Biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây cam hiệu quả hiện nay – Robot phun thuốc RG150

Sâu hại chính là vấn đề được nhiều nhà nông quan tâm. Vậy để loại bỏ những ổ bệnh, sâu hại trên cây cam một cách hiệu quả thì cần nắm rõ một số thông tin, cách phát hiện và phòng trừ sâu hại trên cây cam một cách cụ thể.

Hiện nay, diện tích trồng cây có múi ở nước ta chiếm tỷ lệ lớn. Trong đó, cây cam là loài cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều bà con. Việt Nam có rất nhiều các giống cam nổi tiếng như cam sành, cam vinh, cam cao phong…

Biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây cam hiệu quả hiện nay - Robot phun thuốc RG150 1
Cơ bản về tính chất sinh học và cách trồng, các loại sâu bệnh là gần giống nhau. Chúng làm chất lượng nông giảm giảm đáng kể, cũng như làm thiệt hại về giá trị kinh tế cho nhà vườn. Do đó, nông dân cần có biện pháp thích hợp để phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời. Hạn chế sâu bệnh hại lan rộng khó kiểm soát. Sau đây là các loại sinh vật gây hại chủ yếu trên cây cam và cách phòng trừ chúng hiệu quả.

Biểu hiện và cách phòng trừ các loại sâu hại trên cây cam

SÂU VẼ BÙA

Sâu vẽ bùa có tên khoa học là Phyllocnistis citrella Stainton. Sâu vẽ bùa gây hại quanh năm; Tuy nhiên tập trung gây hại mạnh vào tháng 7,8,9 do thời điểm thuận lợi đâm chòi nhiều đọt non. Nguồn thức ăn dồi dào tạo điều kiện thuận lợi để sâu gây hại phát triển. Nhiệt độ thuận lợi khiến chúng sinh sôi là khoảng 23 – 29oC, độ ẩm từ 85 – 90%.

Biểu hiện sâu vẽ bùa hại cây cam

Sâu vẽ bùa thường gây hại trên các chồi và lá non. Sâu đục dưới lớp biểu bì lá, ăn phần mô mềm trong lá, ăn đến đâu biểu bì lá phồng đến đấy gây ra những dường ngoằn ngoèo.

Các vết thương do sâu, to nên trên lá, chồi tạo điều kiện cho bệnh loét phát triển. Sự phá hại của sâu làm cho lá co cúm, quăn queo, hạn chế quang hợp; ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất của cây trồng.

 

Biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây cam hiệu quả hiện nay - Robot phun thuốc RG150 2

 

Biện pháp phòng trừ

Để phòng trừ được sâu vẽ bùa hiệu quả cần lưu ý đến việc cắt tỉa cành. Cắt tỉa cành đồng loạt sẽ giúp đọt non ra đồng loạt giúp kiểm soát sâu vẽ bùa hiểu quả cao nhất. Nếu để đọt ra rải rác sẽ rất khó kiểm soát.

Kiểm soát phòng trừ sâu vẽ bùa bằng cách sử dụng Robot nông nghiệp RG150 kết hợp với loại thuốc đặc trị khi đọt non mới nhú bằng hạt gạo. Điều này giúp ngăn ngừa và hạn chế sức tấn công của sâu vẽ bùa. Ngoài ra, cần phải thường xuyên theo dõi quan sát thăm vườn bảo vệ các đợt đọt non, phát hiện sâu bệnh kịp thời để có hướng giải quyết.

BỌ XÍT XANH

Thuộc loài bọ xít có màu xanh, vai nhô sang hai bên thành 2 cái gai dài. Bỏ trứng cái đẻ trứng trên đọt non. Sâu non xuât hiện và hút nhựa ở các chồi non. Lớn lên sâu đâm vòi vào hút nhựa kể cả trái non, to và chín.

 

Biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây cam hiệu quả hiện nay - Robot phun thuốc RG150 3

 

Biểu hiện bọ xít xanh hại cây cam

Trái cam nhỏ khi bị hút nhựa sẽ chuyển màu vàng, bị chai cứng và rụng sớm. Đối với trái cam lớn bị bọ xít xanh gây hại có thể bị thối và rụng sau đó.

Biện pháp phòng trừ

Nhà nông cần thăm vườn thường xuyên, kiểm tra phía dưới phiến lá để phát hiện ổ bọ sớm. Diệt các ổ bọ xít xanh vừa nở đồng thời dùng vợt bắt con trưởng thành vào buổi sáng. Đồng thời kết hợp thuốc đặc trị với phân bón lá để phun liên tiếp hai lần cách nhau 3 ngày.

Do ổ bọ phía dưới biến lá nên bà con cần có kỹ thuật phun phù hợp để diệt trừ triệt để bọ xít xanh. Hạn chế tái phát sinh làm chúng kháng thuốc và khó tiêu diệt.

