Công ty cổ phần Đại Thành tham dự Hội thảo quốc tế – Franconomics III 2021

Franconomics là Hội thảo quốc tế thường niên do Viện Quốc tế Pháp ngữ khởi xướng, được Đại học Quốc gia Hà Nội bảo trợ. Franconomics-2021 với chủ đề Những thách thức của chuyển đổi số với việc tiếp cận công bằng các dịch vụ thiết yếu trong thời đại Covid-19. Và tiếp nối Franconomics-2021 bằng Hội thảo quốc tế Nông nghiệp thông minh: Tiềm năng và thực tế. Sự kiện được diễn ra trong ngày 24 – 25/11/2021. Với sự tham gia của Viện Phát triển Doanh nghiệp; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Viện Nghiên cứu Châu Phi -Trung Đông; cùng các đơn vị, tổ chức trong nước và quốc tế khác.

Trong Hội thảo quốc tế lần này, Công ty cổ phần Đại Thành hân hạnh tham gia chuỗi nội dung Chuyển đổi số, Nông dân Việt Nam, Cơ hội và Thách thức. Với trọng tâm của Hội thảo nhằm nâng cao chất lượng và tăng sức cạnh tranh trong ngành sản xuất nông nghiệp ứng dụng máy bay không người lái; và giải pháp công nghệ ứng dụng toàn diện vào Trang trại kỹ thuật số không người lái công nghiệp hóa thông minh hiện đại.

 

Công ty cổ phần Đại Thành tham dự Hội thảo quốc tế - Franconomics III 2021 (Nguồn: Franconomics)1(Nguồn: Franconomics 2021)

Tổng quan Hội thảo quốc tế

Hội thảo quốc tế với chủ đề Nông nghiệp Thông minh: Tiềm năng và hiện thực vào ngày 25/11/2021. Sự kiện được tổ chức trực tiếp tại Đại học Quốc gia Hà Nội và nền tảng trực tuyến. Với sự tham gia của Viện Phát triển Doanh nghiệp; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Viện Nghiên cứu Châu Phi -Trung Đông; cùng các đơn vị, tổ chức trong nước và quốc tế khác.

Công ty cổ phần Đại Thành tham dự Hội thảo quốc tế - Franconomics III 2021 (Nguồn: Franconomics) 2(Nguồn: Franconomics 2021)

Tiềm năng công nghệ số hóa

Tiến sĩ Lê Quý Kha – Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác Kinh tế Việt Phi (VAECA) Nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Nam Bộ TP. Hồ Chí Minh phát biểu về xu hướng phát triển trang trại thông minh toàn cầu trong thế kỷ 21 sớm nhất. Tiến sĩ Lê Quý Kha cho biết hiện nay tại Nhật Bản đã tiến hành xu hướng công nghệ nông nghiệp 5.0; họ đã sử dụng robot vào canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, Việt Nam hiện tại còn đang định hướng 4.0. Trên thị trường kỹ thuật số, toàn Thế Giới đã tiêu dùng 13,15 tỷ Dollar vào thiết bị giám sát năng suất; bản đồ thông minh; kiểm tra và  giám sát sâu bệnh hại trên cây trồng; quản lý nguồn lao động vào ngành sản xuất nông nghiệp thông minh.

Thiết bị kỹ thuật số được ứng dụng nhiều nhất trên Thế Giới là máy bay không người lái. Ước tính tốc độ tăng trưởng của máy bay nông nghiệp trên thị trường hàng năm tăng 15,38%. Nhìn vào con số này, chúng ta thấy rằng thiết bị thông minh đóng góp cho nền kinh tế toàn cầu rất đáng kinh ngạc. Và tại các quốc gia khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á đang ứng dụng máy cày không người lái, máy bay phun thuốc điều khiển từ xa, robot tự động hóa, robot thu hoạch.

