay nông nghiệp:  Giữ nguyên lượng phân bón theo nhà sản xuất khuyến cáo như ở trên và lượng nước cho từng loại cây trồng như sau:  - Cây lương thực và hoa màu: 30 - 40 lít/ha.  - Cây ăn trái: 40 - 60 lít/ha.  - Cây công nghiệp: 60 - 80 lít/ha.

4. Lưu ý

- Sản phẩm không hóa chất - không độc hại - sử dụng an toàn - Thực hiện đúng theo Quy trình nêu trên, các sản phẩm theo hướng dẫn  - Lắc kỹ sản phẩm trước khi sử dụng, sử dụng nguồn nước sạch để pha. - Để xa tầm tay trẻ em, bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát - Không độc hại với người, vật nuôi, thân thiện với môi trường

Chế phẩm vi sinh K-Humat + TE (DTOGNFIT 1) CHUYÊN DÙNG CHO CÂY TRỒNG

1. Giới thiệu

Chế phẩm vi sinh K-Humat + TE giúp cây trồng đạt năng suất tốt hơn, hiệu quả hơn, mẫu mã đẹp hơn và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu xanh. Các loại cây trồng ở nước ta hiện nay đều có thể sử dụng chế phẩm vi sinh K-Humat + TE làm phân bón cung cấp chất dinh dưỡng:
  • Cây lương thực: Ngô, lúa, sắn, khoai lang...
  • Cây rau màu: ca rốt, rau muống, cần, hành, tỏi, các loại rau cải...
  • Cây ăn quả: Sầu riêng, mít, nhãn, vải, thanh long...
  • Cây công nghiệp: đỗ xanh, đỗ tương, ca cao, hồ tiêu, cao su, cà phê, mía...

Thành phần Chế phẩm vi sinh K-Humat + TE (DTOGNFIT 1)

Axit humic 3% Cu 80ppm
Nito 5% Zn 200ppm
P205 3% Mn 100ppm
K2O 8% B 100ppm
Mg 0.04%
Chế phẩm vi sinh K-Humat + TE (DTOGNFIT 1) 1

2. Lợi ích

- Giúp bộ rễ phát triển mạnh, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng giúp cây lúa khỏe chống  chịu được với thời tiết bất thuận.  - Tăng năng suất, bóng lúa chắc, gặt sớm hơn từ 5 - 7 ngày.

3. Hướng dẫn sử dụng

3.1. Phun bằng máy trên mặt đất:  1 lít pha với 400 - 600 lít nước phun vào các thời kỳ sau:  - Phun trong thời kỳ đẻ nhánh và trước khi trổ bông.  - Dùng chung với chế phẩm vi sinh để tăng năng suất và chất lượng nông sản.  3.2. Phun bằng máy bay nông nghiệp:  Giữ nguyên lượng phân bón theo nhà sản xuất khuyến cáo như ở trên và lượng nước cho từng loại cây trồng như sau:  - Cây lương thực và hoa màu: 30 - 40 lít/ha.  - Cây ăn trái: 40 - 60 lít/ha. - Cây công nghiệp: 60 - 80 lít/ha. * Không dùng chung với bình đã phun hóa chất, cần ngâm bình phun bằng nước vôi trong 2 - 4 giờ. Rửa sạch bình nước khi sử dụng vi sinh.

4. Lưu ý

- Sản phẩm không hóa chất - không độc hại - sử dụng an toàn - Thực hiện đúng theo Quy trình nêu trên, các sản phẩm theo hướng dẫn  - Lắc kỹ sản phẩm trước khi sử dụng, sử dụng nguồn nước sạch để pha. - Trong thời kỳ ra hoa không phun trực tiếp lên hoa. - Giảm 50 % lượng phân bón lót so với lượng thông thường - Để xa tầm tay trẻ em, bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát - Không độc hại với người, vật nuôi, thân thiện với môi trường [caption id="attachment_4724" align="aligncenter" width="823"]Chế phẩm vi sinh K-Humat + TE (DTOGNFIT 1) 1 Chế phẩm vi sinh K-Humat + TE (DTOGNFIT 1)[/caption]

Chế phẩm vi sinh DTOGNFIT 1- CẢI TẠO ĐẤT

1. Giới thiệu

Chế phẩm vi sinh DTOGNFIT 1 cải tạo đất là loại chế phẩm có chứa các vi sinh vật có hoạt tính cố định nitơ, nó giúp phân giải photphat khó tan và có công dụng giữ ẩm cho đất.