NHỆN ĐỎ

 

Biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây cam hiệu quả hiện nay - Robot phun thuốc RG150 4

 

Nhện đỏ gây hại cây cam có tên khoa học là Panonychus citri, thuộc họ nhện chăng tơ (Tetranychoidea), bộ ve bét (Acariana). Chúng vòng đời ngắn (10-15 ngày) nên mật số tăng rất nhanh nhất là trong điều kiện khô hạn. Chúng có thể gây hại trên nhiều bộ phận của cây.

Biểu hiện nhện đỏ hại cây cam

Khi gây hại trên lá sẽ có những chấm nhỏ li ti. Khi bị nặng, vết chấm lan rộng, lá có màu ánh bạc hoặc vàng, biến dạng. Sau đó có thể bị khô và rụng. Khi mật số nhện cao, cành non cũng bị làm cho khô và chết.

Nhện đỏ lan truyền từ cành này qua cành khác, cây này qua cây khác nhờ những sợi tơ; gió và các dụng cụ; người làm vườn. Nhện đỏ thường tập trung ở cả mặt trên và dưới lá, cắn biểu bì và chích hút mô dịch của lá cây.Từ đó, làm giảm khả năng quang hợp, tăng thoát hơi nước và giảm sự phát triển của cây.

Biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây cam hiệu quả hiện nay - Robot phun thuốc RG150 5

 

Đối với trái, nhện đỏ thường sống tập trung ở phần lõm (cuống trái, đáy trái). Nhện chích hút dịch ở lớp biểu bì trái non làm vỏ trái bị biến màu. Các vết thương khô lại tạo nên những vết sần sùi gọi là da lu, da cám. Ảnh hưởng đến mẫu mã của trái.

Biện pháp phòng trừ

Trồng cam với khoảng cách thích hợp, không nên trồng quá dầy làm cho vườn bị um tùm rậm rạp. Bón phân cân đối, tưới nước hợp lý, chăm sóc cho cây khỏe, tăng sức chống chịu.

Cắt tỉa cành tạo tán cho vườn thông thoáng. Có thể tiến hành tưới nước theo kiểu phun mưa để rửa trôi nhện bám trên các bộ phận của cây.

Để xử lý vườn cây thường bị nhện gây hại nặng thì cứ mỗi đợt cây ra đọt, lá non nên phun xịt thuốc đặc trị nhện đỏ 1 khi cây vừa nhú đọt non, lần 2 khi đọt non ra rộ và lần 3 khi lá non bước sang giai đoạn bánh tẻ. Nhện đỏ có khả năng kháng thuốc cao, nên sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau để ngăn nhện hình thành tính kháng.

Cả ấu trùng và thành trùng đều rất nhỏ, màu nâu, vàng lợt hoặc trắng trong tùy loại, thường bu chích hút bên ngoài vỏ trái non khoảng 1-2 tháng tuổi, ít khi trái bị rụng nhưng thường làm cho vỏ trái sần sùi như cám, nên thường gọi là trái da cám, làm giảm giá trị thương phẩm.

RẦY MỀM, RẦY CHỔNG CÁNH

 

Biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây cam hiệu quả hiện nay - Robot phun thuốc RG150 6

 

Rầy mềm thường chích hút nhựa ở đầu ngọn làm chồi và lá non không phát triển được, co rúm lại, đồng thời phân của chúng thải ra tạo điều kiện cho nấm bồ hóng cộng sinh và phát triển.

Biểu hiện rầy mềm, rầy chổng cánh hại cây cam

Tác hại của rầy chổng cánh trực tiếp gây hại bằng cách chích hút trên đọt non, làm đọt non bị chết.

 

Biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây cam hiệu quả hiện nay - Robot phun thuốc RG150 7

 

Tập quán sinh song của rầy chổng cánh. Gây hại trên tất cả các cây trong họ cam. Di chuyển từ nơi nầy đến nơi khác chủ yếu nhờ gió. Xuất hiện nhiều vào lúc cây ra đọt non.

Biện pháp phòng trừ

Rầy chổng cánh có thể bị hại bởi một số thiên địch ngoài tự nhiên như bọ rùa; ong ký sinh và nấm.

Trồng cây chắn gió bao chung quanh vườn để ngăn chặn rầy từ nơi khác bay đến, vành đai chắn gió có thể là các loại cây như: dương, bình linh lá. Cắt tỉa cành, điều khiển các đợt ra đọt non tập trung, để xịt thuốc trừ rầy.

Thường xuyên thăm vườn để phát hiện ấu trùng và rầy trưởng thành để tiêu diệt kịp thời. Nhất là những giai đoạn cây ra đọt non hoặc sau những cơn giông lớn.

