“Điểm mặt” các loại sâu hại lúa mùa vụ Đông Xuân 2021 – 2022
- Sâu hại lúa và các động vật gây hại là những thành phần làm suy giảm năng suất mùa vụ. Hiện nay, bà con nông dân đang tiến hành xuống giống cũng như bắt đầu giai đoạn chăm sóc lúa sau sạ cấy. Giai đoạn lúa non đẻ nhánh là thời gian các sinh vật gây hại bắt đầu hoạt động; nếu nhà nông không có biện pháp ngăn chặn kịp thời có thể dẫn đến dịch hại trên diện rộng. Trong bài viết này, chung tôi sẽ thông tin đến bà con các dự báo về tình hình sâu hại lúa trong vụ Đông Xuân 2021 – 2022.
Dự báo sâu bệnh lúa Đông Xuân 2021 – 2022 được dựa trên cơ cấu mùa vụ, lịch thời vụ, biến đổi thời tiết. Đồng thời kết hợp với tình hình gây hại phát sinh trên lúa Đông Xuân trong những năm gần đây để dự đoán chính xác hơn. Từ đó, các đối tượng gây hại chính phát sinh trên lúa Đông Xuân 2021 – 2022 như sau:
Các sâu hại lúa và động vật gây hại trên lúa
1. Ốc bươu vàng
Trong các mùa vụ gần đây, ốc bươu vàng thường xuyên xuất hiện và ảnh hưởng ở đầu vụ. Vào giai đoạn lúa mới được gieo sạ, ốc bươu vàng hoạt động mạnh trên những chân ruộng trũng nước. Do đó, bà con nông dân cần theo dõi và lượm nhặt ốc bươu vàng để giảm thiểu ốc phá hoại lúa mới sạ.
2. Chuột
Chuột là đối tượng gây hại trong các giai đoạn sinh trưởng của lúa. Khi mới gieo sạ, chuột tập trung phá hại mạnh. Ngoài ra, giai đoạn lúa đẻ nhánh – làm đòng cũng gặp nguy hại với đối tượng này. Đặc biệt nếu chuột gây hại trong giai đoạn trổ đòng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cả vụ mùa.
3. Bọ trĩ
Dự đoán khả năng bọ trĩ phát sinh gây hại trên lúa mạnh vào giai đoạn mạ non đẻ nhánh. Ở những mùa vụ trước, bọ trĩ thường gây hại trên lúa xuống giống muộn. Dự báo bọ trĩ hoạt động trong những giai đoạn chính sau:
▶ Lần 1: đối với lúa sạ sớm trong giai đoạn mạ non – đẻ nhánh từ ngày 05/01 đến ngày 30/01/2022.
▶ Lần 2: chủ yếu trên lúa gieo sạ muộn trong giai đoạn mạ non – đẻ nhánh từ ngày 05/02 đến ngày 25/02/2022.
4. Sâu keo
Trong giai đoạn lúa đẻ nhánh – đứng cái, sâu keo thường phát sinh gây hại mạnh trên cây lúa. Dự kiến trong vụ mùa năm nay, sâu keo xuất hiện trong những giai đoạn sau:
▶ Lần 1: gây hại trên lúa sạ sớm trong giai đoạn đẻ nhánh từ ngày 10/01 đến ngày 10/02/2022.
▶ Lần 2: gây hại trên lúa xuống giống muộn trong giai đoạn đẻ nhánh từ ngày 15/02 đến ngày 15/03/2022.
5. Sâu phao
Dự đoán trong mùa vụ Đông Xuân 2021 – 2022 sâu phao phát sinh trong hai giai đoạn chính sau:
▶ Lần 1: sâu non gây hại trên lúa sạ sớm và chính vụ từ ngày 10/01 đến ngày 10/02/2022.
▶ Lần 2: sâu non gây hại trên lúa chính vụ trà muộn từ ngày 10/02 đến ngày 10/03/2022.