Thành phần Chế phẩm vi sinh DTOGNFIT 1 - Cải tạo đất

  • Các vi sinh vật cố định nitơ tự do không nhỏ hơn 1,0 x 108 cfu / ml
  • Các vi sinh vật phân giải phốt pho không hòa tan nhỏ hơn 1,0 x 108 cfu/ml
  • Vi sinh vật phân giải xenluloza không quá 1,0 x 108 cfu / ml
  • Tạp chất vi sinh vật không ít hơn 1,0 x 105 cfu / ml
  • Bổ sung Đạm hữu cơ từ cá và đậu nành được lên men thủy phân bằng các chủng vi sinh có lợi
[caption id="attachment_4726" align="aligncenter" width="823"]Chế phẩm vi sinh DTOGNFIT 1- Cải tạo đất 1 Chế phẩm vi sinh DTOGNFIT 1- Cải tạo đất[/caption]

2. Lợi ích

- Bổ sung hữu cơ vi sinh cho đất nghèo dinh dưỡng. - Cải thiện độ pH đất, đặc biệt là đất phèn, giải phóng lân ở dạng khó tan (Ca-P; Fe-P; Al-P), tạo thành lân dễ tiêu cho cây - Tăng cường quá trình phân hủy hữu cơ, xác bã thực vật, hạn chế hiện tượng ngộ độc hữu cơ gây hư hại rễ cây.

3. Hướng dẫn sử dụng

  1. Phun bằng máy trên mặt đất:
- Chủ yếu dùng để bón lót; trộn chế phẩm phân chuồng hoai mục, đất bột hoặc pha nước tưới, trước xới đất lần cuối hoặc trước gieo trồng, liều lượng 2 - 4lít/ha.  - Hoặc pha 1 lít cải tạo đất với 300 - 400 lít nước tưới cho 100 gốc cây ăn quả hoặc tưới đều vào đất trước khi trồng cây mới. 
  1. Phun bằng máy bay nông nghiệp: 
Giữ nguyên lượng phân bón theo nhà sản xuất khuyến cáo như ở trên và lượng nước cho từng loại cây trồng như sau:  - Cây lương thực và hoa màu: 15 - 20 lít/ha.  - Cây ăn trái: 40 - 60 lít/ha.  - Cây công nghiệp: 60 - 80 lít/ha.

4. Lưu ý

–  Sản phẩm không hóa chất – không độc hại — sử dụng an toàn;  – Thực hiện đúng theo Quy trình nêu trên, các sản phẩm theo hướng dẫn.  – Lắc kỹ sản phẩm trước khi sử dụng, sử dụng nguồn nước sạch để pha.  – Để xa tầm tay trẻ em, bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát.  – Không độc hại với người, vật nuôi, thân thiện với môi trường

Phân bón hữu cơ vi sinh BIOCARE 2 DTOGNFIT 2

1. Giới thiệu

Phân bón hữu cơ vi sinh BIOCARE 2 DTOGNFIT 2 bổ sung sản phẩm từ các nguồn hữu cơ tự nhiên và dinh dưỡng hữu cơ cô đặc từ quá trình lên men nhiều sinh vật có ích: Bacillus sp, Trichodema, … giúp cây hấp thụ nhanh các chất dinh dưỡng để cải tạo đất và phòng nấm bệnh. BIOCARE 2 DTOGNFIT 2 là sản phẩm rất phù hợp cho các loại cây trồng ở Việt Nam:
  • Cây ăn quả: Dứa, mít, vải, nhãn, sầu riêng, thanh long, bưởi, cam, quýt...
  • Cây lương thực: cây lúa, cây ngô, cây khoai lang, cây sắn...
  • Cây rau màu: mướp, cà tím, đậu bắp, củ cải, rau dền, rau ngót...
  • Cây công nghiệp: bông vải, lạc, mía, điều, cao su, cà phê...

Thành phần Phân bón hữu cơ vi sinh BIOCARE 2 DTOGNFIT 2

Chất hữu cơ 45% pH h2O 5
tỷ lệ C/N 12 Độ ẩm 5%
  Phân bón hữu cơ vi sinh BIOCARE 2 DTOGNFIT 2 3

2. Lợi ích

- Bổ sung các nguồn dinh dưỡng hữu cơ tự nhiên và dinh dưỡng hữu cơ cô đặc  cho đất nghèo dinh dưỡng, giúp cải tạo đất. - Hỗ trợ quá trình phân giải hữu cơ nhờ các sinh vật có ích: Bacillus sp, Trichodema, … giúp lúa dễ hấp thu dinh dưỡng trong thời kỳ mạ non, đẻ nhánh.