Định hướng nông nghiệp chuyển đổi số

Trong Hội thảo, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Phạm Quang Hà chia sẻ tình hình nông nghiệp hiện tại và xu hướng phát triển nền nông nghiệp trong tương lai. PGS – TS Phạm Quang Hà khẳng định rằng, sự phát triển đất nước bền vững phải kết hợp tất cả các ngành với nhau. Riêng về nông nghiệp sẽ tiến hành chuyển đổi từ lao động thâm canh sang nông nghiệp thông minh; sử dụng công nghệ làm mũi nhọn để tối ưu hóa tương tác giữa nông dân với hệ thống điều khiển nhân tạo. Về cơ bản, chuyển đổi số là đổi mới sáng tạo, liên kết nông nghiệp với công nghệ và người nông dân là yếu tố chủ chốt. Và người nông dân cần được tạo điều kiện để đổi mới về kiến thức, cải tiến kỹ thuật trong nông nghiệp sản xuất.

Chuyển đổi kỹ thuật số là đòn bẩy để mở ra nhiều cơ hội để tiến hành nền nông nghiệp bền vững. Do đó, công ty cổ phần Đại Thành đã và đang thực hiện công cuộc chuyển đổi số từ năm 2016 đến nay. Sản phẩm mà Công ty cổ phần Đại Thành mang đến cho nông nghiệp là công nghệ kỹ thuật số tiên tiến bật nhất.

Máy bay không người lái

Công ty cổ phần Đại Thành tham dự Hội thảo quốc tế - Franconomics III 2021 1

Đại diện công ty cổ phần Đại Thành cùng các đại diện trong nước và quốc tế tham gia trực tuyến.

Công ty cổ phần Đại Thành có hơn 20 năm hoạt động trong ngành thiết bị nông nghiệp và hơn 6 năm áp dụng chuyển đổi số. Cùng hệ thống Đại lý và Trung tâm bảo hành từ Bắc vào Nam giúp bà con nông dân tiếp cận với kỹ thuật số và ứng dụng vào canh tác để nâng cao hiệu suất và gia tăng chất lượng nông sản mang thương hiệu Việt Nam.

Công ty cổ phần Đại Thành tham dự Hội thảo quốc tế - Franconomics III 2021 2

Hành trình ứng dụng công nghệ nông nghiệp vào sản xuất và kết quả đạt được.

Công ty cổ phần Đại Thành tham dự Hội thảo quốc tế - Franconomics III 2021 3

Ứng dụng Máy bay nông nghiệp không người lái vào canh tác, sản xuất nông nghiệp.

Máy bay không người lái của công ty cổ phần Đại Thành được nhiều bà con nông dân sự đón nhận nhiệt tình. Trong canh tác, bà con nông dân thấy được tiềm năng máy bay nông nghiệp có thể thay thế nguồn lao động truyền thống. Máy bay không người lái có thể sử dụng trong gieo hạt, bón phân và phun thuốc; hầu như thay nhà nông làm tất cả các công việc nặng trong đồng án.

》Xem thêm: Đánh giá của nhà nông đã từng sử dụng máy bay điều khiển từ xa. 

Sự khác biệt giữa các mùa vụ và đặc điểm lúa Đông Xuân tại việt Nam

Ngành sản xuất lúa tại Việt Nam được xem là ngành nông nghiệp chính. Vậy hiện nay Việt Nam có bao nhiêu vụ lúa trong năm? Những mùa vụ này có khác biệt gì trong kỹ thuật canh tác giữa các miền khác nhau hay không? Có nhiều thông tin nói rằng lúa Đông Xuân là vụ lúa chính trong năm. Vậy lúa Đông Xuân là vụ lúa như thế nào? Đặc điểm lúa Đông Xuân có khác gì với các mùa lúa khác? Trong bài viết này, Công ty cổ phần Đại Thành sẽ cùng các bạn tìm hiểu rõ hơn về tất cả mùa lúa cũng như đặc điểm lúa Đông Xuân ở các khu vực sản xuất lúa của Việt Nam.

Sự phân chia mùa vụ giữa các miền

Nước ta phân chia mùa vụ dựa vào sự phân hóa khí hậu từ Bắc đến Nam. Và hiện nay, các khu vực canh tác lúa chính bao gồm khu vực Đồng bằng sông Hồng; khu vực Duyên hải miền Trung; khu vực Đông Nam Bộ; và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Các mùa lúa tại khu vực Đồng bằng sông Hồng

Sự khác biệt giữa các mùa vụ và đặc điểm lúa Đông Xuân tại việt Nam 1

Khí hậu tại các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng, các tỉnh thành thuộc phía Bắc Việt Nam phân chia 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Do đó, nhà nông Bắc Bộ canh tác chủ yếu 2 vụ lúa chính: vụ Chiêm Xuân và vụ Mùa.

Vụ Chiêm Xuân bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 5 hàng năm. Thời gian gieo cấy trễ nhất là vào đầu tháng 11. Mùa vụ làm trong mùa khô và lạnh. Đầu vụ sẽ gặp gió rét đông, cuối vụ gặp nóng. Vì vậy nhà nông cần chọn giống có khả năng chịu rét tốt và chủ động cung cấp nước cho đồng ruộng.

Vụ Mùa tại Bắc Bộ bắt đầu gieo sạ sớm vào cuối tháng 5 và thu hoạch vào những tuần giữa tháng 11. Bên cạnh vụ mùa sớm, nông dân Bắc Bộ còn có vụ Mùa trung và Mùa muộn tùy thuộc vào sự biến đổi khí hậu. Vụ Mùa sớm thường sử dụng lúa ngắn ngày; còn Mùa muộn thường sử dụng lúa có thời gian sinh trưởng trên 120 ngày.

>>Xem thêm:

Các mùa lúa tại khu vực Duyên hải miền Trung

Sự khác biệt giữa các mùa vụ và đặc điểm lúa Đông Xuân tại việt Nam 2

Tại khu vực Duyên hải miền Trung có 3 vụ chính trong năm: vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu và vụ Mùa.

Vụ Đông Xuân bắt đầu vào cuối tháng 10 và kết thúc mùa vụ vào tháng 4 ( tháng 3 âm lịch) nên còn được gọi là vụ ba. Vụ Hè Thu gieo hạt từ cuối tháng 4 và thu hoạch vào cuối tháng 9 ( tháng 8 âm lịch) nên còn được gọi là vụ tám. Vụ Mùa hay vụ mười thường canh tác từ cuối tháng 5 đến tháng 11 ( tháng 10 âm lịch).

Khu vực Duyên hải miền Trung có địa hình dốc và khí hậu phân hóa hai rõ rệt bên sườn núi. Do đó, canh tác phân chia thành hai vùng: vùng đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ có thời tiết khá giống miền Bắc; vùng đồng bằng ven biển Trung bộ và nam Trung Bộ phân chia hai mùa mưa và nắng. Do đó, thổ nhưỡng và lượng mưa là hai yếu tố chính quyết định thời vụ tại khu vực này.

Các mùa lúa tại khu vực Đông Nam Bộ

Khu vực Đông Nam Bộ có 3 mùa lúa chính hằng năm: vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu và vụ Mùa. Tuy nhiên lịch thời vụ tại khu vực này khác so với khu vực Duyên hải miền Trung.

Vụ Đông Xuân thường gieo cấy trễ, khoảng từ tháng 12 để tránh mưa bão. Vụ Hè Thu bắt đầu vào cuối tháng 4, tháng 5 hàng năm. Và vụ Mùa gieo hạt vào khoảng tháng 7, tháng 8. Riêng vụ Mùa còn tùy thuộc vào lịch dự báo mưa và có thể tùy chỉnh linh hoạt.

Các mùa lúa tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Hiện nay, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất lúa trong 3 vụ chính: vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu và vụ Mùa.

Vụ Đông Xuân thường sử dụng lúa ngắn ngày, có sức sống mạnh và có khả năng chiệu lạnh tốt. Mùa vụ thường bắt đầu tháng 11, tháng 12 vào cuối mùa mưa; và thu hoạch vào đầu tháng 4. Vụ Hè Thu cũng sử dụng lúa ngắn ngày và thường bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào giữa tháng 8. Vụ Mùa gieo hạt vào đầu mùa mưa khoảng tháng 5, 6 và thu hoạch vào tháng 11.

Sự khác biệt giữa các mùa vụ và đặc điểm lúa Đông Xuân tại việt Nam 3

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long điều kiện khí hậu rất thuận lợi trong việc sản xuất lúa. Thổ nhưỡng tại khu vực này có hàm lượng dinh dưỡng cao. Đồng thời có hệ thống sông ngòi dày đặc, lượng nước ngọt dồi dào. Ngoài ra, diện tích canh tác tại khu vực này khá lớn và tương đối bằng phẳng, phần lớn dùng để canh tác lúa.

Nói chung, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên, đất đai màu mỡ và khi hậu thuận lợi cho ngành nông nghiệp, đặc biệt cho sản xuất lúa gạo.

Xem thêm: Lịch xuống giống lúa Đông Xuân 2021-2022

Để tham khảo thêm các giống lúa chịu rét tốt. Hoặc bạn có thể liên hệ Hotline: 0981858599 để được tư vấn về công nghệ nông nghiệp thế hệ mới.

Nông dân chuẩn bị mùa vụ Đông Xuân 2022 trong đại dịch Covid-19

Để mùa vụ Đông Xuân 2022 đạt thắng lợi, việc chuẩn bị và xác định thời vụ rất quan trọng. Đây là mùa lúa chính năm 2022 cũng như khởi đầu mùa vụ sản xuất trong năm. Do đó, Công ty Cổ phần Đại Thành chia sẻ đến bà con nông dân các kinh nghiệm cho lúa Đông Xuân 2022. Đặc biệt là trong bối cảnh nền nông nghiệp Việt Nam đang chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Dự báo mùa vụ Đông Xuân 2022

Trong năm 2021, Covid-19 làm giá vật tư nông nghiệp tăng cao, hạn chế giao thông vận chuyển hàng hóa. Đồng thời, sự chuyển biến khí hậu khá phức tạp cũng như nhiều đồng ruộng bị xâm nhập mặn. Điều này làm cho mùa vụ Đông Xuân 2022 gặp nhiều khó khăn hơn so với các vụ mùa trước đây.

mua-vu-dong-xuan-2022 1
Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, vụ Đông Xuân 2021-2022, toàn vùng Nam bộ gieo sạ 1.600 nghìn ha, tăng 2 nghìn ha; năng suất dự kiến 71,51 tạ/ha, giảm 0,15 tạ/ha và sản lượng 11.438 nghìn tấn, giảm 11 nghìn tấn so với vụ Đông Xuân 2020-2021. ( Nguồn: ĐCSVN)

Ngoài ra, thời tiết vào những tháng cuối năm 2021 sẽ có các đợt mưa lớn tại các tỉnh Trung và Nam Trung Bộ. Tuy nhiên, mùa mưa tại các tỉnh Nam Bộ sẽ kết thúc muộn.(Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia). Và trong mùa khô có khả năng xuất hiện mưa trái mùa. Dự báo đỉnh lũ 2021 tại khu vực Miền Tây thấp hơn các năm trước nhưng xuất hiện nguy cơ cao về xâm nhập mặn.

Dự báo riêng tỉnh Bến Tre bị ảnh hưởng bởi khô hạn và xâm nhập mặn cao. Nên có sự chuyển đổi từ mùa vụ Đông Xuân sang canh tác cây trồng cạn phù hợp. Đồng thời, các tỉnh, thành Nam Bộ cần xác định thời vụ để xuống giống hiệu quả và có biện pháp đối với vấn đề ngập hạn mặn thời gian cuối mùa vụ.

