Công ty cổ phần Đại Thành chuyển giao công nghệ máy bay cho Angimex

Ngày 21/03/2022, công ty cổ phần Đại Thành thực hiện lễ ký kết hợp tác cùng Công ty TNHH MTV Dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao Angimex (AGM – Agritech) tại xã Định Thành, huyện Thoại Sơn, An Giang. Đây chính là dấu mốc cho sự mở rộng ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp tại địa bàn An Giang.

Lễ ký kết giữa công ty cổ phần Đại Thành và Angimex

Công ty TNHH MTV Dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao Angimex (AGM – Agritech) là công ty con của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) chính thức thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 21/03/2022. Đồng thời, công ty cổ phần Đại Thành đã thực hiện lễ ký kết hợp tác ứng dụng công nghệ máy bay nông nghiệp Globalcheck trong cùng ngày.

 

Công ty cổ phần Đại Thành cùng Angimex phát triển máy bay phun thuốc 1

 

Đây chính là dấu mốc cho sự mở rộng ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp tại địa bàn An Giang. Hơn thế, ngành nông nghiệp An Giang càng được phát triển, hoàn thiện theo định hướng sản xuất bền vững. Khẳng định nông nghiệp là ngành cốt lõi, tạo nên liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân; cùng đẩy mạnh phát triển mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Việt.

 

Công ty cổ phần Đại Thành cùng Angimex phát triển máy bay phun thuốc 2

 

Từ thời điểm này, Đại Thành với vai trò là nhà phân phối thiết bị công nghệ cho Angimex. Việc ứng dụng và triển khai máy bay nông nghiệp Globalcheck giúp bà con sản xuất lúa thuận lợi hơn. Từ khâu gieo sạ đầu mùa vụ cho đến các công tác chăm sóc, quản lý sâu bệnh hại đã có thiết bị hỗ trợ. Giúp bà con giảm lượng phân thuốc, tiết kiệm thời gian, giảm công lao động. Mà đem lại hiệu quả lúa phát triển đồng đều, xanh mướt; không ngại sâu bệnh phát sinh.

Định hướng phát triển máy bay nông nghiệp

Hiện nay tại địa bản tỉnh An Giang, bà con không còn xa lạ với máy bay nông nghiệp Globalcheck. Bởi công nghệ máy bay này đã nhanh chóng được bà con đón nhận và đánh giá rất tích cực khi sử dụng chúng. Tuy nhiên, so với diện tích canh tác lúa rộng lớn tại An Giang; số lượng máy bay nông nghiệp làm việc trên cánh đồng chỉ đáp ứng khoảng 15%. Do đó, nhu cầu ứng dụng máy bay nông nghiệp vào sản xuất rất lớn. Từ đó, không chỉ riêng Angimex mà bà con nông dân nơi đây có định hướng mở rộng lĩnh vực công nghệ máy bay vào canh tác lúa.

Theo đánh giá mùa vụ Đông Xuân vừa qua, lúa có ứng dụng máy bay phun thuốc đạt hiệu quả phòng trừ sâu bệnh hại đạt chất lượng tốt hơn. Lúa trổ đều, cho hạt chắc khỏe, trĩu hạt. Có thể nhận thấy rằng, so với công tác phun xịt thủ công, việc sử dụng máy bay phun thuốc cho hiệu quả nhanh chóng hơn, tiết kiệm nhiều thời gian và công phun hơn. Đồng thời, cho năng suất vượt trội hơn hẳn.

Chia sẻ của thành viên công ty Angimex

Anh Nguyễn Đức Huy – Nhân viên Angimex thông tin như sau:
“Về việc ứng dụng máy bay không người lái vào sản xuất được cải tiến và đột phá hơn so với công tác thủ công. Vì với diện tích lớn, nếu mình thực hiện phun, sạ bằng thủ công sẽ rất mất thời gian; tốn nhiều nhân công; tốn sức lao động.

 

Công ty cổ phần Đại Thành cùng Angimex phát triển máy bay phun thuốc 3

 

Ngược lại, nếu áp dụng phương pháp phun xịt bằng máy bay nông nghiệp sẽ:

1. Công việc thực hiện nhanh hơn;

2. Tiết kiệm thời gian, nhân công, chi phí.

Trong thời gian sắp tới, công ty Angimex sẽ triển khai đào tạo đội ngũ phi công; để vận hành máy bay nông nghiệp Globalcheck để phục vụ cho bà con nông dân.”

Dịch vụ hỗ trợ của công ty cổ phần Đại Thành

Công ty cổ phần Đại Thành khi cung cấp, phân phối công nghệ máy bay đến tay khách hàng; Đại Thành luôn hỗ trợ khách hàng từ khâu tư vấn cho đến công tác hỗ trợ dịch vụ sau bán hàng. Bao gồm công tác đào tạo – huấn luyện; hỗ trợ kỹ thuật sửa chữa; hỗ trợ bảo hành, bảo trì và bảo dưỡng máy móc, thiết bị. Đại Thành đảm bảo rằng luôn đồng hành cùng bà con trong quá trình triển khai thủ tục bay cần thiết; cũng như tạo liên kết thông tin giữa khách hàng với công ty cổ phần Đại Thành để xử lý các vấn đề kịp thời.

Đại diện công ty cổ phần Đại Thành chia sẻ là ông Nguyễn Trọng Tâm – Trưởng phòng dịch vụ sau bán hàng.

“Khi khách hàng mua 1 thiết bị bay không người lái của công ty cổ phần Đại Thành. Đại diện bên phía công ty sẽ tổ chức những khóa đào tạo, tập huấn bay. Tức là hướng dẫn cho bà con nông dân có thể vận máy máy bay nông nghiệp Globalcheck một cách phù hợp, linh hoạt. Cũng như các quy định hiện hành đối với thiết bị bay của lãnh thổ Việt Nam.

 

Công ty cổ phần Đại Thành cùng Angimex phát triển máy bay phun thuốc 4

 

Đối với máy bay không người lái Globalcheck, việc bà con vận hành đúng cách; cũng như thực hiện công tác bảo trì, bảo dưỡng đúng theo quy định của nhà sản xuất; đây là điều cần thiết. Hiện tại, nhà nông đa phần bỏ quên điều này. Do đó, bà con cần lưu ý nhiều hơn. Khi vận hành phải đảm bảo an toàn bay; đảm bảo thiết bị được bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng để thiết bị được vận hành ổn định.”

 

Công ty cổ phần Đại Thành – Đơn vị tiên phong mang công nghệ máy bay đến mọi nhà

Công ty cổ phần Đại Thành là đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm ứng dụng công nghệ cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Trong đó bao gồm dòng sản phẩm Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNFit; Giống lúa lai năng suất cao; Máy bay nông nghiệp Globalcheck; Máy bay viễn thám không người lái XG; Robot điều khiển từ xa RG; Trạm giám sát nông nghiệp thông minh DTsmartAG,… Hơn thế, công ty cổ phần Đại Thành đã thực hiện hợp tác phân phối công nghệ cho nhiều doanh nghiệp, công ty và cá nhân uy tín tại Việt Nam. Để góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào ngành sản xuất nông nghiệp cũng như gia tăng chất lượng nông sản Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu có thể để lại thông tin liên hệ dưới phần ĐĂNG KÝ hoặc liên hệ trực tiếp HOTLINE để được tư vấn.