3. Hướng dẫn sử dụng

3.1. Phun bằng máy trên mặt đất - Cây lúa: 100- 120 kg/ ha (bón lót hoặc bón thúc) - Rau màu, hoa cây cảnh , chè…100-200kg/ ha - Cây ngắn ngày: Hòa tan 1-2kg pha vào khoảng 300-500 lít nước tưới cho 1000m2, thời gian từ 7-10 ngày/ lần.  - Cây công nghiệp và cây ăn trái: Hòa tan 2-5kg pha vào khoảng 500 lít nước tưới cho 1000m2 thời gian từ 7-10 ngày/ 1 lần; có thể bón trực tiếp từ 100-120g/ gốc, trung bình 100-120kg/ 1 ha ( thâm canh 150kg / ha ) .  - Cách sử dụng: Bón rễ, hòa tan tưới gốc. 3.2. Phun bằng máy bay nông nghiệp Giữ nguyên lượng phân bón theo nhà sản xuất khuyến cáo như ở trên và lượng nước cho từng loại cây trồng như sau:  - Cây lương thực và hoa màu: 15-20 lít / ha  - Cây ăn trái: 40-60 lít / ha  - Cây công nghiệp: 60-80 lít / ha

4. Lưu ý

– An toàn lao động, thân thiện với môi trường. – Là sản phẩm Hữu cơ sử dụng cho sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGap,GlobalGap, Organic. – Sản phẩm không hóa chất – không độc hại — sử dụng an toàn;  – Thực hiện đúng theo Quy trình nêu trên, các sản phẩm theo hướng dẫn.  – Để xa tầm tay trẻ em, bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát.  – Không độc hại với người, vật nuôi, thân thiện với môi trường

Hạt giống Lúa lai F1 GS9

 
 Loại sản phẩm Hạt giống Lúa Lai F1 GS9
 Quy cách đóng gói Gói PE 1kg/bao 20kg
 Khối lượng  0.8 kg
Nguồn gốc xuất xứ - Giống lúa lai 3 dòng SL8HGS9 được lai tạo & tuyển chọn bởi sự hợp tác giữa viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI & tập đoàn SL Agritech-Philipines. Giống GS9 được đưa vào Việt Nam khảo nghiệm bởi Trung tâm lúa lai-Viện cây lương thực & thực phẩm. Được công nhận là giống Quốc gia vào tháng 8  năm 2011. - Công ty cổ phần Đại Thành nhập khẩu và phân phối độc quyền tại Việt Nam.
Cách bảo quản - Bảo quản hạt giống nơi khô ráo và thoáng mát. - Không sử dụng hạt giống sau thu hoạch để làm giống cho vụ sau vì năng suất sẽ giảm.
Hình ảnh sản phẩm   Hạt giống Lúa lai F1 GS9 1
Tiêu chuẩn chất lượng hạt giống Theo tiêu chuẩn QCVN 01–54 : 2011/BNNPTNT ► Độ thuần ≥ 99,7% ► Độ sạch ≥ 98% ► Tỷ lệ nảy mầm ≥ 80% ► Độ ẩm ≤ 13,0% ► Hạt cỏ dại ≤ 10 hạt/kg ► Hạt giống khác ≤ 0,3%

QUY TRÌNH KỸ THUẬT GIEO TRỒNG

I. ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC

- Thời gian sinh trưởng: + Miền Bắc: vụ xuân 118 - 130 ngày; vụ mùa 105 - 110 ngày (với điều kiện cấy). + Miền Nam: vụ Đông xuân: 115 - 120 ngày (Nam trung bộ), 105 - 110 ngày (ĐBSCL & vùng duyên hải nam bộ) & vụ Hè Thu: 100 - 105 ngày. - Chiều cao cây: 100 - 110cm. - Khả năng để nhánh khoẻ & chịu rét tốt. - Cứng cây, khả năng chống tổ tốt & chống chịu tốt với bệnh bạc lá, đạo ôn. - Thích ứng rộng trồng được nhiều vụ trong năm & nhiều chân đất khác nhau - Bông to dài, hạt sếp sít, trỗ nhanh & thoát cổ bông. - Tỉ lệ hạt chắc/bông cao, hạt thon dài, chất lượng gạo tốt, cơm đậm & mềm. - Năng suất trung bình 7- 8 tấn/ha; thâm canh cao đạt 14tấn/ha.

II. KỸ THUẬT CANH TÁC

1. Thời vụ: 

- Các tỉnh phía Bắc: cấy vụ Xuân muộn, Mùa sớm; - Các tỉnh phía Nam: cấy vụ Đông xuân, Hè thu. Tuỳ theo lịch thời vụ ở địa phương để gieo trồng cho phù hợp. Mạ dược cấy khi mạ được: 4 – 5 lá; mạ sân hoặc dầy xúc cấy khi mạ được 3 – 3.5 lá.