Nhổ bỏ những cây bị bệnh vàng lá trong vườn đem tiêu hủy đẻ loại trừ nguồn bệnh lây lan sang những cây khỏe. Trước khi hủy, xịt thuốc để loại trừ rầy chổng cánh bay sang các cây khác lân cận đó.

Sử dụng Robot nông nghiệp RG150 cách phun thuốc hợp lý. Cần phun nhanh khi cây ra đọt non 1-2 cm. Sau những cơn giông mạnh có thể đưa rầy từ nơi khác đến. Phun tập trung vào các đợt đọt non.

Biện pháp hiệu quả phun thuốc trừ sâu hại trên cây cam

Khi phát hiện sâu bệnh đã đến ngưỡng phun trừ, bà con nông dân phải sử dụng biện pháp tối ưu để kịp thời để ngăn chặn sự lây lan của chúng.

 

Biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây cam hiệu quả hiện nay - Robot phun thuốc RG150 8

 

RG150 với sứ mệnh chăm sóc khu vườn của bạn sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ này. Với nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với việc phun thủ công, robot RG150 giúp giải quyết được rất nhiều thực trạng khi phun thuốc thủ công sau đây:

Bảo vệ sức khỏe cho người phun thuốc

Các nghiên cứu y tế chỉ ra rằng những người thường xuyên phun thuốc bảo vệ thực vật mắc các bệnh lý về hô hấp, tim mạch và đặc biệt là ung thư khi thực hiện bằng phương pháp phun thuốc thủ công, người nông dân kéo dây tới tưới từng gốc.

 

Biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây cam hiệu quả hiện nay - Robot phun thuốc RG150 9

 

Nhờ việc chuyển sang sử dụng xe phun thuốc trừ sâu điều khiển từ xa, nhà nông chủ yếu chỉ cần quan sát và điều khiển từ xa, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với thuốc hóa học. Qua đó tự bảo vệ sức khỏe cho chính mình.

Tiết kiệm thời gian và chi phí

Nhiều người cho rằng việc đầu tư công nghệ cao vào thiết bị hiện đại rất tốn kém. Tuy nhiên thực tế lại đang chứng minh điều ngược lại, nhiều mô hình đã thành công khi áp dụng công nghệ cao vào sản xuất trong những năm gần đây.

Với việc phun thủ công, trung bình 1ha bỏ ra 1000L mỗi lần phun, phải mất chi phí nhân công khoảng 400 đến 500 ngàn đồng. Chưa kể với việc phun trong thời gian rất lâu, số tiền bỏ ra cho thuốc và nhân công rất lớn để kịp thời ngăn chặn sâu hại.

Ngược lại, RG150 tiết kiệm một lượng nước khá lớn so với phun truyền thống. Nông dân chỉ mất 80-100L/1 Ha trong thời gian ngắn. Với ưu điểm nhanh và độ chính xác cao, người sử dụng chỉ cần lập trình 1 lần, robot sẽ theo đúng trình tự bản đồ tự động di chuyển phun thuốc. Công nghệ ly tâm từ 2 vòi phun hoạt động 360⸰ liên tục đều đặn; di chuyển đến đâu thuốc thấm đều đến đó.

 

Hiệu quả tối ưu trong phòng chống sâu hại

Về mặt hiệu quả, phun thuốc tự động các bệnh về lá cho kết quả tích cực hơn.

Ở cây cam, đa phần những loại sâu hại gây bệnh về lá chủ yếu tấn công vào các đọt lá non vừa mới ra. Nếu đúng thời điểm này chúng ta phun thuốc phòng ngừa thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều so với để chậm vài ngày.
Nếu như phun thủ công, rất khó chủ động được thời điểm phun thuốc. Hơn nữa việc phun lại phụ thuộc hoàn toàn vào người đi phun, rất dễ xảy ra tình trạng thiếu sót hoặc phun không đồng đều, chỗ thừa, chỗ thiếu. Còn khi phun tự động, chúng ta hoàn toàn chủ động được thời điểm phun, việc phun cũng đều và mịn hơn. Nhờ đó mà hiệu quả phòng trừ sâu hại cũng cao hơn.

Kiểm soát được hàm lượng thuốc BVTV

Các tiêu chuẩn kỹ thuật, nhất là tiêu chuẩn về hàm lượng thuốc BVTV là một thước đo vô cùng quan trọng trong việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm.

 

Biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây cam hiệu quả hiện nay - Robot phun thuốc RG150 10

 

Sử dụng RG150 phun thuốc trừ sâu hại trên cây cam, chúng ta có thể dễ dàng kiểm soát được liều lượng thuốc bảo vệ thực vật. Ngay từ khi cây còn nhỏ cho tới lúc thu hoạch đã có thể tính toán liều lượng cần thiết cho từng cây, nhân lên cho cả vườn và nhờ hệ thống phun chính xác đúng lượng thuốc trên.

