Đại Thành Đưa Công Nghệ Mới Tới Sự Kiện Cuối Năm Đại Điền Kiến Xương- Thái Bình

Nhân sự kiện tổng kết cuối năm 2024 của hội Đại Điền Kiến Xương- Thái Bình. Công ty CP Đại Thành có mang tới sự kiện một số công nghệ được chúng tôi tiên phong đưa vào thị trường Việt Nam như thiết bị trang phẳng đất vệ tinh ruộng nước, trang phẳng đất vệ tinh ruộng khôthiết bị dẫn đường tự động NX510.

I. SỰ KIỆN TỔNG KẾT 2024 HỘI ĐẠI ĐIỀN KIẾN XƯƠNG- THÁI BÌNH

Tuy mới xuất hiện vài năm trở lại đây, nhưng các hội đại điền đã nhanh chóng đóng vai trò quan trọng góp phần giải quyết những khó khăn của nền nông nghiệp nước ta, có thể nói đây là tầng lớp góp phần giải quyết nút thắt trong quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp manh mún nhỏ lẻ sang nông nghiệp công nghệ cao và bền vững.

Theo chúng tôi tìm hiểu, từ năm 2019 phong trào tích tụ ruộng đất được đẩy mạnh và bắt đầu hình thành một nhóm nông dân sản xuất lúa quy mô lớn, đến khoảng tháng 9/2022 nhóm nông dân quy mô lớn này chính thức đổi tên thành câu lạc bộ Đại Điền Kiến Xương.

Hiện nay hội đại điền Kiến Xương do ông Dân làm chủ tịch, ngày 6/1/2025 vừa qua cũng tại nhà ông Dân, hội đại điền Kiến Xương cũng tổ chức tổng kết cuối năm 2024, đây là hoạt động thường niên quan trọng thúc đẩy đoàn kết và hợp tác trong nhóm cũng như nhìn lại thành quả trong năm từ đó rút ra những bài học quý giá.

Việc thành lập các hội đại điền không chỉ có ý nghĩa thúc đẩy chuyển đổi trong sản xuất, giải quyết bài toán khó nông nghiệp nước ta mà chúng còn mang lại rất nhiều lợi ích cho người tham gia như:

  • Trao đổi kinh nghiệm, thông tin về hoạt động sản xuất, thị trường nông nghiệp.
  • Chia sẻ, tận dụng tối đa công suất làm việc của máy nông nghiệp bởi đây là ngành có tính thời vụ cao.
  • Hỗ trợ nhau khi gặp vấn đề trong hoạt động sản xuất nông nghiệp ví dụ như người thừa người thiếu mạ, người cần gấp máy bay nông nghiệp để phun thuốc,…,
  • Tạo ra tầm ảnh hưởng, nguyện vọng thành viên trong hội sẽ tới lãnh đạo nông nghiệp từ cấp huyện cho tới cấp bộ và đàm phán với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nông nghiệp.

II. ĐẠI THÀNH MANG CÔNG NGHỆ TỚI SỰ KIỆN TỔNG KẾT ĐẠI ĐIỀN KIẾN XƯƠNG- THÁI BÌNH

Đại Điền là tầng lớp nông dân mới, việc sử dụng công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp không còn xa lạ vì vậy đến với sự kiện tổng kết cuối năm 2024 này chúng tôi mang đến công nghệ mới nhất và duy nhất trên thị trường, cụ thể chúng tôi mang đến 3 công nghệ như sau:

2.1. Trang phẳng đất vệ tinh ruộng khô GJP150

Đây là công nghệ làm phẳng mặt ruộng khô bằng định vị vệ tinh chính xác Cors- RTK, công nghệ này sử dụng hệ tọa độ của hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu nhờ cao độ mà chúng ta biết được vị trí khu đất đó cao hay thấp và chúng sẽ tự động điều chỉnh gầu cào lên xuống để điều chỉnh lượng đất cào hoặc nhả ra.

Đại diện Đại Thành giới thiệu thiết bị trang phẳng mặt đất vệ tinh ruộng khô GJP150
Đại diện Đại Thành giới thiệu thiết bị trang phẳng mặt đất vệ tinh ruộng khô GJP150

Đặc biệt GJP150 là thiết bị đo cao độ bằng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu vì vậy việc vận hành thiết bị cũng rất gọn, đặc biệt chúng làm việc hiệu quả với mọi diện tích. Để phát huy hiệu quả của thiết bị này GJP150 cần có điều kiện làm việc như sau:

  • Diện tích làm việc càng lớn càng tốt.
  • Đất đã được phay nhỏ và tơi, ít gốc rạ.
  • Đất khô, đặc biệt phù hợp với đất màu

2.2. Trang phẳng đất vệ tinh ruộng nước GP2300

Đây cũng là công nghệ được Đại Thành tiên phong đưa vào thị trường Việt Nam, cũng giống như GJP150, GP2300 cũng hoạt động dựa trên nền tảng định vị vệ tinh chính xác Cors-RTK vì vậy chúng làm việc hiệu quả ở mọi diện tích khác ở chỗ thiết bị này làm việc ở môi trường nước nên rất phù hợp với những ruộng lúa rộng lớn.

Đại diện Đại Thành giải thích nguyên lý hoạt động GP2300 tới bà con Đại Điền Kiến Xương- Thái Bình
Đại diện Đại Thành giải thích nguyên lý hoạt động GP2300 tới bà con Đại Điền Kiến Xương- Thái Bình

Cũng giống như GJP150, thao tác quan trọng nhất là nâng và hạ gầu san cũng như định vị nhờ hệ thống định vị vệ tinh chính xác Cors-RTK nên việc vận hành GP2300 khá gọn nhẹ và dễ dàng nếu một số thao tác cài đặt bà con đã thuần thục. Để phát huy hiệu quả chiếc GP2300 chúng ta cần một số điều kiện như sau:

  • Ruộng phải có diện tích đủ lớn và có nước.
  • Đất đã được cày vỡ
  • Ruộng không quá lầy
  • Ruộng đất thịt làm việt tốt hơn đất pha cát.

2.3. Thiết bị dẫn đường tự động NX510

Đây là thiết bị hỗ trợ tự lái máy nông nghiệp, những chiếc máy cày, máy cấy lái bằng tay thông thường khi được gắn NX510 lên chúng sẽ biến thành những chiếc máy cấy không người lái, máy cày không người lái,…,

Đặc biệt nhờ sử dụng công nghệ định vị vệ tinh chính xác Cors-RTK với độ chính xác lên đến từng centimet giúp NX510 lái máy nông nghiệp thẳng và đều hơn lái bằng tay rất nhiều, điều này đem lại nhiều giá trị như:

  • Làm cơ sở cơ giới hóa khâu chăm sóc sau này (cây được trồng thẳng và đều).
  • Tiết kiệm từng centimet đất.
  • Tiết kiệm nhân công, ví dụ như máy cấy chỉ cần 1 người vẫn có thể vận hành được
  • Tăng thời gian làm việc của máy nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe người vận hành.

III. GIÁ TRỊ KHI MẶT RUỘNG ĐƯỢC LÀM PHẲNG

Ở sự kiện đại điền Kiến Xương- Thái Bình công nghệ chúng tôi giới thiệu đến bà con Đại Điền đa phần liên quan tới việc làm phẳng ruộng đất, tại sao chúng tôi lại làm như vậy?

Xu hướng tích tụ ruộng đất là xu hướng tất yếu bởi xu hướng này đang gặp thiên thời- địa lợi- nhân hòa như:

  • Tình trạng bỏ hoang ruộng đất ngày càng phổ biến.
  • Được nhà nước ưu tiên và có nhiều chính sách hỗ trợ.
  • Đất nước đang trong giai đoạn thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao vào mọi hoạt động xã hội.

Khi làm việc ở một diện tích rộng lớn, việc làm phẳng ruộng bằng mắt thường là rất khó vì vậy xu hướng tích tụ ruộng đất lớn đồng nghĩa với việc sử dụng công nghệ để làm phẳng mặt ruộng cũng ngày càng trở nên cần thiết, nguyên nhân đến từ tầm quan trọng khi mặt đất được làm phẳng. Vậy mặt ruộng được làm phẳng đem lại lợi ích gì?

  • Tiết kiệm nước: mặt ruộng được làm phẳng là điều kiện lý tưởng sử dụng ít nước nhất.
  • Tiết kiệm phân bón: nước giúp hòa tan phân bón giúp cây trồng hấp thụ phân bón tốt hơn, khi mặt ruộng đều mọi vị trí đều có nước.
  • Tiết kiệm thuốc bảo vệ thực vật: môi trường chỗ có nước và khô đan xen là điều kiện lý tưởng để cỏ và ốc ăn lúa phát triển, khi mặt ruộng làm phẳng nước sẽ được cấp đều và phơi khô đều tạo điều kiện bất thuận để cỏ và ốc hại phát triển.

Để tìm hiểu thông tin chi tiết về một số công nghệ trong sản xuất nông nghiệp cũng như giống lúa chất lượng cao xin vui lòng liên hệ 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.

Bánh Cuốn Làm Từ Lúa Lai F1-GS55 Có Gì Đặc Biệt

GS55 là một giống lúa nguyên liệu chất lượng cao, sau lần trải nghiệm thực tế tại TP Cao Bằng- tỉnh Cao Bằng cho thấy bánh cuốn làm từ gạo GS55 có đặc điểm: rẻo, trắng và có mùi thơm nhẹ.

I. TRẢI NGHIỆM SẢN XUẤT BÁNH CUỐN LÀM TỪ GẠO GS55 TẠI CAO BẰNG

Để kiểm chứng chất lượng bún bánh làm từ gạo GS55, Chúng tôi đã có trải nghiệm thú vị cùng chị Ngôn tại TP Cao Bằng từ khâu chuẩn bị, làm bánh cuốn tới cảm nhận thực khách tại cửa hàng bánh cuốn của chị Ngôn

Để có cái nhìn khách quan về chất lượng làm bún bánh từ gạo GS55, chúng tôi có phối hợp cùng gia đình chị Ngôn tại TP Cao Bằng để chứng kiến toàn bộ quá trình chuẩn bị, sản xuất cho tới cảm nhận của thực khách tại quán của Chị, dưới đây hãy cùng chúng tôi tham gia vào trải nghiệm thú vị này.

Chi tiết: Giống lúa GS55

1.1.Chuẩn bị gạo GS55 làm bánh cuốn

Theo chị Ngôn, gạo để làm bánh cuốn phải là loại thóc được phơi khô, để già, hạt gạo phải sáng và trắng đẹp.

Gạo GS55 được chúng tôi chuẩn bị để làm bánh cuốn tại Cao Bằng
Gạo GS55 được chúng tôi chuẩn bị để làm bánh cuốn tại Cao Bằng

1.2.Mang gạo GS55 đi ngâm

Theo chị Ngôn trước khi mang gạo đi nghiền chúng ta phải mang gạo đi ngâm từ 3 đến 5 tiếng giúp bánh cuốn mềm và dễ ăn hơn.

Ngâm gạo GS55 từ 3 đến 5 tiếng trước khi mang đi nghiền
Ngâm gạo GS55 từ 3 đến 5 tiếng trước khi mang đi nghiền

1.3.Mang đi nghiền thành bột

Sau khi đã ngâm gạo chúng ta mang gạo đi rửa sạch cho hết bột bám bên ngoài gạo, thường ta phải rửa từ 3 đến 4 lần.

Sau khi rửa xong chúng ta mang gạo đi nghiền, lưu ý đây là nghiền nước chứ không phải nghiền khô.

Mang gạo GS55 đi nghiền nước
Mang gạo GS55 đi nghiền nước

1.4.Chuẩn bị mang đi tráng

Sau khi nghiền thành bột, tùy vào độ sánh chúng ta có thể pha thêm nước, đồng thời để tăng độ đậm cho bánh cuốn nên cho thêm một chút bột canh và đem đi tráng.

Giờ cùng tráng và trải nghiệm hương vị bánh cuốn làm từ gạo GS55.
Giờ cùng tráng và trải nghiệm hương vị bánh cuốn làm từ gạo GS55.

II. CẢM NHẬN THỰC KHÁCH VỚI BÁNH CUỐN LÀM TỪ GS55

Sau khi đã chuẩn bị xong chúng tôi cùng với chị Ngôn tới cửa hàng của Chị để cùng thực khách kiểm chứng chất lượng bánh cuốn làm từ gạo GS55.

Thực khách cảm nhận bánh cuốn làm từ gạo GS55
Thực khách cảm nhận bánh cuốn làm từ gạo GS55

Từ cảm nhận của thực khách và nhận xét của chị Ngôn một cư dân TP Cao Bằng làm nghề sản xuất và bán bánh cuốn nhiều năm chúng tôi có thể rút ra một số đặc điểm như:

  • Độ mềm: mềm hơn so với gạo bao thai địa phương.
  • Mùi vị: có mùi thơm nhẹ
  • Màu sắc: trắng và trong

Đến với gia đình Cô Loan và Chú Cường tại TP Cao Bằng, sau khi ăn thử bánh cuốn làm từ gạo GS55, Cô Chú đánh giá nếu gạo GS55 dùng làm phở và bánh cuốn thì rất là ngon, có mùi thơm đặc trưng, bánh cuốn làm bằng gạo địa phương không được dẻo và dai như thế này.

Cô Loan và Chú Cường cảm nhận bánh cuốn làm từ gạo GS55
Cô Loan và Chú Cường cảm nhận bánh cuốn làm từ gạo GS55

III. GIỚI THIỆU VỀ LÚA LAI F1-GS55

GS55 là giống lúa lai 3 dòng do Công ty CP Đại Thành khảo nghiệm và sản xuất tại Việt Nam, GS55 được lai tạo từ các giống lúa cha mẹ có nguồn gốc từ công ty TNHH giống cây trồng Hoa Phong, Tứ Xuyên, Trung Quốc.