2. Kỹ thuật làm mạ:

2.1. Chuẩn bị hạt giống: - Lượng hạt giống: Chỉ cần 01gói 0,8kg/sào 360m2; 22 – 25kg/ha đối với lúa cấy ở Miền Bắc; 4 kg/1000m2 và 40 kg/ha đối với lúa gieo sạ ở Miền Nam. - Ngâm ủ: Xử lý hạt giống trong nước ấm 540C (3 sôi + 2 lạnh) trong vòng 15 phút để diệt trừ nấm bệnh & kích thích nảy mầm, lượng nước khi ngâm cần ngập 3-5 lần lượng thóc.Vớt bỏ các hạt lép, lửng & tạp chất sau đó ngâm vào nước sạch trong thời gian từ 20 - 24 giờ, cứ 5 - 6 giờ thì thay nước rửa chua 1 lần, đãi sạch trong nước sạch đến khi không còn mùi chua để ráo nước rồi đem đi ủ ấm khoảng 36 - 48 giờ (lưu ý trong điều kiện vụ Xuân thời tiết lạnh cần phải giữ nhiệt đủ ấm thời gian ủ sẽ kéo dài hơn: ủ khoảng 48 – 60 giờ) . Hạt giống phải được ủ ấm bằng vải bông (Cotton), không để hạt thóc bị khô hoặc chua trong khi ủ. Nếu thấy nóng quá hoặc có mùi chua thì phải mở ra rửa sạch mùi chua rồi đem ủ tiếp đến khi nẩy mầm. Khi rễ dài bằng hạt thóc, mầm dài bằng 1/3 – 1/2 hạt thóc thì đem đi gieo. 2.2. Gieo mạ và chăm sóc: - Gieo mạ: Sau khi kiểm tra thấy thóc giống nứt nanh thì hôm sau làm đất để gieo ngay. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật để có mạ tốt, phát triển đồng đều, sạch bệnh, đủ mạ.

3. Kỹ thuật sản xuất lúa cấy

3.1. Mật độ cấy: Lúa cấy mật độ 35 - 40 khóm/m2, cấy 1 – 2  dảnh/khóm 3.2. Bón phân cho lúa: - Lượng phân bón:
Loại phân Sào Bắc Bộ 360 m2 Sào Trung bộ 500 m2 Sào Nam Bộ 1,000 m2 1ha
Phân chuồng (Kg) 500 700 1,300 – 1,500 13,000 – 15,000
Ure (Kg) 10 15 30 300
Phân lân (Kg) 15 – 20 27 – 30 45 – 55 450 – 550
KaliClorua(Kg) 7 – 8 12 25 250
- Cách bón:  + Bón lót trước khi bừa cấy: Toàn bộ số phân chuồng, phân lân và 30% đạm urê. + Bón thúc lần 1: sau cấy 7-10 ngày  khi lúa đã hồi xanh: 50% đạm urê và 30% kali kết hợp với làm cỏ đợt 1. + Bón thúc lần 2: Bón đón đòng khi lúa kết thúc đẻ nhánh, bắt đầu phân hóa đòng, bón hết số phân còn lại (10-20% đạm urê +60-70% kali). trong trường hợp cuối vụ không có mưa thì sau khi lúa trỗ báo (khoảng 5%) có thể bón tăng thêm 10% đạm, 10% kali để tăng tỷ lệ hạt chắc Chủ động tưới tiêu để tạo cho rễ lúa ăn sâu, hút được nhiều dinh dưỡng, chuyển hóa giai đoạn tốt: đẻ nhanh, trỗ và chín tập trung Hạt giống Lúa lai F1 GS9 2

4. Phòng trừ sâu bệnh:

Thường xuyên thăm đồng phát hiện sâu bệnh hại để kịp thời phun thuốc. - Sâu cuốn lá : Giai đoạn bắt đầu đẻ nhánh đến cuối đẻ nhánh có hai lứa sâu cuốn lá, giai đoạn đầu đẻ nhánh nếu mật độ sâu cuốn lá thấp thì không cần phun thuốc, quan trọng nhất là giai đoạn cuối đẻ nhánh làm đòng  mật độ 5-8 con/m2 cần phun thuốc phòng trừ. - Sâu đục thân : Giai đoạn lúa đứng cái làm đòng theo dõi mật độ sâu trên ruộng 0,3-0,4 ổ trứng/m2, giai đoạn bắt đầu trỗ 0,5-0,7 ổ trứng/m2, cần phun thuốc phòng trừ. Dùng Basudin 10G, Diaphos 10G, Padan 955P. - Rầy: Giai đoạn làm đòng và giai đoạn trỗ chín theo dõi mật độ rày trên ruộng 67con/khóm và 17-25 con/khóm tiến hành phun thuốc phòng trừ. Dùng Basudin 10G, Diaphos 10G, Padan 955P. - Bệnh khô vằn: Dùng Validacin 3SL, 5L, 5SP; Vacocin 3SL; Anlicin 5WP, 5SL; Hạt vàng 50WP; Tien 250EW - Bệnh đạo ôn: Dùng New Hinosan 30EC, Kitazin 50EC, Kasai 21,2% trừ đạo ôn lá; thuốc Fujione 40EC, Beam 75WP trừ đạo ôn lá, cổ bông. (Cách phun, nồng độ, liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì của từng loại thuốc).