Việc phun thuốc trong thời gian ngắn và chủ động được thời gian phun cũng giúp bảo vệ môi trường, ít tác động tới cộng đồng xung quanh hơn.

Hỗ trợ vận chuyển cam khi thu hoạch

Một tính năng hỗ trợ cho nhà vườn chính là vận chuyển tải vật tư, nông sản khi vô vụ thu hoạch. Một con số đáng để nhà vườn đầu tư, khi tải trọng lên đến 150kg.

 

Biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây cam hiệu quả hiện nay - Robot phun thuốc RG150 11

 

Như vậy, trên đây là những lợi ích của công nghệ nông nghiệp – Robot không người lái RG150 phun thuốc trừ sâu hại cho cây cam mang lại. Còn nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, bạn có thể tham khảo thông tin RG150; hoặc nhờ tư vấn bởi những chuyên gia của công ty cổ phần Đại Thành.

Cách chăm sóc vườn cây ăn quả theo hướng hữu cơ đạt hiệu quả cao

Thay đổi cách chăm sóc từ hướng truyền thống sang chăm sóc cây ăn quả theo hướng hữu cơ là hướng đi mới cho nhà nông. Phương pháp này giúp nâng cao giá trị cho nông sản, đồng thời bảo vệ môi trường sống lâu dài cho khu vườn.

Cây ăn quả là loại cây đang được trồng nhiều ở nước ta. Hằng năm, nguồn lợi kinh tế từ thu hoạch trái cây góp phần không nhỏ vào chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Trong những năm gần đây, dịch bệnh bùng phát trên cây ăn quả, cùng với biến đổi khí hậu khiến việc sản xuất của nhà vườn gặp không ít khó khăn. Đối mặt với thực trạng trên, đòi hỏi ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải tìm ra hướng phát triển bền vững nhằm khôi phục lại.

 

Cách chăm sóc vườn cây ăn quả theo hướng hữu cơ đạt hiệu quả cao 1

 

Chăm sóc vườn cây ăn quả theo hướng nông nghiệp hữu cơ là gì?

Có thể hiểu là toàn bộ vườn cây ăn quả được phát triển theo hướng nông nghiệp hữu cơ. Trong vườn rất ít sử dụng phân hóa học, không sử dụng bất kỳ loại thuốc bảo vệ thực vật nào khác. Sử dụng các biện pháp thuận theo tự nhiên, phân bón hữu cơ để giúp cây phát triển khỏe mạnh và có thể sử dụng lâu. Từ đó, vườn cho trái chất lượng cao hơn, đáp ứng tốt theo yêu cầu thị trường.

Với vườn cây ăn quả trồng mới

Mỗi cây ăn quả khi trồng cần chọn được vùng đất có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cây. Nên chọn đất có tầng đất canh tác phải đủ dày để bảo đảm bộ rễ cây phát triển tốt. Độ dốc không quá 20⸰ và gần nguồn nước tưới…Việc lựa chọn vùng thích hợp để trồng giữ vai trò quyết định trong sản xuất hữu cơ cây ăn quả hiện nay.

 

Cách chăm sóc vườn cây ăn quả theo hướng hữu cơ đạt hiệu quả cao 2

 

Cây phát triển tốt nhất trên loại đất có kết cấu tốt và độ sâu vừa phải, độ pH phù hợp trung bình. Có hệ thống thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng. Để phát triển vườn cây ăn quả theo hướng hữu cơ cũng như bảo đảm đủ độ ẩm và nước tưới cho cây sinh trưởng và phát triển. Trước khi trồng, toàn bộ diện tích vườn nên đào mương bao quanh.

Trước khi trồng nên xử lí vườn bằng cách bón vôi để khử chua đảm bảo độ pH. Đất phù hợp với đa số cây ăn quả là khoảng 6,0-6,5. Sử dụng phân hữu cơ cho vườn cây trồng mới bằng cách bón lót 3-5kg phân hữu cơ cho từng hố rồi tưới nước giữ ẩm sau 20-30 ngày thì trồng. Lưu ý phân hữu cơ cần được ủ hoai mục trước khi sử dụng.

Để giúp cải tạo độ xốp cho đất và cung cấp dinh dưỡng cho vườn thì cần trồng giống khác nhau trong vườn; trồng xen với các loại cây họ đậu,…

Với vườn cây ăn quả trong giai đoạn kiến thiết

Đây là giai đoạn phát triển cơ bản của cây ăn quả. Cây trồng cần đủ lượng chất dinh dưỡng để phát triển đẻ nhánh, tạo tán. Trong giai đoạn này bón 5-10kg phân hữu cơ mỗi gốc. Phân bón hữu cơ đều sử dụng tốt cho mọi loại đất; cung cấp chất dinh dưỡng, mùn cho đất vừa mang lại hiệu quả cao. Với mỗi loại đất thì cần bón theo các cách khác nhau. Bón phân hữu cơ cho đất cơ giới nặng thì vùi nông, có thể bón nhiều, bón tập trung. Còn bón cho đất cơ giới nhẹ thì vùi sâu, bón ít một, rải ra làm nhiều lần, bón sát yêu cầu của cây.