Đây là giống lúa lai hiếm hoi được phát triển hướng tới thị trường giống lúa nguyên liệu vì vậy chúng có ưu điểm vượt trội của một giống lúa lai, dưới đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu một số ưu điểm vượt trội của giống lúa này.

3.1. Năng suất cao

Khi đã hướng tới mục tiêu là một giống lúa nguyên liệu, đặc điểm đầu tiên hướng tới phải là năng suất cao, với GS55 cũng vậy trung bình có thể đạt từ 7-8 tấn/ha nhưng nếu thâm canh tốt có thể đạt 13 tấn/ha.

Giống lúa lai F1-GS55 là giống lúa lai cho năng suất cao
Giống lúa lai F1-GS55 là giống lúa lai cho năng suất cao

3.2. Chống chịu thời tiết

Sau bão số 3 Yagi đã minh chứng giống lúa lai F1-GS55 đã có sức chống chịu tuyệt vời như thế nào, sau kiểm chứng thực tế đã chứng minh GS55 có khả năng chống chịu thời tiết như:

  • Chống đổ: do thân cứng và thấp.
  • Ngâm nước: dù ngâm nước nhiều ngày nhưng hạt thóc vẫn sáng.

Ngoài ra GS55 còn là giống lúa có khả năng chịu chống rét và chống mặn tốt nên chúng không chỉ được trồng phổ biến khu vực phía Bắc mà còn được bà con đồng bằng sông Cửu Long ưa thích với loại hình lúa tôm.

Chi tiết: Khả năng chống chịu GS55 sau bão Yagi

3.3. Chống chịu sâu bệnh

Với bộ rễ phát triển, thân cứng và chống chịu thời tiết tốt giúp GS55 khỏe mạnh, cây lúa ít bị tổn thương nên khả năng kháng bệnh rất tốt như: rầy nâu, đạo ôn, khô vằn.

Để được tư vấn chi tiết về đặc tính, cách chăm sóc, thị trường giống lúa lai F1-GS55 xin vui lòng liên hệ 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.

Các Giống Lúa Năng Suất Cao Ở Miền Bắc

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống lúa khác nhau, tuy nhiên chúng ta có thể phân làm hai loại, một chuyên về năng suất, một chuyên về chất lượng, dưới đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu một số giống lúa cho năng suất cao ở miền bắc.

I. ĐẶC ĐIỂM GIỐNG LÚA NĂNG SUẤT CAO Ở MIỀN BẮC

Thị trường thì nhiều giống lúa, nhưng về cơ bản chúng được chia thành 2 loại, một loại hướng đến năng suất, một loại hướng đến xuất khẩu, những giống lúa năng suất cao thường là giống lúa hạt tròn được trồng chủ yếu làm lúa nguyên liệu để phục vụ: làm bún bánh, thức ăn chăn nuôi.

GS55 là giống lúa năng suất cao được bà con miền Bắc tin dùng
GS55 là giống lúa năng suất cao được bà con miền Bắc tin dùng

Còn để ăn giống lúa cho năng suất cao chỉ phù hợp với những người không thích ăn cơm mềm mà chỉ ăn loại cơm hơi khô thì GS55 sẽ là lựa chọn hợp lý, những giống lúa năng suất cao ở miền Bắc, đặc biệt ở vụ đông xuân này sẽ có một số đặc điểm như sau:

  • Chống rét tốt: miền Bắc vụ đông xuân có nhiệt độ thấp, đặc biệt giai đoạn làm mạ, nền giống lúa phải có khả năng chống rét tốt mới có thể cho năng suất cao.
  • Bộ rễ phát triển: bộ rễ quyết định khả năng hấp thụ dinh dưỡng nên giống lúa năng suất cao thường có bộ rễ tốt.
  • Kháng bệnh: khả năng kháng bệnh giúp cây lúa ít bị tổn thương làm nền tảng tăng năng suất cây lúa.
  • Hạt thóc: thường là loại hạt tròn và chắc, ít hạt lép

Hiện nay chúng tôi có hai giống lúa thuộc dòng cho năng suất cao ở miền bắc đó là giống lúa lai F1- GS55 và giống lúa thuần GS666.

II. GIỐNG LÚA NĂNG SUẤT CAO MIỀN BẮC GS55

GS55 là giống lúa lai 3 dòng do Công ty CP Đại Thành khảo nghiệm và sản xuất tại Việt Nam, giống lúa hạt tròn, năng suất cao, GS55 được xem là một trong những giống lúa nguyên liệu hàng đầu hiện nay.

Bà con phấn khởi nhờ năng suất giống lúa GS55 mang lại
Bà con phấn khởi nhờ năng suất giống lúa GS55 mang lại

Để có thể trở thành một trong những giống năng suất cao, GS55 đã có một số đặc tính như sau:

2.1. Năng suất cao

Với đặc điểm bông dài, hạt tròn chắc, tỷ lệ lép lửng ít giúp GS55 là một giống lúa lai chất lượng cao, năng suất trung bình từ 7-8 tấn/ha, nếu thâm canh tốt có thể đạt 13 tấn/ha.

2.2. Khả năng chống chịu thời tiết

Khả năng chống chịu giống lúa lai F1-GS55 đã được thể hiện rõ sau bão yagi, một trong những con bão khủng khiếp nhất xuất hiện tại biển Đông, sau bão cho thấy ngoài khu vực bị ngập úng lâu ngày bị ảnh hưởng còn lại tất cả các khu vực khác giống lúa GS55 đều đảm bảo năng suất đạt yêu cầu.

Chi tiết: Khả năng chống chịu thời tiết giống lúa GS55

2.3. Khả năng chống chịu sâu bệnh

Là một giống lúa lai F1, GS55 được thừa hưởng nhiều gen tốt từ bố mẹ như: bộ rễ phát triển, thân cứng kết hợp với khả năng kháng sâu bệnh tốt giúp GS55 chống chịu rất tốt với một số sâu bệnh như: rầy nâu, đạo ôn, khô vằn.

2.4. Dễ chăm sóc

GS55 có nhiều ưu điểm như bộ rễ phát triển, thân cứng khỏe, chống chịu thời tiết và sâu bệnh tốt vì vậy chúng được xem là một trong những giống lúa dễ chăm sóc, tuy nhiên do khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng rất tốt nên dù dễ chăm sóc chúng ta vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây lúa.

GS55 cho năng suất cao ngay cả ở những khu vực khó canh tác
GS55 cho năng suất cao ngay cả ở những khu vực khó canh tác

Chi tiết: Lúa lai F1-GS55

III. GIỐNG LÚA NĂNG SUẤT CAO Ở MIỀN BẮC- GS666

Đây là giống lúa tiếp theo chúng tôi muốn giới thiệu tới quý bà con muốn tìm kiếm giống lúa năng suất cao ở miền Bắc, cũng giống như GS55 đây là giống lúa phù hợp với lúa nguyên liệu như làm bún bánh, thức ăn chăn nuôi còn dùng để ăn nó chỉ phù hợp với những vùng miền thích ăn cơm hơi khô.

GS666 là giống lúa thuần bản quyền của công ty CP Đại Thành, với đặc điểm năng suất cao, khả năng chống chịu tốt và dễ chăm sóc, GS666 là giống lúa tiềm năng để thay thế giống Q5 đã bị thoái hóa sau nhiều năm tồn tại trên thị trường và nhiều giống lúa địa phương ở miền Bắc cho năng suất thấp.

3.1. Năng suất cao

GS666 có thể cho năng suất từ 7-8 tấn/ha, đặc biệt đây là giống lúa thuần nên đã thích nghi với khí hậu địa phương nên năng suất khá ổn định.

GS666 cho năng suất cao tại Hải Dương
GS666 cho năng suất cao tại Hải Dương

3.2. Khả năng chống chịu

Sau bão Yagi, đã chứng minh GS666 là một trong những giống lúa có khả năng chống chịu thời tiết tốt nhất trên thị trường, đặc biệt dù bị ngâm nước tới 10 ngày nhưng hạt thóc vẫn sáng cho thấy GS666 có khả năng chống chịu ngập úng tốt thế nào.

Dưới đây là một số khả năng chống chịu của GS66 chúng tôi đã ghi nhận được sau bão Yagi:

  • Khả năng chống đổ tốt.
  • Kháng sâu bệnh hiệu quả.
  • Kháng môi trường như ẩm, nấm mốc, đảm bảo chất lượng hạt thóc.

3.3. Chống chịu sâu bệnh

Có bộ rễ phát triển, thân cứng giúp sức để kháng tốt nhờ vậy giống lúa GS666 có khả năng chống chịu một số sâu bệnh rất tốt như: Khô Vằn, Bạc Lá, Sâu Cuốn Lá, Sâu Đục Thân, Rầy Nâu.

Chi tiết: Lúa thuần GS666

IV. KẾT LUẬN GIỐNG LÚA NĂNG SUẤT CAO Ở MIỀN BẮC

Từ những phân tích trên ta thấy, giống lúa năng xuất cao thường là giống lúa phù hợp làm nguyên liệu chế biến và thức ăn gia súc hoặc phù hợp khu vực có dân cư thích cơm hơi khô một chút, ngoài ra giống lúa này còn có một số đặc điểm như:

  • Khả năng chống rét tốt.
  • Chống chịu sâu bệnh, thời tiết cực đoan.
  • Bộ rễ tốt, thân cứng

Để tìm hiểu, mua những giống lúa cho năng suất cao tại miền Bắc cũng như kỹ thuật chăm sóc lúa xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.

Có Xảy Ra Hiện Tượng Thiếu Giống Lúa Vụ Đông Xuân 2025?

Tại sự kiện “Sơ kết sản xuất trồng trọt 2024 và triển khai kế hoạch sản xuất trồng trọt 2025 các tỉnh phía Bắc” cho thấy do cuối năm 2024 gặp thời tiết cực đoan nên tình hình sản xuất giống lúa cho vụ đông xuân 2025 gặp nhiều khó khăn nên sẽ ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng giống lúa, có thể xảy ra tình trạng thiếu giống vụ Đông Xuân 2025.

I. THỜI TIẾT CỰC ĐOAN GÂY THIẾU GIỐNG VỤ ĐÔNG XUÂN 2025?

Năm 2024 là năm chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết bất thường, đáng chú ý nhất chính là lượng mưa lớn hơn trung bình nhiều năm, Yagi đã trở thành siêu bão cấp 5 thứ 4 từng được chứng kiến ở biển đông. Đặc biệt thời điểm xảy ra siêu bão đúng vào giai đoạn làm đòng và chắc hạt của lúa ở khu vực miền bắc gây ra thiệt hại vô cùng lớn cho ngành lúa nước ta.

Bão Yagi ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất giống lúa cho vụ đông xuân 2025
Bão Yagi ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất giống lúa cho vụ đông xuân 2025

Siêu bão Yagi không chỉ ảnh hưởng đến nước ta mà còn tác động không nhỏ đến Trung Quốc và một số nước Đông nam Á khác như Philippines, Thái Lan, Lào,.., Đặc biệt là trung Quốc nơi cung cấp tới 70% lượng giống lúa lai cho nước ta.

Theo Bộ kế hoạch và Đầu tư, Kinh tế nước ta bị thiệt hại khoảng 3,3 tỷ USD từ bão Yagi và hoàn lưu của chúng. Với ngành trồng trọt có 285.000ha lúa, hoa màu, cây ăn quả bị ngập úng, hư hại.

Tại hội nghị sơ kết ngành trồng trọt 2024 ở Thái Bình, theo nhận định của ông Trần Mạnh Báo chủ tịch Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam (VSTA) nhận định do hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng lớn đến khả năng sản xuất giống lúa trong nước cũng như nhập khẩu, cụ thể:

Ông Trần Mạnh Báo chủ tịch Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam nhận định vụ Đông Xuân 2025 sẽ thiếu giống và chất lượng giống lúa giảm
Ông Trần Mạnh Báo chủ tịch Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam nhận định vụ Đông Xuân 2025 sẽ thiếu giống và chất lượng giống lúa giảm
  • Bão Yagi tàn phá đúng giai đoạn làm đòng hoặc chắc hạt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng sản xuất giống trong nước ở khu vực miền Bắc.
  • Bão ảnh hưởng khu vực phía Nam của Trung Quốc, nơi chi phối 70% lượng giống lúa lai nước ta, theo ông Báo, nhiều doanh nghiệp chỉ nhập được 50% lượng giống so với cùng kỳ để chuẩn bị cho vụ Đông Xuân 2025.

Từ những phân tích trên ta thấy vụ đông xuân 2025 sẽ xảy ra hiện tượng thiếu giống lúa là rất cao, không những vậy chất lượng giống cũng sẽ bị ảnh hưởng do ảnh hưởng của thời tiết cực đoan 2024.

II. LÚA LAI F1-GS55 LỜI GIẢI BÀI TOÁN THIẾU GIỐNG VỤ ĐÔNG XUÂN 2025

Quá trình chuẩn bị giống lúa cho vụ đông xuân 2025 được xem là khó khăn bởi thời tiết cực đoan ở trong nước và thị trường nhập khẩu chính dẫn đến nguy cơ thiếu hụt nguồn cung giống cho khu vực miền bắc trở nên nghiệm trọng.

May mắn với giống lúa lai F1-GS55 của chúng tôi khi phương châm của Đại Thành luôn hướng tới mục tiêu ổn định vì vậy trong quá trình sản xuất giống lúa này chúng tôi luôn sản xuất dự phòng một lượng giống nhất định, không những vậy chúng tôi không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết khi sản xuất giống lúa lai F1-GS55 cho vụ đông xuân 2025.

Cụ thể khu vực sản xuất GS55 của chúng tôi được đặc tại Đắk LắkQuảng Nam, những địa phương có hiện tượng thời tiết khá ổn định vì vậy chúng tôi may mắn sản lượng giống vẫn ổn định cùng với lượng sản xuất dự phòng chúng tôi tin rằng GS55 phần nào giúp giảm cơn khát giống lúa vụ đông xuân 2025.