Công ty Cổ phần Đại Thành

Được biết đến là một trong số những đơn vị tiên phong trong ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất nông nghiệp, với những sản phẩm công nghệ cao và ưu việt như Máy bay nông nghiệp không người lái, gieo hạt; Hệ thống giám sát nông nghiệp thông minh; Phân bón hữu cơ sinh học Rural Boss DTOGNFit; Phần mềm truy xuất nguồn gốc Agricheck… Đại Thành đã chuyển giao công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp cho hàng nhiều tổ chức; cá nhân uy tín tại Việt Nam và các nước trong khu vực. Website: https://daithanhtech.com/ hoặc http://globalcheck.com.vn Hotline: 0981 85 85 99 Email: contact@daithanhtech.com – cskh@daithanhtech.com

Hạt giống Lúa lai F1 GS55

Tên sản phẩm Hạt giống Lúa lai F1 GS55
Loại sản phẩm Hạt giống Lúa Lai
Quy cách đóng gói Gói PE 1kg/bao 20kg
Khối lượng  1kg
Nguồn gốc xuất xứ - Hạt giống Lúa lai F1 GS55 được lai tạo & tuyển chọn từ 3 dòng; bởi công ty TNHH giống cây trồng Hoa Phong, Tứ Xuyên, Trung Quốc - Được công ty cổ phần Đại Thành đưa vào khảo nghiệ tại Việt Nam.
Cách bảo quản - Bảo quản hạt giống nơi khô ráo và thoáng mát. - Không sử dụng hạt giống sau thu hoạch để làm giống cho vụ sau vì năng suất sẽ giảm.
Hình ảnh sản phẩm [caption id="attachment_1114" align="alignnone" width="470"]lua-lai-gs55 Hạt giống Lúa lai F1 GS55[/caption]
Tiêu chuẩn chất lượng hạt giống Theo tiêu chuẩn QCVN 01–50 : 2011/BNNPTNT ► Độ thuần ≥ 99,7% ► Độ sạch ≥ 98% ► Tỷ lệ nảy mầm ≥ 80% ► Độ ẩm ≤ 13,0% ► Hạt cỏ dại ≤ 10 hạt/kg ► Hạt giống khác ≤ 0,3%

QUY TRÌNH KỸ THUẬT GIEO TRỒNG

I. ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC

- GS55  là giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn: - Thời gian sinh trưởng tại Miền Bắc: vụ Xuân 124 - 127 ngày; vụ Mùa 103 – 106 ngày - Chiều cao cây: 108 – 114cm. - Khả năng để nhánh khoẻ & chịu rét tốt. - Cứng cây, khả năng chống đổ tốt & chống chịu  tốt với bệnh Bạc lá, Đạo ôn, Khô vằn và chống chịu tốt Rầy nâu. - Thích ứng rộng trồng được nhiều vụ trong năm & nhiều chân đất khác nhau. - Bông to dài, hạt sếp sít, trỗ nhanh & thoát cổ bông. - Tỉ lệ hạt chắc/bông cao, hạt gạo trong không bạc bụng, có mùi thơm nhẹ. - Năng suất trung bình 7- 8 tấn/ha; thâm canh cao đạt 14tấn/ha.

II. KỸ THUẬT CANH TÁC

1. Thời vụ: 

- Các tỉnh phía Bắc: cấy vụ Xuân muộn, Mùa sớm; - Các tỉnh phía Nam: cấy vụ Đông xuân, Hè thu. Tuỳ theo lịch thời vụ ở địa phương để gieo trồng cho phù hợp. Mạ dược cấy khi mạ được: 4 – 5 lá; mạ sân hoặc dầy xúc cấy khi mạ được 3 – 3.5 lá.