Cần lưu ý trong giai đoạn này nếu cây ăn quả ra nhiều hoa và trái thì nên tỉa bớt đi, tập trung dinh dưỡng cho cây.

Với vườn cây ăn quả đã cho thu hoạch

Sau khi thu hoạch cây ăn quả phải vệ sinh vườn sạch sẽ; thu gom cắt tỉa cành khô; cành sâu bệnh; cành tăm yếu và những cành không có khả năng cho quả ra khỏi vườn để tiêu hủy nhằm hạn chế các mầm bệnh trong vườn cây ăn quả. Nông dân cải tạo vườn thường xuyên để bổ sung lại dưỡng chất sau mỗi vụ, tránh để trường hợp vụ sau thiếu chất dinh dưỡng.

Hằng năm nên sử dụng siêu đồng và vôi để sát khuẩn vườn, cân bằng độ pH. Hạn chế sử dụng thuốc hóa học, chỉ sử dụng rất ít khi có sâu bệnh năng. Thường xuyên sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học để diệt sâu bệnh; tuyệt đối không dùng thuốc diệt cỏ mà để cỏ trong vườn cây ăn quả; dùng máy phát cỏ theo từng đợt; nhằm hạn chế rửa trôi đất và xác cỏ tạo mùn bã hữu cơ làm tơi xốp đất.

Hạn chế bón phân hóa học, chỉ bón 1 lượng nhỏ trong một năm. Vườn cây ăn quả nên sử dụng công nghệ tưới nước, tưới phân hữu cơ sinh học bằng máy bay P-Globalcheck hoặc Robot chuyên dụng RG150 tiết kiệm nước. Chủ động tưới cho cây khi cần thiết cũng như tiết kiệm công lao động. Bên cạnh đó tiết kiệm lượng nước tưới, lượng phân – thuốc sinh học.

 

Cách chăm sóc vườn cây ăn quả theo hướng hữu cơ đạt hiệu quả cao 3

 

Áp dụng Robot RG150 vào chăm sóc vườn cây ăn trái

Sử dụng sản phẩm thông minh của Globalcheck như Robot RG150 là sự lựa chọn phù hợp nhất để chăm sóc vườn cây ăn quả theo hướng hữu cơ.

Xe nông nghiệp không người lái RG150 vừa có thể phun thuốc, tưới phân, chở vật tư nông nghiệp và nông sản. RG150 với khả năng tự vận hành với nhiều chế độ, kết cấu vững chắc cho mọi địa hình.

 

Cách chăm sóc vườn cây ăn quả theo hướng hữu cơ đạt hiệu quả cao 4

 

Việc phun thuốc cho cây ăn quả sẽ được thuận tiện hơn nếu sử dụng RG150. Sở hữu hệ thống chống trục nghiêng truyền động trực tiếp với hệ thống con quay hồi chuyển tích hợp. Máy có thể tự động duy trì góc phun; Dễ dàng đạt được điểm phun cố định. Hệ thống phun khí có thể nhắm chính xác mục tiêu phun. Với vòi phun thông minh xoay linh hoạt 360⸰; chiều cao phun lên đến 12m; thuận lời trong việc cấp nước, tưới phân cho cây ăn quả. Ngoài ra, khi thu hoạch nó sẽ là trợ thủ đắc lực với khả năng vận tải lên đến 150kg.

Khi làm việc, hai vòi phun hoạt động linh hoạt với công suất mạnh mẽ. Luồng khí tốc độ cao được tạo ra bởi lực ly tâm của quạt áp suất cao điều khiển các giọt nước va chạm với không khí. Hóa chất lỏng thành các hạt sương có kích thước có thể điều chỉnh từ 60 micromet đến 200 micromet. Được phun chính xác đến vị trí và đồng đều, thẩm thấu sâu trong từng tán lá trên cây ăn quả.

Robot RG150 có thể thực hiện công việc được giao trong các điều kiện làm việc trong suốt thời gian của năm. Không cần giám sát và thích nghi với điều kiện môi trường.