GS55 được sản xuất tại miền Trung nên không bị ảnh hưởng năng suất và chất lượng giống
GS55 được sản xuất tại miền Trung nên không bị ảnh hưởng năng suất và chất lượng giống

III. GIỐNG LÚA LAI F1-GS55

GS55 là giống lúa lai 3 dòng do Công ty CP Đại Thành khảo nghiệm và sản xuất tại Việt Nam, chúng được lai tạo từ 3 dòng lúa của công ty TNHH giống cây trồng Hoa Phong, Tứ Xuyên, Trung Quốc.

3.1. Đặc điểm giống lúa lai F1-GS55

GS55giống lúa lai F1, vì vậy chúng mang đầy điểm mạnh của giống lúa lai ngoài ra còn có một số riêng biệt, dưới đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu một số đặc điểm giống lúa lai 3 dòng GS55.

  • Năng suất cao: trung binh 7,5 đến 8 tấn/ha, thâm canh tốt có thể đạt 13 tấn/ha.
  • Giống lúa ngắn ngày, thân cứng, đẻ nhánh khỏe.
  • Chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt: Bạc lá, Đạo ôn, Khô vằn và Rầy nâu.
  • Chống chịu thời tiết: chống đổ và chịu ngâm nước tốt, thể hiện rõ sau siêu bão Yagi.
  • Chất lượng gạo: hạt to, tròn, trắc, hạt gạo sáng.
  • Chất lượng cơm: không quá khô cũng như quá mềm nên dễ ăn và phù hợp làm giống lúa nguyên liệu.

Chi tiết: Lúa lai F1-GS55

3.2. Ai có thể trồng giống lúa GS55

Từ những đặc điểm trên ta thấy, giống lúa lai F1-GS55 là giống lúa dễ chăm sóc, tuy nhiên do khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng rất khỏe nên bà con cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây lúa để chúng có thể phát triển tốt.

GS55 là giống lúa cho năng suất cao và dễ trồng
GS55 là giống lúa cho năng suất cao và dễ trồng

GS55 là giống lúa dễ chăm sóc, có sức đề kháng mạnh nên phù hợp với mọi chân đất và tất cả địa phương trên cả nước, tuy nhiên do đặc tính của nó nên GS55 đặc biệt phù hợp:

  • Làm giống lúa nguyên liệu: bún bánh, thức ăn chăn nuôi,…,
  • Khu vực quen ăn cơm không quá khô cũng như quá mềm.

Dưới đây là một số khu vực trọng điểm phù hợp với giống lúa lai F1-GS55 và lý giải vì sao khu vực đó lại phù hợp với giống lúa này.

  • Khu vực vùng núi phía bắc: do GS55 rất hợp với vị với khẩu vị người dân địa phương, cho năng suất cao, dễ chăm sóc.
  • Bắc miền trung (Thanh Hóa, Nghệ An): phù hợp làm lúa nguyên liệu, năng suất cao và dễ chăm sóc
  • Lúa tôm ở ĐBSCL: khả năng chống chịu tốt, năng suất cao và dễ chăm sóc.
GS55 rất được ưa thích cho các vùng lúa tôm ở đồng bằng sông Cửu Long
Cánh đồng GS55 được bà con trồng tại Huyện Hồng Dân, Bạc Liêu

IV. KẾT LUẬN TÌNH TRẠNG THIẾU GIỐNG LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN 2025

Từ hiện tượng thời tiết cực đoan tại miền Bắc cũng như miền nam Trung Quốc (thị trường nhập khẩu 70% giống lúa lai) không chỉ gây ra hiện tượng thiếu hụt giống mà còn ảnh hưởng đến chất lượng giống lúa vụ Đông Xuân 2025.

Công ty CP Đại Thành luôn coi trọng tính ổn định thị trường nên chúng tôi luôn sản xuất dự phòng, không những vậy nơi sản xuất của chúng tôi đặt tại miền Trung nên năng suất không bị ảnh hưởng góp phần ổn định lượng cung giống lúa cho vụ đông xuân 2025.

Để tìm hiểu các giống lúa của chúng tôi cũng kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc giống lúa GS55 xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.

Kỹ Thuật Gieo Mạ Khay

Xu hướng ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp, những chiếc máy cấy ngày càng trở phổ biến, tuy nhiên để mạ có thể sử dụng được cho máy cấy chúng ta phải dùng mạ khay, dưới đây là bài viết hướng dẫn chi tiết từ khâu chuẩn bị, gieo mạ và chăm sóc mạ khay.

I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ GIEO MẠ KHAY

Để làm mạ khay chúng ta cần chuẩn bị: khay, đất để gieo mạ (còn gọi là giá thể) và thóc giống đã nảy mầm, cụ thể như sau:

1.1.Chuẩn bị khay nhựa

Chúng ta nên sử dụng loại khay chuyên dụng cho công việc gieo mạ, hiện nay loại phổ biến có kích thước 54x28x3cm (tùy thuộc vào máy cấy có thể chọn kích thước khay khác nhau). Một sào bắc bộ hiện nay cần từ 6 đến 7 khay.

Loại khay phổ biến hiện nay là loại khay có chiều rộng 28cm
Loại khay phổ biến hiện nay là loại khay có chiều rộng 28cm

1.2.Chuẩn bị đất gieo mạ (giá thể)

Hiện nay trên thị trường người ta thường bán giá thể cho mạ khay, chúng ta chỉ việc mua về sử dụng, hoặc có thể tự pha giá thể từ: đất, mùn cưa và phân bón.

Chúng ta có thể mua giá thể được pha chế sẵn hoặc mua nguyên liệu về pha
Chúng ta có thể mua giá thể được pha chế sẵn hoặc mua nguyên liệu về pha

Cụ thể nguyên vật liệu như sau:

a. Nguyên liệu đất

Đất tốt nhất là loại đất bazan, đất thịt nhẹ có đặc điểm tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Tránh các loại đất cát, đất sét, đất hoa màu vì những loại đất này dễ bị nấm bệnh cũng như khả năng thoát nước kém (đất sét) hoặc không giữa nước (đất cát, hoa màu).

Trước khi pha ta nên phơi đất dưới ánh nắng từ 7 đến 10 ngày để tiêu diệt nấm và sâu hại bệnh. Sau đó đập nhỏ và sàng để loại bỏ sỏi đá và rễ cây.

b. Mùn cưa

Chọn loại mùn cưa đã hoại mục, không có nhựa và không bị mốc, chúng có nhiệm vụ tăng tơi xốp và giữ ẩm cho giá thể.

c. Phân bón

Kết hợp với Lân, Urê và Kali hoặc cũng có thể sử dụng phân bón hữu cơ thay thế.

d. Pha trộn giá thể

Trước tiên ta pha đất và mùn cưa theo tỷ lệ 5:2 (5 đất và 2 mùn cưa), sau đó ta trộn phân bón vào hỗn hợp giá thể trên theo tỷ lệ: 100 kg giá thể + (1,5 kg lân + 0,2kg Urê + 0,2kg Kali)

Thông thường lượng giá thể cho một sào bắc bộ (360 m2) cần từ 25- 27kg giá thể.

1.3.Chuẩn bị mạ gieo

Trước tiên chúng ta chọn loại giống lúa sao cho phù hợp với nhu cầu gieo trồng, ví dụ khi chọn giống lúa có chất lượng gạo thơm ngon ta có thể chọn giống lúa GS999, còn giống lúa nguyên liệu ta có thể chọn GS55 nhờ năng suất cao, hạt gạo tròn và chắc, đặc điểm của những giống lúa này là:

  • Năng suất cao.
  • Kháng sâu bệnh, thời tiết tốt
  • Đẻ nhánh khỏe, bộ rễ tốt, là giống lúa dễ chăm sóc

Sau đó ta mang đi ngâm ủ, đến khi hạt giống nảy mầm theo tiêu chuẩn tức hạt thóc đã nảy mầm và mầm thấp hơn 3mm. Thông thường chúng ta dùng từ 200 đến 300 gam/khay. Lưu ý phải để giống khô cho để không bị dính.

II. CÔNG TÁC GIEO MẠ KHAY

Sau khi đã chuẩn bị xong chúng ta bắt đầu thực hiện công việc gieo mạ khay theo 4 bước sau: rải đất lót, tưới nước, rải hạt giống, rải đất phủ.

2.1. Rải đất lót (giá thể)

Trước tiên chúng ta rải lớp đất lót (giá thể) vào khay, khi rải chúng ta cần lưu ý lớp đất lót có chiều dày chỉ từ 14 đến 17 mm.

Chiều dày đất lót chỉ từ 14 đến 17mm (mép giữa của khay)
Chiều dày đất lót chỉ từ 14 đến 17mm (mép giữa của khay)

2.2. Tưới nước

Chúng ta sẽ tưới nước 2 lần, một lần tưới cho lớp đất lót đẫm nước và tưới nước sau khi đã gieo hạt.

Lưu ý: sau khi rải đất phủ chúng ta không tưới nước.

2.3. Gieo hạt

Tưới nước xong ta bắt đầu gieo hạt lên bề mặt giá thể, mật độ khoảng 200 đến 300 gam/khay (mỗi centimet vuông có từ 2 đến 3 hạt giống).

2.4. Rải đất phủ

Khi rải đất (giá thể) phủ chúng ta chỉ rải vừa đủ sao cho kín hạt giống, không nên phủ quá nhiều.

Lưu ý: sau khi hoàn thành công việc, chúng ta có thể chồng các khay lại với nhau rồi phủ một lớp nilon giữ ẩm cho mạ để mạ mọc nhanh, Khi mạ mũi chông chúng ta bắt đầu rải ra và chăm sóc bình thường.

III. CHĂM SÓC MẠ KHAY

Khi chăm sóc mạ khay chúng ta cần lưu ý cung cấp đủ nước cho mạ, để vị trí thông thoáng và bằng phẳng, nếu thời tiết lạnh quá chúng ta phủ nilon để giữ ấm cho mạ.

Để cho mạ sinh trưởng và phát triển tốt, sau khi mạ được khoảng 7 đến 10 ngày tuổi ta có thể bổ sung phân bón hữu cơ để bón lá. Chúng ta có thể tham khảo phân bón hữu cơ vi sinh Biosoy của chúng tôi, sử dụng rất đơn giản chỉ cần pha ra nước rồi phun như phun thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra chúng ta cũng phải thường xuyên kiểm tra và phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

IV. MANG MẠ KHAY ĐI CẤY

Mạ khay được sản xuất cho máy cấy, khi mạ được 2,5 đến 3 lá ta có thể bắt đầu đưa mạ lên máy cấy để cấy xuống ruộng.

Công nghệ sản xuất nông nghiệp ngày nay vô cùng hiện đại, khâu gieo trồng đã vượt qua giai đoạn cơ giới, dần chuyển sang tự động hóa giúp giảm nhân công và nâng cao hiệu quả gieo trồng.

Chỉ cần lắp thêm thiết bị dẫn đường tự động NX510 những chiếc máy cấy được lái bằng tay sẽ trở thành máy cấy tự động, nhờ khả năng tự động giúp tiết kiệm nhân công cụ thể chỉ cần 1 người đã có thể vận hành được chiếc máy cấy thay vì phải sử dụng 2 người.

Đặc biệt nhờ trang bị công nghệ định vị vệ tinh chính xác Cors chiếc máy cấy đi thẳng và đều hơn rất nhiều so với lái bằng tay nhờ vậy nâng cao giá trị sử dụng cho máy cấy.

Chi tiết: Giá trị NX510 Cho Cây Lúa

Đại Thành với 20 năm hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, ngoài giống lúa chất lượng, chúng tôi còn có cả một hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao như: máy bay nông nghiệp, thiết bị san phẳng mặt ruộng có nước GP2300,…, để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.

Hội Nghị Sơ Kết Cục Trồng Trọt 2024, Những Điều Cần Lưu Ý

Tại sự kiện “Sơ kết sản xuất trồng trọt 2024 và triển khai kế hoạch sản xuất trồng trọt 2025 các tỉnh phía Bắc” do cục Trồng Trọt và UBND tỉnh Thái Bình tổ chức ngày 26/11/2024 vừa qua cho thấy một số điểm cần lưu ý như: khả năng chống chịu thời tiết cực đoan, nguy cơ thiếu giống vụ xuân 2025 và nguyên nhân cây ăn quả phía Bắc thất thu.

Không gian sự kiện tổng kết trồng trọt 2024
Không gian sự kiện tổng kết trồng trọt 2024

I. SỰ KIỆN TỔNG KẾT CỤC TRỒNG TRỌT 2024

Tại sự kiện tổng kết sản xuất của cục trồng trọt năm 2024 với sự tham gia lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Nông Nghiệp các tỉnh phía bắc cũng như một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trong đó có công ty CP Đại Thanh là cơ hội để chúng ta nhìn lại một năm đầy sóng gió ngành nông nghiệp.

Gian hàng của Đại Thành tại sự kiện
Gian hàng của Đại Thành tại sự kiện

Tham gia sự kiện “Sơ kết sản xuất trồng trọt 2024 và triển khai kế hoạch sản xuất trồng trọt 2025 các tỉnh phía Bắc” có các thành phần như sau:

  • Thứ trưởng bộ Nông nghiệp ông Hoàng Trung.
  • Cục trưởng cục trồng trọt ông Nguyễn Như Cường.
  • Lãnh đạo nông nghiệp các tỉnh phí Bắc.
  • Một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như các chuyên gia trong ngành.

