TOP 8 sâu hại sầu riêng và quản lý sâu hại theo tiêu chuẩn VietGAP

Sâu hại sầu riêng là một trong những đối tượng gây hại đến sinh trưởng và phát triển của cây sầu riêng. Sâu hại phát sinh quanh năm, làm tổn hại đến thân, rễ, lá, hoa và kể cả quả. Sâu hại phát sinh nếu không kịp thời diệt trừ có thể gây lây lan làm ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất sầu riêng. Hãy cùng Daithanhtech điểm qua 8 loại sâu hại sầu riêng thường gặp và biện pháp phòng chống sâu hại theo tiêu chuẩn VietGAP nhé.

1. Quản lý sâu hại sầu riêng

Trên sầu riêng có rất nhiều đối tượng sâu hại tấn công dưới đây là một số đối tượng dịch hại mà bà con nông dân cần quan tâm.

sau hại sầu riêng

Stt Sâu hại Tác nhân/Tên khoa học Bộ phận gây hại Thời điểm, giai đoạn ghi nhận Mức độ phổ biến
1 Rầy nhảy Allocaridara malayensis Lá, hoa, quả Quanh năm +++
2 Rầy xanh Amrasca sp. Lá, hoa Quanh năm +++
3 Bọ trĩ Scirtothrips dorsalis Hoa, quả non Quanh năm ++
4 Nhện đỏ Eutetranychus sp. Lá, chồi non Mùa nắng ++
5 Xén tóc đục thân, cành Plocaederus ruficornis, Batocera rufomaculata Thân, cành Mùa nắng ++
6 Mọt đục thân, cành Xyleborus similis Thân, cành Quanh năm ++
7 Rệp sáp Pseudococcus sp., Planococcus lilacinus Lá, quả Quanh năm +++
8 Sâu đục quả Conogethes punctiferalis Quả Quanh năm +++

1.1. Sâu đục quả (Conogethes punctiferalis Guen)

TOP 8 sâu hại sầu riêng và quản lý sâu hại theo tiêu chuẩn VietGAP 2

• Đặc điểm gây hại

Sâu đục quả là loại sâu hại sầu riêng với mức độ gây hại cao. Chúng có tập tính sinh hoạt trên hoa và quả; làm suy giảm năng suất sầu riêng nghiêm trọng nếu không diệt trừ loại sâu hại sầu riêng này.

TOP 8 sâu hại sầu riêng và quản lý sâu hại theo tiêu chuẩn VietGAP 13

– Trên hoa: Bướm thường đẻ trứng trên các chùm hoa. Sâu non nở ra ăn phần cuống hoa, đục vào bên trong hoa, ăn cánh hoa, nhụy đực và nhụy cái làm cho hoa bị hư và rụng. Rất dễ dàng nhận biết qua những lổ đục và những đám phân màu nâu đen được thải ra rất nhiều ngay cuống hoa. Sâu hóa nhộng trên cây bên trong kén bằng hoa và phân kết dính lại.

– Trên quả: Trứng được đẻ rải rác trên các quả non. Sâu non khi nở bò rất nhanh và đục ngay vào quả. Sâu gây hại từ khi quả còn non đến trưởng thành, đặc biệt gây hại nặng trên các chùm quả hơn là các quả đơn độc, quả non bị hại sẽ biến dạng và rụng, quả lớn bị hại sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm, và còn tạo điều kiện các loại nấm bệnh tấn công theo vết đục làm thối quả.

• Biện pháp phòng chống

– Sử dụng thiên địch diệt trừ sâu đục quả, như: Kiến sư tử và chim sâu tấn công sâu non khi ở bên ngoài vỏ quả, bọ ngựa và nhiều loài nhện có khả năng bắt và ăn thịt bướm sâu đục quả.

– Thăm vườn thường xuyên vào giai đoạn ra hoa, kết quả để phát hiện sớm sâu tấn công hoa và quả.

– Thu gom và tiêu hủy những chùm hoa có sâu hoặc quả bị sâu gây hại đem tiêu hủy. Tỉa cành hàng năm để tạo thông thoáng vườn cây, tỉa bỏ bớt những quả kém phát triển trong chùm.

– Trong chùm quả chưa bị nhiễm nên sử dụng đoạn gỗ nhỏ để kê giữa các quả để hạn chế sự gây hại.