Công ty Cổ phần Đại Thành – Đơn vị cung cấp công nghệ nông nghiệp ứng dụng cao

Được biết đến là một trong số những đơn vị tiên phong trong ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất nông nghiệp, với những sản phẩm công nghệ cao và ưu việt như Máy bay nông nghiệp không người lái; Robot nông nghiệp; Hệ thống giám sát nông nghiệp thông minh; Phân bón hữu cơ sinh học Rural Boss DTOGNFit; Thuốc trừ cỏ hữu cơ DTOGNHBC; Phần mềm truy xuất nguồn gốc Agricheck… Đại Thành đã chuyển giao công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp cho hàng nhiều tổ chức; cá nhân uy tín tại Việt Nam và các nước trong khu vực.

Nguyên tắc trồng và chăm sóc cây ăn quả đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Nguyên tắc trồng và chăm sóc cây ăn quả đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Với nhịp sống cũng như môi trường tiêu thụ rộng lớn tác động đến đạo đức của một số người trồng cây ăn quả. Nhiều cơ sở vi phạm bất chấp mọi thứ chỉ nghĩ đến lợi nhuận. Do đó việc đưa ra một quy định, nguyên tắc chung về trồng và chăm sóc cây ăn quả đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là rất cần thiết.

Nguyên tắc trồng và chăm sóc cây ăn quả đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm 1

Phát triển cây ăn quả đạt chuẩn: Xu thế tất yếu

Để phát triển được một chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn thì cần chú ý xây dựng vườn trồng mới hoặc chăm sóc vườn cây thường xuyên. Sản xuất cây ăn quả đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm được chứng nhận bởi nhiều tiêu chuẩn khác nhau như: VietGAP, GlobalGAP, ASEANGAP, sản phẩm hữu cơ… sản phẩm cuối cùng đều đạt chất lượng cao; hàm lượng các chất độc hại (tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, vi sinh vật gây hại…) dưới ngưỡng cho phép.

Một số cây ăn trái được chứng nhận VietGAP như bưởi da xanh (Bến Tre); chôm chôm JaVa (Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long); nhãn tiêu da bò (Tiền Giang, Bến Tre); quýt hồng (Đồng Tháp)… đang phát huy hiệu quả trong việc đưa sản phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng. Vì thế trong công tác trồng, chăm sóc cây ăn quả cần phải tuân thủ một số nguyên tắc.

Nguyên tắc trồng cây ăn quả

Lựa chọn đất trồng:

Đối với vườn cây ăn quả trồng mới, cần chọn vùng đất có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với cây. Như vậy sẽ hỗ trợ quá trình sinh trưởng phát triển của loại cây ăn quả định trồng.

Điều kiện đất tốt, tầng canh tác dày thì cây sẽ cho nhiều quả. Nếu cây trồng dày sẽ chóng có quả, thu hồi vốn nhanh, sản lượng những năm đầu cao nhưng đầu tư nhiều về lao động. Tuy nhiên, trồng dày chỉ có hiệu quả kinh tế khi trồng các cây hàng năm và những cây ngắn ngày. Ví dụ: đu đủ, ổi.

Ngay cả đối với những cây này cũng có một giới hạn cho việc tăng sản lượng. Khi chạm tán, lá cây nọ che khuất lá cây kia – hiệu suất quang hợp giảm. Dẫn đến chất lượng quả cũng giảm đi do tỷ lệ đường bột so với chất đạm thấp. Đặc biệt đối với cây ưa ánh sáng hoa ra thành chùm ở đầu cành như: xoài, nhân, điều, bơ, chôm chôm, càng phải trồng thưa hơn. Tầng đất canh tác phải đủ dày để bảo đảm bộ rễ cây phát triển tốt; độ dốc không vượt 20 độ; đất gần nguồn nước tưới.

Chọn cây giống:

Khi đã xác định được cây ăn quả muốn trồng, cần tìm nơi cung cấp giống cây trồng chất lượng cao. Địa chỉ cung cấp cây giống có ý nghĩa rất quan trọng. Nó quyết định lâu dài đến hiệu quả sản xuất.

Giống cây trồng chất lượng cao cho năng suất và độ tăng trưởng, phát triển nhanh không phải đơn vị nào cũng đáp ứng được. Nhất là trong thời buổi hiện nay, rất nhiều các trung tâm cây giống cho ra đời những giống cây trồng kém chất lượng. Các cây yếu đang tràn lan trên thị trường. Nên chọn mua cây giống tốt ở các cơ sở sản xuất có uy tín, cơ sở được nhà nước chứng nhận có vườn cây mẹ đạt tiêu chuẩn như: đúng giống, kích cỡ cây giống đạt yêu cầu, tỷ lệ cây sống cao, có đầy đủ các thông tin về lý lịch giống.

Nguyên tắc trồng và chăm sóc cây ăn quả đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm 2

 

Đào hố trồng cây:

Khi trồng cây nên để cho phần mặt bầu cao hơn mặt đất xung quanh hoặc trồng bằng mặt đất. Vun gốc làm sao để khi tưới hoặc trời mưa, phần gốc cây không bị đọng nước, đối với cây giống ghép, phần mắt ghép không được nằm trong đất, càng cao và thoáng càng tốt, tránh nấm bệnh xâm nhập từ đất thông qua phần mắt ghép.