Theo báo cáo của bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó cục trưởng cục trồng trọt tình hình sản xuất nông nghiệp nước ta năm 2024 có một số đặc điểm như sau:

Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó cục trưởng cục Trồng Trọt trình bày tình hình sản xuất nông nghiệp nước ta năm 2024
Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó cục trưởng cục Trồng Trọt trình bày tình hình sản xuất nông nghiệp nước ta năm 2024

1.1. Đánh giá kế hoạch sản xuất năm 2024

Trước khi nghe báo cáo này, đa phần chúng ta cảm thấy ngành lúa sẽ chịu thiệt hại nặng nề nhất năm 2024, tuy nhiên theo báo cáo tổng kết năm 2024 cho thấy cây ăn quả mới ngành chịu nhiều thiệt hại nhất cụ khi năng suất chỉ bằng từ 48% đến 57% so với cùng kỳ năm trước, cụ thể báo cáo của bà Thu Hương có một số điểm lưu ý như sau:

a. Đối với cây Lúa

Tuy miền Bắc bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi nhưng sản lượng chỉ giảm 150.000 tấn, đây là con số rất nhỏ với sản lượng 43,265 triệu tấn năm 2024, nguyên nhân là do sản lượng miền Nam vượt 162.000 tấn đã bù sản lượng cho miền Bắc bị thiệt hại do bão Yagi gây ra.

b. Rau màu

Theo báo cáo của Cục trồng trọt dù thời tiết gặp nhiều khó khăn nhưng các chỉ tiêu đều bằng hoặc vượt so với kế hoạch đề ra.

c. cây công nghiệp

Sản lượng cây công nghiệp trong 10 năm qua có sự ổn định, năm nay do ảnh hưởng của thời tiết nên sản lượng có giảm đôi chút, những năm tới ngành trồng trọt ưu tiên ứng dụng công nghệ cao hơn là việc mở rộng diện tích. Một số cây trồng có xu hướng tăng như: cà phê, chè còn cao su có xu hướng ổn định.

d. Cây ăn quả

Có lẽ đây là điều bất ngờ với nhiều người, theo thống kê trong 10 năm qua sản lượng và diện tích canh tác cây ăn quả có xu hướng mở rộng, tuy nhiên 2024 lại giảm mạnh về sản lượng, đặc biệt một số cây trồng như:

  • Bưởi: giảm tới 12% so với năm 2023 chỉ đạt 580.000 tán, năng suất 110 tạ/ha.
  • Cam: cũng giảm tới 10%.
  • Nhãn: Giảm mạnh chỉ đạt 57% so với năm 2023
  • Vải: Cũng bị giảm mạnh, chỉ đạt 48% so với năm 2023.

Theo đánh giá của bà Hương, mặc dù năm nay cây ăn quả được rải vụ tốt hơn cũng như có bộ giống tương đối tốt nhưng do bệnh Vàng lá, thối rễ và hiện tượng thời tiết cực đoan nên năng suất cây ăn quả giảm mạnh.

II. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT 2025

Theo báo cáo của Cục Trồng Trọt, phần định hướng kế hoạch sản xuất năm 2025 có một số điểm đáng lưu ý như sau:

  • Có rét đậm từ tháng 12/2024 và tháng 2/2025.
  • Diện tích trồng lúa là 2,2 triệu ha, trong đó tập trung chủ yếu vụ đông xuân.
  • Thúc đẩy tăng diện tích cây rau màu.
  • Cây công nghiệp và cây ăn quả ưu tiên ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất hơn là diện tích.
  • Không mở rộng diện tích cây trồng ngoài quy hoạch, ưu tiên ứng dụng công nghệ vào trong sản xuất.
  • Cơ cấu giống lúa phù hợp, đảm bảo thích hợp giữa: Lúa đông xuân, Lúa mùa sớm, cây vụ Đông. Hạn chế trà xuân sớm, mở rộng trà xuân muộn tránh rét nàng bân khi lúa trỗ.
Lãnh đạo ngành Nông nghiệp tham gia sự kiện trồng trọt 2024
Lãnh đạo ngành Nông nghiệp tham gia sự kiện trồng trọt 2024

III. GIẢI PHÁP CỦA ĐẠI THÀNH VỚI TÌNH TRẠNG CÂY ĂN QUẢ

Với sản lượng bị giảm lên tới hàng chục phần trăm như: cam, bưởi, vải, nhãn, bưởi,…, đặc biệt theo đánh giá của Phó cục trưởng Cục Trồng trọt năm 2023 chúng ta có nhiều lợi thế về khâu chuẩn bị cũng như chất lượng giống, nhưng một số nguyên nhân làm sản lượng giảm mạnh như:

  • Bệnh vàng lá
  • Bệnh thối rễ
  • Hiện tượng thời tiết cực đoan
Cây trồng bị thối rễ là một trong những nguyên nhân chính gây thất thu trong năm 2024
Cây trồng bị thối rễ là một trong những nguyên nhân chính gây thất thu trong năm 2024

3.1. Nguyên nhân bệnh thối rễ, vàng lá

Bệnh vàng lá xuất hiện trong điều kiện ẩm ướt, hoặc nóng ẩm kết hợp với những yếu tố khác tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triển, cụ thể các nguyên nhân chính gây bệnh vàng lá gồm:

  • Nấm bệnh: đây là nguyên nhân chính, chúng thường xâm nhập qua vết thương, lỗ khí hoặc các bộ phận non yếu.
  • Vi khuẩn: Một số loại sâu bệnh có thể gây bệnh vàng lá, đặc biệt khi cây bị tổn thương.
  • Điều kiện môi trường: độ ẩm, nhiệt độ cao, bí khí (môi trường ít khí lưu thông), sức khỏe cây trồng.

3.2. Nguyên nhân bệnh thối rễ

Bệnh này cũng phát triển mạnh ở môi trường có độ ẩm cao, thiếu oxy và đất bị chua, nguyên nhân gây bệnh thối rễ gồm:

  • Nấm bệnh: đây là nguyên nhân chính, đặc biệt một số nấm gây bệnh thối rễ như: Phytophthora, Fusarium, Pythium.
  • Vi khuẩn: nhiều loại vi khuẩn gây thối rễ cho cây trồng.
  • Tuyến trùng: loại này hay tấn công rễ, gây ra các vết thương tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.

3.3. Giải Pháp Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh BioSoy VMH03

Từ nguyên nhân gây bệnh vàng lá và thối rễ ta thấy, do thời tiết năm 2024 mưa nhiều dẫn đến độ ẩm cao, đặc biệt mưa bão làm gãy cây trồng bị tổn thương tạo điều kiện vi sinh vật, tuyến trùng tấn công làm xuất hiện các loại bệnh vàng lá, thối rễ.

Như vậy để phòng trừ hiện tượng thời tiết cực đoan này chúng ta phải giải quyết một số vấn đề như:

  • Tăng sức đề kháng: đặc biệt thúc đẩy bộ rễ phát triển, sạch bệnh giúp cây khỏe mạnh, kháng bệnh tốt.
  • Loại trừ nấm, sâu bệnh có hại
  • Tạo điều kiện bất thuận lợi cho sâu bệnh phát triển

Trước tới nay việc sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh như Biosoy VMH03 chúng ta chỉ nghĩ tới bảo vệ môi trường, cải tạo đất, nhưng sau hiện tượng thời tiết cực đoan như năm 2024 chúng ta thấy phân bón hữu cơ vi sinh còn giúp ổn định, hạn chế rủi ro cho các chủ vườn bởi Biosoy VMH03 còn hạn chế cây trồng bị thối rễ, vàng lá,..,

Chi tiết: Phân bón hữu cơ vi sinh Biosoy VMH03

a. Kiểm soát bệnh thối rễ, nấm bệnh

Khả năng kiểm soát thối rễ và nấm bệnh đến từ vi khuẩn bacillus trong phân bón, vi khuẩn này có nhiệm vụ:

  • Sản xuất độc tố gây ức chế sự nở của trứng tuyến trùng, ức chế sự phát triển và sinh sản của tuyến trùng.
  • Làm dày vách tế bào, ngăn cản vi khuẩn, nấm tấn công.
  • Tiết ra các hợp chất như protein crystal gây độc và giết chết vi sinh vật và côn trùng gây hại khác.
  • Kích rễ: acid hữu cơ làm giảm quá trình thủy phân và độ hoạt động của Al (nhôm) giúp tăng pH đất thúc đẩy cây phát triển rễ và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Như vậy phân bón hữu cơ vi sinh Biosoy ngăn ngừa thối rễ và nấm bệnh, một trong những nguyên nhân chính gây thất thu ngành cây ăn quả nước ta trong năm 2024.

b. Phòng chống bệnh vàng lá

Cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng từ đa, trung, vi lượng cũng như các vitamin, muối khoáng giúp cây cứng, bật nhiều chồi và mầm nụ.

Bổ sung các dinh dưỡng khiếm khuyết đặc biệt là sắt ở dạng dễ tiêu giúp lá cây hấp thu được đầy đủ, lá chuyển từ màu vàng sang xanh.

Từ phân tích trên ta thấy phân bón hữu cơ vi sinh góp phần quan trọng tăng sức đề kháng cho cây trồng kháng lại các bệnh như vàng lá, thối rễ góp phần ổn định và giảm rủi ro cho người làm nông.

Đặc biệt phân bón hữu cơ vi sinh Biosoy VMH03 ở dạng nước, nên việc bón cũng rất đơn giản, chúng ta chỉ cần pha ra nước rồi phun như phun thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt bà con có thể sử dụng máy bay nông nghiệp giúp quá trình bón phân nhàn hạ và hiệu quả.

Như vậy chúng ta thấy, phân bón hữu cơ vi sinh Biosoy VMH03 là một giải pháp góp phần giải quyết vấn đề gây thất thu cây ăn quả khi gặp hiện tượng thời tiết cực đoan, để biết thêm thông tin chi tiết về loại phân bón này xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.

Nông Nghiệp Đồng Nai- Hữu Cơ, Công Nghệ Nhiệm Vụ Đột Phá

Theo lãnh đạo Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Đồng Nai, ngành Nông nghiệp tỉnh không chỉ dừng lại ở việc tập trung vào năng suất, chất lượng mà còn phải góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe người dân, an toàn thực phẩm.

I. THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI 2024

Theo Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai, ông Nguyễn Văn Thắng cho biết, Nông nghiệp tỉnh những năm qua đã có những chuyển biến tích cực, tình trạng lạm dụng hóa chất nông nghiệp đã giảm đi và tăng sử dụng nguồn lực tự nhiên, cụ thể:

  • Tỷ lệ phân bón hữu cơ trên tổng sản phẩm phân bón đạt 45,5%.
  • Hệ thống tưới tiêu tiết kiệm đạt 59.000 ha chiếm 31% diện tích cây trồng của tỉnh.

Theo nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XI Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020- 2025 đã xác định phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, theo hướng hữu cơ gắn với công nghệ chế biến và tiêu thụ sản phẩm là 1 trong 4 nhiệm vụ đột phá.

Nhờ những cố gắng của ngành nông nghiệp Đồng Nai, đến nay đã có 2,1 ngàn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp từ sản xuất phân bón, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, giống cây trồng, vật nuôi,…, từng bước chuyển đổi sang hướng sản xuất xanh, bền vững.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai quan tâm các sản phẩm OCOP từ nông nghiệp hữu cơ. Ảnh: Trần Trung.
Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai quan tâm các sản phẩm OCOP từ nông nghiệp hữu cơ. Ảnh: Trần Trung.

Đến nay Nông nghiệp Đồng Nai đã có 29 ha trồng rau, hồ tiêu, sầu riêng, bưởi, dưa hấu, đu đủ, ổi, ớt được cấp chứng nhận sản xuất hữu cơ. Ngoài ra tỉnh cũng có 122 mô hình với 2.500 ha đang được sản xuất theo hướng hữu cơ.

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thắng “Kết quả trên là do sự nỗ lực của tỉnh, của các địa phương, doanh nghiệp, nông dân trong học hỏi kinh nghiệm trong nước, nước ngoài để ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp. Mục đích tỉnh hướng đến là nền nông nghiệp xanh, tuần hoàn, ít phát thải”.

II. NỖ LỰC LÃNH ĐẠO NÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai, Ngành nông nghiệp địa phương không chỉ tập trung vào năng suất và chất lượng mà còn phải hướng tới mục tiêu bền vững hơn như:

  • Bảo vệ môi trường.
  • Sức khỏe người dân
  • An toàn thực phẩm

Để làm được việc này ngoài việc ứng dụng công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp hữu cơ là định hướng cho ngành nông nghiệp Đồng Nai và Tỉnh cũng đã có nhiều quyết sách hỗ trợ ngành nông nghiệp chuyển sang hướng này.

Các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Đồng Nai từng bước có chỗ đứng trên thị trường. Ảnh: Trần Trung
Các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Đồng Nai từng bước có chỗ đứng trên thị trường. Ảnh: Trần Trung

Vậy lãnh đạo Nông Nghiệp Đồng Nai đã làm gì để thúc đẩy sự dịch chuyển sang ứng dụng công nghệ và nông nghiệp hữu cơ?

2.1. Đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”.

Đề án ra đời với mục đích:

  • Giúp người sản xuất, doanh nghiệp có thể chuyển đổi và định hướng phát triển phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
  • Xây dựng các kênh phân phối bền vững, bảo vệ hệ sinh thái người dân sản xuất nông nghiệp.
  • Xây dựng, tập trung phát triển sản phẩm ở phân khúc có lợi thế cạnh tranh.

Đề án có vai trò quan trọng trong việc xác định các giai đoạn cụ thể cũng như kinh phí hỗ trợ nâng cao khả năng cạnh tranh nông sản địa phương thúc đẩy nông nghiệp Đồng Nai phát triển bền vững.

2.2. Thúc Đẩy Công Nghệ, Hữu Cơ Sản Xuất Nông Nghiệp

Lãnh đạo nông nghiệp tỉnh Đồng Nai luôn đặt nông nghiệp xanh, nông dân thông minh, hiện đại lên vị trí chiến lược phát triển. Để làm được điều này nông nghiệp tỉnh chú trọng áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, giảm thiểu sử dụng hóa chất, phân bón hóa học, khuyến khích sử dụng các biện pháp sinh học để cải thiện chất lượng môi trường và tài nguyên đất.

