“Điểm mặt” các loại sâu hại lúa mùa vụ Đông Xuân 2021 – 2022

  • Sâu hại lúa và các động vật gây hại là những thành phần làm suy giảm năng suất mùa vụ. Hiện nay, bà con nông dân đang tiến hành xuống giống cũng như bắt đầu giai đoạn chăm sóc lúa sau sạ cấy. Giai đoạn lúa non đẻ nhánh là thời gian các sinh vật gây hại bắt đầu hoạt động; nếu nhà nông không có biện pháp ngăn chặn kịp thời có thể dẫn đến dịch hại trên diện rộng. Trong bài viết này, chung tôi sẽ thông tin đến bà con các dự báo về tình hình sâu hại lúa trong vụ Đông Xuân 2021 – 2022.

Dự báo sâu bệnh lúa Đông Xuân 2021 – 2022 được dựa trên cơ cấu mùa vụ, lịch thời vụ, biến đổi thời tiết. Đồng thời kết hợp với tình hình gây hại phát sinh trên lúa Đông Xuân trong những năm gần đây để dự đoán chính xác hơn. Từ đó, các đối tượng gây hại chính phát sinh trên lúa Đông Xuân 2021 – 2022 như sau:

 

"Điểm mặt" các loại sâu hại lúa mùa vụ Đông Xuân 2021 - 2022 1

Các sâu hại lúa và động vật gây hại trên lúa

Dự báo các loại sâu bệnh hại lúa phát sinh trong vụ Đông Xuân 2021 - 2022 2

1. Ốc bươu vàng

Trong các mùa vụ gần đây, ốc bươu vàng thường xuyên xuất hiện và ảnh hưởng ở đầu vụ. Vào giai đoạn lúa mới được gieo sạ, ốc bươu vàng hoạt động mạnh trên những chân ruộng trũng nước. Do đó, bà con nông dân cần theo dõi và lượm nhặt ốc bươu vàng để giảm thiểu ốc phá hoại lúa mới sạ.

2. Chuột

Chuột là đối tượng gây hại trong các giai đoạn sinh trưởng của lúa. Khi mới gieo sạ, chuột tập trung phá hại mạnh. Ngoài ra, giai đoạn lúa đẻ nhánh – làm đòng cũng gặp nguy hại với đối tượng này. Đặc biệt nếu chuột gây hại trong giai đoạn trổ đòng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cả vụ mùa.

3. Bọ trĩ

Dự đoán khả năng bọ trĩ phát sinh gây hại trên lúa mạnh vào giai đoạn mạ non đẻ nhánh. Ở những mùa vụ trước, bọ trĩ thường gây hại trên lúa xuống giống muộn. Dự báo bọ trĩ hoạt động trong những giai đoạn chính sau:

▶ Lần 1: đối với lúa sạ sớm trong giai đoạn mạ non – đẻ nhánh từ ngày 05/01 đến ngày 30/01/2022.

▶ Lần 2: chủ yếu trên lúa gieo sạ muộn trong giai đoạn mạ non – đẻ nhánh từ ngày 05/02 đến ngày 25/02/2022.

4. Sâu keo

Trong giai đoạn lúa đẻ nhánh – đứng cái, sâu keo thường phát sinh gây hại mạnh trên cây lúa. Dự kiến trong vụ mùa năm nay, sâu keo xuất hiện trong những giai đoạn sau:

▶ Lần 1: gây hại trên lúa sạ sớm trong giai đoạn đẻ nhánh từ ngày 10/01 đến ngày 10/02/2022.

▶ Lần 2: gây hại trên lúa xuống giống muộn trong giai đoạn đẻ nhánh từ ngày 15/02 đến ngày 15/03/2022.

5. Sâu phao

Dự đoán trong mùa vụ Đông Xuân 2021 – 2022 sâu phao phát sinh trong hai giai đoạn chính sau:

▶ Lần 1: sâu non gây hại trên lúa sạ sớm và chính vụ từ ngày 10/01 đến ngày 10/02/2022.

▶ Lần 2: sâu non gây hại trên lúa chính vụ trà muộn từ ngày 10/02 đến ngày 10/03/2022.

6. Sâu cuốn lá

Vụ Đông Xuân những năm trước, sâu cuốn lá gây hại mạnh giai đoạn lúa đẻ nhánh, đứng cái – đòng trổ. Điều cần chú ý nhất là làm ảnh hưởng năng suất mùa vụ do sâu non gây phá lá đòng. Dự kiến sâu cuốn lá xuất hiện trong các khoảng thời gian sau:

▶ Lần 1: sâu gây hại rải rác trong giai đoạn lúa đẻ nhánh từ ngày 15/01 đến ngày 10/02/2022.

▶ Lần 2: sâu non gây hại nặng, mật độ xuất hiện cao và cục bộ có thể gây trắng lá trong giai đoạn làm đòng từ ngày 15/02 đến ngày 10/03/2022.

▶ Lần 3: sâu cuốn lá gây hại rải rác trên lúa Đông Xuân gieo sạ muộn từ ngày 15/03 đến ngày 10/04/2022.

>>Xem thêm:

7. Sâu đục thân

Sâu đục thân gây hại mạnh trong giai đoạn lúa đẻ nhánh, làm đòng – trổ làm héo dảnh lúa hay bông bạc. Các đợt phát sinh được dự kiến xuất hiện như sau:

▶ Lần 1: Sâu non gây hại trên lúa trà sớm từ ngày 25/01 đến ngày 25/02/2022.

▶ Lần 2: sâu gây hại chủ yếu trên lúa trà muộn gây bông bạc từ ngày 05/03 đến ngày 05/04/2022.

8. Rầy nâu

Khi thời tiết đang ấm dần là thời kỳ thuận lợi cho rầy nâu phát sinh gây hại lúa đứng cái – đòng trổ. Rầy nâu xuất hiện đồng thời làm vật thể trung gian truyền bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá cho lúa; rầy lưng trắng truyền bệnh lùn sọc đen. Do đó, nhà nông cần có biện pháp phóng chống kịp thời tránh dịch bệnh lan rộng. Các đợt rầy xuất hiện được dự báo như sau:

▶ Lần 1: rầy nâu có thể phát sinh từ ngày 20/01 đến ngày 20/02/2022; gây hại rải rác trên lúa sạ sớm giai đoạn đẻ nhánh – đứng cái.

▶ Lần 2: từ ngày 20/02 đến ngày 20/03/2022. Rầy nâu gây hại lan rộng vào giai đoạn đứng cái – làm đòng đối với lúa muộn; giai đoạn làm đòng – trổ đối với lúa sạ sớm; có khả năng gây hại cục bộ với mật độ cao và ảnh hưởng nặng nề.

▶ Lần 3: từ ngày 20/03 đến ngày 20/04/2022. Rầy gây hại trên lúa trà chính vụ và lúa trà muộn giai đoạn trổ đòng – lúa chín.

9. Bọ xít dài

Bọ xít dài thường tập trung gây hại lúa giai đoạn trổ – chín sữa làm cho hạt lửng hoặc lép, đặc biệt tập trung gây hại mạnh trên các giống lúa thơm, lúa bố trí thời vụ sớm, trổ không tập trung.

Qua các dự báo, bà con nông dân có thể theo dõi và kiểm soát được sâu bệnh phát sinh trên đồng ruộng. Việc gây hại và nhiễm bệnh trên lúa làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất vụ mùa. Đặc biệt vào các mùa vụ Đông Xuân nói chung và vụ Đông Xuân 2021 – 2022 nói riêng, thời tiết biến đổi từ đầu vụ đến cuối vụ khá thuận lợi cho nhiều đối tượng gây hại lan rộng. Khuyến khích bà con thăm đồng thường xuyên để phát hiện nguồn sâu bệnh kịp thời.

Ngoài ra, bà con còn có thể sử dụng Trạm giám sát nông nghiệp DTSmartAG thông minh để thông báo sâu bệnh tức thời. Việc ứng dụng các kỹ thuật công nghệ số vào sản xuất đang là xu thế chuyển đổi để phát triển ngành sản xuất tại Việt Nam. Do đó, bà con có thể tham khảo và ứng dụng trên chính đồng ruộng nhà mình. Đồng thời giảm thiểu mức độ tổn thất bởi sâu bệnh lúa trong vụ Đông Xuân 2021 – 2022.

Điểm tên và cách phòng trừ hiệu quả bệnh hại thường xuất hiện trên cây lúa

Điểm tên và cách phòng trừ hiệu quả những bệnh hại xuất hiện trên cây lúa

Bệnh hại thường xuất hiện trên cây lúa có những biểu hiện thế nào? Cách phòng trừ như thế nào mang lại hiệu quả?

Việt Nam là đất nước có nền văn minh lúa nước từ bao đời nay. Nghề trồng lúa gắn liền với đời sống người dân ta. Vì thế diện tích trồng lúa chiếm phần lớn, được xướng tên là một trong những thị trường có lượng gạo xuất khẩu đứng tốp đầu trên Thế Giới.

Tuy nhiên, khí hậu nóng ẩm của Việt Nam là một điều kiện thuận lợi để một số loài bệnh hại trên cây lúa phát triển mạnh. Trong trồng lúa, người dân khó có thể tránh khỏi sâu, bệnh hại thường xuất hiện trên cây lúa. Đặc biệt, khi cây lúa ở giai đoạn phát triển, thuận lợi cho sâu bệnh bắt đầu tấn công gây hại quyết liệt. Tốc độ lây lan của các loại bệnh nhanh đến khó lường. Do đó, việc nắm rõ các dấu hiệu trong chăm sóc cây lúa hết sức quan trọng.

Bài viết sau đây điểm tên, dấu hiệu một số loại bệnh thường xuất hiện trên cây lúa và cách phòng ngừa bệnh này nhé.

Bệnh đạo ôn hại lúa

Bệnh đạo ôn là bệnh nguy hiểm, gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng. Chúng tồn tại trên các bộ phận của cây như lá, cổ lá, cổ bông, cổ gié, hạt. Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn lúa đẻ nhánh, làm đòng, chín sáp, chín sữa, đỏ đuôi… thậm chí cả trước khi lúa chín.

Bệnh thường phát triển mạnh khi: trời nhiều mây, ánh sáng trong ngày yếu, có mưa. Ngoài ra khi có sương đêm, ẩm độ không khí trên cao, nhiệt độ từ 20 – 30 độ. Ban đầu trên lá chỉ là những vết chấm nhỏ, màu xanh xám. Sau đó lớn lên có dạng hình thoi đặc trưng, viền nâu, tâm màu xám trắng. Khi bệnh nặng, các vết bệnh liên kết lại làm lá bị cháy khô.

Ngoài ra, biện pháp canh tác không phù hợp như gieo cấy quá dày hoặc bón thừa đạm. Khiến cây lúa yếu ớt, tạo ra tiểu khí hậu thuận lợi cho lúa bị bệnh.

Sâu đục thân bướm 2 chấm

Sâu đục thân bướm hai chấm là loài bệnh hại thường xuất hiện trên cây lúa. Chúng ký sinh trên thân lúa, gây phá hoại mùa màng. Sâu đục thân lúa thường phá hại mạnh nhất ở giai đoạn lúa đẻ nhánh. Chúng gây hại cục bộ làm giảm năng suất lúa trổ. Lúa từ thời kỳ mạ đến lúc trổ bông đều có thể bị sâu đục thân hại dẫn đến chết khô và đứt gốc khi nhổ mạ.

– Thời kỳ mạ: Sâu tấn công bẹ lá và phần nõn giữa hậu quả là dảnh lúa bị héo

– Thời kỳ đẻ nhánh: Phần dưới của thân bị sâu đục, cắt đứt tổ chức bên trong phá hại chức năng dẫn nhựa làm cho lá non trước tiên bị cuốn dọc. Lá có màu xanh tái sẫm sau dần chuyển sang màu vàng và héo khô.

– Thời kỳ sắp trỗ hoặc mới trỗ: Lá bao của đòng bị đục và chui vào; sau đó sâu đục ăn điểm sinh trưởng; ngắt đi nguồn dinh dưỡng làm bông bị lép trắng.

Trong điều kiện thời tiết nông vụ nóng, ẩm thất thường, bệnh sâu đục thân bướm 2 chấm phát triển rất mạnh. Các tỉnh phía Bắc những năm mùa đông rét đậm kéo dài; vụ mùa khô hạn thường phát sinh bệnh nặng. Bệnh này chúng làm cho thân cây chậm phát triển hơn bình thường rất nhiều.

Bệnh vàng lá

Bệnh vàng lá còn được gọi là bệnh vàng lá chín sớm, bệnh thường xuất hiện ở những giống lúa ngắn ngày và cây vụ đông.

Bệnh xuất hiện giai đoạn cuối vụ, xuất hiện vào 7 – 10 ngày trước khi trổ cho đến khi thu hoạch. Ban đầu lúa xuất hiện các đốm hình bán nguyệt có màu màu vàng cam trên lá. Sau đó dần dần sẽ xuất hiện nhiều vết bệnh hơn.

Triệu chứng biểu hiện giống bệnh vàng lùn, cây lúa bị vàng và lùn. Khi gặp trường hợp này, chúng ta chỉ cần nhổ khóm lúa lên, rửa sạch rễ và kiểm tra. Nếu thấy rễ đen (ngộ độc hữu cơ); đỏ vàng (ngộ độc phèn) kèm theo rễ bị thối; ít hoặc không có rễ trắng (rễ mới). Cây không hút đủ nước và dinh dưỡng gây nên hiện tượng vàng và lùn xuống.

Khi lúa bị bệnh vàng lá, nhìn xa rất giống lúa chín nhưng thực chất không phải, bệnh vàng lá khiến cây lúa bị suy dinh dưỡng, năng xuất thu về không cao.

Bệnh lùn xoắn lá

Bệnh lùn xoắn lá được phát hiện đầu tiên ở các tỉnh phía Nam. Về sau, bệnh có tốc độ sinh trưởng và lây lan một cách chóng mặt. Chúng xuất hiện bất cứ chỗ nào trồng lúa.

Bệnh lùn xoắn lá làm giảm năng suất nghiêm trọng. Cây lúa trổ muộn và trổ không thoát; bông lúa ngắn; tỷ lệ lép cao, các nhánh con đều là nhánh vô hiệu, cây sinh trưởng chậm. Ruộng lúa phát triển không đều, mép lá có thể bị rách hình răng cưa gân lá có màu vàng lợt; trắng hoặc nâu đậm.

Biểu hiện trên lá cứng, dày và có màu xanh đậm: gân lá bị phồng, mép lá có răng cưa,… Đốt thân ngắn lại, thường đâm chồi và rễ bên trong bẹ lá, thân dày cứng. Ở các đốt trên, rễ mọc ngược bên trên ở bên trong bẹ lá. Chồi phụ mọc từ các đốt trên bị cong xoắn ở trong bẹ lúa.

Những căn bệnh trên làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của cây trồng cũng như thiệt hại đến kinh tế của bà con. Để sâu bệnh không còn là lỗi lo trong trồng trọt, bà con cần có những kiến thức và biện pháp phòng kịp thời để cây được phát triển tốt nhất.

Một số lưu ý bà con nên làm để tránh tạo nơi cư trú cho sâu:

Thường xuyên thăm đồng để phát hiện và phòng trừ kịp thời khi sâu còn ở tuổi nhỏ. Khi phát hiện bệnh, cần được tiến hành phun phòng trừ ngay bằng các loại thuốc đặc hiệu. Kết hợp các phương pháp khoa học để mang lại hiệu quả tối ưu. Cuối vụ nên cắt sát gốc rạ khi thu hoạch. Vệ sinh đồng ruộng: nhổ bỏ gốc rễ cây sau mỗi vụ thu hoạch giúp hạn chế tối đa sâu bệnh khi lúa sinh trưởng phát triển ở vụ mùa sau.

Phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa hiệu quả bằng máy bay P-Globalcheck

Một trong những phương pháp phòng bệnh hại thường xuất hiện trên cây lúa phổ biến là sử dụng thuốc BVTV. Đây là phương pháp để trị sâu bệnh hiệu quả được sử dụng ở nhiều nơi.

Bà con thường phun thuốc trong những giai đoạn thích hợp với từng loại bệnh. Tuy nhiên, hiện nay nhiều địa bàn vẫn sử dụng phương pháp phun thuốc thủ công. Điều này dẫn đến việc mất khá nhiều thời gian, liều lượng thuốc chưa cân đối. Dẫn đến tỉ lệ diệt trừ bệnh chưa cao lại còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người phun. Để chia sẻ vất vả với nông dân, máy bay phun thuốc P-Globalcheck đã ra đời. Dòng máy PGxp2020 phù hợp vơi tất cả các loại thuốc. Được sử dụng phổ biến trong 2 năm gần đây và giải quyết được nhiều nỗi lo cho bà con. Không còn lo ngại những căn bệnh hại thường xuất hiện trên cây lúa.trẻ hóa nông nghiệp

Khi hoạt động, công nghệ ly tâm cắn xé thuốc mịn như phun sương phủ đều thấm sâu vào bề mặt lá lúa; diệt trừ sâu bệnh chỉ trong một thời gian ngắn. Máy bay P-globalchcheck là sự lựa chọn phù hợp người trồng lúa. Phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian tối ưu chi phí sản xuất. Không những thế, máy bay phun thuốc còn giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe cho con người.

trẻ hóa nông nghiệp

Công ty Cổ phần Đại Thành

Được biết đến là một trong số những đơn vị tiên phong trong ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất nông nghiệp, với những sản phẩm công nghệ cao và ưu việt như Máy bay không người lái phun thuốc BVTV, gieo hạt; Hệ thống giám sát nông nghiệp thông minh; Phần mềm truy xuất nguồn gốc Agricheck… Đại Thành đã chuyển giao công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp cho hàng nhiều tổ chức cá nhân uy tín tại Việt Nam và các nước trong khu vực.

Website: https://daithanhtech.com/ hoặc http://globalcheck.com.vn

Hotline: 0981 85 85 99

Email: contact@daithanhtech.com – cskh@daithanhtech.com