Cây trồng xen canh:

Cây trồng xen canh được trồng để tận dụng không gian những năm đầu khi cây trồng chính chưa khép tán. Loại cây trồng xen cần có một số đặc tính phù hợp để không cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng với cây trồng chính nhanh cho thu hoạch; chịu bóng; thấp cây. Chọn chủng loại bộ rễ phát triển không quá mạnh tránh gây ảnh hưởng rễ mọc chồng chéo lên cây chủ lực.

Ngoài ra, quá trình chăm sóc cây ăn quả nên chọn cây trồng xen có tác dụng hỗ trợ cho cây trồng chính như hạn chế xói mòn đất; hạn chế sâu – bệnh hại; tăng hàm lượng mùn; đạm trong đất…

Cách chăm sóc cho cây ăn quả

Khoảng 1 tháng đầu tiên sau khi trồng là thời điểm nhạy cảm nhất, bà con cần chú ý cung cấp đủ nước cho cây. Không để cây bị gió hoặc nắng quá, cần tiến hành các biện pháp chăm sóc ban đầu như sau

Cắm cọc cố định cây, tránh gió lay dẫn đến gãy mắt ghép, gãy ngọn, động rễ. Che nắng bằng lưới nilon đen hoặc tàu lá dừa… Sau đó dỡ bỏ dần cho cây quen với ánh nắng trực tiếp (nếu vườn ươm đã tập nắng cho cây thì không cần bước này). Tưới đẫm ngay sau khi trồng, 2-3 ngày sau nếu thấy hố trồng khô cần tưới tiếp, kết hợp với các biện pháp giữ ẩm cho gốc như phủ rơm rạ, cỏ khô, bạt nilon hoặc các loại vật liệu rẻ tiền có sẵn tại địa phương

Lựa chọn Phân bón:

Phân bón sử dụng cho vườn cây ăn quả trồng mới bao gồm phân hữu cơ (phân chuồng) và phân vô cơ. Yêu cầu phân hữu cơ phải được ủ hoai mục trước khi bón lót. Phân vô cơ được dùng để bón lót và bón thúc sau khi trồng.

Với những vườn cây ăn quả trong thời kì kinh doanh cần chú ý hơn. Trên cơ sở năng suất quả thu hoạch năm trước, người ta sẽ tính lượng dinh dưỡng cây lấy đi từ đất, từ đó bổ sung dinh dưỡng cho đất trong vụ mùa kế tiếp.

Ngày nay người ta ưa chuộng phân hữu cơ. Vì phân hữu cơ có vai trò cải thiện lý tính và hoá tình của đất như: tăng cường chất mùn giúp đất trồng tơi xốp giữ ẩm tốt. Ngoài ra, cải thiện độ PH, tăng cường dinh dưỡng cho đất, giúp các vi sinh vật trong đất hoạt động tốt hơn. Vì thế hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch bà con cần tăng cường chất hữu cơ để cây trồng phát triển tốt hơn.

phân bón cho cây ăn trái

Quản lý sâu bệnh cho cây ăn quả:

Việc kiểm soát sâu hại cây ăn quả trước hết cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa như bắt bằng tay, bẫy bả, dùng thiên địch, sử dụng giống chống chịu, hệ thống canh tác phù hợp… Biện pháp phòng trừ hóa học được áp dụng cho các trường hợp sâu hại nặng. Chỉ dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép sử dụng ở Việt Nam, tốt nhất nên sử dụng thuốc trừ sâu sinh học.

Đối với bệnh hại cây ăn quả, có nhiều nguyên nhân gây ra như do nấm, vi khuẩn, vi rút, tuyến trùng…. Tác động của thời tiết hay mất cân bằng dinh dưỡng (thiếu dinh dưỡng hay bị ngộ độc) cũng có thể làm cho cây có triệu chứng như bị nhiễm bệnh.

Đặc biệt với các cây mới trồng, cây sẽ phát triển cành lá non liên tục. Do đó để bảo đảm cây sinh trưởng khỏe mạnh cần tiến hành phun thuốc nấm bệnh định kỳ 1-2 tháng 1 lần. Những đợt ra lá non cần chú ý đến các loại côn trùng chích hút; vừa gây hỏng đọt hư lá; vừa giảm sức sinh trưởng. Có thể phối hợp chung giữa phân bón lá, thuốc trị nấm và thuốc trị côn trùng trong mỗi đợt phun. Việc phối hợp thuốc nên được sự hướng dẫn từ cán bộ khuyến nông của khu vực hoặc cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật uy tín

 

Nguyên tắc trồng và chăm sóc cây ăn quả đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm 3

Ghi chép và quản lý sổ sách:

Phải ghi sổ sách các công việc triển khai trong suốt quá trình từ trồng, chăm sóc đến thu hoạch. Đây là tài liệu để các tổ chức chứng nhận quản lý; kiểm tra và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm khi cần thiết.