Đồng Nai đang định hướng phát triển nền nông nghiệp xanh và bền vững thông qua các giải pháp như tập huấn nông dân ứng dụng IMO vào sản xuất. Ảnh: Trần Trung.
Đồng Nai đang định hướng phát triển nền nông nghiệp xanh và bền vững thông qua các giải pháp như tập huấn nông dân ứng dụng IMO vào sản xuất. Ảnh: Trần Trung.

Cụ thể hóa mục tiêu chung của tỉnh, Đồng Nai đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo các tiêu chuẩn như: VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ…. hướng tới nền nông nghiệp bền vững.

Đồng Nai cũng hỗ trợ nông dân thông qua các chương trình đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật và kết nối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và quản lý cũng là một trong những hướng đi chủ lực để đảm bảo sản xuất hiệu quả, bền vững và thân thiện với môi trường.

III. DTOGNFit ĐỒNG HÀNH NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ ĐỒNG NAI

Tại Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc (COP28) năm 2023 tại Dubai đã đạt được một số đồng thuận như giảm một nửa khí phát thải vào năm 2030, phát thải ròng về không vào năm 2050. Tuy vẫn còn mơ hồ về những cam kết này nhưng xu hướng giảm phát thải là tất yếu. Đặc biệt Việt Nam cũng đã cam kết sẽ giảm phát thải ròng khí nhà kính về không vào năm 2050.

DTOGNfit đồng hành cùng nông nghiệp hữu cơ Đồng Nai
DTOGNfit đồng hành cùng nông nghiệp hữu cơ Đồng Nai

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, phân bón vô cơ là một trong những nguyên nhân chính gây bạc màu, phát thải khí nhà kính, cụ thể tác hại phân bón vô cơ như:

  • Gây bạc màu đất: phân bón vô cơ làm thay đổi tính chất hóa học, giảm pH, gây chua, giảm khả năng giữ nước gây bạc màu, thoái hóa đất.
  • Phát thải khí nhà kính: một phần nitơ trong phân bón sẽ bị chuyển hóa thành N20, đây là khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính gấp 300 lần so với CO2, ngoài ra phân bón còn chuyển hóa thành khí metan (CH4) một loại khí nhà kính khác.
  • Ô nhiễm nguồn nước: các hợp chất nitrat trong phân bón có thể gây ra hiện tượng phú dưỡng làm giảm chất lượng nước và gây chết các sinh vật thủy sinh.

Từ những tác hại trên ta thấy việc sử dụng phân bón vô cơ là cần thiết tuy nhiên tác hại của nó là vô cùng lớn, nếu lạm dụng đất sẽ bị thoái hóa, bạc màu và không thể canh tác được. Để giải quyết vấn đề này ngành nông nghiệp Đồng Nai đã hướng tới nông nghiệp hữu cơ tức là sử dụng phân bón có nguồn gốc hữu cơ cũng hạn chế thuốc bảo vệ thực vật hoặc sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học.

Nhận thấy xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ là tất yếu cũng như đồng hành cùng mục tiêu nông nghiệp Đồng Nai, Đại Thành với thương hiệu DTOGNfit cung cấp ra thị trường dòng phân bón hữu cơ vi sinh BioSoy VMH03, đặc biệt đây là phân bón dạng nước nên rất dễ sử dụng, chúng ta có thể dùng máy bay nông nghiệp phun như phun thuốc bảo vệ thực vật hoặc bón vào gốc rất tiện lợi cho nhiều mục đích khác nhau.

Chi tiết: Phân bón hữu cơ Biosoy VMH03

3.1. Một số thành phần phân bón hữu cơ vi sinh Biosoy VMH03

Thành phần chính phân bón hữu cơ vi sinh Biosoy VMH03 được sản xuất từ bột cá và đậu nành lên men thủy phân bằng vi khuẩn Bacillus, ngoài những nguyên tố đa và trung lượng, Biosoy VMH03 còn có chứa nhiều acid amin và nguyên tố vi lượng khác. Cụ thể các thành phần như:

  • Hữu cơ: bột cá và đậu nành.
  • Khoáng đa lượng: N, P, K, Ca, Mg, S
  • Khoáng vi lượng: Fe, Cu, Zn, Bo, Mn, Mo, Cl, Si.
  • Vi sinh: vi khuẩn Bacillus.

3.2. Công dụng phân bón hữu cơ vi sinh Biosoy VMH03

Để hiểu vì sao phân bón hữu cơ vi sinh là xu hướng tất yếu, dưới đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu Biosoy VMH03 mang lại sự khác biệt cũng như cách chúng giải quyết vấn đề tồn đọng phân bón vô cơ.

Biosoy VMH03 kích rễ, lọc chua, nhanh nảy mầm cho hạt thóc
Biosoy VMH03 kích rễ, lọc chua, nhanh nảy mầm cho hạt thóc

a. Kích rễ, nảy mầm

Phân bón hữu cơ vi sinh Biosoy VMH03 tạo phức với Fe, Al làm giảm quá trình thủy phân, tăng pH đất giúp kích rễ nhờ vậy cây trồng hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Với giống lúa, trong quá trình ngâm ủ acid hữu cơ phá vỡ miên trạng hạt lúa, giúp lúa nhanh nảy mầm và sinh trưởng nhanh hơn, đặc biệt vi khuẩn Bacillus trong phân bón hữu cơ vi sinh lọc sạch nước nhờ vậy nước không bị chua.

b. Chống chịu bệnh về rễ, nấm, tuyến trùng

Phân bón hữu cơ vi sinh Biosoy VMH03 có vi khuẩn Bacillus, vi khuẩn này có nhiệm vụ:

  • Sản xuất ra các enzyme gây ức chế sự phát triển của tuyến trùng.
  • Kích thích các enzyme làm dày vách tế bào ngăn cản vi sinh vật tấn công.
  • Tiết ra các hợp chất như protein crystal tiêu diệt các vi sinh vật và côn trùng gây hại khác.

c. Tăng độ xốp cho đất

Phân bón hữu cơ vi sinh tạo ra chất mùn và sự kết dính nhờ vậy chúng giúp đất tơi xốp, thông thoáng tạo thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.

d. Ngăn ngộ độc Hữu Cơ- Ổn định pH

Biosoy VMH03 giúp tăng quá trình phân hủy hữu cơ nhờ vậy không xảy ra hiện tượng sốc hữu cơ gây ngộ độc cho cây trồng, ngoài ra dịch nhầy tiết ra từ rễ được vi khuẩn sử dụng làm nguồn thức ăn giúp rễ cây trở nên thông thoáng, kích thích rễ mới hình thành.

Để biết thêm thông tin chi tiết về phân bón hữu cơ Biosoy VMH03 của DTOGNfit cũng như hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao của Đại Thành xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.

Việt Nam Nhập Khẩu Gạo Thứ 3 Thế Giới-Thấy Gì Từ Con Số Này?

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo năm 2024 Việt Nam sẽ là nước nhập khẩu gạo lớn thứ 3 Thế Giới với con số kỷ lục 2,9 triệu tấn gạo, sau Philippines 4,7 triệu tấn và Indonesia 3,8 triệu tấn. Trước đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) công bố 9 tháng đầu năm 2024 Nước ta nhập khẩu gạo gần 1 tỷ USD.

Năm 2024 Việt Nam đạt kỷ lục cả về xuất khẩu lẫn nhập khẩu lúa gạo
Năm 2024 Việt Nam đạt kỷ lục cả về xuất khẩu lẫn nhập khẩu lúa gạo

I.ĐỘNG THÁI LẠ THỊ TRƯỜNG LÚA GẠO VIỆT NAM

Trong năm 2024 chứng kiến nhiều kỷ lục lúa gạo Việt Nam, dự báo năm 2024 sẽ là một năm xuất khẩu gạo kỷ lục của nước ta và cũng là năm kỷ lục nhập khẩu gạo, cụ thể theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ trong năm 2024:

  • Nhập 2,9 triệu tấn gạo trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ 3 Thế giới.
  • Xuất khẩu 8,6 triệu tấn gạo, đây là con số kỷ lục từ trước tới nay

1.1. Giá Gạo Việt Nam vẫn ở mức cao

Sau khi Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo, giá gạo 5% tấm các nước đã trở về mức dưới 500 USD/tấn, tuy nhiên giá gạo nước ta vẫn cao nhất thế giới, trung bình cao hơn các nước 50 USD/tấn (Gạo cùng phân khúc)

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm ở một số nước xuất khẩu gạo lớn trên Thế Giới có giá như sau:

  • Việt Nam: 537 USD/tấn.
  • Thái Lan: 497 USD/tấn.
  • Ấn Độ: 488 USD/tấn.
  • Pakistan: 481 USD/tấn.

1.2. Lý giải động thái lạ của thị trường

Theo lý giải của Bộ NN&PTNT thị trường lúa gạo Nước ta tăng trưởng mạnh cả xuất khẩu và nhập khẩu có 2 lý do chính:

Thứ nhất: Thế Giới đang có nhiều biến động, đặc biệt chiến tranh đang xảy ra ở Châu Âu và Trung Đông, trung tâm kinh tế và năng lượng lớn của Thế Giới dẫn đến các nước tích trữ lương thực và nhu cầu cao từ Indonesia và Philippines.

Thứ hai: Chúng ta quá tập trung vào các giống lúa thơm để xuất khẩu mà quên mất phân khúc thấp hơn để làm thức ăn chăn nuôi, chế biến thực phẩm,…,

II. CHƯA ĐỊNH HÌNH VÙNG LÚA NGUYÊN LIỆU

Gạo xuất khẩu giúp tăng giá trị lúa gạo Việt Nam, tuy nhiên để mang lại giá trị kinh tế cao cũng đòi hỏi người sản xuất lúa phải tuân thủ những tiêu chuẩn khắt khe trong quá trình sản xuất và cần nguồn vốn lớn, ví dụ như:

  • Đảm bảo dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
  • Đầu tư hệ thống máy móc, chế biến, bảo quản.
  • Chất lượng hạt gạo như mùi vị, độ trong,…,
  • Truy xuất nguồn gốc
  • ….

2.1. Học gì từ 50% sản lượng cả nước nhưng chiếm tới 90% gạo xuất khẩu

Theo thống kê viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) diện tích lúa chiếm tới 82% diện tích đất canh tác trong đó phân bổ các vùng:

  • Đồng bằng sông Cửu Long: 52% sản lượng lúa và 90% xuất khẩu.
  • Đồng bằng sông Hồng: 18%.
  • Các vùng khác: 30%.

Vậy chúng ta thấy gì từ con số 50% sản lượng lúa và 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước?

Số liệu cho ta thấy nông dân đồng bằng sông Cửu Long đã có mục tiêu rõ ràng là xuất khẩu cùng với tư duy kinh tế nông nghiệp nhờ vậy bà con đã thành công hướng tới thị trường xuất khẩu với giá trị kinh tế cao.

Máy bay nông nghiệp là thiết bị không thể thiếu trong sản xuất lúa xuất khẩu
Máy bay nông nghiệp là thiết bị không thể thiếu trong sản xuất lúa xuất khẩu

2.2. Cái khó lúa xuất khẩu khu vực khác

Không giống đồng bằng sông Cửu Long, các khu vực khác có diện tích canh tác khá nhỏ lẻ và không tập chung, ngay cả khu vực đồng bằng sông Hồng được xem là vựa lúa lớn thứ hai cả nước nhưng vẫn có nhiều vấn đề để sản xuất lúa xuất khẩu như:

  • Tư duy làm nông manh mún nhỏ lẻ
  • Thiếu hạ tầng chế biến, bảo quản
  • Tư duy và kỹ thuật lúa xuất khẩu còn yếu kém.

Từ những khó khăn trên ta thấy, các khu vực khác như: đồng bằng sông Hồng, Vùng núi phía bắc, miền trung việc phát triển lúa xuất khẩu rất khó khăn từ: nguồn vốn, kinh nghiệm, hạ tầng, kỹ thuật,…, vì vậy chúng ta cần tìm định hướng phát triển cây lúa riêng cho các khu vực này.

2.3. Nên hình thành vùng lúa nguyên liệu

Đầu bài viết ta thấy, năm 2024 Việt Nam có thể nhập khẩu tới 2,9 triệu tấn gạo, đa phần trong số này là để nguyên liệu chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi,…, cho thấy phân khúc lúa nguyên liệu đang có một thị trường rất lớn ngay trong nước.

Đặc biệt các giống lúa nguyên liệu thường có đặc điểm như sau:

  • Cho năng suất cao, hạt to và chắc
  • Dễ chăm sóc, chống chịu sâu bệnh tốt
  • Thời gian sinh trưởng ngắn

Đặc biệt với lúa Nguyên liệu yêu cầu chất lượng hạt gạo không khắt khe như xuất khẩu vì vậy quy mô canh tác nhỏ lẻ như khu vực miền trung, miền núi phía bắc hoàn toàn đáp ứng được tiêu chuẩn thị trường.

Lúa nguyên liệu cho năng suất cao và ổn định
Lúa nguyên liệu cho năng suất cao và ổn định

Tuy giống lúa nguyên liệu không trực tiếp để ăn nhưng chúng là nguyên liệu ảnh hưởng đến giá thành của nhiều loại lương thực thực phẩm khác như:

  • Giá cả Bún bánh.
  • Giá các loại thịt (thóc là nguyên liệu thức ăn chăn nuôi)
  • Nước uống, bánh kẹo có nguồn gốc từ lúa gạo

Điều này cho thấy Lúa nguyên liệu cũng ảnh hưởng rất lớn tới an ninh lương thực Quốc Gia góp ổn định xã hội vì vậy chúng ta nên hình thành các vùng sản xuất lúa nguyên liệu lớn ở các địa phương như Thanh Hóa, Nghệ An và đồng bằng sông Hồng.