2. Kỹ thuật làm mạ:

2.1. Chuẩn bị hạt giống: - Lượng hạt giống: Chỉ cần 01gói 1kg/sào 360m2; 3kg/1000m2 và 22 – 25kg/ha đối với lúa cấy ở Miền Bắc; 4 kg/1000m2 và 40 kg/ha đối với lúa gieo sạ ở Miền Nam. - Ngâm ủ: Xử lý hạt giống trong nước ấm 540C (3 sôi + 2 lạnh) trong vòng 15 phút để diệt trừ nấm bệnh & kích thích nảy mầm, lượng nước khi ngâm cần ngập 3-5 lần lượng thóc.Vớt bỏ các hạt lép, lửng & tạp chất sau đó ngâm vào nước sạch trong thời gian từ 20 - 24 giờ, cứ 5 - 6 giờ thì thay nước rửa chua 1 lần, đãi sạch trong nước sạch đến khi không còn mùi chua để ráo nước rồi đem đi ủ ấm khoảng 24 - 36 giờ (lưu ý trong điều kiện vụ Xuân thời tiết lạnh cần phải giữ nhiệt đủ ấm thời gian ủ sẽ kéo dài hơn: Ủ khoảng 40 – 50 giờ) . Hạt giống phải được ủ ấm bằng vải bông (Cotton), không để hạt thóc bị khô hoặc chua trong khi ủ. Nếu thấy nóng quá hoặc có mùi chua thì phải mở ra rửa sạch mùi chua rồi đem ủ tiếp đến khi nẩy mầm. Khi rễ dài bằng hạt thóc, mầm dài bằng 1/3 – 1/2 hạt thóc thì đem đi gieo. 2.2. Gieo mạ và chăm sóc: Gieo mạ: Sau khi kiểm tra thấy thóc giống nứt nanh thì hôm sau làm đất để gieo ngay. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật để có mạ tốt, phát triển đồng đều, sạch bệnh, đủ mạ.

3. Kỹ thuật sản xuất lúa cấy

3.1. Mật độ cấy: Lúa cấy mật độ 35 - 40 khóm/m2, cấy 1 – 2  dảnh/khóm 3.2. Bón phân cho lúa: - Lượng phân bón:
Loại phân 360 m2 500 m2 1ha
Phân chuồng (Kg) 300 – 400 450 – 500 8000 – 10.000
Ure (Kg) 9 – 10 12 -15 250 – 300
Phân lân (Kg) 15 – 20 25 – 27 450 – 550
KaliClorua(Kg) 7 – 9 10 - 12 200 – 240
 - Cách bón:  + Bón lót trước khi bừa cấy: Toàn bộ số phân chuồng, phân lân và 30% đạm urê. + Bón thúc lần 1: sau cấy 7-10 ngày  khi lúa đã hồi xanh: 50% đạm urê và 30% kali kết hợp với làm cỏ đợt 1. + Bón thúc lần 2: Bón đón đòng khi lúa kết thúc đẻ nhánh, bắt đầu phân hóa đòng, bón hết số phân còn lại (10-20% đạm urê +60-70% kali). trong trường hợp cuối vụ không có mưa thì sau khi lúa trỗ báo (khoảng 5%) có thể bón tăng thêm 10% đạm, 10% kali để tăng tỷ lệ hạt chắc + Chủ động tưới tiêu để tạo cho rễ lúa ăn sâu, hút được nhiều dinh dưỡng, chuyển hóa giai đoạn tốt: đẻ nhanh, trỗ và chín tập trung.

4. Phòng trừ sâu bệnh:

Thường xuyên thăm đồng phát hiện sâu bệnh hại để kịp thời phun thuốc. - Sâu cuốn lá : Giai đoạn bắt đầu đẻ nhánh đến cuối đẻ nhánh có hai lứa sâu cuốn lá, giai đoạn đầu đẻ nhánh nếu mật độ sâu cuốn lá thấp thì không cần phun thuốc, quan trọng nhất là giai đoạn cuối đẻ nhánh làm đòng  mật độ 5-8 con/m2 cần phun thuốc phòng trừ. - Sâu đục thân : Giai đoạn lúa đứng cái làm đòng theo dõi mật độ sâu trên ruộng 0,3-0,4 ổ trứng/m2, giai đoạn bắt đầu trỗ 0,5-0,7 ổ trứng/m2, cần phun thuốc phòng trừ. Dùng Basudin 10G, Diaphos 10G, Padan 955P. - Rầy: Giai đoạn làm đòng và giai đoạn trỗ chín theo dõi mật độ rày trên ruộng 67con/khóm và 17-25 con/khóm tiến hành phun thuốc phòng trừ. Dùng Basudin 10G, Diaphos 10G, Padan 955P. - Bệnh khô vằn: Dùng Validacin 3SL, 5L, 5SP; Vacocin 3SL; Anlicin 5WP, 5SL; Hạt vàng 50WP; Tien 250EW - Bệnh đạo ôn: Dùng New Hinosan 30EC, Kitazin 50EC, Kasai 21,2% trừ đạo ôn lá; thuốc Fujione 40EC, Beam 75WP trừ đạo ôn lá, cổ bông. (Cách phun, nồng độ, liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì của từng loại thuốc).