– Khi cần thiết có thể sử dụng thuốc hóa học ở những vùng thường xuyên bị nhiễm nặng, sử dụng thuốc hóa học phun ngừa giai đoạn ra hoa và quả. Phát hiện phun thuốc khi sâu chưa đục sâu vào trong quả sẽ đạt hiệu quả cao. Cần lưu ý áp lực sâu cao nhất vào giai đoạn quả 1 tháng tuổi đến 2 tháng tuổi.

– Các loại hoạt chất thuốc có thể sử dụng là Bacillus thuringiensis var. kurstaki, Spinosad, Chlorantraniliprole, Pyriproxyfen,…Theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì.

– Lưu ý: cần phun thuốc trừ sâu thật kĩ và ướt thật đều quả vào giai đoạn vừa nêu trên để đạt được hiệu quả phòng trị cao. Đảm bảo thời gian cách ly khi phun thuốc để tránh dư lượng thuốc tồn dư trong quả gây ngộ độc cho người tiêu dùng.

Tham khảo thêm: Phương pháp phun thuốc diệt trừ sâu hại sầu riêng hiệu quả

Máy bay nông nghiệp pG100 – Siêu phẩm dẫn đầu công nghệ 2022

1.2. Rầy xanh (Amrasca sp.)

TOP 8 sâu hại sầu riêng và quản lý sâu hại theo tiêu chuẩn VietGAP 12

 

• Đặc điểm gây hại

– Thành trùng lẫn ấu trùng đều gây hại bằng cách chích hút lá non.

– Ấu trùng tập trung trong các lá non còn xếp lại, chưa mở ra, thành trùng thường hiện diện ở mặt dưới lá.

– Lá bị hại thường có triệu chứng cháy như bệnh, sau đó rụng đi.

TOP 8 sâu hại sầu riêng và quản lý sâu hại theo tiêu chuẩn VietGAP 11

• Biện pháp phòng chống

– Thiên địch quan trọng của rầy xanh là các loài bắt mồi ăn thịt như nhện, bọ rùa, bọ xít ăn sâu, chuồn chuồn cỏ.

– Tạo điều kiện cho vườn thông thoáng.

– Điều khiển cây ra đọt tập trung để dễ dàng phòng trừ.

– Khi cây vừa búp đọt, phun 2-3 lần các loại thuốc có các hoạt chất như: Clothianidin, Abamectin, Spirotetramat, Buprofezin,…

1.3. Rầy nhảy (Allocaridara malayensis)

TOP 8 sâu hại sầu riêng và quản lý sâu hại theo tiêu chuẩn VietGAP 10

• Đặc điểm gây hại

Đây là sâu hại sầu riêng rất nghiêm trọng. Thành trùng và ấu trùng thường sống ở mặt dưới lá và chích hút các lá non. Lá bị hại thường có những chấm màu nâu, khi bị hại nặng lá rụng hàng loạt làm ảnh hưởng đến sự phát triển, ra hoa và đậu quả của cây. Ngoài ra, rầy còn tiết ra mật ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển. Rầy phát triển ở mật số cao trong các tháng mùa nắng.

 

TOP 8 sâu hại sầu riêng và quản lý sâu hại theo tiêu chuẩn VietGAP 9• Biện pháp phòng chống

– Trong tự nhiên có nhiều loài ong ký sinh họ Encyrtidae, bọ rùa,… do đó cần tạo điều kiện cho các thiên địch này phát triển nhằm giảm mật số rầy.

– Tạo điều kiện cho vườn thông thoáng.

– Điều khiển cây ra đọt tập trung để dễ dàng phòng trừ.

– Khi cây vừa búp đọt, phun các loại thuốc có chứa hoạt chất như: Clothianidin, Abamectin, Spirotetramat, Buprofezin,..

1.4 Bọ trĩ (Scirtothrips dorsalis)

• Đặc điểm gây hại

– Bọ trĩ thường tấn công gây hại trên hoa và quả non. Chúng có thể sống nhờ vào ký chủ là cỏ dại và những cây khác.

– Đây là loại có chu kỳ sinh trưởng ngắn và rất mau kháng thuốc BVTV.

– Bọ trĩ thường tấn công và gây hại nặng trong mùa nắng, chủ yếu là vào giai đoạn ra đọt non làm rụng lá non. Bọ trĩ cũng tấn công hóa và quả non.