Nếu phát triển tốt các vùng lúa nguyên liệu chúng cũng mang lại giá trị kinh tế lớn cho bà con nông dân do:

  • Chi phí sản xuất thấp hơn lúa xuất khẩu.
  • Năng xuất cao, tăng doanh thu.
  • Thị trường trong nước nên ổn định

III. GS55 GIỐNG LÚA NGUYÊN LIỆU SỐ MỘT THỊ TRƯỜNG

Từ những phân tích trên ta thấy các khu vực như Thanh Hóa, Nghệ An hay đồng bằng sông Hồng là những nơi tiềm năng hình thành các vùng sản xuất lúa nguyên liệu, thị trường mà nước ta phải nhập khẩu cả tỷ USD.

3.1. Yêu cầu lúa nguyên liệu

Lúa nguyên liệu không yêu cầu cao về chất lượng gạo nhưng cũng có những yêu cầu riêng của nó sao cho phù hợp với mục đích sử dụng, dưới đây là một số yêu cầu cơ bản:

  • Cho năng suất cao.
  • Ngắn ngày, dễ chăm sóc
  • Khả năng chống chịu tốt
  • Không quá mềm và quá khô khi chế biến

3.2. Giống lúa GS55

GS55 là lúa lai 3 dòng do Công ty CP Đại Thành khảo nghiệm và sản xuất tại Việt Nam, đây là giống lúa rất hợp khẩu vị với bà con vùng núi phái Bắc, ngoài ra GS55 có cả điểm mạnh của lúa lai và lúa nguyên liệu.

Dưới đây là một số lý do giúp GS55 được xem là giống lúa nguyên liệu số một thị trường hiện nay.

a. Năng suất cao

GS55 là giống lúa có năng suất cao, trung bình đạt 8 tấn/ha nếu thâm canh tốt có thể đạt 14 tấn/ha.

Dù bị bão Yagi tàn phá nhưng GS55 vẫn cho năng suất cao
Dù bị bão Yagi tàn phá nhưng GS55 vẫn cho năng suất cao

b. Ngắn ngày, dễ chăm sóc

GS55 là giống lúa có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, tùy thuộc vào mùa vụ và khu vực sẽ có thời gian khác nhau, cụ thể với miền bắc:

  • Vụ mùa: từ 103 đến 106 ngày.
  • Vụ xuân: từ 124 đến 127 ngày.

Đặc biệt GS55 có khả năng chống chịu bệnh, thời tiết tốt, bộ rễ phát triển nên chỉ cần cung cấp đủ dinh dưỡng chúng phát triển rất mạnh.

c. Chất lượng hạt gạo phù hợp làm nguyên liệu

Cơm được nấu từ gạo GS55 không quá khô cũng như không quá mềm nên rất phù hợp chế biến nguyên liệu.

IV. KẾT LUẬN SỰ CẦN THIẾT HÌNH THÀNH VÙNG SẢN XUẤT LÚA NGUYÊN LIỆU

Tuy là một nước xuất khẩu Gạo lớn nhưng Việt Nam lại đang là một trong những nước nhập khẩu gạo lớn nhất Thế Giới cho thấy nguồn cung lúa nguyên liệu đang thiếu trầm trọng, đây là cơ hội lớn để chúng ta hình thành và phát triển các vùng lúa nguyên liệu bởi cung cấp cho thị trường trong nước sẽ có những lợi thế:

  • Sự ổn định và chủ động, không bị ảnh hưởng yếu tố bên ngoài.
  • Chi phí sản xuất thấp, năng suất cao hơn lúa xuất khẩu.
  • Giảm chi phí chế biến, bảo quản, vận chuyển

GS55 là một giống lúa lai hiếm hoi làm lúa nguyên liệu giúp chúng có sức mạnh vượt trội so với các giống lúa nguyên liệu khác, để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.

Giống Lúa Goldseed Tiếng Vang Sau Bão Yagi

Năm 2024 là năm chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết bất thường như lượng mưa nhiều hơn mọi năm, đặc biệt bão Yagi với sức tàn phá khủng khiếp là một trong 4 cơn bão cấp 5 từng được ghi nhận trên Biển Đông, tuy nhiên đây cũng là cơ hội để những giống lúa chống chịu tốt thể hiện được sự khác biệt, trong đó có GS55GS666 của goldseed.

I. HẠT THÓC VẪN SÁNG DÙ BỊ NGÂM NƯỚC TỚI 10 NGÀY

Đến với cánh đồng canh tác của Anh Khởi thuộc xã Xuân Lai- huyện Gia Bình- tỉnh Bắc Ninh, là vùng trũng của tỉnh nên cánh đồng của địa phương đã bị ngâm nước tới 10 ngày do ảnh hưởng của siêu bão, nó không chỉ gây thất thu lên tới 70% mà còn làm giảm chất lượng hạt thóc dẫn đến giá bán thấp hoặc không bán được.

Giống lúa GS666 của GoldSeed bị ngâm nước đúng giai đoạn làm đòng
Giống lúa GS666 của GoldSeed bị ngâm nước đúng giai đoạn làm đòng

Nghe thấy những thông tin này, ông Nguyễn Đức Trường, Chủ tịch HĐQT- Tổng Giám đốc Công Ty CP Đại Thành nóng lòng chờ bão tan để tới địa phương kiểm tra tình hình thực tế, đặc biệt thời điểm ngập nước đúng vào giai đoạn làm đòng và chắc hạt có thể ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hạt thóc sau này.

Kỳ tích với giống lúa GS666 của GoldSeed:

Bị ngâm nước dài vào đúng giai đoạn quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của hạt thóc, tuy nhiên kỳ tích đã đến khi chất lượng hạt thóc vẫn sáng đây là điều cực kỳ quan trọng, nó cho thấy giống lúa GS666 có những ưu điểm vượt trội như:

  • Khả năng chống đổ tốt.
  • Kháng sâu bệnh hiệu quả.
  • Kháng môi trường như ẩm, nấm mốc, đảm bảo chất lượng hạt thóc.

Từ những đặc điểm trên giúp giống lúa GS666 bán được giá, dễ bán hơn đảm bảo đầu ra ổn định cho GS666.

Ông Nguyễn Đức Trường kiểm tra ruộng lúa GS666 cùng anh Khởi một Đại Điền Bắc Ninh.
Ông Nguyễn Đức Trường kiểm tra ruộng lúa GS666 cùng anh Khởi một Đại Điền Bắc Ninh.

Chia sẻ với chúng tôi, Anh Khởi cho biết, cho dù bão Yagi gây ra nhiều thiệt hại cho Anh và Gia Đình tuy nhiên Anh vẫn thấy có nhiều điểm sáng với giống lúa GS666 của Goldseed, Anh vui vẻ chia sẻ: “So với giống lúa đối chứng Q5, giống lúa GS666 sử dụng ít phân bón hơn, có khả năng chống chịu sâu bệnh và thời tiết tốt hơn, đặc biệt dù bị ngâm nước tới 10 ngày nhưng hạt thóc GS666 vẫn sáng màu, Anh đã hỏi thương lái và họ đã sẵn sàng trả giá cao hơn giống lúa Q5 cùng phân khúc”.

Giống lúa GS666 bị ngâm nước 10 ngày nhưng vẫn sáng màu đảm bảo chất lượng hạt gạo
Giống lúa GS666 bị ngâm nước 10 ngày nhưng vẫn sáng màu đảm bảo chất lượng hạt gạo

II. SỨC SỐNG MẠNH MẼ GIỐNG LÚA GOLDSEED VỚI THỜI TIẾT CỰC ĐOAN

Thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều, siêu bão số 3 gây thiệt hại vô cùng lớn nhưng nó cũng là lời nhắc nhở với chúng ta việc lựa chọn những giống lúa có khả năng chống chịu quan trọng như thế nào.

Nhằm đánh giá tình hình thực tế cũng như tâm tư nguyện vọng bà con trồng lúa, sau bão Đại Thành có tổ chức đi thực tế một loạt các địa phương bị ảnh hưởng cơn bão số 3 như: Bắc Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên,…, để từ đó có những đánh giá khả năng chống chịu của những giống lúa mang thương hiệu Goldseed.

GS666 cho hiệu quả vượt trội với giống lúa đối chứng
GS666 cho hiệu quả vượt trội với giống lúa đối chứng

Qua đánh giá chúng tôi thấy, ngoài khu vực Bắc Ninh, tâm điểm của bão số 3 và bị ngập 10 ngày ảnh hưởng lớn đến năng suất còn lại giống lúa GS55 GS666 vẫn đảm bảo năng suất và chất lượng.

2.1. Đến với vùng đất Cao Bằng

Đến với vùng đất Cao Bằng, chúng tôi có gặp một số hộ dân và chị Lý thị Thủy, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Hòa An- tỉnh Cao Bằng để thăm đồng và tìm hiểu tình hình thực tế ngành Lúa địa phương.

Theo đánh giá của Chị Thủy, năm nay dù trải qua siêu bão Yagi nhưng sản lượng lúa vẫn đảm bảo, đặc biệt GS55 có khả năng chống chịu và năng suất hơn giống lúa Đoàn Kết của địa phương.

Tại Cao Bằng trải qua siêu bão Yagi nhưng GSS55 vẫn cho năng suất cao
Tại Cao Bằng trải qua siêu bão Yagi nhưng GSS55 vẫn cho năng suất cao
Năng suất GS55 vượt trội so với giống Đoàn Kết của địa phương
Năng suất GS55 vượt trội so với giống Đoàn Kết của địa phương
Giống Lúa Bao Thai sau bão bị thâm đen, lép nhiều và dài ngày hơn GS55
Giống Lúa Bao Thai sau bão bị thâm đen, lép nhiều và dài ngày hơn GS55

2.2. Đến với vùng đất Lạng Sơn

Đến với Lạng Sơn để đánh giá tình hình sau bão, chúng tôi cũng đã gặp một số bà con và nhận được nhiều sự tin tưởng nhờ những gì mà giống lúa GS55 đã thể hiện sau bão, theo ghi nhận của anh Lộc Văn Lai vui mừng cho biết, dù trải qua siêu bão số 3 nhưng năng suất của GS55 vẫn ổn định không có sự thay đổi nhiều đã cho năng suất vượt trội so với nhiều giống lúa truyền thống khác của địa phương.

Dù trải qua siêu bão số 3 nhưng GS55 vẫn cho năng suất cao
Dù trải qua siêu bão số 3 nhưng GS55 vẫn cho năng suất cao
Và rất ổn định dù thời tiết cực đoan
Và rất ổn định dù thời tiết cực đoan

III. NGƯỜI TRỒNG ĐÁNH GIÁ SAO VỀ GIỐNG LÚA GOLDSEED

Năm nay các giống lúa phải chống chịu nhiều với hiện tượng thời tiết cực đoan, có chút lo lắng sau siêu Bão nhưng mọi gánh nặng đã tan biến khi chúng tôi nghe được những lời nhận xét chân tình từ người trồng Lúa Goldseed.

3.1. Đánh giá Anh Khởi- Lương Tài về G666

Theo Anh Khởi, sau siêu bão Yagi, năng suất lúa bị giảm đáng kể so với mọi năm do bị ngập thời gian quá lâu lên tới 10 ngày, tuy nhiên GS666 đã cho thấy nhiều điểm sáng:

  • Sử dụng ít phân bón hơn
  • Chống chịu tốt hơn.
  • Hạt thóc to và sáng màu hơn Q5
  • Thương lái sẵn sàng mua với giá cao hơn Q5

3.2. Đánh giá Anh Lai ở Lạng Sơn

Theo anh Lai, so với mặt bằng chung giống lúa GS55 rất nổi trội, sinh trưởng, kháng bệnh, đẻ nhánh so với dòng khác đều rất khỏe.

Anh nói khi nhìn thực tế, cánh đồng GS55 rất sạch bệnh, dù bị ảnh hưởng bão số 3 nhưng năng suất không ảnh hưởng, lúa vẫn rất tốt.

3.3. Đánh giá Chị Vân ở Cao Bằng

Theo chị Vân, giống lúa GS55 có khả năng chống chịu sâu bệnh khá tốt, dễ chăm sóc. Bông lúa có hạt to, dày nên năng suất sẽ cao, đặc biệt chị Vân nhận định so với giống Bao Thai địa phương thì GS55 sẽ cho năng suất và kháng bệnh tốt hơn.

3.4. Đánh giá Chị Thủy ở Cao Bằng

Theo chị Thủy, giống lúa GS55 có khẩu vị hợp với người dân địa phương và năng suất khá cao. So giới giống Đoàn Kết địa phương năm nay giống lúa GS55 đẹp hơn, khả năng chống chịu GS55 ở mức khá, thời tiết năm nay không thuận lợi nhưng ít bị bệnh.

IV. KẾT LUẬN GIỐNG LÚA MANG THƯƠNG HIỆU GOLDSEED

Trải qua vụ mùa với điều kiện thời tiết rất bất lợi, từ lượng mưa cho đến siêu bão, nhưng những giống lúa mang thương hiệu goldseed vẫn cho thấy nhiều điểm sáng và nổi bật hơn hẳn những giống đối chứng khác. Sau những đóng góp của người trồng lúa chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm giống lúa mang thương hiệu goldseed như sau:

  • Năng suất cao và ổn định.
  • Chống chịu thời tiết tốt
  • Kháng được nhiều loại sâu bệnh.
  • Giống lúa nguyên liệu và hợp khẩu vị bà con miền núi phía Bắc.

Để tìm hiểu chi tiết về những giống lúa chất lượng mang thương hiệu goldseed xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.

Chương Trình MTQG Thúc Đẩy Chuỗi Giá Trị Nông Nghiệp Nghệ An

Nghệ An được xem là địa phương có điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp với nhiều loại địa hình khác nhau, đặc biệt khu vực ven biển sở hữu những cánh đồng rộng lớn. Tuy nhiên nông sản Nghệ An vẫn chủ yếu ở dạng thô, giá trị thấp. Vì vậy Chương trình MTQG ra đời nhằm thúc đẩy chuỗi giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp là cơ sở phát triển Nông nghiệp tập trung quy mô lớn cho Nghệ An.