Công ty Cổ phần Đại Thành

Được biết đến là một trong số những đơn vị tiên phong trong ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất nông nghiệp, với những sản phẩm công nghệ cao và ưu việt như Máy bay nông nghiệp không người lái, gieo hạt; Hệ thống giám sát nông nghiệp thông minh; Phân bón hữu cơ sinh học Rural Boss DTOGNFit; Phần mềm truy xuất nguồn gốc Agricheck… Đại Thành đã chuyển giao công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp cho hàng nhiều tổ chức; cá nhân uy tín tại Việt Nam và các nước trong khu vực. Website: https://daithanhtech.com/ hoặc http://globalcheck.com.vn Hotline: 0981 85 85 99 Email: contact@daithanhtech.com – cskh@daithanhtech.com

Hạt giống Lúa lai F1 GS999

Tên sản phẩm Hạt giống Lúa lai F1 GS999
Loại sản phẩm Hạt giống Lúa Lai
Quy cách đóng gói Gói PE 1kg/bao 20kg
Khối lượng 20 kg
Nguồn gốc xuất xứ - GS999 có nguồn gốc từ Chengdu, Sichuan, China. - Do Công Ty Cổ Phần Đại Thành nhập khẩu và cung ứng tại Việt Nam. Thông qua hệ thống khảo nghiệm Quốc Gia được đánh giá là giống triển vọng có những đặc tính tốt. - Cây con chịu rét tốt, sinh trưởng phát triển khỏe. Chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt bệnh đạo ôn, khô vằn và bạc lá vụ Mùa. Năng suất cao chất lượng gạo tốt, được Bộ NN & PTNT công nhận là giống cây mới vào tháng 12 năm 2016.
Cách bảo quản - Bảo quản hạt giống nơi khô ráo và thoáng mát. - Không sử dụng hạt giống sau thu hoạch để làm giống cho vụ sau vì năng suất sẽ giảm.
Hình ảnh sản phẩm lua-lai-gs999
Tiêu chuẩn chất lượng hạt giống Theo tiêu chuẩn QCVN 01–50 : 2011/BNNPTNT ► Độ thuần ≥ 99,7% ► Độ sạch ≥ 98% ► Tỷ lệ nảy mầm ≥ 80% ► Độ ẩm ≤ 13,0% ► Hạt cỏ dại ≤ 10 hạt/kg ► Hạt giống khác ≤ 0,3%

QUY TRÌNH KỸ THUẬT GIEO TRỒNG

I. ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC

GS999 là giống lúa lai ba dòng có thời gian sinh trưởng ngắn: Miền Bắc: vụ Xuân 115 - 120 ngày; vụ Mùa 95 – 100 ngày - Chiều cao cây thấp: 95 – 100 cm, cứng cây, chống đổ tốt. - Khả năng đẻ nhánh khỏe & chịu rét tốt. - Cây gọn, lá đòng to bền, vẫn giữ được màu xanh khi lúa chín. - Chống chịu tốt với bệnh đạo ôn và rầy nâu. - Thể hiện ưu thế vượt trội trên đất vàn và vàn cao (chủ động tưới tiêu). Tuyệt đối không gieo cấy trên đất trũng, đất bị ô nhiễm nguồn nước… - Trỗ nhanh, tập trung  & thoát cổ bông; bông dài, khá to, tỷ lệ hạt chắc/bông rất cao, hạt thóc màu vàng sáng. - Hạt gạo thon dài >7,2 mm, trắng trong; cơm ngon vị đậm, có mùi thơm. Rất thích hợp cho xuất khẩu và người ăn có khẩu vị cơm ngon, chất lượng cao. - Năng suất trung bình 7,0- 8,0 tấn/ha vụ Xuân; 6,5-7,0 tấn vụ Mùa; thâm canh cao đạt trên 12 tấn/ha. lua-lai

II. KỸ THUẬT CANH TÁC

1. Thời vụ gieo cấy

Cấy vụ Xuân muộn, Mùa sớm. Tuỳ theo lịch thời vụ ở địa phương để gieo trồng cho phù hợp. Mạ dược cấy khi mạ được: 3,5 –4,0  lá; mạ sân hoặc dầy xúc cấy khi mạ được 3 – 3,5 lá.

2. Kỹ thuật làm mạ

2.1. Chuẩn bị hạt giống: - Đặc biệt chú ý khi ngâm ủ: + GS999 có hạt giống nhỏ, nhẹ hạt nên không vớt hạt lép lửng ngay khi ngâm. + Lượng hạt giống: Dùng 0,7kg/ sào 360m2; 03 túi (2,1kg)/1000m2 và 29 túi (20kg)/ha đối với lúa ở miền Bắc. + Ngâm: Thời gian ngâm 6-8 giờ. 3h-4h thay nước một lần. Lượng nước ngập 3-5 lần lượng hạt giống, ngâm trong nước sạch. Cần xả sạch đến khi không có mùi chua, để ráo nước rồi đem ủ. Có thể xử lý bằng Cruiser Plus 321.5 FS để diệt trừ nấm bệnh và kích thích nảy mầm. + Ủ hạt giống khoảng 24-30 giờ ở nhiệt độ 28-32 độ C. Khi thấy hạt giống nứt nanh hoặc mầm bằng 1/3 hạt thóc thì đem gieo. 2.2. Gieo mạ và chăm sóc Gieo mạ: Sau khi kiểm tra thấy thóc giống nứt nanh thì hôm sau làm đất để gieo ngay. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật để có mạ tốt, phát triển đồng đều, sạch bệnh, đủ mạ.