Website: https://daithanhtech.com/ hoặc http://globalcheck.com.vn

Hotline: 0981 85 85 99

Email: daithanh.jsc2020@gmail.comcskh@daithanhtech.com

Kỹ thuật chăm sóc nhãn, vải bằng phân bón hữu cơ sinh học

Vải, nhãn là loại cây ăn quả có chu kỳ sinh trưởng cũng như kỹ thuật trồng gần như tương tự. Hơn thế, cả hai đều thuộc loại cây ra quả đầu cành. Để cây đậu được nhiều quả cũng như ra được nhiều hoa, nhà nông phải canh tác và chăm sóc có quy trình. Đồng thời kết hợp bổ sung dinh dưỡng cho cây sau thu hoạch để mùa vụ tiếp theo cây cho hoa khỏe, trái to. Do cây nhãn, vải là loại cây trồng lâu năm. Vì vậy bà con nông dân cần chọn phân bón hữu cơ sinh học vừa phù hợp với cây, vừa an toàn cho đất trồng.

Đặc tính nông học trên cây nhãn

Nhiệt độ sinh trưởng và phát triển thích hợp cho cây nhãn từ 21 đến 27 độ C; với thời kỳ hoa nở, cây nhãn cần nhiệt độ cao hơn từ 25 đến 31 độ C. Ngoài ra, để cây phân hóa mầm hoa, cây nhãn cần thời gian nhiệt độ thấp. Đặc biệt, cây nhãn rất ưa sáng, khi cây hấp thụ đủ ánh nắng mới cho nhiều trái tốt.

Cây nhãn có tính thích ứng với nhiều đất trồng từ vùng nước ngọt đến vùng nhiễm mặn. Tuy vậy, đất trồng cây nhãn phù hợp nhất là đất cát, cát pha, cát giồng, đất cồn và phù sa ven sông; với độ pH từ 5 đến 7.

Đặc tính nông học trên cây vải

Nhiệt độ cho cây vải sinh trưởng từ 16 đến 28 độ C và nhiệt độ phát triển thuận lợi là từ 24 đến 29 độ C. Có thể thấy vải chịu lạnh giỏi hơn các cây ăn quả nhiệt đới khác. Để phân hóa mầm hoa, cây vải có thời kỳ nghỉ sinh trưởng trong mùa đông từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Cây vải cần thời gian 200 giờ với nhiệt độ xuống thấp để thực hiện việc phân hóa mầm hoa. Sau đó khoảng tháng 2, tháng 3 hoa bắt đầu ra hoa và khi ấy cần hấp thụ nhiều ánh nắng để nở hoa và đậu quả.

Cây vải không thuộc loại kén đất. Tuy nhiên, loại đất thích hợp trồng vải là phù sa, có tầng dày và chua nhẹ với độ pH từ 6 đến 6,5. Ngoài ra, vải còn có thể trồng trên đất phù sa cổ, sa thạch và phiếm thạch. Trên những loại đất ít phì nhiều hơn, nhà nông nên chọn giống vải có sức sinh trưởng mạnh.

Nhu cầu dinh dưỡng của cây nhãn, vải

Các loại nguyên tố dinh dưỡng chính có tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của cây nhãn, vải bao gồm đạm, lân, kali. Với 3 nguyên tố dinh dưỡng này được cung cấp và bón cho cây nhãn, vải hầu hết các giai đoạn sinh trưởng của chúng.

 

Kỹ thuật chăm sóc nhãn, vải bằng phân bón hữu cơ sinh học 1

 

Dưới đây là những tác động của 3 nguyên tố này với cây nhãn, vải:

▶ Đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp cây nhãn, vải sinh trưởng, phát triển, đâm chồi, phân cành, nảy lộc. Đồng thời, đối với cây nhãn, vải sau thu hoạch cần bổ sung lượng đạm để cây phục hồi năng lượng. Nếu cây nhãn, vải thiếu đạm, cây sẽ xuất hiện tình trạng còi cọc, phát lộc chậm làm ảnh hưởng đến năng suất. Nếu cây nhãn, vải thừa đạm, cây sẽ phát triển cành lá sum suê để phát sinh sâu bệnh cũng như việc phân tán hấp thụ ánh nắng không đều làm giảm chất lượng, thất mùa.

▶ Lân là yếu tố cần thiết trong việc cây ra rễ, đâm chồi và phân hóa mầm hoa. Hơn thế, lân giúp cây phát triển bộ rễ khỏe mạnh, tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng nuôi cây, hoa, quả. Ngoài ra, lân góp phần thúc đẩy quá trình quang hợp cho cây nhãn, vải. Nếu cây nhãn, vải thiếu lân, cây sẽ còi cọc, bộ rễ yếu, cây ít lộc, khó ra hoa và đậu quả.

▶ Kali là yếu tố giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi cây, hoa, quả. Đồng thời, kali giúp cây nhãn, vải tăng khả năng chống rét và tích lũy đường, tăng chất lượng quả. Ngoài ra, kali còn có vai trò giúp giảm tỷ lệ rụng hoa, rụng quả bởi năng cản sự hình thành tầng rời. Nếu cây nhãn, vải thiếu kali cây có biểu hiện sinh trưởng chậm, rụng lá, cành yếu dễ gãy và giảm tỷ lệ đậu quả, giảm năng suất vụ mùa.

 

Kỹ thuật chăm sóc nhãn, vải bằng phân bón hữu cơ sinh học 2

 

Cây nhãn, vải có yêu cầu tỷ lệ nhất định đối với các chất dinh dưỡng. Nếu thiếu hay thừa bất kỳ nguyên tố dinh dưỡng nào, cây sinh trưởng và phát triển kém, làm ảnh hưởng năng suất mùa vụ. Các nguyên tố dinh dưỡng này không chỉ có tác động trực tiếp đến cây mà còn có ảnh hưởng liên kết với các tác dụng của nguyên tố khác. Do đó, bà con nông dân nên sử dụng phân bón có chứa tổng hợp NPK cùng các dinh dưỡng đa, trung, vi lượng có tỷ lệ hợp lý.

Kỹ thuật chăm sóc cho nhãn, vải bằng phân bón hữu cơ sinh học

Trong quá trình cây nhãn, vải phát triển từ cây con mới trồng đến thu hoạch, các thời kỳ cây nhãn, vải bao gồm:

  • Thời kỳ kiến thiết cơ bản: từ lúc trồng cho đến cây nhãn, vải được 3 năm tuổi.
  • Thời kỳ kinh doanh: từ lúc cây nhãn, vải đón quả mùa đầu tiên về sau.

Mỗi thời kỳ cây nhãn, vải có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Đặc biệt trong thời kỳ kinh doanh, việc bón phân cần có chiến lược hiệu quả mới giúp cây cho thu hoạch quả no tròn, căng bóng. Vì vậy, dưới đây là hướng dẫn quy trình bón phân cho cây nhãn, vải từ thời kỳ kiến thiết cơ bản cho đến kinh doanh. Đồng thời quy trình sử dụng phân bón hữu cơ sinh học Đại Thành ứng dụng máy bay phun thuốc, rải phân Đại Thành. Lượng phân bón được dùng cho 1ha trồng cây nhãn, vải với mật độ trồng 200 đến 400 cây.