Nông dân huyện Anh Sơn liên kết sản xuất chè nguyên liệu cho nhà máy
Nông dân huyện Anh Sơn liên kết sản xuất chè nguyên liệu cho nhà máy

I. THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP NGHỆ AN

Theo thống kê, Nghệ An có tới 1,4 triệu ha đất nông nghiệp trong đó:

  • Đất sản xuất nông nghiệp: 303.919 ha.
  • Đất rừng và lâm nghiệp: 1.148.453,6 ha.
  • Đất nuôi trồng thủy sản: 9.533,5 ha.

Với diện tích lớn, phong phú Nghệ An không chỉ là vùng sản xuất lớn lớn khu vực miền Trung mà còn có tiềm năng sản xuất quy mô lớn tập trung cho một số nông sản như:

  • Vùng cây nguyên liệu, dược liệu.
  • Cây ăn quả, cây ngắn ngày.
  • Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản.

Tiềm năng thì lớn tuy nhiên hiện tại Nông nghiệp Nghệ An bị đánh giá là nhỏ lẻ manh mún, công nghệ sản xuất vẫn lạc hậu dẫn đến nông nghiệp giá trị thấp vẫn chiếm tỷ trọng cao dẫn đến hiệu quả kinh tế nông nghiệp còn thấp.

Không những vậy Nông nghiệp Nghệ An thường xuyên xảy ra hiện tượng “được mùa thì rớt giá” gây tâm lý bất an, băn khoăn cho người dân địa phương. Tình trạng này xảy ra chủ yếu là do phát triển nông nghiệp một cách tự phát và chưa chủ động khâu chế biến nên phụ thuộc nhiều vào thương lái Trung Quốc.

Điển hình như huyện Kỳ Sơn có 1.000 ha sản phẩm OCOP đánh giá 3 sao của tỉnh nhưng giá vẫn phập phù nguyên nhân là do chưa có nhà máy chế biến và phải cạnh tranh nông sản từ Lào và Trung Quốc có giá rẻ hơn.

Liên kết trồng và tiêu thụ dứa ở xã Tân Thắng huyện Quỳnh Lưu
Liên kết trồng và tiêu thụ dứa ở xã Tân Thắng huyện Quỳnh Lưu

Không những vậy nhiều loại dược liệu vốn có giá trị kinh tế cao như trà hoa vàng, sâm 7 lá 1 hoa, nhân trần,…, nhưng người dân vẫn bán với giá thấp do chỉ xuất thô hoặc chế biến chưa sâu, dẫn đến thu nhập của người trồng dược liệu chưa được cao.

Từ thực trạng trên ta thấy, Nông nghiệp Nghệ An đang gặp một số tình trạng như sau:

  • Sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, tự phát
  • Liên kết chuỗi giá trị chưa được mạnh mẽ

Trên là 2 vấn đề lớn không chỉ Nông nghiệp Nghệ An mà còn là câu hỏi cho nhiều địa phương khác, vậy Nghệ An đã làm gì để giải quyết bài toán này.

II. MTQG LỜI GIẢI NÔNG NGHIỆP NGHỆ AN

Theo nhận định lãnh đạo Nông nghiệp Nghệ An, những khó khăn của nông nghiệp địa phương là do thiếu liên kết hợp tác giữa người sản xuất, doanh nghiệp, HTX theo chuỗi giá trị.

Vì vậy theo lãnh đạo Nông nghiệp Nghệ An, nông nghiệp địa phương những năm tới phát triển theo hướng liên kết chuỗi giá trị gắn bao tiêu sản phẩm kết hợp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Đây là bước quan trọng để cơ cấu lại ngành nông nghiệp tạo bước đột phá trong giai đoạn mới.

2.1. Chương Trình Mục Tiêu Quốc Gia (MTQG)

Chương trình Mục Tiêu Quốc Gia (MTQG) là chương trình lớn của Chính Phủ, nó được tập trung vào các vấn đề cấp bách của xã hội liên quan đến cải thiện đời sống người dân, đặc biệt khu vực khó khăn. Với Nghệ An chương trình MTQG đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, cân bằng xã hội.

Các chương trình MTQG của Nghệ An tập trung vào một số vấn đề như:

  • Giảm nghèo bền vững: hỗ trợ, vốn, kỹ thuật tập trung vào các hộ nghèo.
  • Xây dựng nông thôn mới: tập trung phát triển hạ tầng, sản xuất nông nghiệp và dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống bà con.
  • Phát triển kinh tế- xã hội đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Hỗ trợ các địa bàn khó khăn, vùng sâu vùng xa phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế.

2.2. Kỳ vọng từ Chương Trình MTQG Nghệ An

Với ngành Nông Nghiệp Nghệ An, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn (NN&PTNT) tỉnh Nghệ An cho biết, thời gian tới ngành nông nghiệp địa phương tạo đột phá trong khâu chế biến, bảo quản nông sản, xây dựng thương hiệu nông sản (bao bì, nhãn mác) giúp tăng giá trị nông sản cho bà con.

Sở đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hiệu quả, bền vững nâng cao giá trị gia tăng thông qua việc thiết lập các mối liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ.

Sau thời gian cố gắng, những năm gần đây trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu xuất hiện những mô hình liên kết chuỗi giá trị hiệu quả góp phần quan trọng phát triển nền nông nghiệp bền vững của địa phương.

Liên kết chuỗi giá trị giúp tăng giá trị kinh tế gỗ keo của địa phương
Liên kết chuỗi giá trị giúp tăng giá trị kinh tế gỗ keo của địa phương

Theo thống kê, đến nay toàn tỉnh Nghệ An đã có 25 dự án về liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt với kinh phí hỗ trợ lên tới 36 tỷ đồng với tổng số hộ dân tham gia là 6.206 hộ trên diện tích liên kết là 2.424 ha với nhiều loại cây trồng như: lúa, chè, ngô, ớt cay, cây sen, cây cà gai leo, cây dây thìa canh,…,

Các dự án liên kết chuỗi giá trị trên được UBND tỉnh Nghệ An hỗ trợ máy móc, thiết bị cho HTX, Doanh nghiệp để phục vụ sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản nhằm nâng cao chất lượng tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Bà Võ Thị Nhung, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nghệ An chia sẻ: Liên kết gắn liền với sự sống còn của doanh nghiệp, HTX và nông dân, là hình thức tổ chức tiên tiến, hướng tới việc xây dựng chuỗi giá trị nông sản bền vững đưa nông nghiệp đến một tầm phát triển cao hơn.

Những hỗ trợ trên là nền tảng quan trọng để thay đổi hình thức sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, tự phát sang mô hình tập trung, sản xuất theo hướng hàng hóa từ đó nâng cao giá trị nông sản, nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân. Góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Nguồn: https://baodantoc.vn/nghe-an-chuong-trinh-mtqg-ho-tro-cac-du-an-day-manh-phat-trien-san-xuat-theo-chuoi-gia-tri-1729843351776.htm

III. ĐẠI THÀNH ĐỒNG HÀNH CÙNG LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP NGHỆ AN

Liên kết chuỗi giá trị, đặc biệt tập trung các khâu chế biến, bảo quản nông sản. Tuy nhiên để làm được việc này chúng ta cần phải thay đổi tư duy người dân từ “Làm nông” sang “Kinh tế nông nghiệp”, thúc đẩy tích tụ ruộng đất.

Để thay đổi được tư duy chúng ta phải chứng minh được hiệu Quả Kinh tế từ việc tích tụ ruộng đất, ứng dụng công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp, dưới đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu công nghệ Đại Thành giải quyết bài toán hiệu quả kinh tế nông nghiệp như thế nào?

3.1. Tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu giống lúa có khả năng chống chịu tốt

Trên thị trường có rất nhiều giống lúa khác nhau, việc lựa chọn giống lúa phù hợp giới Anh/ Chị tiết kiệm nhiều khoản từ thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, ví dụ như giống lúa GS55, đây là giống lúa lai 3 dòng có nhiều ưu điểm vượt trội giúp bà con Nghệ An tiết kiệm chi phí, dưới đây là một số đặc điểm giống lúa GS55:

  • Giống lúa năng suất cao, trung bình đạt 8 tấn/ha, thâm canh tốt có thể đạt 14 tấn/ha.
  • Thấp cây, thân cứng, ngắn ngày tăng khả năng chống đổ khi gặp thời tiết bất lợi.
  • Tiết kiệm thuốc bảo vệ thực vật do chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt: Bạc lá, Đạo ôn, Khô vằn và Rầy nâu.

Nhờ có nhiều ưu điểm trên, GS55 không chỉ giúp tiết kiệm chi phí sản xuất mà còn tăng doanh thu cho bà con Nghệ An nhờ:

  • Là giống lúa nguyên liệu chất lượng cao, bán được giá và dễ bán.
  • Năng suất cao, chống chịu tốt nên năng suất ổn định.

3.2. Công nghệ giúp tiết kiệm Chi Phí, nâng cao chất lượng nông sản

Ngoài Giống Lúa và Phân bón Hữu Cơ hiện nay Đại Thành còn sở hữu cho mình cả một hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao với nhiều công nghệ tự động, chính xác cao góp phần tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng nông sản, tuy nhiên để áp dụng hiệu quả cần có diện tích lớn và đây cũng là chủ trương lãnh đạo nông nghiệp Nghệ An.

a. Thiết bị dẫn đường tự động NX510

Đây là thiết bị khi gắn lên máy nông nghiệp chúng sẽ biến những chiếc máy cày, máy cấy thành máy cày tự động, máy cấy tự động. Đặc biệt nhờ sử dụng công nghệ định vị vệ tinh chính xác giúp quá trình gieo trồng thẳng và đều đây chính là nền tảng tạo bước ngoặt cho nông nghiệp Nghệ An do:

  • Giúp cây phát triển tốt, ít chết: tiết kiệm giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giảm phát thải trong quá trình phân hủy hữu cơ.
  • Nền tảng cơ giới hóa: cây trồng thẳng và đều là nền tảng áp dụng cơ giới hóa các khâu tiếp theo như chăm sóc, bón phân, cắt tỉa.
  • …,

Như vậy thiết bị NX510 giúp tiết kiệm chi phí vật tư nông nghiệp, tăng doanh thu nhờ tăng chất lượng và sản lượng nông sản.

b. Máy bay nông nghiệp GlobalCheck

Với sức mạnh vượt trội, mỗi ngày một chiếc drone mang thương hiệu GlobalCheck có thể phun gần 100 ha/ngày. Đặc biệt drone sử dụng công nghệ phun ly tâm kết hợp hệ thống định vị vệ tinh chính xác Cors đem lại nhiều khác biệt cho những chiếc máy bay xịt thuốc mang thương hiệu GlobalCheck như:

  • Tận dụng tối đa cơ chế tự động: giúp drone làm việc chính xác, tiết kiệm nhiên liệu.
  • Chính xác cao: tiết kiệm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nâng cao hiệu quả thuốc và phân bón.

Từ sức mạnh vượt trội, kết hợp công nghệ hiện đại, những chiếc Máy bay nông nghiệp giúp tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu cho bàn con như:

  • Tiết kiệm chi phí: vật tự, thuê nhân công
  • Tăng doanh thu: nhờ kịp thời phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc tốt giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản.
  • Bảo vệ sức khỏe, môi trường: hạn chế tiếp xúc môi trường độc hại, tiết kiệm phân bón, thuốc bảo vệ môi trường đất và nước.

Ngoài một số công nghệ trên, chúng tôi còn có cả một hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao đồng hành cùng bà con Nghệ An như: Thiết bị san phẳng mặt đất tự động, máy cắt cỏ tự động,…, Chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.

Kỹ Thuật Bón Lót Cho Lúa

Bón lót là một kỹ thuật quan trọng vì giai đoạn này cây lúa còn yếu, rễ chưa hoàn thiện nên bón phân giai đoạn này có thể gây sốc phân vì vậy cách tốt nhất cung cấp chất dinh dưỡng cho cây lúa mới cấy là ta bón lót, tạo nền tảng cây lúa phát triển khỏe mạnh, đẻ nhánh tốt cơ sở tăng năng suất sau này.

I. TẦM QUAN TRỌNG BÓN LÓT CHO CÂY LÚA

Giai đoạn đầu khá nhạy cảm, bộ rễ chưa hoàn thiện nhưng cây lúa vẫn cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng giúp cây bén rễ, hồi sinh và phát triển khỏe mạnh. Để giải quyết vấn đề này chúng ta phải bón lót cho cây lúa. Dưới đây là một số lợi ích bón lót mang lại.

1.1.Kích Rễ Lúa

Khi bón lót, phân bón đã được hòa tan vào trong đất vì vậy khi cấy lúa có lượng chất dinh dưỡng rồi rào sẵn sàng cung cấp nhờ vậy bộ rễ sẽ phát triển mạnh, lan rộng làm nền tảng giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt.

1.2.Chống chịu sâu bệnh

Cây lúa được cung cấp đủ chất dinh dưỡng ngay từ đầu, giúp cây lúa phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, nhờ vậy giảm nguy cơ bị sâu bệnh tấn công.

1.3.Thúc đẩy đẻ nhánh

Được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng ngay từ đầu giúp cây lúa đẻ nhánh sớm, tiền đề đảm bảo tăng năng suất sau này.

1.4.Hiệu quả sử dụng phân bón

Bón lót giúp phân bón có thời gian phân hủy, chuyển hóa thành dạng dễ hấp thụ cho cây lúa, tặng hiệu quả sử dụng phân bón, giảm lãng phí và bảo vệ đất.

1.5.Cải tạo đất

Ngoài việc sử dụng phân bón vô cơ, quá trình bón lót ta có thể sử dụng kết hợp phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ. Đây là những loại phân bón có khả năng cải tạo đất mạnh mẽ, đặc biệt phân bón hữu cơ vinh sinh còn có cơ chế tiêu diệt vi sinh vật có hại theo cơ chế tự nhiên giúp tiết kiệm chi phí thuốc bảo vệ thực vật.