6. Sâu cuốn lá
Vụ Đông Xuân những năm trước, sâu cuốn lá gây hại mạnh giai đoạn lúa đẻ nhánh, đứng cái – đòng trổ. Điều cần chú ý nhất là làm ảnh hưởng năng suất mùa vụ do sâu non gây phá lá đòng. Dự kiến sâu cuốn lá xuất hiện trong các khoảng thời gian sau:
▶ Lần 1: sâu gây hại rải rác trong giai đoạn lúa đẻ nhánh từ ngày 15/01 đến ngày 10/02/2022.
▶ Lần 2: sâu non gây hại nặng, mật độ xuất hiện cao và cục bộ có thể gây trắng lá trong giai đoạn làm đòng từ ngày 15/02 đến ngày 10/03/2022.
▶ Lần 3: sâu cuốn lá gây hại rải rác trên lúa Đông Xuân gieo sạ muộn từ ngày 15/03 đến ngày 10/04/2022.
>>Xem thêm:
- Phương pháp trừ sâu cuốn lá trên lúa triệt để trong vụ Đông Xuân
- Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá trong vụ Đông Xuân
- Tổng hợp các loại sâu bệnh hại lúa Hè Thu
- Dinh dưỡng cho cây lúa và cách tính lượng phân hữu cơ cần bón hiệu quả
7. Sâu đục thân
Sâu đục thân gây hại mạnh trong giai đoạn lúa đẻ nhánh, làm đòng – trổ làm héo dảnh lúa hay bông bạc. Các đợt phát sinh được dự kiến xuất hiện như sau:
▶ Lần 1: Sâu non gây hại trên lúa trà sớm từ ngày 25/01 đến ngày 25/02/2022.
▶ Lần 2: sâu gây hại chủ yếu trên lúa trà muộn gây bông bạc từ ngày 05/03 đến ngày 05/04/2022.
8. Rầy nâu
Khi thời tiết đang ấm dần là thời kỳ thuận lợi cho rầy nâu phát sinh gây hại lúa đứng cái – đòng trổ. Rầy nâu xuất hiện đồng thời làm vật thể trung gian truyền bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá cho lúa; rầy lưng trắng truyền bệnh lùn sọc đen. Do đó, nhà nông cần có biện pháp phóng chống kịp thời tránh dịch bệnh lan rộng. Các đợt rầy xuất hiện được dự báo như sau:
▶ Lần 1: rầy nâu có thể phát sinh từ ngày 20/01 đến ngày 20/02/2022; gây hại rải rác trên lúa sạ sớm giai đoạn đẻ nhánh – đứng cái.
▶ Lần 2: từ ngày 20/02 đến ngày 20/03/2022. Rầy nâu gây hại lan rộng vào giai đoạn đứng cái – làm đòng đối với lúa muộn; giai đoạn làm đòng – trổ đối với lúa sạ sớm; có khả năng gây hại cục bộ với mật độ cao và ảnh hưởng nặng nề.
▶ Lần 3: từ ngày 20/03 đến ngày 20/04/2022. Rầy gây hại trên lúa trà chính vụ và lúa trà muộn giai đoạn trổ đòng – lúa chín.
9. Bọ xít dài
Bọ xít dài thường tập trung gây hại lúa giai đoạn trổ – chín sữa làm cho hạt lửng hoặc lép, đặc biệt tập trung gây hại mạnh trên các giống lúa thơm, lúa bố trí thời vụ sớm, trổ không tập trung.
Qua các dự báo, bà con nông dân có thể theo dõi và kiểm soát được sâu bệnh phát sinh trên đồng ruộng. Việc gây hại và nhiễm bệnh trên lúa làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất vụ mùa. Đặc biệt vào các mùa vụ Đông Xuân nói chung và vụ Đông Xuân 2021 – 2022 nói riêng, thời tiết biến đổi từ đầu vụ đến cuối vụ khá thuận lợi cho nhiều đối tượng gây hại lan rộng. Khuyến khích bà con thăm đồng thường xuyên để phát hiện nguồn sâu bệnh kịp thời.
Ngoài ra, bà con còn có thể sử dụng Trạm giám sát nông nghiệp DTSmartAG thông minh để thông báo sâu bệnh tức thời. Việc ứng dụng các kỹ thuật công nghệ số vào sản xuất đang là xu thế chuyển đổi để phát triển ngành sản xuất tại Việt Nam. Do đó, bà con có thể tham khảo và ứng dụng trên chính đồng ruộng nhà mình. Đồng thời giảm thiểu mức độ tổn thất bởi sâu bệnh lúa trong vụ Đông Xuân 2021 – 2022.