Bón thời kỳ kiến thiết cơ bản bằng phân bón hữu cơ

Thời kỳ kiến thiết cơ bản là thời kỳ nuôi cây, cành, lá để cây có sức sống khỏe. Thời kỳ này mất từ 2 đến 3 năm cây nhãn, vải mới có thể bắt đầu ra hoa, đậu quả. Trong thời kỳ này, bà con nông dân tiến hành bón lót cho hố trồng và bón thúc trong giai đoạn sau trồng.

Bón lót trước khi trồng

Trước khi trồng cây nhãn, vải con vào hố, bag con nên sử dụng phân bón lót để đất trồng có đủ dinh dưỡng mà cây cần để bén rễ và sinh trưởng mạnh mẽ. Đồng thời, việc bổ sung phân bón vi lượng trong giai đoạn này giúp phân bón chuyển hóa nhanh, cũng như phân hóa các chất có sẵn trong đất. Với những cây nhãn, vải con vừa trồng, bộ rễ còn yếu nên các dinh dưỡng phải được chuyển hóa thành các chất dễ hấp thu. Khi cây con bén rễ,

Các loại phân dùng cho bón lót:

▶ Phân bón vi lượng Long Bình: 400kg

▶ Phân bón hữu cơ sinh học NP 10-55: 8-10kg

Cách dùng: trộn đều với lớp đất mặt để lấp hố trồng.

Bón thúc giai đoạn cây con – 1 năm tuổi

Trong giai đoạn cây nhãn, vải con 1 năm tuổi, bón thúc cho giai đoạn này chia làm 2 thời kỳ: chăm sóc cây con-cây 6 tháng và cây 6 tháng – 1 năm tuổi.

Phân bón Giai đoạn cây 1 – 6 tháng tuổi Giai đoạn cây 6 tháng – 1 năm tuổi Cách dùng
Tưới gốc Phân bón hữu cơ sinh học NPK 30-9-9 NO1 8 kg 10 kg Pha hỗn hợp phân bón với 1000 – 2000 lít nước
Phân bón hữu cơ sinh học NP 10-55 7 kg 6 kg
Phân bón hữu cơ sinh học NPK 10-10-27 NO3 2 kg
Phân bón hữu cơ sinh học LABIS 68 loại 250ml 1 chai 2 chai
Phân bón hữu cơ sinh học NK 4,5-18 loại 250ml 1 chai 2 chai
Phun lá Phân bón hữu cơ sinh học LABIS 68 loại 250ml 1 chai 1 chai Pha hỗn hợp phân bón hữu cơ sinh học với 250-500 lít nước
Phân bón hữu cơ sinh học NK 4,5-18 loại 250ml 1 chai 1 chai

 

Lưu ý:

▷ Bà con cần tưới nước đầy đủ cho cây nhãn, vải con vào mùa khô.

▷ Thăm vườn thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời các đối tượng gây hại cây nhãn, vải.

▷ Bà con nông dân cần linh hoạt điều tiết lượng phân bón cho phù hợp với giống cây, loại cây, điều kiện thổ nhưỡng.

Bón phân giai đoạn cây 2-3 năm tuổi

 

Kỹ thuật chăm sóc nhãn, vải bằng phân bón hữu cơ sinh học 3

 

Thời gian Phân bón Cây 2 năm tuổi Cây 3 năm tuổi Cách dùng
Bón lót Cuối mùa mưa,

đầu mùa khô

Phân bón vi lượng Long Bình 400-600 kg 400-600 kg  Trộn đều với lớp đất mặt để lấp hố trồng.
Phân bón hữu cơ sinh học NP 10-55 8-10 kg 8-10 kg
Lần 1 Đầu mùa mưa

Tháng 4-5

Phân bón hữu cơ sinh học NPK 30-9-9 NO1 20 kg 20 kg Pha hỗn hợp phân bón với 2000 – 3000 lít nước kết hợp tưới gốc.
Phân bón hữu cơ sinh học NP 10-55 15 kg 15 kg
Phân bón hữu cơ sinh học LABIS 68 loại 1000ml 1 chai 1 chai
Phân bón hữu cơ sinh học NK 4,5-18 loại 1000ml 1 chai 1 chai
Lần 2 Giữa mùa mưa

Tháng 7-8

Phân bón hữu cơ sinh học NPK 30-9-9 NO1 20 kg 20 kg Pha hỗn hợp phân bón với 2000 – 3000 lít nước kết hợp tưới gốc.
Phân bón hữu cơ sinh học NP 10-55 15 kg 20 kg
Phân bón hữu cơ sinh học LABIS 68 loại 1000ml 1 chai 1 chai
Phân bón hữu cơ sinh học NK 4,5-18 loại 1000ml 1 chai 1 chai
Lần 3 Cuối mùa mưa

Tháng 10-11

Phân bón hữu cơ sinh học NPK 30-9-9 NO1 20 kg 20 kg Pha hỗn hợp phân bón với 2000 – 3000 lít nước kết hợp tưới gốc.
Phân bón hữu cơ sinh học NP 10-55 15 kg 20 kg
Phân bón hữu cơ sinh học LABIS 68 loại 1000ml 1 chai 1 chai
Phân bón hữu cơ sinh học NK 4,5-18 loại 1000ml 1 chai 1 chai
Lần 4 Mùa khô

Tháng 1-2

Phân bón hữu cơ sinh học NPK 30-9-9 NO1 20 kg 20 kg Pha hỗn hợp phân bón với 2000 – 3000 lít nước kết hợp tưới gốc.
Phân bón hữu cơ sinh học NPK 10-10-27 NO3 5 kg 12 kg
Phân bón hữu cơ sinh học NP 10-55 15 kg 15 kg
Phân bón hữu cơ sinh học LABIS 68 loại 500ml 1 chai 1 chai
Phân bón hữu cơ sinh học NK 4,5-18 loại 500ml 1 chai 1 chai
Phun định kỳ 1-1,5 tháng / lần Phân bón hữu cơ sinh học LABIS 68 loại 250ml 2 chai 2 chai Chú ý đối với cây nhãn, vải lấy 3 năm tuổi phun trước thời kỳ ra hoa, để tăng tỷ lệ đậu quả và hạn chế rụng trái non.

Đối với cây nhãn, vải năm 3 lấy trái sớm, lượng phân nên áp dụng cho thời kỳ cây kinh doanh để đạt hiệu quả tốt hơn.