Bón lót giúp kích rễ tiền đề cây lúa phát triển sau này
Bón lót giúp kích rễ tiền đề cây lúa phát triển sau này

II. KỸ THUẬT BÓN LÓT CHO CÂY LÚA

Xu hướng phát triển Nông nghiệp bền vững là tất yếu vì vậy sử dụng phân bón hữu cơ ngày càng phổ biến, kỹ thuật bón lót cho cây Lúa chúng tôi sẽ chia ra thành 2 phần, một phần dành cho phân bón vô cơ và một phần kết hợp phân bón vô cơ và hữu cơ.

2.1. Bón lót phân bón vô cơ

a. Thời điểm bón lót

Tùy thuộc phương án gieo trồng mà chúng ta sẽ có thời điểm bón lót khác nhau, cụ thể như sau:

  • Lúa cấy: sau khi ruộng được làm đất và trước khi cấy từ 7 đến 10 ngày.
  • Lúa sạ: Bón lót cùng với làm đất lần cuối, trước khi sạ 1 đến 2 ngày.

b. Liều lượng bón lót

Với mỗi loại phân bón khác nhau sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau, dưới đây là một số chỉ tiêu tham khảo. Lưu ý tùy thuộc vào chất lượng đất mà chúng ta có thể thay đổi sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế.

  • Phân chuồng hoại mục: bón từ 1-2 tấn/ha. Giúp cải tạo đất, tăng hiệu quả sử dụng phân bón hóa học.
  • Phân lân: bón từ 20- 30 kg/ha. Kích rễ phát triển, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, tăng sức chịu đựng.
  • Phân kali: bón từ 10- 15 kg/ha. Giúp thân cứng tăng khả năng chống đổ và chống chịu sâu bệnh.
  • Phân đạm: bón từ 5-10 kg/ha, thường lượng phân bón chỉ bằng 1/3 tổng lượng đạm cho một chu kỳ.
  • Vi lượng: Bổ sung vi lượng cho lúa đặc biệt là kẽm, silic.

2.2. Kết hợp bón giữa phân Hữu Cơ và phân Vô Cơ

Phân hữu cơ có rất nhiều loại, dưới đây chúng tôi sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh Biosoy- VMH3 là tiêu chuẩn để tính liều lượng. Phân hữu cơ vi sinh giúp xử lý đất trước khi trồng nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy rơm rạ, tiêu diệt nấm, khuẩn, trứng ấu trùng, tuyến trùng,..

Phân bón hữu cơ vi sinh Biosoy cải tạo đất, kích rễ
Phân bón hữu cơ vi sinh Biosoy cải tạo đất, kích rễ

Chi tiết: Phân bón hữu cơ vi sinh Biosoy VMH3

a. Thời điểm bón lót

Cũng giống như phân bón vô cơ, tùy theo hình thức gieo trồng mà chúng ta có thời gian khác nhau như:

  • Lúa cấy: sau khi ruộng được làm đất và trước khi cấy từ 7 đến 10 ngày.
  • Lúa sạ: Bón lót cùng với làm đất lần cuối, trước khi sạ 1 đến 2 ngày.

b. Liều lượng bón lót

Khi sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh chúng ta sẽ giảm lượng phân bón vô cơ nhưng vẫn đạt hiệu quả cao do Biosoy- VMH3 có tác dụng:

  • Cải tạo đất
  • Kích rễ
  • Tiêu diệt vi sinh vật có hại
  • Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây

Cụ thể liều lượng phân bón hữu cơ và vô cơ cho 1 hecta canh tác lúa như sau:

  • 2 lít phân bón hữu cơ BioSoy VMH3.
  • 20 kg Urê.

Lưu ý: phân bón hữu cơ ở dạng lỏng nên ta có thể pha ra nước và phun như phun thuốc bảo vệ thực vật.

III. CÔNG NGHỆ GIÚP TĂNG HIỆU QUẢ BÓN LÓT CHO LÚA

Xu hướng tích tụ ruộng đất, chuyên canh quy mô lớn đang là xu hướng tất yếu, việc bón phân thủ công đã dần không đáp ứng được tiến độ công việc, không những vậy bón phân thủ công cũng không đều bằng máy móc, vậy công nghệ nào giúp tăng hiệu quả bón lót cho cây lúa?

Câu trả lời đó chính là Máy bay nông nghiệp, Khi sử dụng drone nông nghiệp sẽ có những khác biệt như sau:

  • Hiệu quả công việc cao, mỗi ngày có thể giải 25 hecta một cách nhẹ nhàng.
  • Chính xác cao nên phân bón được rải đều, nâng cao hiệu quả phân bón.
  • Tiết kiệm phân bón, theo thống kê sử dụng drone có thể giảm 20% lượng phân nhưng vẫn hiệu quả.
  • Bảo vệ sức khỏe người vận hành do chỉ đứng một chỗ làm việc.
  • Bảo vệ môi trường do phân bón vô cơ gây bạc màu, thoái hóa đất.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng drone nông nghiệp, Giá máy bay rải phân bón cũng có giao động lớn từ 250 triệu cho tới gần 500 triệu đồng tùy thuộc công nghệ và dung tích làm việc.

Đặc biệt nhờ được trang bị công nghệ định vị vệ tinh chính xác Cors, nên hiệu quả làm việc của drone có thể tăng gấp 1,3 lần do nhiều công việc không phải làm và tận dụng tối đa cơ chế tự động của máy bay nông nghiệp. Ví dụ như:

  • Có thể áp dụng cơ chế hạ cánh tự động.
  • Tái sử dụng bản đồ, hoặc chấm điểm trực tiếp trên bản đồ
  • Không cần hiệu chỉnh thực tế sau khi thiết lập trên màn hình điều khiển

Đại Thành với 20 năm hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chúng tôi không chỉ phân phối giống, phân bón mà còn có cả một hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao với nhiều thiết bị tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp tiêu biểu như: máy bay nông nghiệp, thiết bị dẫn đường tự động NX510, cho thuê sóng định vị vệ tinh chính xác Cors, …, Chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.

Vai Trò Phân Bón Kali Trong Sản Xuất Lúa

Kali là thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất lúa gạo, phân bón Kali ảnh hưởng lớn đến chất lượng lúa gạo, khả năng chống chịu cũng như năng suất và chất lượng cây lúa, Bài viết dưới đây thể thể hiện chi tiết vai trò phân bón Kali cũng như cách nhận biết cây lúa bị thiếu Kali và cách bón.

Phân bón kali ảnh hưởng lớn đến khả năng chống chịu, chất lượng lúa gạo
Phân bón kali ảnh hưởng lớn đến khả năng chống chịu, chất lượng lúa gạo

I. VAI TRÒ PHÂN BÓN KALI TRONG SẢN XUẤT LÚA

Kali là một trong 3 thành phần quan trọng nhất khi bón phân cho cây lúa cùng với Đạm là Lân, Phân bón Kali ảnh hưởng lớn đến: chống đổ, Quảng Hợp và Chống chịu môi trường.

1.1.Chống đổ cho cây lúa

Sau bão Yagi chúng ta càng thấy khả năng chống đổ của cây lúa quan trọng như thế nào, cây lúa đổ có thể khiến cánh đồng mất trắng chỉ sau một cơn bão, để tăng cường khả năng chống đổ cho cây lúa chúng ta cung cấp đủ phân bón Kali.

Phân bón Kali thúc đẩy quá trình làm dày thân, phát triển các mô cơ học và cải thiện độ dẻo dai cho cây từ đó nâng cao khả năng chống đổ do mưa gió.

1.2. Khả năng quang hợp

Quang hợp là quá trình quan trọng giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây lúa và làm giàu hạt, Kali giúp kích hoạt enzyme thúc đẩy quá trình tổng hợp và vận chuyển carbohydrate giúp tăng cường khả năng quang hợp của lá.

1.3. Khả năng chống chịu

Phân bón Kali giúp tăng sức đề kháng cho cây lúa, nhờ vậy giúp cây lúa chống chịu tốt với môi trường chống lại hiện tượng bất lợi của thời tiết như hạn hán, nhiệt độ cao, gió rét. Đảm bảo sự ổn định cho cây lúa.

II. BIỂU HIỆN CÂY LÚA THIẾU KALI

Như chúng ta biết, phân bón Kali ảnh hưởng lớn đến chất lượng cây Lúa, vì vậy những biểu hiện cây Lúa thiếu Kali cũng cũng liên quan đến những vấn đề này.

2.1. Cây lúa chậm lớn

Giai đoạn đầu thiếu Kali cây Lúa sẽ có hiện tượng sinh trưởng chậm thân cây lùn và gầy. Lá cây Lúa có màu nhạt hơn và màu lá chuyển sang màu vàng, khô dần và tạo thành những đốm nâu.

Khi cây Lúa bị thiếu Kali nặng sẽ ảnh hưởng nghiệm trọng đến sinh trưởng và phát triển của cây Lúa, gây ra các một số bệnh như Bạc lá.

Kali làm cây lúa chậm phát triển, nguyên nhận một số bệnh như Bạc Lá
Kali làm cây lúa chậm phát triển, nguyên nhận một số bệnh như Bạc Lá

2.2. Thân yếu, Dễ đổ ngã

Cây Lúa bị thiếu Kali, các mô cơ kém phát triển làm cây lúa mỏng, dẫn đến cây lúa dễ bị đổ ngã, việc cây Lúa dễ bị đổ ngã ảnh hưởng lớn đến khả năng quang hợp, giảm năng suất và chất lượng cây Lúa.

2.3. Giảm năng suất

Thiếu Kali sẽ ảnh hưởng lớn đến một số vấn đề cây Lúa như:

  • Giảm số hạt trên bông.
  • Giảm tỷ lệ đậu.
  • Giảm trọng lượng hạt

Những vấn đề trên không chỉ làm ảnh hưởng đến năng suất mà còn ảnh hưởng đến chất lượng hạt thóc cũng như mùi vị cơm sẽ kém hơn.

III. CÁCH BÓN PHÂN KALI CHO CÂY LÚA

Để bón Kali hiệu quả cho cây Lúa chúng ta cần quan tâm đến một số vấn đề về: xác định lượng phân bón, thời kỳ bón phân kali, công nghệ bón phân Kali.

3.1. Xác định lượng phân bón Kali

Thông thường mỗi giống lúa đều có tiêu chuẩn lượng Kali nhất định, tùy thuộc vào kỹ thuật canh tác cho từng loại giống lúa mà chúng ta sẽ có lượng nhất định. Tuy nhiên tùy thuộc vào thực tế chúng ta sẽ điều chỉnh cho phù hợp như:

  • Tùy độ phì của đất để chúng ta tăng hoặc giảm lượng phân Kali.
  • Kiểm tra cây lúa có hiện tượng thiếu kali hay không để có phương án tăng lượng Kali hợp lý.

3.2. Thời kỳ bón phân Kali

Cũng giống như Đạm và Lân, chúng ta có 3 đợt bón Kali cho cây Lúa gồm: bón lót và 2 lần bón thúc, tuy nhiên để có thể điều chỉnh lượng Kali cho phù hợp chúng ta cần hiểu mục đích bón Kali cho từng giai đoạn:

  • Bón lót: giúp kích thích sinh trưởng và kích rễ phát triển.
  • Bón thúc đợt 1: giúp cây Lúa để nhánh, sinh trưởng cho cây Lúa.
  • Bón thúc đợt 2: kích thích bông phát triển, tăng tỷ lệ đậu và trọng lượng hạt lúa.
Phân bón Kali giúp tăng năng suất và chất lượng cây Lúa
Phân bón Kali giúp tăng năng suất và chất lượng cây Lúa

3.3. Công nghệ tăng hiệu quả bón Kali

Công nghệ ngày càng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả bón phân Kali, với công nghệ hiện đại chúng ta có thể tiết kiệm từ 15% đến 20% lượng phân bón mà vẫn đảm bảo cây lúa phát triển ổn định.

Công nghệ rải phân bón Kali hiệu quả nhất hiện nay đó chính là những chiếc máy bay nông nghiệp, đặc biệt khi những chiếc drone này được trang bị công nghệ định vị vệ tinh chính xác giúp chiếc drone hoạt động chính xác hơn đảm bảo rải phân bón đều và đủ.

Còn khi ta rải phân bón Kali bằng tay, các thao tác của ta không đều bằng máy nên xảy ra hiện tượng Kali không đều, chỗ nhiều chỗ ít làm tốn Kali lại không đảm bảo chất lượng cây Lúa.

Lưu ý: Khi bón phân Kali chúng ta hạn chế trộn lẫn với phân bón có tính kiềm, vì kiềm làm giảm hiệu quả của Kali. Còn về cấp nước, khi bón Kali chúng ta nên cấp một lớp nước nông để giúp hòa tan và thấm sâu Kali vào trong đất nâng cao hiệu quả sử dụng Kali. Đồng thời tránh bón Kali khi sương còn ướt, Kali sẽ dính vào lá dẫn đến hiện tượng cháy lá Lúa.

Tóm lại, phân kali rất quan trọng trong sản xuất lúa gạo. Hiểu biết một cách khoa học về vai trò của phân kali và tác động của việc thiếu kali, xác định lượng bón hợp lý, nắm bắt thời điểm bón phân và chú ý đến các vấn đề liên quan có thể nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo một cách hiệu quả. Đa số nông dân trồng lúa cần quan tâm ứng dụng khoa học phân kali để đảm bảo chất lượng, năng suất lúa cao và hiện thực hóa tầm nhìn cao đẹp về tăng sản lượng và hiệu quả.

Để tìm hiểu thêm thông tin về kỹ thuật canh tác lúa, cũng như những giống lúa chất lượng cao như GS55, GS999, GS666,.., xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.