Kỹ thuật trồng lúa 4.0 là gì
Kỹ thuật trồng lúa 4.0 là gì?
Cách mạng nông nghiệp 4.0 đã thực sự bắt đầu được để ý đến trong những năm gần đây. Những mô hình nông nghiệp thông minh tập trung sản xuất nông nghiệp phục vụ xuất khẩu đã tạo ra lợi nhuận không nhỏ cho doanh nghiệp nông nghiệp. Vậy kỹ thuật trồng lúa 4.0 là gì?
Ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất lúa hay còn gọi là kỹ thuật trồng lúa 4.0; đưa máy móc, công nghệ kết hợp trí tuệ nhân tạo vào hệ thống sản xuất lúa; nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản; tạo uy tín, thương hiệu cho nông sản.
Trước hết là các trạm giám sát nông nghiệp: Mục đích để theo dõi tình hình thời tiết, tình hình phát triển cây trồng cũng như dịch bệnh. Từ đó đưa ra giải pháp tốt nhất cho cây lúa.
Sau đó là áp dụng các loại chế phẩm hữu cơ, sinh học thay thế các loại thuốc hoá học đảm bảo chất lượng môi trường, chất lượng sống của người lao động.
Kết hợp với các máy móc nông nghiệp thông minh như: máy canh tác đất; máy bay nông nghiệp trong việc phun thuốc, bón phân, gieo hạt; máy thu hoạch và các loại máy chế biến nông sản; đã tạo thành hệ thống sản xuất lúa hoàn chỉnh; góp phần tạo ra hệ sinh thái trong sản xuất nông nghiệp.
Ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất lúa như nào cho hiệu quả?
Hiện nay các vùng sản xuất lúa của chúng ta vẫn chưa được quy hoạch thanh quy mô lớn. Chủ yếu là các hộ sản xuất nông nghiệp cá thể. Các vùng sản xuất lúa lớn mới tập trung chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ. Vì vậy việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất lúa cũng cần điều chỉnh linh hoạt theo từng vùng.
Ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất lúa cho các vùng nhỏ lẻ
Đối với các vùng sản xuất lúa chưa được quy hoạch tập trung, thì rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước; chẳng hạn như Trung tâm khuyến nông địa phương. Mục đích để lên kế hoạch tập trung các hộ sản xuất lúa nhỏ lẻ; chọn đồng nhất giống lúa cho cùng một khu ruộng; đồng nhất thời điểm gieo, cấy một cách tương đối. Từ đó việc lên kế hoạch phun thuốc, bón phân phục vụ cho chăm sóc lúa được hiệu quả hơn.
Ngoài ra, ở một số địa phương, Trung tâm khuyến nông đã chủ động đầu tư máy móc và thực hiện làm dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp; chẳng hạn như: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hậu Giang đã đầu tư máy bay phun thuốc PG30s thực hiện phun dịch vụ cho bà con địa phương. Xem thêm tại đây
Ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất lúa cho các vùng sản xuất tiêu chuẩn
Đối với những vùng sản xuất lúa tiêu chuẩn: do quy mô diện tích lớn, tập trung canh tác một loại giống; nên việc theo dõi tình hình phát triển của chúng; cũng như phòng chống dịch bệnh cũng trở lên đơn giản hơn.
Thêm một điều nữa là: Vì sản xuất lúa với quy mô lớn nên việc ứng dụng các sản phẩm công nghệ cũng được quan tâm hơn do những ưu điểm sau:
Giảm chi phí nhân công thủ công
Như một chiếc máy bay phun thuốc trừ sâu P-GLOBALCHECK có thể thực hiện phun được cho cả vài hecta (cụ thể theo từng dòng máy); trong vòng 1 giờ đồng hồ; chỉ với 2 lao động phổ thông. Từ đó, giải quyết được vấn đề khan hiếm nguồn nhân lực; đồng thời tiết kiệm hơn so với chi phí thuê nhân công thủ công.
Phát hiện sớm được dịch bệnh cũng như điều kiện bất lợi khác cho lúa
Thông tin từ trạm giám sát nông nghiệp đầy đủ, nhanh chóng và chính xác giúp bà con theo dõi được tình hình phát triển của lúa; tình hình sâu bệnh; các yếu tố thời tiết; cũng như các điều kiện bất lợi khác ảnh hưởng đến lúa. Tham khảo thêm bài viết: trạm giám sát nông nghiệp thông minh
Chủ động được thời gian chăm sóc cho lúa
Từ thông tin chính xác từ trạm giám sát nông nghiệp; công với tốc độ thực hiện nhanh; vận hành bất kể ngày hay đêm của các loại máy nông nghiệp thông minh; bà con sẽ dễ dàng thực hiện kế hoạch chăm sóc lúa bất cứ khi nào cần.
Bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp
Từ việc xác định chính xác tình hình phát triển cũng như dịch bệnh trên cây lúa; nên việc áp dụng các biện pháp phòng trừ cũng như sử dụng hoá chất sẽ được hợp lý hơn. Từ đó, tránh việc xả hóa chất bừa bãi ra môi trường trong trường hợp không cần thiết.
Kết hợp với việc sử dụng các chế phẩm sinh học như: Thuốc diệt cỏ sinh học, phân bón hữu cơ sinh học cũng góp phần giảm lượng hóa chất tồn đọng trên hạt thóc cũng như trong môi trường.
Nâng cao năng suất, chất lượng cho lúa gạo, đem lại lợi nhuận cao cho bà con
Từ những ưu điểm trên của công nghệ 4.0 trong sản xuất lúa; Kết hợp với việc khoa học công nghệ trong việc lai tạo, chọn lọc các giống lúa tốt; thì năng suất lúa được tăng lên là điều hiển nhiên.
Ngoài ra, lượng dư lượng thuốc bvtv trên thóc gạo giảm; cùng với các loại máy thu hoạch và chế biến công nghệ hiện đại, chất lượng thành phẩm được nâng lên vượt bậc. Từ đó nông sản sẽ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cao; phục vụ xuất khẩu ở các thị trường khó tính; đem lại lợi nhuận tối đa cho bà con.
Xây dựng thương hiệu, tạo tính bền vững trên thị trường quốc tế
Với phần mềm truy xuất nguồn gốc Agricheck, các sản phẩm nông sản tránh được tình trạng hàng giả, hàng nhái gây mất uy tín. Việc xây dựng thương hiệu nông sản là cực kỳ quan trọng. Nó tạo tính ổn định cho đầu ra của nông sản, giảm bớt sự cạnh tranh về giá. Thương hiệu lúa gạo của chúng ta đã mạnh như hiện nay, thì việc truy xuất nguồn gốc là cực kỳ quan trọng để giúp người tiêu dùng thực sự yên tâm khi sử dụng sản phẩm của chúng ta.
Như vậy, áp dụng kỹ thuật trồng lúa 4.0 không chỉ giúp cải thiện đời sống sức khỏe; mà còn giúp tăng thu nhập; cải thiện chất lượng cuộc sống cho bà nông dân. Việt Nam tương lai sẽ trở thành nước công nghiệp lúa gạo, và cả các loại nông sản thế mạnh khác.
Công ty Cổ phần Đại Thành
Được biết đến là một trong số những đơn vị tiên phong trong ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất nông nghiệp, với những sản phẩm công nghệ cao và ưu việt như Máy bay không người lái phun thuốc BVTV, gieo hạt; Hệ thống giám sát nông nghiệp thông minh; Phân bón hữu cơ sinh học Rural Boss DTOGNFit; Phần mềm truy xuất nguồn gốc Agricheck… Đại Thành đã chuyển giao công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp cho hàng nhiều tổ chức cá nhân uy tín tại Việt Nam và các nước trong khu vực.
Website: https://daithanhtech.com/ hoặc http://globalcheck.com.vn
Hotline: 0981 85 85 99
Email: contact@daithanhtech.com – cskh@daithanhtech.com