Đặc biệt, ghi chép đầy đủ các thông tin về mua. Cần sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật như đã được các tổ chức chứng nhận hướng dẫn. Hồ sơ sổ sách được lưu trữ ít nhất trong 2 năm.

Thu hoạch và bảo quản thành phẩm:

Một số loại quả được bao quả trên cây trong quá trình quả lớn để hạn chế sâu bệnh hại và làm cho mẫu mã quả đẹp hơn. Nguyên tắc cơ bản của công việc thu hoạch quả là: thu hái đúng độ chín của quả phù hợp với tiêu thụ; thu hoạch quả vào buổi sáng khi trời khô ráo; quả sau thu hoạch phải đựng vào thùng chứa và đưa đi sơ chế; tiêu thụ hay bảo quản trong ngày.

Phương pháp tưới phân, phun thuốc bằng hệ thống máy nông nghiệp Globalcheck

Chăm sóc cây ăn quả bằng máy bay P-Globalcheck

Ngày nay, để chăm sóc một vườn hoa quả rộng lớn. Người ta chọn những công nghệ để mang lại hiêu quả sản xuất cao nhất. Một trong những phương pháp khi sử dụng máy bay PGxp 2020 để phun thuốc cho cây ăn quả.

PGxp 2020 có khả năng hoạt động với độ dốc địa hình tới 45 độ. Vì vậy, nó bay rất linh hoạt. Khả năng hoạt động ở độ cao lên đến 4000m so với mực nước biển. Đó chính là ưu thế của PGxp để áp dụng vào việc phun thuốc cho cây ăn quả.

Việc phun thuốc cho cây ăn trái sẽ mất nhiều thời gian. Với dung tích bình thuốc lên 20 lít thì xét trong các dòng máy bay thì chỉ có PGxp 2020 mới mang lại hiệu quả hơn cả.

Cộng thêm việc trang bị 2 pin sạc thông minh B12860s, có khả năng sạc nhanh. Do đó, bằng việc kết hợp với máy phát điện GC4000; PGxp 2020 đảm bảo cho các hoạt động được liên tục.

trẻ hóa nông nghiệptrẻ hóa nông nghiệpChăm sóc cây ăn quả bằng Robot RG150

Đặc biệt với những khu vườn trồng thẳng lối theo hàng. Phương pháp sử dụng Robot RG150 để chăm sóc cây ăn quả là một sự lựa chọn số 1.

Hầu như vườn cây ăn trái thường cao nên phải hướng vòi phun lên cao; nước thuốc dễ rơi vào người phun; lượng nước thuốc rơi vãi xuống đất nhiều dễ gây ô nhiễm môi trường. Phần lớn việc phun thuốc cho vườn cây ăn trái không có dụng cụ phun phù hợp mà vẫn dùng bình phun thuốc thông thường, thủ công.

Giờ đây, với công nghệ tự động. RG150 có thể giúp bạn chăm sóc cây ăn quả dễ dàng. Với khả năng vượt qua các địa hình hiểm trở như đồi núi dốc hay đường gồ ghề. Xe phun tự động theo bản đồ sẵn có một cách chính xác không lo trở ngại.

Ngoài khả năng phun thuốc, RG150 có thể vận chuyển vật tư nông nghiệp tải trọng lớn lên đến 150kg. RG150 cũng được sử dụng để gieo hạt, bón phân. Thực hiện bón phân cho cả loại phân vô cơ, hữu cơ hay phân nhớt.

Để được tư vấn về phương pháp chăm sóc cây ăn quả, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và sở hữu bộ đôi cho khu vườn của mình.

Nguyên tắc trồng và chăm sóc cây ăn quả đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm 4Công ty Cổ phần Đại Thành

Được biết đến là một trong số những đơn vị tiên phong trong ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất nông nghiệp.Với những sản phẩm công nghệ cao và ưu việt như Máy bay nông nghiệp không người lái; Robot nông nghiệp; Hệ thống giám sát nông nghiệp thông minh; Phân bón hữu cơ sinh học Rural Boss DTOGNFit; Thuốc trừ cỏ hữu cơ DTOGNHBC; Phần mềm truy xuất nguồn gốc Agricheck… Đại Thành đã chuyển giao công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp cho hàng nhiều tổ chức; cá nhân uy tín tại Việt Nam và các nước trong khu vực.

Website: https://daithanhtech.com/ hoặc http://globalcheck.com.vn

Hotline: 0981 85 85 99

Email: contact@daithanhtech.comcskh@daithanhtech.com