》Xem thêm: Máy bay không người lái ứng dụng sản xuất nông nghiệp

Lịch thời vụ ở khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long

mua-vu-dong-xuan-2022 (3)

Tại Kiên Giang, lịch thời vụ chia làm 3 đợt gieo sạ chính:

  • Đợt 1 tập trung 10 ngày cuối tháng 10 (20-30/10) cho các vùng ngập lũ không sâu và lũ rút sớm.
  • Đợt 2 vào 10 ngày cuối tháng 11 (20-30/11) gieo sạ tập trung ở các khu vực có diện tích canh tác lớn.
  • Đợt 3 vào tháng 12 (20-30/12) chủ yếu ở các vùng trũng sâu và lũ rút chậm.

Tại Hậu Giang, gieo sạ trong 2 đợt chính. Đợt 1 từ ngày 26-30/11 và đợt 2 từ ngày 22-28/12. Đây là đề xuất chung cho toàn tỉnh. Tuy nhiên Hậu Giang sẽ tùy chỉnh lịch gieo sạ theo nguyên tắc “né rầy” và tránh hạn mặn ở cuối vụ. Kết thúc xuống mùa vụ Đông Xuân 2022 trước ngày 10/01/2022.

Tại Bạc Liêu, lịch thời vụ xuống giống Đông Xuân 2022 trễ hơn các tỉnh khác để hạn chế ngập úng ở đầu vụ do mưa bão kéo dài. Đối với lúa Đông Xuân sớm sẽ gieo sạ từ 25/11-15/12 ở những khu vực đê bao khép kín; hoặc khu vực có điều kiện bơm tác nước khỏi ruộng. Với lúa Đông Xuân chính vụ sẽ gieo sạ 25/12-15/01/2022 ở các khu vực còn lại.

Tại An Giang, lịch gieo sạ né khô hạn và rẽ nước sẽ chia làm 3 đợt xuống giống. Đợt 1 từ 1-15/11 tập trung ở những tiểu vùng sản xuất. Đợt 2 từ 16/11-15/12 cho các vùng làm lúa Đông Xuân đại trà sản xuất 3 vụ/ năm. Đợt 3 từ 16-31/12 cho các tiểu vùng xuống giống muộn.

Tại Đồng Tháp, lịch xuống giống chia làm 2 phương án để hạn chế gây hại của sâu bệnh và dịch rầy. Phương án 1 sẽ gieo tập trung 1 đợt từ 8-18/10. Phương án 2 chia 2 đợt sạ: Đợt 1 từ 8-14/10 đối với khu vực khoảng trên 19.500 ha; Đợt 2 từ 7-13/11 đối với khu vực tiểu vùng sản xuất.

Các giai đoạn cho mùa vụ Đông Xuân

Tại các tỉnh, thành miền Tây có lịch gieo sạ phân bố không tập trung. Cũng như tùy theo tình hình khí hậu cũng như dự báo dịch rầy cho từng khu vực. Tuy nhiên các giai đoạn canh tác, chăm sóc mùa vụ Đông Xuân 2022 về cơ bản đều gồm các giai đoạn sau:

  • Chuẩn bị đất: Vệ sinh đồng ruộng trước ít nhất 3 tuần ngay khi thu hoạch lúa Thu Đông. Để hạn chế ngộ độc hữu cơ cũng như nguồn sâu bệnh từ mùa vụ trước. Đất xuống giống phải được cải tạo, giữ nước nông trong 1 tuần trước gieo sạ. Gieo sạ đồng loạt theo khu vực để tiết kiệm chi phí cải tạo, tiết kiệm nước. Và hạn chế ruộng thiếu nước trong giai đoạn gieo sạ mùa vụ Đông Xuân 2022.
  • Chăm sóc mạ: Duy trì mực nước nông tạo điều kiện giữ ấm cho mạ. Không để ruông bị khô hạn hoặc ngập úng để không gay hại cho lúa mới sạ. Chủ động phòng trừ cỏ dại và ốc bươu vàng đẻ trứng. Có thể sử dụng thuốc hoặc phân bón nếu số lượng ốc nhiều và giữ nước 5-7 ngày để tăng hiệu quả thuốc.
  • Chăm sóc lúa sau mạ: Lúa sau mạ bắt đầu đẻ nhánh 2-3 lá tiến hành bón thúc đợt 1. Lúa đẻ nhánh 5-6 lá tiến hành bón thúc đợt 2. Đồng thời phòng trừ rầy, sâu đục thân trên lúa cũng như chuột phá lúa.
  • Chăm sóc lúc đón trổ đòng: Thường xuyên thăm đòng và bổ sung dinh dưỡng cho cây và chuẩn bị làm đòng. Đảm bảo đủ lượng nước cho lúa, mực nước từ 5-7cm. Dừng bón phân cho lúa đón đòng sau 48 ngày đồng thời phòng trừ đạo ôn phát triển mạnh.

Các lưu ý cho vụ Đông Xuân đạt chất lượng tốt

  • Sau vụ Hè Thu và Thu Đông 2021, cần cải tạo đất kỹ và vệ sinh đồng ruộng; gia cố đê bao đối với những khu vực chịu lũ và ngập mặn. Chủ động giữ nước ngọt để phòng tránh khô hạn mặn ở các khu vực gần biển.
  • Theo dõi khí hậu trước gieo sạ để thực hiện lịch thời vụ phù hợp theo khuyến cáo. Liên kết canh tác để đồng loạt phòng chống sâu bệnh.
  • Chọn giống lúa phù hợp với thời tiết khắc nghiệt cuối Đông. Những giống được lựa chọn như OM9582, Đài thơm 8, OM5451, OM7347, OM6976, OM18. Ngoài ra, giống lúa lai chịu rét cũng là lựa chọn hiệu quả như GS55 và cách giống lai F1 trong mùa vụ Đông Xuân 2022.
  • Theo dõi chặt chẽ tình hình khi tượng thủy văn về mưa bão và dịch rầy để có biện pháp phòng chống thích hợp từng vùng, từng khu vực.
  • Tăng cường áp dụng công nghệ máy bay vào sản xuất đễ nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo. Đồng thời để tối ưu chi phí và giảm sức lực trong lao động canh tác.
  • Phát triển định hướng nông sản sạch; liên kết sản xuất hợp tác để tăng cường liên kết tiêu thụ sản phẩm hiệu quả hơn.

Ứng dụng kỹ thuật công nghệ – máy bay gieo sạ mùa vụ Đông Xuân 2022

Công ty Cổ phần Đại Thành phối hợp cùng Globalcheck triển khai mô hình phun thuốc bằng máy bay nông nghiệp tại các tỉnh thành miền Tây. Nhờ sự hỗ trợ của mô hình này giúp bà con thực hiện lịch gieo sạ đúng vụ. Đồng thời, với chức năng 3 trong 1 của máy bay nông nghiệp Global Check, giúp bà con tiết kiệm chi phí lao động canh tác và tăng 29% hiệu suất làm việc trên đồng ruộng. Mới đây, Công ty Cổ phần Đại Thành hợp tác với Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang tổ chức tập huấn nhà nông. Với mô hình “Sử dụng thiết bị bay phun thuốc bảo vệ thực vật“. Bước đầu đã giúp bà con nông dân hiểu rõ hơn về Máy bay nông nghiệp. Từ đó mạnh dạn áp dụng vào sản xuất tại địa phương.

》Xem thêm: Tập huấn nhà nông tham gia mô hình Sử dụng thiết bị bay phun thuốc BVTV.