3. Kỹ thuật sản xuất lúa cấy

3.1. Mật độ cấy: Lúa cấy mật độ 35 - 40 khóm/m2, cấy 1 – 2  dảnh/khóm 3.2. Bón phân cho lúa: Bón đạm vừa phải, tăng cường bón phân kali. Lượng phân bón cho đất có dinh dưỡng trung bình khá như sau:
Loại phân 360 m2 500 m2 1ha
Phân chuồng (kg) 300 – 400 450 – 500 9.000-10.000
Đạm Urê (kg) 5 – 7 7 – 9 140 – 180
Super lân (kg) 15 – 20 27-30 450-550
Kali clorua (kg) 8 – 9 11 -13 220 – 260
Lưu ý: Vụ Mùa bón giảm lượng phân đạm so với vụ Xuân, bón 4-5 kg đạm/sào 360 m2. - Cách bón phân:Tập trung bón phân sớm và đúng thời điểm để nâng cao năng suất của giống: + Bón lót trước khi bừa cấy: Toàn bộ số phân chuồng, phân lân và 30% đạm urê (1-2 kg/sào 360m2) + Bón thúc đẻ nhánh: (sau cấy: 10 - 12 ngày vụ Xuân, 5 - 6 ngày trong vụ Mùa) khi lúa đã bén rễ hồi xanh: 70% đạm urê (4-5 kg/sào 360m2) và 50% kali kết hợp với làm cỏ. + Bón đón đòng (Sau cấy 35-40 ngày): Cần bón sớm khi lúa kết thúc đẻ nhánh, bắt đầu phân hóa đòng để đòng to, bông nhiều hạt, tỷ lệ hạt chắc cao: Bón hết 50% kali còn lại (4-5 kg/sào 360m2). Tùy theo chân đất, mùa vụ, nếu lúa sinh trưởng phát triển kém có thể bón đón đòng thêm 0,5 kg đạm/sào 360m2. Tuyệt đối không dùng đạm bón đón đòng khi lúa sinh trưởng phát triển tốt. + Trong trường hợp cuối vụ không có mưa thì sau khi lúa trỗ báo (khoảng 5%) có thể bón tăng thêm 0,5 kg đạm, 1 kg kali để tăng tỷ lệ hạt chắc.
Lưu ý: 
▷ Có thể bón phân hữu cơ vi sinh, phân tổng hợp NPK theo tỷ lệ nguyên chất trên để thay thế phân chuồng và đạm, lân , kali đơn theo khuyến cáo của nhà sản xuất. ▷ Chủ động tưới tiêu để tạo cho rễ lúa ăn sâu, hút được nhiều dinh dưỡng, chuyển hóa giai đoạn tốt: đẻ nhanh, trỗ và chín tập trung ▷ Thường xuyên thăm đồng phát hiện sâu bệnh hại để kịp thời phun thuốc. 4. Phòng trừ sâu bệnh Thường xuyên thăm đồng theo dõi & phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời. Phòng trừ sâu bệnh theo sự chỉ đạo của các cơ quan chuyên môn theo nguyên tắc 4 đúng bằng các loại thuốc đặc hiệu. (Cách phun, nồng độ, liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì của từng loại thuốc). Lưu ý: Cần bố trí đúng thời vụ, kết hợp bón phân cân đối đúng thời điểm để giảm chi phí phòng trừ sâu bệnh.

Công ty Cổ phần Đại Thành

Được biết đến là một trong số những đơn vị tiên phong trong ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất nông nghiệp, với những sản phẩm công nghệ cao và ưu việt như Máy bay nông nghiệp không người lái, gieo hạt; Hệ thống giám sát nông nghiệp thông minh; Phân bón hữu cơ sinh học Rural Boss DTOGNFit; Phần mềm truy xuất nguồn gốc Agricheck… Đại Thành đã chuyển giao công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp cho hàng nhiều tổ chức; cá nhân uy tín tại Việt Nam và các nước trong khu vực. Website: https://daithanhtech.com/ hoặc http://globalcheck.com.vn Hotline: 0981 85 85 99 Email: contact@daithanhtech.com – cskh@daithanhtech.com