• Biện pháp phòng chống

Khi phát hiện có bọ trĩ, phun các loại nông dược như: Spinetoram, Clothianidin, Abamectin,…

1.5. Rệp sáp (Planococcus sp.)

• Đặc điểm gây hại

– Loài Planococcus sp. tấn công vào quả, hút dịch vỏ quả. Ngoài ra dịch tiết của chúng tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển, làm vỏ quả bị đen.

– Rệp gây hại trong suốt giai đoạn phát triển của quả từ khi còn nhỏ cho đến lúc chín. Chúng chích hút trên cuống quả và quả. Chúng thường tập trung rất nhiều ở những chùm quả.

TOP 8 sâu hại sầu riêng và quản lý sâu hại theo tiêu chuẩn VietGAP 8

– Trên quả non, nếu mật số của rệp sáp cao sẽ làm cho quả không phát triển được và có thể bị rụng sớm. Nếu mật số rệp sáp thấp hoặc tấn công khi quả đã lớn thì quả vẫn tiếp tục phát triển nhưng chất lượng quả bị giảm.

– Trong quá trình sống, rệp bài tiết ra mật ngọt tạo môi trường thích hợp cho nấm bồ hóng (Capnodium sp.) phát triển, làm quả bị phủ một lớp bồ hóng, màu đen bẩn, làm giảm phẩm chất quả. Rệp sáp sống cộng sinh với các loại kiến. Bằng cách kiến tha rệp từ nơi này sang nơi khác, từ cây này sang cây khác mỗi khi chỗ rệp sáp đang chích hút đã cạn kiệt nhựa. Ngược lại, trong chất bài tiết của rệp sáp có chứa nhiều chất đường mật làm thức ăn cho kiến.

• Biện pháp phòng chống

– Bọ rùa Cryptolaemus montrouzieri Mulsant đã được ghi nhận là thiên địch của rệp sáp Planococcus sp..

– Phun nước vào quả có thể rửa trôi rệp sáp trên quả

– Tỉa bỏ những quả non bị nhiễm nặng

– Tránh trồng xen với những cây bị nhiễm rệp sáp như mãng cầu, chôm chôm,…

– Phun thuốc khi mật số rệp sáp cao bằng các loại thuốc có chứa hoạt chất như: Buprofezin, Spirotetramat, Clothianidin, dầu khoáng,…

1.6. Nhện đỏ (Eutetranychus sp.)

TOP 8 sâu hại sầu riêng và quản lý sâu hại theo tiêu chuẩn VietGAP 7

• Đặc điểm gây hại

Nhện đỏ phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm của vùng nhiệt đới, khả năng sinh sản khá cao, vòng đời rất ngắn, gây hại bằng cách dùng miệng cạp biểu bì mặt lá tạo thành những chấm trắng li ti và tiết độc tố. Khi cây bị nhẹ, lá có màu vàng, như là bị bụi, còn bị hại nặng lá có màu trắng bạc, dễ rụng, cây còi cọc sinh trưởng kém.

• Biện pháp phòng chống

Trong điều kiện tự nhiên, nhện đỏ bị nhiều loại thiên địch tấn công như nhện nhỏ ăn mồi,… Cần tạo điều kiện cho thiên địch phát triển cũng hạn chế được tác hại của nhện.

Phun nước lên tán lá tạo ẩm độ cao trong vườn trong mùa nắng có thể làm giảm mật số của nhện đồng thời cũng tạo điều kiện cho thiên địch phát triển.

Khi mật số nhện cao có thể dùng các loại thuốc có chứa các hoạt chất để phun như: Dầu khoáng, Abamectin + Bacillus thuringiensis var. kurstaki, Sulfur, Emamectin benzoate, Clothianidin,… theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì.

1.7. Xén tóc đục thân cành (Batocera rufomaculata De Geer)

TOP 8 sâu hại sầu riêng và quản lý sâu hại theo tiêu chuẩn VietGAP 6

• Đặc điểm gây hại

– Trưởng thành cái thường đẻ trứng trong các chạng ba của cây, trong các vết nứt hay vết thương ở trên thân cây.

– Sâu non sau khi nở, ăn vỏ cây thành những đường ngoằn nghoèo không đều nhau. Sau đó chúng đục vào thân. Đôi khi không có điểm thích hợp để đục vào, sâu non di chuyển dần xuống phía dưới gốc và đục chui vào bên trong làm thành những đường hầm ngoằn ngoèo bên trong thân, các đường này chứa phân do chúng thải ra.