Phân bón hữu cơ sinh học NK 4,5-18 loại 250ml 1 chai 2 chai

 

Bón phân thời kỳ kinh doanh

 

Kỹ thuật chăm sóc nhãn, vải bằng phân bón hữu cơ sinh học 4

 

Thời gian Phân bón Cây từ 4 năm tuổi trở đi Cách dùng
Bón lót Cuối mùa mưa,

đầu mùa khô

Phân bón vi lượng Long Bình 600 kg  Trộn đều với lớp đất mặt để lấp hố trồng.
Phân bón hữu cơ sinh học NP 10-55 10 kg
Lần 1 Sau thu hoạch 15-30 ngày

Tháng 8-9

Phân bón hữu cơ sinh học NPK 30-9-9 NO1 28 kg Pha hỗn hợp phân bón với 3000 – 5000 lít nước kết hợp tưới gốc.
Phân bón hữu cơ sinh học NP 10-55 16 kg
Phân bón hữu cơ sinh học LABIS 68 loại 250ml 4 chai
Phân bón hữu cơ sinh học NK 4,5-18 loại 250ml 2 chai
Lần 2 Thời kỳ phân hóa mầm hoa

Tháng 2

Phân bón hữu cơ sinh học NPK 30-9-9 NO1 26 kg Pha hỗn hợp phân bón với 3000 – 5000 lít nước kết hợp tưới gốc.
Phân bón hữu cơ sinh học NP 10-55 20 kg
Phân bón hữu cơ sinh học LABIS 68 loại 250ml 4 chai
Phân bón hữu cơ sinh học NK 4,5-18 loại 250ml 4 chai
Lần 3 Chùm hoa, quả phát triển lớn

Tháng 3-4

Phân bón hữu cơ sinh học NPK 30-9-9 NO1 16 kg Pha hỗn hợp phân bón với 3000 – 5000 lít nước kết hợp tưới gốc.
Phân bón hữu cơ sinh học NPK 10-10-27 NO3 26 kg
Phân bón hữu cơ sinh học PK 10-40 10 kg
Phân bón hữu cơ sinh học NP 10-55 15 kg
Phân bón hữu cơ sinh học LABIS 68 loại 250ml 4 chai
Phân bón hữu cơ sinh học NK 4,5-18 loại 250ml 4 chai
Lần 4 Mùa khô

Tháng 1-2

Phân bón hữu cơ sinh học NPK 30-9-9 NO1 14 kg Pha hỗn hợp phân bón với 3000 – 5000 lít nước kết hợp tưới gốc.
Phân bón hữu cơ sinh học NPK 10-10-27 NO3 26 kg
Phân bón hữu cơ sinh học NP 10-55 12 kg
Phân bón hữu cơ sinh học LABIS 68 loại 250ml 2 chai
Phân bón hữu cơ sinh học NK 4,5-18 loại 250ml 2 chai
Phun định kỳ 1-1,5 tháng / lần Phân bón hữu cơ sinh học LABIS 68 loại 250ml 2 chai
Phân bón hữu cơ sinh học NK 4,5-18 loại 250ml 2 chai

 

Lưu ý:

▷ Liều lượng bón phân cho cây nhãn, vào các năm sau tương tự nhưng sẽ tăng lượng theo tuổi cây.

▷ Tùy vào thời vụ bà con trồng cây nhãn, vải nên bà con xác định tháng phun từng giai đoạn có thể thay đổi phù hợp.

▷ Sau thu hoạch, bà con phải vệ sinh vườn, cắt tỉa cành, nhánh để cây hồi sức cho vụ mới.

Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNFit – cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho lúa phát triển vượt bậc

Công ty cổ phần Đại Thành là đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm ứng dụng công nghệ cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Trong đó bao gồm dòng sản phẩm Phân bón hữu cơ vi sinh DTOGNFit, Giống lúa lai năng suất cao, Máy bay nông nghiệp PG, Máy bay viễn thám không người lái XG, Robot điều khiển từ xa RG, Trạm giám sát nông nghiệp thông minh DTsmartAG,… Hơn thế, công ty cổ phần Đại Thành đã thực hiện chuyển giao công nghệ cho nhiều doanh nghiệp, công ty và cá nhân uy tín tại Việt Nam. Để góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào ngành sản xuất nông nghiệp cũng như gia tăng chất lượng nông sản Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu có thể để lại thông tin liên hệ dưới phần ĐĂNG KÝ hoặc liên hệ trực tiếp HOTLINE để được tư vấn.

Website: https://daithanhtech.com/ hoặc http://globalcheck.com.vn

Hotline: 0981 85 85 99

Email: daithanh.jsc2020@gmail.comcskh@daithanhtech.com

Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNfit – Kỹ thuật bón phân cho lúa

Phân bón là yếu tố không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp nói chung và canh tác lúa nói riêng. Mỗi loại cây trồng đều có nhu cầu dinh dưỡng và ứng dụng kỹ thuật bón phân khác nhau. Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNFit là một trong số giải pháp phù hợp cho nhu cầu chăm sóc lúa hiện nay. Vậy phân bón DTOGNFit là gì? có những loại nào, quy trình, cách sử dụng ra sao? Bà con hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.

Phân bón hữu cơ sinh học là gì?

Phân bón hữu cơ sinh học là những sản phẩm phân bón có nguồn gốc từ nguồn hữu cơ tự nhiên được xử lý và sản xuất theo quy trình công nghiệp; cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng đa-trung-vi lượng hỗ trợ cây trồng sinh trưởng bền vững; giúp cải tạo đất trồng, duy trì, nâng cao độ phì nhiêu; không gây ô nhiễm môi trường canh tác; phân giải lượng hóa học tồn dư trong đất.
Phân bón hữu cơ sinh học là một giải pháp hữu hiệu cho nền nông nghiệp bền vững, đảm bảo chất lượng nông sản, an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.

Các loại phân bón hữu cơ sinh học DTOGNFit

 

Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNfit - Kỹ thuật bón phân cho lúa 1

 

Đại Thành là đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm phân bón phục vụ nông nghiệp hữu cơ. Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNfilt do công ty cổ phần Đại Thành liên kết và phân phối tại thị trường Việt Nam. Các loại phân bón hữu cơ sinh học DTOGNFit đang có mặt trên thị trường được liệt kê như sau:

 

Phân bón hữu cơ sinh học LABIS 68 Phân bón hữu cơ sinh học NK 4,5-18 1 Phân bón hữu cơ sinh học NPK 30-9-9 NO1 1
Phân bón vi lượng Long Bình 1 Phân bón hữu cơ sinh học NPK 10-10-27 NO3 1 Phân bón hữu cơ sinh học NPK 17-7-17 NO2 1
Phân bón hữu cơ sinh học PK 10-40 1 Phân bón hữu cơ sinh học NP 10-55 1 Phân bón hữu cơ sinh học Rural Boss DTOGNFit

Nguyên tắc sử dụng phân bón hữu cơ sinh học

Khi sử dụng phân bón, bà con nông dân nên ứng dụng các nguyên tắc sau:

1. Đúng phân: Mỗi loại phân bón chứa hàm lượng dinh dưỡng khác nhau và nguyên tố khác nhau. Do đó, nhà nông cần dựa theo mỗi giai đoạn sinh trưởng của lúa để bón đúng loại phân mà lúa cần. Cũng như dựa vào nhu cầu của lúa để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho lúa.

2. Đúng lượng: Phân bón cung cấp cho lúa không thể dùng thiếu và không thể quá thừa. Bởi lượng dinh dưỡng mà lúa hấp thụ vào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển của chúng. Do đó, mỗi giai đoạn lúa phát triển cần lượng phân bón khác nhau để sinh trưởng ổn định.

3. Đúng lúc: Lúa có từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau, vì vậy nhu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn này cũng khác nhau. Vậy nên, nhà nông cần theo dõi quá trình sinh trưởng của lúa. Cung cấp dinh dưỡng kịp thời khi cây lúa cần và những nhu cầu thường được biểu hiện qua các bộ phận cây lúa.

4. Đúng cách: Mỗi loại phân bón có cách sử dụng khác nhau, bà con vận dụng bón đúng cách mới đạt được hiệu quả tốt nhất.