– Loài xén tóc này đục trên thân chính hoặc nhánh lớn thường làm chết nhánh hoặc chết cả cây.

– Cây bị tấn công vào giai đoạn nhỏ sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng rất nhiều, mạch dẫn nhựa tắt nghẽn làm cho cành bị khô héo và rụng lá, các lỗ do ấu trùng đục vào bị chảy nhựa và cành dễ gãy.

• Biện pháp phòng chống

Các loài xén tóc rất khó để quản lý vì ấu trùng ở sâu bên trong. Có thể ngừa bằng cách sau:

– Xén tóc rất thích ánh đèn vì thế có thể dùng bẫy đèn để bắt trưởng thành vào đầu mùa mưa

– Nên thăm vườn thường xuyên phát hiện sớm

– Dùng dao nhỏ khoét ngay lỗ đục sẽ thấy sâu nằm bên trong, bắt sâu hoặc phát hiện nhộng phải tiêu diệt

1.8. Mọt đục thân, cành (Xyleborus similis)

TOP 8 sâu hại sầu riêng và quản lý sâu hại theo tiêu chuẩn VietGAP 5

• Đặc điểm gây hại

– Loài mọt Xyleborus similis thường tìm thấy trên phần gốc, thân và cành chính bên dưới.

– Trong quá trình đi thu mẫu ngoài đồng, loài mọt Xyleborus similis dễ tìm thấy ở những gốc, thân cây có những vết mùn cưa và nhựa cây ngoài vỏ kiểm tra kỹ bên trong có những lỗ đục nhỏ, một số trường hợp cây bị mọt tấn công kèm theo những vết bệnh xì mủ, các cây tìm thấy sự hiện diện của Xyleborus similis đa số đã bị bệnh xì mủ hay bệnh xì mủ đang phát triển trên thân cây, gây thiệt hại lớn đối với sự sinh trưởng nhất là trong giai đoạn ra hoa và mang quả của cây sầu riêng.

– Loài mọt Xyleborussimilis gây hại khác với loài Xyleborus fornicatus, ban đầu nó tấn công lên phần vỏ cây trước tạo ra các vết xì mủ kèm với mùn cưa bên trong với các đường đục phức tạp, sau đó nó tấn công phần gỗ tiếp giáp với phần vỏ và tạo thành hệ thống mạng lưới đường đục rất phức tạp như triệu chứng trên phần vỏ. Các đường đục này thường song song với thượng tầng libe gỗ và ít khi mọt đục thẳng sâu vào phần gỗ bên trong. Trứng và ấu trùng của Xyleborus similis được đẻ trong đường đục tìm thấy có trong phần vỏ cây và cả phần gỗ của thân cây. Chính điều này, làm cho lớp vỏ tổn thương và chết hoại nhanh hơn.

• Biện pháp phòng chống

Rất khó để quản lý các loài mọt đục cành vì ấu trùng ở sâu bên trong. Có thể phòng ngừa bằng cách sau:

– Nên thăm vườn thường xuyên phát hiện sớm.

– Khi phát hiện có sự hiện diện của mọt đục thân gây hại trên cây sầu riêng thì tiến hành phun thuốc phòng trừ đối tượng này. Sử dụng luân phiên một số hoạt chất như: Abamectin, Emamectin benzoate,…kết hợp với Dimethomorph hoặc Phosphorous acid,…

2. Quản lý hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật

Một số quy định sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất theo VietGAP:

2.1. Phương pháp sử dụng thuốc BVTV

– Phải áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp IPM.

– Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi cần thiết, sử dụng thuốc khi dịch hại đến ngưỡng gây hại, giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây sầu riêng cần được bảo vệ khỏi sự tấn công của dịch hại,…

– Khi cần sử dụng thuốc BVTV, phải sử dụng thuốc có trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam do Bộ NN&PTNT ban hành có cập nhật hàng năm.

– Áp dụng nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ, liều lượng, đúng cách) hoặc hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.

– Nên sử dụng luân phiên thuốc BVTV giữa các lần phun hoặc các vụ để không gây tính kháng thuốc của sâu bệnh hại, hiệu quả phòng trừ sẽ cao hơn.

– Khi sử dụng thuốc BVTV phải có biện pháp ngăn chặn sự phát tán sang các ruộng xung quanh.

– Phải có biển cảnh báo khu vực mới phun thuốc.

– Cần có danh mục các thuốc BVTV được phép sử dụng trên cây sầu riêng, bao gồm tên thương mại, hoạt chất, đối tượng cây trồng và dịch hại.