Quy trình bón phân hữu cơ sinh học DTOGNFit trên lúa

Trong quá trình lúa phát triển từ nảy mầm đến thu hoạch, các giai đoạn sinh trưởng lúa bao gồm:

  • Giai đoạn mạ
  • Giai đoạn đẻ nhánh
  • Giai đoạn làm đòng
  • Giai đoạn trổ – chín

Mỗi giai đoạn lúa có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau và liều lượng khác nhau. Vì vậy, dưới đây là hướng dẫn quy trình bón phân từ đầu vụ cho đến thu hoạch; áp dụng phân bón hữu cơ sinh học DTOGNFit kết hợp máy bay phun thuốc, rải phân Globalcheck. Liều lượng phân bón được sử dụng cho 1ha đất canh tác lúa tương đương 10.000 m2 cho vụ Đông Xuân 2022.

Bón lót trước gieo trồng

Bón lót là bón trước giai đoạn gieo sạ, giúp cải thiện dinh dưỡng có sẵn trong đất; đồng thời giúp phân hóa các hóa chất tồn dư; để tạo môi trường dinh dưỡng thích hợp khi giống nảy mầm. Lúa giống khi nảy mầm có thể hấp thu ngay dinh dưỡng để phát triển mạ; mạ non được cung cấp dinh dưỡng từ ngay ban đầu nên phát triển ổn định và mạnh mẽ hơn.

 

Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNfit - Kỹ thuật bón phân cho lúa 2

 

Trong giai đoạn này, đất ruộng cần cung cấp nguồn dinh dưỡng vi lượng, đạm, lân cao. Và thời gian bón thích hợp là 3 tuần trước gieo sạ; để các chất vi lượng có thời gian chuyển hóa lân và đạm để mạ non dễ dàng hấp thu.

Các loại phân dùng cho bón lót:

▶ Phân bón vi lượng Long Bình: 150kg

▶ Phân bón hữu cơ sinh học NP 10-55: 10kg

Cách bón: Bà con nông dân trộn đều 2 loại phân để tiến hành rải. Để đạt hiệu quả tối ưu, khuyến khích nhà nông ứng dụng máy bay nông nghiệp Đại Thành để bón phân.

Bón thúc đợt 1

Bón thúc là bón trong thời gian sinh trưởng của lúa. Bón thúc được chia nhiều giai đoạn để lúa dễ hấp thu dưỡng chất cần thiết. Trong đợt bón thúc đầu tiên, nguồn dinh dưỡng từ phân bón chủ yếu cung cấp cho lúa phát triển thân, cành, lá, đẻ nhánh, vươn lóng. Giai đoạn này chính là giai đoạn thiết lập năng suất ngay từ đầu cho mùa vụ. Vì thế, hàm lượng dinh dưỡng cung cấp cho lúc rất cần thiết. Khi lúa đẻ nhánh tốt, nhánh phát triển khỏe mạnh chính là tiền đề cho vụ mùa bội thu.

 

Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNfit - Kỹ thuật bón phân cho lúa 3

 

Thời gian tiến hành bón đợt 1 tùy thuộc vào giống lúa. Đối với lúa ngắn ngày là sau 7 ngày sạ và bón sau 12 ngày đối với lúa dài ngày. Trong giai đoạn này lúa cần cung cấp nhiều đạm, kali cũng một số dưỡng chất thiết yếu khác. Bà con cần theo dõi để tiến hành bón thúc đúng thời điểm, giúp lúa phát triển đúng chu kỳ sinh trưởng.

Các loại phân dùng cho bón thúc đợt 1:

▶ Phân bón hữu cơ sinh học NPK 30-9-9 NO1: 12kg

▶ Phân bón hữu cơ sinh học NP 10-55: 7kg

▶ Phân bón hữu cơ sinh học LABIS 68 loại 250ml: 2 chai

▶ Phân bón hữu cơ sinh học NK 4,5-18 loại 250ml: 2 chai

Cách bón: Bà con nông dân trộn đều 4 loại phân để tiến hành phun xịt đều trên lúa. Để đạt hiệu quả tối ưu, khuyến khích nhà nông ứng dụng máy bay phun thuốc Đại Thành giúp lúa hấp thu nhanh chóng, hạn chế rửa trôi.

Bón thúc đợt 2

Bón thúc đợt 2 được tiến hành trong giai đoạn lúa trước khi đón đòng – trổ; nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cây phân hóa mầm hoa; giúp hoa ra khỏe, đồng loạt; giúp nâng cao sức sống của hạt phấn, tăng tỷ lệ đật hạt. Đồng thời, bón thúc đợt 2 hỗ trợ thân cây đứng vững, cứng cáp có thể giữ bông, chống đổ ngã.

 

Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNfit - Kỹ thuật bón phân cho lúa 4

 

Do đó, nguồn dưỡng chất mà lúa cần trong giai đoạn này là đạm, lân, kali là chủ yếu. Ngoài ra còn có các yếu tố dinh dưỡng khác để lúa chuẩn bị đón đòng – trổ. Với lúa ngắn ngày, thời gian thích hợp cho bón thúc đợt là là lúa sinh trưởng 18 ngày; với lúa dài ngày là thời kỳ lúa 25 ngày sau sạ.

Các loại phân dùng cho bón thúc đợt 2:

▶ Phân bón hữu cơ sinh học NPK 30-9-9 NO1: 12kg

▶ Phân bón hữu cơ sinh học NP 10-55: 8kg

▶ Phân bón hữu cơ sinh học LABIS 68 loại 250ml: 2 chai

▶ Phân bón hữu cơ sinh học NK 4,5-18 loại 250ml: 2 chai

Cách bón: Bà con nông dân trộn đều 4 loại phân để tiến hành phun xịt đều trên lúa. Để đạt hiệu quả tối ưu, khuyến khích nhà nông ứng dụng máy bay phun thuốc Đại Thành giúp lúa hấp thu nhanh chóng, hạn chế rửa trôi.

Bón đón đòng

Bón đón đòng là thời điểm rất quan trọng trong giai đoạn bảo vệ năng suất toàn bộ vụ lúa. Bà con cần theo dõi thường xuyên và chăm sóc kĩ lưỡng. Đồng thời cung cấp thêm dinh dưỡng cho lúa hấp thu nuôi đòng, nâng cao tỷ lệ đậu hạt; giúp thân chắc khỏe giữ đòng.

 

Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNfit - Kỹ thuật bón phân cho lúa 5

 

Thời gian bón đón đòng là lúa sau sạ 35 ngày đối với lúa ngắn ngày; và 50 ngày đối với lúa dài ngày. Nguồn dưỡng chất lúa cần chủ yếu là đạm, lân và cần chọn loại phân chứa hàm lượng kali cao để giúp cây chắc khỏe.

Các loại phân dùng cho bón đón đòng:

▶ Phân bón hữu cơ sinh học NPK 17-7-17 NO2: 11kg

▶ Phân bón hữu cơ sinh học NP 10-55: 8kg

▶ Phân bón hữu cơ sinh học LABIS 68 loại 250ml: 2 chai

▶ Phân bón hữu cơ sinh học NK 4,5-18 loại 250ml: 2 chai

Cách bón: Bà con nông dân trộn đều 4 loại phân để tiến hành phun xịt đều trên lúa. Để đạt hiệu quả tối ưu, khuyến khích nhà nông ứng dụng máy bay phun thuốc Đại Thành giúp lúa hấp thu nhanh chóng, hạn chế rửa trôi.

>> Tham khảo các loại phân DTOGNFit khác:

Bón phân trước và sau giai đoạn trổ bông

Giai đoạn trổ bông là thời kỳ quyết định trực tiếp đến năng suất của vụ lúa. Nhà nông cần lưu ý thăm đồng thường xuyên và chăm sóc lúa cũng như cung cấp dưỡng chất phù hợp cho lúa. Nếu lúa ở giai đoạn này phát triển khỏe mạnh sẽ nâng cao quá trình tích tụ tinh bột; giúp nặng và chắc hạt. Những yếu tố này đánh giá chất lượng cũng như sản lượng của lúa có bội thu hay không.

 

Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNfit - Kỹ thuật bón phân cho lúa 6

 

Thời gian bón phân giai đoạn trổ bông thích hợp từ ngày sạ thứ 60 với lúa ngắn ngày; và 72 ngày với lúa dài ngày. Hàm lượng giúp cây lúa trong giai đoạn trổ bông là đạm, lân, kali và chủ yếu. Bởi hạt bắt đầu hình thành, trọng lượng bông bắt đầu tăng dần nên cần bổ sung thêm kali để thân cây đứng vững. Đồng thời giúp cổ bông cứng cáp, giữ được hạt.

Các loại phân dùng cho bón đòng trổ:

▶ Phân bón hữu cơ sinh học NPK 10-10-27 NO3: 10kg

▶ Phân bón hữu cơ sinh học NP 10-55: 9kg

▶ Phân bón hữu cơ sinh học LABIS 68 loại 250ml: 2 chai

▶ Phân bón hữu cơ sinh học NK 4,5-18 loại 250ml: 2 chai

Cách bón: Bà con nông dân trộn đều 4 loại phân để tiến hành phun xịt đều trên lúa. Để đạt hiệu quả tối ưu, khuyến khích nhà nông ứng dụng máy bay phun thuốc Globalcheck giúp lúa hấp thu nhanh chóng, hạn chế rửa trôi.

Bón phân giai đoạn đỏ đuôi

Trong giai đoạn đỏ đuôi, bà con nên thăm đồng thường xuyên và quản lý sâu bệnh cũng như lượng nước chặt chẽ. Để giúp lúa có đủ nguồn dinh dưỡng và độ ẩm thích hợp để tích tụ tinh bột cho hạt chắt, sáng bóng. Đồng thời, việc bùng phát sâu bệnh trong thời gian này ảnh hưởng rất lớn đối với năng suất vụ mùa. Do đó, khuyến khích nhà nông bổ sung dinh dưỡng cho lúa nuôi hạt, cũng như nắm bắt diễn biến sâu bệnh trên đồng để xử lý kịp thời.

 

Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNfit - Kỹ thuật bón phân cho lúa 7

 

Thời gian bón phân giai đoạn đỏ đuôi vào khoảng 85-92 ngày tùy theo giống ngắn hay dài ngày. Thời kỳ này, cần bổ sung kali là chủ yếu, giúp lúa vào chắc. Đồng thời hỗ trợ lá đứng, thân lúa và cổ bông chắc khỏe hạn chế sâu bệnh tấn công lá đòng.

Các loại phân dùng cho bón lúa đỏ đuôi:

▶ Phân bón hữu cơ sinh học NP 10-40: 8kg

▶ Phân bón hữu cơ sinh học LABIS 68 loại 250ml: 2 chai

▶ Phân bón hữu cơ sinh học NK 4,5-18 loại 250ml: 2 chai

Cách bón: Bà con nông dân trộn đều 3 loại phân để tiến hành phun xịt đều trên lúa. Để đạt hiệu quả tối ưu, khuyến khích nhà nông ứng dụng máy bay phun thuốc Đại Thành giúp lúa hấp thu nhanh chóng, hạn chế rửa trôi.

Những lưu ý khi sử dụng phân bón cho lúa

1. Nhà nông nên chủ động thăm đồng thường xuyên, để nắm bắt tình hình sâu bệnh trên lúa. Để có biện pháp xử lý kịp thời các đối tượng gây hại trên từng giai đoạn sinh trưởng của lúa. Dưới đây là các đối tượng gây hại chính mà nhà nông cần đề phòng phát sinh trên mỗi giai đoạn lúa:

▷ Giai đoạn lúa 18-22 ngày sau sạ: Đạo ôn lá

▷ Giai đoạn lúa 25-30 ngày sau sạ: Đạo ôn lá, sâu cuốn lá

▷ Giai đoạn lúa 35-40 ngày sau sạ: Đạo ôn lá, đốm vằn, sâu cuốn lá, sâu đục thân, nhện gié, rầy nâu

▷ Giai đoạn lúa 50-55 ngày sau sạ: Đạo ôn cổ bông, sâu cuốn lá, nhện gié, rầy nâu, lem lép hạt

▷ Giai đoạn lúa 60-65 ngày sau sạ: Đạo ôn cổ bông, sâu cuốn lá, nhện gié, rầy nâu, lem lép hạt

2. Tùy theo giống lúa ngắn ngày hay dài ngày sẽ có thời gian sinh trưởng khác nhau. Nên nhà nông cần xác định thời gian bón phân đúng thời kỳ cho lúa; kết hợp gia giảm liều lượng phù hợp với từng diện tích canh tác lúa.

3. Sau giai đoạn bón phân thứ 4, nhà nông điều chỉnh lượng nước trên ruộng để lúa vào thời kỳ đòng trổ-nuôi hạt. Kết hợp bón vôi để ngăn ngừa sâu bệnh, giảm phèn, giảm mặn cho ruộng. Do mỗi vùng có chân đất khác nhau, thổ nhưỡng khác nhau nên bà con cần sử dụng lượng vôi thích hợp cho ruộng nhà mình.

4. Đặc biệt lưu ý nên giảm hoặc hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật trong giai đoạn đòng trổ, lúa ngậm sữa. Vì trong thời kỳ này lúa mẫn cảm nên hạn chế tác động để tránh ảnh hưởng đến năng suất cuối vụ.

Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNFit – cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho lúa phát triển vượt bậc

Công ty cổ phần Đại Thành là đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm ứng dụng công nghệ cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Trong đó bao gồm dòng sản phẩm Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNFit, Giống lúa lai năng suất cao, Máy bay nông nghiệp PG, Máy bay viễn thám không người lái XG, Robot điều khiển từ xa RG, Trạm giám sát nông nghiệp thông minh DTsmartAG,… Hơn thế, công ty cổ phần Đại Thành đã thực hiện chuyển giao công nghệ cho nhiều doanh nghiệp, công ty và cá nhân uy tín tại Việt Nam. Để góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào ngành sản xuất nông nghiệp cũng như gia tăng chất lượng nông sản Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu có thể để lại thông tin liên hệ dưới phần ĐĂNG KÝ hoặc liên hệ trực tiếp HOTLINE để được tư vấn.

Website: https://daithanhtech.com/ hoặc http://globalcheck.com.vn

Hotline: 0981 85 85 99

Email: daithanh.jsc2020@gmail.comcskh@daithanhtech.com

Công ty cổ phần Đại Thành tham dự Hội thảo quốc tế – Franconomics III 2021

Franconomics là Hội thảo quốc tế thường niên do Viện Quốc tế Pháp ngữ khởi xướng, được Đại học Quốc gia Hà Nội bảo trợ. Franconomics-2021 với chủ đề Những thách thức của chuyển đổi số với việc tiếp cận công bằng các dịch vụ thiết yếu trong thời đại Covid-19. Và tiếp nối Franconomics-2021 bằng Hội thảo quốc tế Nông nghiệp thông minh: Tiềm năng và thực tế. Sự kiện được diễn ra trong ngày 24 – 25/11/2021. Với sự tham gia của Viện Phát triển Doanh nghiệp; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Viện Nghiên cứu Châu Phi -Trung Đông; cùng các đơn vị, tổ chức trong nước và quốc tế khác.

Trong Hội thảo quốc tế lần này, Công ty cổ phần Đại Thành hân hạnh tham gia chuỗi nội dung Chuyển đổi số, Nông dân Việt Nam, Cơ hội và Thách thức. Với trọng tâm của Hội thảo nhằm nâng cao chất lượng và tăng sức cạnh tranh trong ngành sản xuất nông nghiệp ứng dụng máy bay không người lái; và giải pháp công nghệ ứng dụng toàn diện vào Trang trại kỹ thuật số không người lái công nghiệp hóa thông minh hiện đại.

 

Công ty cổ phần Đại Thành tham dự Hội thảo quốc tế - Franconomics III 2021 (Nguồn: Franconomics)1(Nguồn: Franconomics 2021)

Tổng quan Hội thảo quốc tế

Hội thảo quốc tế với chủ đề Nông nghiệp Thông minh: Tiềm năng và hiện thực vào ngày 25/11/2021. Sự kiện được tổ chức trực tiếp tại Đại học Quốc gia Hà Nội và nền tảng trực tuyến. Với sự tham gia của Viện Phát triển Doanh nghiệp; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Viện Nghiên cứu Châu Phi -Trung Đông; cùng các đơn vị, tổ chức trong nước và quốc tế khác.

Công ty cổ phần Đại Thành tham dự Hội thảo quốc tế - Franconomics III 2021 (Nguồn: Franconomics) 2(Nguồn: Franconomics 2021)

Tiềm năng công nghệ số hóa

Tiến sĩ Lê Quý Kha – Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác Kinh tế Việt Phi (VAECA) Nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Nam Bộ TP. Hồ Chí Minh phát biểu về xu hướng phát triển trang trại thông minh toàn cầu trong thế kỷ 21 sớm nhất. Tiến sĩ Lê Quý Kha cho biết hiện nay tại Nhật Bản đã tiến hành xu hướng công nghệ nông nghiệp 5.0; họ đã sử dụng robot vào canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, Việt Nam hiện tại còn đang định hướng 4.0. Trên thị trường kỹ thuật số, toàn Thế Giới đã tiêu dùng 13,15 tỷ Dollar vào thiết bị giám sát năng suất; bản đồ thông minh; kiểm tra và  giám sát sâu bệnh hại trên cây trồng; quản lý nguồn lao động vào ngành sản xuất nông nghiệp thông minh.

Thiết bị kỹ thuật số được ứng dụng nhiều nhất trên Thế Giới là máy bay không người lái. Ước tính tốc độ tăng trưởng của máy bay nông nghiệp trên thị trường hàng năm tăng 15,38%. Nhìn vào con số này, chúng ta thấy rằng thiết bị thông minh đóng góp cho nền kinh tế toàn cầu rất đáng kinh ngạc. Và tại các quốc gia khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á đang ứng dụng máy cày không người lái, máy bay phun thuốc điều khiển từ xa, robot tự động hóa, robot thu hoạch.

Định hướng nông nghiệp chuyển đổi số

Trong Hội thảo, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Phạm Quang Hà chia sẻ tình hình nông nghiệp hiện tại và xu hướng phát triển nền nông nghiệp trong tương lai. PGS – TS Phạm Quang Hà khẳng định rằng, sự phát triển đất nước bền vững phải kết hợp tất cả các ngành với nhau. Riêng về nông nghiệp sẽ tiến hành chuyển đổi từ lao động thâm canh sang nông nghiệp thông minh; sử dụng công nghệ làm mũi nhọn để tối ưu hóa tương tác giữa nông dân với hệ thống điều khiển nhân tạo. Về cơ bản, chuyển đổi số là đổi mới sáng tạo, liên kết nông nghiệp với công nghệ và người nông dân là yếu tố chủ chốt. Và người nông dân cần được tạo điều kiện để đổi mới về kiến thức, cải tiến kỹ thuật trong nông nghiệp sản xuất.

Chuyển đổi kỹ thuật số là đòn bẩy để mở ra nhiều cơ hội để tiến hành nền nông nghiệp bền vững. Do đó, công ty cổ phần Đại Thành đã và đang thực hiện công cuộc chuyển đổi số từ năm 2016 đến nay. Sản phẩm mà Công ty cổ phần Đại Thành mang đến cho nông nghiệp là công nghệ kỹ thuật số tiên tiến bật nhất.

Máy bay không người lái

Công ty cổ phần Đại Thành tham dự Hội thảo quốc tế - Franconomics III 2021 1

Đại diện công ty cổ phần Đại Thành cùng các đại diện trong nước và quốc tế tham gia trực tuyến.

Công ty cổ phần Đại Thành có hơn 20 năm hoạt động trong ngành thiết bị nông nghiệp và hơn 6 năm áp dụng chuyển đổi số. Cùng hệ thống Đại lý và Trung tâm bảo hành từ Bắc vào Nam giúp bà con nông dân tiếp cận với kỹ thuật số và ứng dụng vào canh tác để nâng cao hiệu suất và gia tăng chất lượng nông sản mang thương hiệu Việt Nam.

Công ty cổ phần Đại Thành tham dự Hội thảo quốc tế - Franconomics III 2021 2

Hành trình ứng dụng công nghệ nông nghiệp vào sản xuất và kết quả đạt được.

Công ty cổ phần Đại Thành tham dự Hội thảo quốc tế - Franconomics III 2021 3

Ứng dụng Máy bay nông nghiệp không người lái vào canh tác, sản xuất nông nghiệp.

Máy bay không người lái của công ty cổ phần Đại Thành được nhiều bà con nông dân sự đón nhận nhiệt tình. Trong canh tác, bà con nông dân thấy được tiềm năng máy bay nông nghiệp có thể thay thế nguồn lao động truyền thống. Máy bay không người lái có thể sử dụng trong gieo hạt, bón phân và phun thuốc; hầu như thay nhà nông làm tất cả các công việc nặng trong đồng án.

》Xem thêm: Đánh giá của nhà nông đã từng sử dụng máy bay điều khiển từ xa. 

Kỹ thuật trồng lúa 4.0 là gì

Kỹ thuật trồng lúa 4.0 là gì?

Cách mạng nông nghiệp 4.0 đã thực sự bắt đầu được để ý đến trong những năm gần đây. Những mô hình nông nghiệp thông minh tập trung sản xuất nông nghiệp phục vụ xuất khẩu đã tạo ra lợi nhuận không nhỏ cho doanh nghiệp nông nghiệp. Vậy kỹ thuật trồng lúa 4.0 là gì?

ky-thuat-trong-lua-4.0
Kỹ thuật trồng lúa 4.0

Ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất lúa hay còn gọi là kỹ thuật trồng lúa 4.0đưa máy móc, công nghệ kết hợp trí tuệ nhân tạo vào hệ thống sản xuất lúa; nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản; tạo uy tín, thương hiệu cho nông sản.

Trước hết là các trạm giám sát nông nghiệp: Mục đích để theo dõi tình hình thời tiết, tình hình phát triển cây trồng cũng như dịch bệnh. Từ đó đưa ra giải pháp tốt nhất cho cây lúa.

Sau đó là áp dụng các loại chế phẩm hữu cơ, sinh học thay thế các loại thuốc hoá học đảm bảo chất lượng môi trường, chất lượng sống của người lao động.

Kết hợp với các máy móc nông nghiệp thông minh như: máy canh tác đất; máy bay nông nghiệp trong việc phun thuốc, bón phân, gieo hạt; máy thu hoạch và các loại máy chế biến nông sản; đã tạo thành hệ thống sản xuất lúa hoàn chỉnh; góp phần tạo ra hệ sinh thái trong sản xuất nông nghiệp.

Ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất lúa như nào cho hiệu quả?

Hiện nay các vùng sản xuất lúa của chúng ta vẫn chưa được quy hoạch thanh quy mô lớn. Chủ yếu là các hộ sản xuất nông nghiệp cá thể. Các vùng sản xuất lúa lớn mới tập trung chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ. Vì vậy việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất lúa cũng cần điều chỉnh linh hoạt theo từng vùng.

Ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất lúa cho các vùng nhỏ lẻ

Đối với các vùng sản xuất lúa chưa được quy hoạch tập trung, thì rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước; chẳng hạn như Trung tâm khuyến nông địa phương. Mục đích để lên kế hoạch tập trung các hộ sản xuất lúa nhỏ lẻ; chọn đồng nhất giống lúa cho cùng một khu ruộng; đồng nhất thời điểm gieo, cấy một cách tương đối. Từ đó việc lên kế hoạch phun thuốc, bón phân phục vụ cho chăm sóc lúa được hiệu quả hơn.

Ngoài ra, ở một số địa phương, Trung tâm khuyến nông đã chủ động đầu tư máy móc và thực hiện làm dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp; chẳng hạn như: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hậu Giang đã đầu tư máy bay phun thuốc PG30s thực hiện phun dịch vụ cho bà con địa phương. Xem thêm tại đây

Ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất lúa cho các vùng sản xuất tiêu chuẩn

Đối với những vùng sản xuất lúa tiêu chuẩn: do quy mô diện tích lớn, tập trung canh tác một loại giống; nên việc theo dõi tình hình phát triển của chúng; cũng như phòng chống dịch bệnh cũng trở lên đơn giản hơn.

Thêm một điều nữa là: Vì sản xuất lúa với quy mô lớn nên việc ứng dụng các sản phẩm công nghệ cũng được quan tâm hơn do những ưu điểm sau:

Giảm chi phí nhân công thủ công

Như một chiếc máy bay phun thuốc trừ sâu P-GLOBALCHECK có thể thực hiện phun được cho cả vài hecta (cụ thể theo từng dòng máy); trong vòng 1 giờ đồng hồ; chỉ với 2 lao động phổ thông. Từ đó, giải quyết được vấn đề khan hiếm nguồn nhân lực; đồng thời tiết kiệm hơn so với chi phí thuê nhân công thủ công.

Phát hiện sớm được dịch bệnh cũng như điều kiện bất lợi khác cho lúa

Thông tin từ trạm giám sát nông nghiệp đầy đủ, nhanh chóng và chính xác giúp bà con theo dõi được tình hình phát triển của lúa; tình hình sâu bệnh; các yếu tố thời tiết; cũng như các điều kiện bất lợi khác ảnh hưởng đến lúa. Tham khảo thêm bài viết: trạm giám sát nông nghiệp thông minh

Tram-giam-sat-nong-nghiep-thong-minh-ky-thuat-trong-lua-4.0
Trạm giám sát nông nghiệp thông minh ứng dụng trong kỹ thuật trồng lúa 4.0

Chủ động được thời gian chăm sóc cho lúa

Từ thông tin chính xác từ trạm giám sát nông nghiệp; công với tốc độ thực hiện nhanh; vận hành bất kể ngày hay đêm của các loại máy nông nghiệp thông minh; bà con sẽ dễ dàng thực hiện kế hoạch chăm sóc lúa bất cứ khi nào cần.

Bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp

Từ việc xác định chính xác tình hình phát triển cũng như dịch bệnh trên cây lúa; nên việc áp dụng các biện pháp phòng trừ cũng như sử dụng hoá chất sẽ được hợp lý hơn. Từ đó, tránh việc xả hóa chất bừa bãi ra môi trường trong trường hợp không cần thiết.

Kết hợp với việc sử dụng các chế phẩm sinh học như: Thuốc diệt cỏ sinh học, phân bón hữu cơ sinh học cũng góp phần giảm lượng hóa chất tồn đọng trên hạt thóc cũng như trong môi trường.

Nâng cao năng suất, chất lượng cho lúa gạo, đem lại lợi nhuận cao cho bà con

Từ những ưu điểm trên của công nghệ 4.0 trong sản xuất lúa; Kết hợp với việc khoa học công nghệ trong việc lai tạo, chọn lọc các giống lúa tốt; thì năng suất lúa được tăng lên là điều hiển nhiên.

Ngoài ra, lượng dư lượng thuốc bvtv trên thóc gạo giảm; cùng với các loại máy thu hoạch và chế biến công nghệ hiện đại, chất lượng thành phẩm được nâng lên vượt bậc. Từ đó nông sản sẽ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cao; phục vụ xuất khẩu ở các thị trường khó tính; đem lại lợi nhuận tối đa cho bà con.

Xây dựng thương hiệu, tạo tính bền vững trên thị trường quốc tế

Với phần mềm truy xuất nguồn gốc Agricheck, các sản phẩm nông sản tránh được tình trạng hàng giả, hàng nhái gây mất uy tín. Việc xây dựng thương hiệu nông sản là cực kỳ quan trọng. Nó tạo tính ổn định cho đầu ra của nông sản, giảm bớt sự cạnh tranh về giá. Thương hiệu lúa gạo của chúng ta đã mạnh như hiện nay, thì việc truy xuất nguồn gốc là cực kỳ quan trọng để giúp người tiêu dùng thực sự yên tâm khi sử dụng sản phẩm của chúng ta.

Như vậy, áp dụng kỹ thuật trồng lúa 4.0 không chỉ giúp cải thiện đời sống sức khỏe; mà còn giúp tăng thu nhập; cải thiện chất lượng cuộc sống cho bà nông dân. Việt Nam tương lai sẽ trở thành nước công nghiệp lúa gạo, và cả các loại nông sản thế mạnh khác.

Công ty Cổ phần Đại Thành

Được biết đến là một trong số những đơn vị tiên phong trong ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất nông nghiệp, với những sản phẩm công nghệ cao và ưu việt như Máy bay không người lái phun thuốc BVTV, gieo hạt; Hệ thống giám sát nông nghiệp thông minh; Phân bón hữu cơ sinh học Rural Boss DTOGNFit; Phần mềm truy xuất nguồn gốc Agricheck… Đại Thành đã chuyển giao công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp cho hàng nhiều tổ chức cá nhân uy tín tại Việt Nam và các nước trong khu vực.

Website: https://daithanhtech.com/ hoặc http://globalcheck.com.vn

Hotline: 0981 85 85 99

Email: contact@daithanhtech.com – cskh@daithanhtech.com