2.2. Quản lý thuốc BVTV

– Thuốc BVTV và hóa chất phải giữ nguyên trong bao bì, nếu đổi sang bao bì, vật chứa khác phải ghi rõ và đầy đủ tên, hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng như bao bì ban đầu.

– Nếu phát hiện các loại thuốc BVTV quá hạn sử dụng, không thể sử dụng nữa thì phải được thu gom bảo quản riêng chờ tiêu hủy. Có thể bảo quản ngay trong kho chứa thuốc BVTV nhưng cần ghi rõ thông tin trên nhãn là “thuốc quá hạn sử dụng”.

TOP 8 sâu hại sầu riêng và quản lý sâu hại theo tiêu chuẩn VietGAP 4

– Khi sử dụng thuốc cần mang bảo hộ lao động (ao dài tay, quần dài, nón, khẩu trang có than hoạt tính, kính bảo hộ mắt, bao tay).

– Thuốc BVTV đã pha không dùng hết cần được thu gom và xử lý theo quy định về chất thải nguy hại.

– Nên có hố cát chuyên dụng để súc rửa dụng cụ phun thuốc BVTV, đổ thuốc dư thừa vào hố cát.

2.3. Lựa chọn thuốc BVTV

– Mua thuốc BVTV:

+ Tại cơ sở có tư cách pháp nhân, được phép kinh doanh ngành hàng thuốc BVTV, chịu sự quản lý của nhà nước;

+ Có nhãn mác rõ ràng, còn hạn sử dụng; Không thuộc danh mục hạn chế và cấm sử dụng.

– Vận chuyển:

+ Kiểm tra bao bì thuốc BVTV có bị rò rỉ không;

+ Buộc gói cẩn thận;

+ Không để lẫn với thực phẩm, đồ chơi trẻ em, chất dễ cháy nổ.

2.4. Bảo quản thuốc BVTV

– Bảo quản

+ Nên mua thuốc đủ sử dụng, tránh dư thừa nhiều;

+ Dụng cụ chứa hoặc kho chứa thuốc BVTV và hóa chất khác phải kín, không rò rỉ ra bên ngoài, có dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Nếu là kho thì cửa kho phải có khóa và chỉ những người có nhiệm vụ mới được vào kho. Không đặt trong khu vực sơ chế, bảo quản sản phẩm, sinh hoạt và không gây ô nhiễm nguồn nước;

+ Cần có sẵn dụng cụ, vật liệu xử lý trong trường hợp đổ, tràn phân bón, thuốc BVTV và hóa chất;

+ Kiểm tra thường xuyên tình trạng nơi cất giữ thuốc.

– Cần ghi nhật ký sử dụng thuốc BVTV, ghi chép cẩn thận các thông tin cần thiết và có nơi lưu trữ để dễ dàng theo dõi.

– Sản phẩm phải phân tích dư lượng thuốc BVTV (√n (n số hộ tham gia)/mẫu) không vượt quá giới hạn tối đa cho phép theo Thông tư số 50/2016/TT-BYT Quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm.

3. Ứng dụng máy bay nông nghiệp Globalcheck diệt trừ triệt để sâu hại sầu riêng

Để phòng trừ sâu hại sầu riêng, bà con cần quan sát và theo dõi quá trình ra hoa, kết quả của sầu riêng. Duy trì bón phân không thừa, không thiếu để cung cấp dinh dưỡng cho sầu riêng; phòng tránh lạm dụng phân bón làm phát sinh sâu hại sầu riêng. Đồng thời, thường xuyên tỉa cành, tỉa hoa để hỗ trợ không gian phát triển thông thoáng; dễ dàng thực hiện công tác phun xịt phòng trừ sâu hại sầu riêng.

sâu hại sầu riêngỨng dụng máy bay nông nghiệp Globalcheck để phun xịt, phòng và trừ triệt để sâu hại sầu riêng. Với khả năng vận hành nhanh chóng, thuốc phun mịn bám đều trên lá giúp dập dịch sâu hại kịp thời. Giảm đáng kể thời gian phun thuốc và chi phí thuê nhân công. Góp phần tiết kiệm nước phun và thuốc BVTV, phù hợp tiêu chí canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP. Mang lại hiệu quả diệt sâu hại triệt để, đảm bảo chất lượng và năng suất tốt cho sầu riêng VietGAP.

Write a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan