Trung tâm Dịch vụ Bảo hành Máy bay nông nghiệp Hòn Đất, Kiên Giang
Ngày 17/03/2022, Công ty cổ phần Đại Thành khai trương Trung tâm Dịch vụ Bảo hành Máy bay nông nghiệp Globalcheck Hòn Đất, Kiên Giang. Việc mở Trung tâm Dịch vụ Bảo Hành Globalcheck tại Hòn Đất giúp bà con nông dân khu vực có thể thuận tiện đến tham quan máy bay nông nghiệp. Đồng thời hỗ trợ nông dân đang ứng dụng máy bay nông nghiệp dễ dàng thực hiện công tác bảo trì, bảo dưỡng.
Khai trương Trung tâm Dịch Vụ Bảo hành Hòn Đất
Ngày 17/03/2022, Công ty cổ phần Đại Thành khai trương Trung tâm Dịch vụ Bảo hành Máy bay nông nghiệp Globalcheck Hòn Đất, Kiên Giang.
Với sự tham gia của đông đảo khách mời đại diện chính quyền địa phương, đại diện Hợp tác xã; các đại lý phân bón và thuốc BVTV tại địa bàn tỉnh Kiên Giang. Bao gồm:
- Ông Đào Xuân Nha – Phó chủ tịch huyện Hòn Đất
- Ông Huỳnh Minh Tim – Đại diện Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang
- Ông Phan Văn Hải – Đại diện Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang
Ngoài ra, còn có sự tham gia của đại diện công ty là ông Nguyễn Đức Trường – Tổng giám đốc công ty cổ phần Đại Thành. Hơn thế là sự tham gia nhiệt tình của đông đảo quý khách mời cùng bà con nông dân Hòn Đất, Kiên Giang.
Nội dung chương trình khai trương Trung tâm Dịch vụ Bảo Hành Hòn Đất xoay quanh công nghệ nông nghiệp ứng dụng máy bay nông nghiệp Globalcheck vào sản xuất lúa tại địa phương. Đồng thời mang công nghệ ứng dụng hiện đại mở rộng tại Hòn Đất nói riêng và khu vực tỉnh Kiên Giang nói chung. Với máy bay nông nghiệp Globalcheck, bà con nông dân Hòn Đất có thể tham quan trực tiếp tại Trung tâm dịch vụ. Hơn hết, đây chính là nơi để các phi công Globalcheck đến kiểm tra máy định kỳ. Trung tâm Dịch vụ Bảo hành tại Hòn Đất giúp bà con thuận tiện đến tham quan hơn, bảo hành máy gần hơn và nhanh chóng hơn.
Tổng giám đốc công ty cổ phần Đại Thành phát biểu khai mạc
Mở đầu buổi lễ khai trương là lời phát biểu khai mạc của Tổng giám đốc công ty cổ phần Đại Thành – ông Nguyễn Đức Trường.
“Thương hiệu của chúng tôi – Globalcheck, đại diện cho công nghệ kỹ thuật số trong nông nghiệp. Và ngày hôm nay chúng ta được chứng kiến ở đây là các máy bay nông nghiệp không người lái. Chúng tôi-Globalcheck- đơn vị đầu tiên của Việt Nam đưa máy bay nông nghiệp về Việt Nam từ năm 2016.
Đến nay, bà con nông dân không còn xa lạ đối với máy bay không người lái ứng dụng trong nông nghiệp. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh và phát triển công nghệ kỹ thuật số trên các tỉnh thành Việt Nam còn đang trên đà phát triển; và công nghệ chưa thực sự được khai thác triệt để. Để góp phần nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp, giải quyết khó khăn cho bà con nông dân; Globalcheck đặt điểm đến tại khắp nơi trên khu vực Đồng bằng sông cửu Long; cũng như các Trung tâm Dịch vụ Bảo hành từ Bắc chí Nam. Từ đó, giúp bà con dễ dàng cảm nhận và đánh giá trực tiếp công nghệ kỹ thuật này trên chính ruộng đất nhà mình.”
Bên cạnh giới thiệu công nghệ máy bay nông nghiệp Globalcheck, ông Nguyễn Đức Trường còn thông tin thêm về các sản phẩm ứng dụng cho nông nghiệp xanh. Như phân bón hữu cơ sinh học mang thương hiệu DTOGNFit có khả năng ứng dụng liên kết với máy bay Globalcheck; hệ thống giám sát thông minh có nền tảng liên kết với các công nghệ ứng dụng không người lái. Những công nghệ này có khả năng hoạt động kết hợp, để việc canh tác của bà con nông dân trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn.
Dịch vụ sau bán hàng của Đại Thành với máy bay nông nghiệp Globalcheck
Trong giai đoạn bà con nông dân tiếp nhận và lựa chọn sử dụng máy bay nông nghiệp Globalcheck, việc hỗ trợ sau bán hàng được nhiều bà con quan tâm.
Liệu sau khi mua máy, bà con được hỗ trợ những vấn đề gì?
Học bay ở đâu? Ai là người hướng dẫn?
Nếu gặp sự cố ngoài ý muốn, ai là người thực hiện sửa chữa?
Đơn vị nào hỗ trợ bà con thực hiện bảo trì bảo dưỡng?
Vấn đề đặt ra
Các câu hỏi tương tự như vậy luôn được đưa ra để làm rõ chính sách cũng như dịch vụ sau khi mua máy của Đại Thành. Cụ thể, trong phần hỏi đáp của chương trình, nông dân huyện Hòn Đất đặt câu hỏi như sau:
“Nếu trong quá trình máy bay của tôi đang vận hành. Đột ngột xuất hiện lỗi đường bay dẫn đến việc máy bay nông nghiệp mất kiểm soát. Máy bay nông nghiệp đâm vào cây dẫn đến hư hỏng. Vậy việc sửa chữa và bảo hành thực hiện như thế nào? Lỗi hư hỏng do ai chịu trách nhiệm?”
Giải đáp thắc mắc
Ông Nguyễn Trọng Tâm – Trưởng phòng dịch vụ sau bán hàng đại diện giải đáp cho câu hỏi này. Ông Tâm thông tin rằng, việc xác định lỗi hư hỏng khi máy bay nông nghiệp xảy ra va chạm hay mất kiểm soát đều được làm việc theo quy trình. Việc hỗ trợ bà con khi tình huống trên xảy ra, quy trình được tiến hành như sau:
1. Xác định các yếu tố bên ngoài của máy bay nông nghiệp như khu vực máy móc hư hỏng, kết cấu máy, trục xoay để tìm lỗi phần cứng.
2. Xác định dữ liệu lưu trữ bằng hộp đen để tìm lỗi phần mềm.
3. Tiến hành phân tích và cho kết quả lỗi hư hỏng.
4. Thực hiện sửa chữa và bảo hành.
Theo ông Tâm chia sẻ, việc xác định ai là người chịu trách nhiệm sửa chữa và bảo hành máy khi gặp sự cố phụ thuộc vào lỗi được xác định là gì. Nếu lỗi là do người điều khiển thao tác không đúng; điều khiển bằng tay hoặc thiết lập chưa chính xác; việc sửa chữa sẽ do người điều khiển chịu trách nhiệm. Nếu lỗi do đường truyền dữ liệu có vấn đề; máy móc, thiết bị phát sinh lỗi do nhà sản xuất; công ty sẽ chịu trách nhiệm cho thiệt hại này.
Mục tiêu phát triển dịch vụ sau bán hàng của Đại Thành
1 Hướng dẫn, đào tạo vận hành máy bay nông nghiệp Globalcheck đúng cách
2 Cập nhật kiến thức công nghệ mới cho khách hàng đã sử dụng
3 Đáp ứng, thực hiện nhanh chóng công tác bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng
4 Hỗ trợ tư vấn trực tiếp với chuyên viên kỹ thuật
5 Đảm bảo xử lý các trường hợp nhanh chóng, linh hoạt
Định hướng phát triển công nghệ máy bay nông nghiệp tại Hòn Đất
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất đang là xu hướng được quan tâm và đẩy mạnh phát triển tại các địa phương chuyên canh nông nghiệp. Riêng địa bàn Hòn Đất, Kiên Giang, mô hình sử dụng máy bay nông nghiệp chỉ mới triển khai 10 đến 15%. Cho thấy cơ hội phát triển máy bay nông nghiệp tại Hòn Đất rất tiềm năng. Với chủ trương đưa công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp tại Hòn Đất, ông Đào Xuân Nha có đôi lời phát biểu như sau:
“Đầu tiên, xin chúc mừng công ty cổ phần Đại Thành đã chọn điểm đến là Hòn Đất để kết nối, cung ứng, hỗ trợ nông dân Hòn Đất. Chúng tôi thấy rằng, công ty có nhiều hoạt động rất hữu ích, nhất là đưa công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay, đây chính là chủ trương rất phù hợp và quan trọng với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp của Việt Nam trong đó có huyện Hòn Đất.
Trong thời gian sắp tới, huyện Hòn Đất đẩy mạnh chủ trương ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2021-2025. Đây là vấn đề huyện đang triển khai và phát triển. Khi công ty cổ phần Đại Thành mở Trung tâm Dịch vụ Bảo hành Hòn đất chính là tiền đề để huyện Hòn Đất thực hiện mở rộng chủ trương này. Không chỉ giúp bà con nông dân giảm chi phí; máy bay nông nghiệp Globalcheck còn hỗ trợ tối ưu nhân công lao động; gia tăng chất lượng đầu ra của sản phẩm. Từ đó, giúp cải thiện và nâng cao phát triển ngành nông nghiệp Hòn Đất nói riêng và Việt Nam nói chung.”
Tại sao phải chọn mua máy bay không người lái đúng nguồn gốc?
Cho đến nay, các công nghệ ứng dụng không khó để tìm hiểu và sở hữu chúng. Ngoài các công ty phân phối trực tiếp từ nhà sản xuất có thương hiệu; các sàn giao dịch hiện nay cũng bán loại sản phẩm công nghệ này khá nhiều. Từ các trang mạng xã hội, các nền tảng thương mại điện tử, đều đăng bán mỗi ngày với đủ loại giá. Với khách hàng, chắc hẳn 2 tiêu chí trọng tâm nhất của một sản phẩm tốt chính là giá và chất lượng.
Liệu bà con có đặt niềm và tiền bạc vào các thiết bị không nguồn gốc, chỉ vì giá rẻ hơn các thương hiệu khác. Với máy bay nông nghiệp Globalcheck, là dòng máy bay nông nghiệp đã có thương hiệu lâu năm. Và nay có thêm các Trung tâm Dịch vụ Bảo hành trực tiếp tại các khu vực. Bà con có thể đến tham khảo trực tiếp các sản phẩm tại đây. Đồng thời, tại các địa điểm này đều có đội ngũ nhân viên kỹ thuật có thể hướng dẫn bà công tác sửa chữa cơ bản và bảo hành trực tiếp.
Đánh giá từ khách hàng đã sử dụng máy bay nông nghiệp Globalcheck
Hơn thế, với các khách hàng đã và đang sử dụng máy bay nông nghiệp Globalcheck đều đánh khá rất tích cực về thiết bị công nghệ cao này. Điển hình, ông Nguyễn Văn Tính là chủ máy dòng siêu phẩm 2020 – PGxp đánh giá:
“Trong thời gian sử dụng máy bay nông nghiệp Globalcheck, tôi đã ứng dụng cho nhiều mùa vụ và đạt hiệu quả rất cao. Với công nghệ phun ly tâm, tôi nhận thấy sau khi phun diệt được hầu như triệt để sâu bệnh; lúa xanh mượt và đồng đều. Hơn nữa, tuy rằng tôi sử dụng dòng máy trước đây nhưng công nghệ phun ly tâm này không hề kén thuốc. Điều này giúp tôi cũng như bà con không lo ngại khi tiến hành phun thuốc kết hợp; để giảm công tác phun và chi phí phun. Đồng thời thực hiện bảo trì bảo dưỡng đúng định kỳ; để tuổi thọ máy được sử dụng lâu bền, vận hành hiệu quả.”
Không còn vấn đề gì phải đắn đo, khi Trung tâm dịch vụ Bảo hành được đặt trên chính địa bàn mình sinh sống. Các hoạt động tại đây giúp bà con cảm nhận được sự thay đổi của ngành sản xuất nông nghiệp. Sự xuất hiện và phát triển của công nghệ giúp bà con đỡ được một phần gánh nặng canh tác. Tuy nhiên, việc cập nhật kiến thức công nghệ và vận hành đúng, ứng dụng đúng còn cần trau dồi, phát huy.
Các hoạt động tại chương trình khai trương
Thông tin liên hệ Trung tâm Dịch vụ Bảo hành Hòn Đất, Kiên Giang
Địa chỉ: tổ 3 khu phố Tri Tôn, thị trấn Hòn Đất, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Hotline: 0981858599
Website: https://globalcheck.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/maybaynongnghieppglobalcheck
Diễn đàn kết nối nông sản 970 – Kết nối cung cầu cây ăn trái 2021
Diễn đàn kết nối nông sản là sự kiện được phối hợp tổ chức bởi Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) và Tổ điều hành Diễn đàn kết nối nông sản 970. Diễn đàn phiên thứ 14 với chủ đề “Kết nối cung cầu cây ăn trái”.
Đại diện Công ty cổ phần Đại Thành, ông Nguyễn Đức Trường đã có bài chia sẻ với chủ đề “Tối ưu hóa đầu vào sản xuất; nâng cao năng suất và chất lượng nông sản thông qua ứng dụng công nghệ số”.
Diễn đàn kết nối nông sản 970 phiên thứ 14 với chủ đề “Kết nối cung cầu cây ăn trái”.
Chương trình được chủ trì bởi lãnh đạo Bộ NN-PTNT và có sự tham gia của các đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT; Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp, HTX, người sản xuất, nhà phân phối… Diễn đàn phiên 14 diễn biến với mục tiêu nắm bắt thông tin tổng quan tình hình sản xuất, tiêu thụ cây ăn trái, rau quả và đề ra giải pháp nâng cao chất lượng cây ăn trái vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trong thời gian tới.
Khai mạc Diễn đàn kết nối nông sản 970
Phát biểu khai mạc diễn đàn, Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam, Tổ trưởng Tổ Điều hành Diễn đàn Kết nối Nông sản 970 – ông Nguyễn Ngọc Thạch mong muốn các đại biểu đề xuất nhiều ý kiến đóng góp để đưa ra được các giải pháp đồng bộ, đột phá nhằm phát triển bền vững ngành hàng rau quả.
Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Ngọc Thạch phát biểu khai mạc Diễn đàn kết nối cung cầu cây ăn trái. (Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam)
“Tôi mong rằng Diễn đàn sẽ trở thành kênh đối thoại quan trọng và hiệu quả giữa các nhà quản lý; nhà sản xuất, chế biến; doanh nghiệp kinh doanh tiêu thụ các mặt hàng nông sản nói chung và rau quả nói riêng”, ông Nguyễn Ngọc Thạch nói.
Áp dụng công nghệ giúp giảm chi phí, tăng năng suất, hiệu quả
Đại diện Công ty cổ phần Đại Thành tham gia diễn đàn kết nối nông sản 970 phiên 14.
Đại diện Công ty cổ phần Đại Thành chia sẻ tại diễn đàn việc công ty áp dụng nhiều biện pháp giúp nâng cao giá trị ngành hàng rau quả. Việc ứng dụng này đã tiến hành từ những năm 2016. Đến nay, công ty đạt được các thành tích trong canh tác như giảm tỷ lệ lao động con người; tăng tỷ lệ máy móc tham gia vào các khâu: cây, con, giống; kiểm soát toàn bộ các khâu để tiện cho truy xuất nguồn gốc.
Tổng Giám đốc công ty, ông Nguyễn Đức Trường cho biết: “Hiện Công ty áp dụng máy bay không người lái (drone) để gieo hạt, giảm mạnh chi phí cho nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Việc này giúp bà con nông dân nâng cao năng suất nông sản; có thể bán được giá hơn; giảm chi phí sản xuất; từ đó gia tăng giá trị lợi nhuận.”
Máy bay nông nghiệp không người lái của công ty cổ phần Đại Thành.
Hệ thống trang thiết bị công nghệ ứng dụng nông nghiệp
Ngoài ra, theo ông Trường chia sẻ, khi áp dụng máy bay viễn thám để thu thập dữ liệu sâu bệnh, cỏ dại, có khả năng dự báo năng suất, giúp nông dân chủ động trong tiêu thụ. Phương tiện này đã áp dụng hiệu quả tại Bắc Giang, trong việc dự báo 250.000 tấn vải được thu hoạch đúng mùa vụ. Và một số công nghệ hữu ích như thiết bị giám sát côn trùng, đo độ PH, giúp nông dân kiểm soát sâu bệnh. Máy bay nông nghiệp không người lái ứng dụng tính năng tích hợp 3 trong 1: Bón phân, Gieo hạt và Phun thuốc; giúp bà con nông dân tiết kiệm rất nhiều chi phí sản xuất đầu vào.
Các thiết bị này được liên kết thông qua hệ thống DtsmartAG; có khả năng kết nối được cả với smartphone, giúp nông dân ít phải ghi chép mà vẫn kiểm soát được toàn bộ quá trình. Bao gồm cả hàm lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
“Người mua nông sản theo dõi được hàng ngày, biết được nguồn gốc rõ ràng, đây là khâu quan trọng để tiếp cận khách hàng. Chúng tôi đang triển khai mạnh ở đồng bằng sông Cửu Long và bước đầu đã nhận được sự quan tâm của nhiều tập đoàn lớn”, Tổng Giám đốc công ty cổ phần Đại Thành chia sẻ.
⋙ Xem thêm: Máy bay nông nghiệp không người lái ứng dụng sản xuất.
Giải pháp ứng dụng cho mô hình canh tác nhỏ lẻ
“Cạnh tranh thông qua chất lượng, năng suất tăng, trong khi giá bán không tăng do giảm chi phí đầu vào. Tôi nghĩ đây là cách cạnh tranh hiệu quả, không tốn kém tiền thuê lao động thủ công lại còn mang tính lâu dài, bền vững”, ông Nguyễn Đức Trường cho biết.
Vấn đề cần giải quyết hiện tại là có thể áp dụng hệ thống thiết bị công nghệ với mô hình canh tác nhỏ, lẻ hay không? Theo đại diện công ty cổ phần Đại Thành, các hộ nông dân có thể liên kết cùng thuê dịch vụ để giảm chi phí đầu tư máy móc mà vẫn đạt được hiệu quả sản xuất cao.
Nhà nông có thể áp dụng linh hoạt theo từng nhu cầu sản xuất. Với từng quy mô sản suất sẽ ứng dụng thiết bị khác nhau. Ví dụ, với nhà nông sản xuất lúa, có thể sử dụng máy bay không người lái kết hợp máy móc nông nghiệp; Với nhà nông làm về truy xuất nguồn gốc, thì chỉ cần trạm giám sát.
Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam.
Kỹ thuật sạ lúa truyền thống và sạ lúa bằng máy bay điều khiển từ xa
Kỹ thuật canh tác giữ vai trò tất yếu cũng như là nền tảng trong quá trình phát triển ngành nông nghiệp lúa nước từ trước đến nay. Vì vậy, Công ty cổ phần Đại thành cùng bà con tìm hiểu nhiều hơn về kỹ thuật canh tác nói chung và kỹ thuật sạ lúa nói riêng.
Nhiều năm qua, ngành lúa nước khẳng định vị trí chủ lực trong sản xuất nông nghiệp nước ta. Có thể thấy được từ việc tăng liên tục diện tích canh tác, năng suất qua các năm; kỹ thuật canh tác liên tục đổi mới; mở rộng nghiên cứu giống lúa cải tiến, phù hợp từng mùa vụ, từng khu vực; triển khai các chính sách thu hút đầu tư nông thôn mới, hợp tác xã.
Tổng quan kỹ thuật canh tác lúa
Để đạt sản lượng mùa vụ cao, nhà nông cần thực hiện quy trình cơ bản như: Chọn giống, chuẩn bị đất, gieo sạ, bón phân, phun thuốc, thu hoạch.
-
Chọn giống
Giống là yếu tố đầu tiên trong việc quyết định đến chất lượng và sản lượng lúa, gạo sau thu hoạch. Bà con cần ưu tiên lựa chọn giống lúa hỗ trợ kháng bệnh, cho năng suất cao, chất lượng tốt. Tuy nhiên, nhà nông cần xem xét điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của từng khu vực để lựa chọn giống phù hợp. Nhà nông còn có thể sử dụng kỹ thuật “né rầy” đối với giống ngắn ngày để giảm thiểu sử dụng thuốc trừ sâu trên ruộng. Việc này tạo chất lượng nông sản sạch để nâng cao giá trị cho lúa.
-
Chuẩn bị đất
Đất trước khi gieo sạ cần được cải tạo tốt, ít nhất trước 3 tuần khi thu hoạch mùa vụ trước. Nhà nông cần kiểm soát lượng nước trên ruộng để đảm bảo ruộng đạt tiêu chuẩn trước gieo sạ 1 tuần. Ngoài ra, đối với khu vực gặp mưa bão, bà con cần cơ cấu đê điều trước khi vào vụ.
-
Gieo sạ
Các phương pháp gieo sạ được sử dụng phổ biến là gieo cấy mạ và gieo hạt. Tuy nhiên, đã có nhiều phương tiện, thiết bị hỗ trợ bà con trong gieo sạ để đảm bảo hạt nảy mầm đồng đều; cũng như giảm sức lực làm việc trên đồng ruộng.
-
Bón phân
Về cơ bản, quy trình bón phân cho lúa bao gồm bón lót, bón thúc và bón rước hoa. Từng giai đoạn sinh trưởng trên lúa sẽ tiến hành bón phân với lưu lượng thích hợp. Tuy nhiên nhà nông cần lưu ý thăm đồng thường xuyên để kiểm soát dinh dưỡng cho lúa; tránh sử dụng quá mức phân bón làm ảnh hưởng chất lượng hạt gạo thành phẩm.
-
Phun thuốc
Hiện nay, người tiêu dùng ưa chuộng nông sản sạch, không thuốc bảo vệ thực vật nên bà con dần chuyển hướng bảo vệ thiên địch để phòng trừ sâu hại. Tuy nhiên, nhà nông cần căn chỉnh sử dụng thuốc vừa đủ. Đồng thời sử dụng các biện pháp phòng sâu bệnh trước khi dịch bùng nổ mạnh trên lúa,
-
Thu hoạch
Thu hoạch khi lúa đạt độ chín vàng trên 90% ruộng lúa. Sau khi thu hoạch cần tiến hành đưa vào bảo quản để nâng cao chất lượng lúa.
Kỹ thuật sạ lúa truyền thống và sạ lúa bằng công nghệ nông nghiệp thế hệ mới 4.0
Kỹ thuật sạ lúa truyền thống là gì?
Trải qua quá trình hình thành và phát triển nền nông nghiệp lúa nước tại Việt Nam, kỹ thuật sạ lúa cũng có nhiều biến đổi để phù hợp hơn với tình hình canh tác của nhà nông. Có thể hiểu rằng kỹ thuật truyền thống là không sử dụng phương tiện cơ giới, máy móc và công nghệ. Và về cơ bản, kỹ thuật sạ lúa phổ biến nhất là gieo cấy mạ và gieo hạt.
Đối với phương pháp gieo cấy mạ, lúa sẽ được ngâm ủ và gieo lên nền đất để lên mạ từ khoảng 10 đến 13 ngày. Sau đó sẽ đem mạ cấy xuống ruộng. Đất ruộng để cấy mạ phải được làm bằng phẳng và nhuyễn nhừ. Ngoài ra, đất cần được bón lót là làm đất lần 2 để phân bón vùi và hòa vào đất ruộng. Cuối cùng nhà nông sẽ tiến hành cấy mạ trên mặt ruộng. Nhìn chung, phương pháp này khá nhiều công đoạn, cần nhiều thời gian trong việc làm đất và làm mạ.
Đối với phương pháp gieo hạt, lúa sau khi ngâm ủ sẽ gieo trực tiếp xuống ruộng. Lúa giống ngâm ủ cần thời gian ra rễ, ra càng khỏe mới tiến hành gieo sạ hạt. Hầu hết, nhà nông vẫn sử dụng nguồn lao động bằng tay để thực hiện gieo sạ. Việc này làm hạn chế mật độ xuống giống không đồng đều. Vì vậy, bà con cần điểu chỉnh dặm vá mạ trên ruộng. Tuy nhiên so với gieo cấy mạ, phương pháp gieo hạt rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây lúa từ 7 đến 10 ngày. Đồng thời, nguồn nhân công có phần giảm trong quá trình gieo sạ nhưng chủ yếu vẫn sử dụng người lao động bằng tay.
Kỹ thuật sạ lúa bằng công nghệ nông nghiệp thế hệ 4.0
Ngày nay, đã có rất nhiều máy móc cũng như công nghệ ra mắt để hỗ trợ canh tác hiệu quả hơn. Tuy nhiên trong gieo sạ, bà con chỉ mới cải tiến công cụ hỗ trợ từ các nguyên liệu thông dụng lắp ráp với xe cơ giới. Ngoài ra, còn có những giải pháp công nghệ dành cho ngành sản xuất nông nghiệp. Và trong kỹ thuật sạ lúa, giải pháp có tính ứng dụng cao không thể bỏ qua là Máy bay nông nghiệp không người lái.
Máy bay nông nghiệp tích hợp chức năng 3 trong 1: gieo sạ, bón phân và phun thuốc. Với kỹ thuật gieo sạ áp dụng máy bay không người lái, người dùng chỉ cần thao tác trên thiết bị điện thoại hoặc cần điều khiển từ xa. Bình chứa hạt giống với dung tích lớn, kết hợp ống dẫn hạt giống dạn xoắn giúp bảo vệ hạt giống; phân bổ đồng đều hạt giống trên ruộng. Năng suất gieo hạt sử dụng máy bay nông nghiệp đạt đến 2,4 tấn trong 1 giờ hoạt động. Làm cho hiệu suất canh tác tăng đáng kể; cũng như khả năng nảy mầm của hạt giống đạt hơn 90%.
Xem thêm: Các loại máy bay nông nghiệp thế hệ mới
Lợi ích máy bay không người lái đem lại cho canh tác
- Giảm chi phí thuê nhân công
- Giảm chi phí vật tư nông nghiệp
- Tăng hiệu suất làm việc gấp 50 lần
- Tăng chất lượng nông sản sạch
- Bảo vệ bà con nông dân trước tác hại của thuốc bảo vệ thực vật
- Vận hành tự động 100%
Nông dân nói gì về máy bay nông nghiệp không người lái
“Tôi đã áp dụng máy bay được hai mùa vụ và hiệu quả canh tác đạt chất lượng rất tốt. 1 ngày máy bay có thể vận hành 300kg phân, thuốc hoặc hạt giống; nhưng nếu sử dụng người lao động có thể không đạt năng suất trong ngày và có thể tốn chi phí thuê nhân công đến 30 người.” – Chú Phan Văn Guôn (Phú Tân, An giang) đánh giá.
“Tôi rất tự hào về khoa học kỹ thuật nước mình áp dụng vào nông nghiệp. Để bà con biết đến nhiều kỹ thuật tiên tiến và đạt hiệu suất canh tác tốt hơn.” – Anh Bụp (Khuyến nông viên Phú Thượng) chia sẻ.
Công ty cổ phần Đại Thành chuyên cung cấp và hỗ trợ đào tạo chuyên viên vận hành thiết bị bay thông qua các lớp tập huấn. Tin rằng, trong tương lai, kỹ thuật sạ lúa bằng ứng dụng máy bay nông nghiệp sẽ được sử dụng rộng rãi. Với mục tiêu phát triển ngành sản xuất lúa tại Việt Nam, Công ty cổ phần Đại Thành đã, đang và sẽ đồng hành cùng bà con nông dân với công nghệ nông nghiệp là máy bay không người lái.
Xem thêm: Khóa tập huấn sử dụng máy bay nông nghiệp tại Tân Hiệp – An Giang
Nông dân An Giang sạ lúa bằng máy bay nông nghiệp không người lái
Qua các buổi tập huấn ứng dụng máy bay nông nghiệp, bà con tiếp cận nhiều hơn với kỹ thuật canh tác hiện đại. Đồng thời, công ty cũng thấu hiểu được nhu cầu của nông dân khi ứng dụng bón phân, phun thuốc, sạ lúa bằng máy bay nông nghiệp .
Trong những năm gần đây, máy bay nông nghiệp không còn xa lạ với bà con nông dân Việt Nam. Công ty cổ phần Đại Thành, đơn vị tiên phong trong lĩnh vực phân phối và đào tạo, hướng dẫn sử dụng máy bay nông nghiệp. Công ty cổ phần Đại Thành thường xuyên tổ chức các buổi chia sẻ với bà con nông dân tại các hợp tác xã nông nghiệp.
Hoạt động của công ty cổ phần Đại Thành và nông dân An Giang.
Từ những năm đầu mở rộng mô hình sử dụng máy bay không người lái, đã có nhiều nông dân tiếp cận và lựa chọn thiết bị bay của Globalcheck. Việc chọn thiết bị bay ứng dụng vào canh tác có hiệu quả như thế nào? Và nông dân nghĩ gì cũng như cảm nhận như thế nào đối với máy bay không người lái? Để nghe được những đánh giá đáng quý này, công ty cổ phần Đại Thành có buổi phỏng vấn bà con nông dân. Các chia sẻ của nhà nông như sau:
Những đánh giá của nông dân đã sử dụng máy bay nông nghiệp
Chú Phan Văn Guôn – là một trong những nhà nông đầu tiên áp dụng máy bay không người lái trên đồng ruộng Phú Tân – An Giang.
Chú Phan Văn Guôn tại An Giang.
Chú Guôn chia sẻ:
“Tôi đã áp dụng máy bay được hai mùa vụ và hiệu quả canh tác đạt chất lượng rất tốt. Tôi nhận thấy hiệu quả phun thuốc và tiết kiệm thuốc.
Lượng thuốc phun bằng máy bay không bị thất thoát, cung cấp cho lúa lượng thuốc vừa đủ, không dư thừa. Đặc biệt, năng suất phun bằng thiết bị đạt hiệu quả tốt hơn. Thực tế thuốc phun bằng máy bay đều thuốc hơn và diệt sạch hoàn toàn bệnh trên lúa.
Khi sử dụng thiết bị bay, tôi thấy chi phí được tiết kiệm rất nhiều. Ví dụ trên 1 ha phải cần đến 3 đến 4 người lao động bằng tay và mất nhiều thời gian; nhưng với máy bay không người lái làm việc trên 1 ha chỉ mất 10 phút. Ngoài ra, 1 ngày máy bay có thể vận hành 300kg phân, thuốc hoặc hạt giống; nhưng nếu sử dụng người lao động có thể không đạt năng suất trong ngày và có thể tốn chi phí thuê nhân công đến 30 người.
Tôi mong rằng công ty có thể cung cấp nhiều thiết bị hơn cho bà con nông dân. Cũng như tạo điều kiện cho nông dân có thể mua được máy để bà con đều có thể sử dụng máy bay trên ruộng. Từ đó, bà con đều có thể tiết kiệm chi phí sản xuất hơn và đạt chất lượng lúa gạo tốt hơn.”
>>Xem thêm:
- Kỹ thuật sạ lúa truyền thống và sạ lúa bằng máy bay điều khiển từ xa
- Sạ lúa Xuân-Mô hình ứng dụng toàn diện máy bay phun thuốc tại Bắc Ninh
- Nông nghiệp 4.0 là gì? Thực trạng, giải pháp nông nghiệp 4.0 ở Việt Nam?
Cảm nhận của nông dân tham gia khóa tập huấn tại An Giang
Anh Bụp – là thành viên của hợp tác xã Phú Thượng, An Giang. Anh tham gia khóa tập huấn được tổ chức bởi công ty cổ phần Đại Thành hợp tác cùng Trung tâm Khuyến nông.
Anh Bụp tại An Giang.
Sau buổi tập huấn, anh Bụp có những chia sẻ:
“Tôi cảm ơn công ty và hợp tác xã đã tổ chức lớp tập huấn. Để hướng dẫn các loại máy và cơ cấu máy bay và ứng dụng hỗ trợ canh tác 3 trong 1. Các chuyên viên kỹ thuật rất tận tình chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn bà con vận hành máy bay. Tôi rất tự hào về khoa học kỹ thuật nước mình áp dụng vào nông nghiệp. Tạo các lớp tập huấn như vậy để bà con nhà nông cập nhật thông tin và công nghệ mới. Để bà con biết đến nhiều kỹ thuật tiên tiến và đạt hiệu suất canh tác tốt hơn.”
Tập huấn sử dụng máy bay không người lái tại An Giang
Ngày 15/11/2021, khóa tập huấn hướng dẫn sử dụng máy bay nông nghiệp cho nông dân An Giang. Khóa tập huấn được công ty cổ phần Đại Thành tổ chức thường xuyên cùng hợp tác với Trung tâm Khuyến nông các tỉnh miền Tây. Và An Giang là nơi tiếp theo mà công ty cổ phần Đại Thành hợp tác tổ chức tập huấn cho bà con nông dân.
Một số hình ảnh tại khóa tập huấn tại An Giang:
Đội ngũ kỹ thuật công ty cổ phần Đại Thành cùng bà con trong khóa tập huấn An Giang.
Đội ngũ kỹ thuật công ty cổ phần Đại Thành cùng bà con trong khóa tập huấn An Giang.
Nội dung khóa tập huấn xoay quanh về máy bay không người lái. Bà con nông dân được hiểu nhiều hơn về cách thức vận hành thiết bị bay; các quy định về thiết bị bay thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam; cách sử dụng chức năng tích hợp cho từng trường hợp sử dụng, ví dụ như sạ lúa bằng máy bay nông nghiệp ; các lưu ý kỹ thuật an toàn cho nông dân khi điều khiển bay; và các giải pháp khắc phục vấn đề nếu có. Ngoài ra, bà con An Giang được trực tiếp xem trình diễn bay thực tế để bà con cảm nhận chân thực hơn về tính năng và vận hành máy.
Đội ngũ kỹ thuật công ty cổ phần Đại Thành cùng bà con trong khóa tập huấn An Giang.
Qua khóa tập huấn này, bà con cảm thấy máy bay nông nghiệp thật sự đạt tính ứng dụng cao. Không chỉ vậy, tiết kiệm chi phí sản xuất mà còn sử dụng được tính năng 3 trong 1. Trong quá trình canh tác, thiết bị bay hỗ trợ nông dân hầu hết các việc lao động nặng. Thay vì bà con lao động canh tác bằng tay thì máy bay nông nghiệp đã có thể thay thế phun thuốc, bón phân, sạ lúa bằng máy bay nông nghiệp . Không những thay thế nguồn lao động truyền thống mà còn đạt chất lượng hoàn thành công việc cao hơn so với người lao động bằng tay.
Chương trình tập huấn và đào tạo kỹ thuật ứng dụng máy bay nông nghiệp không người lái
Chương trình tập huấn và đào tạo kỹ thuật ứng dụng máy bay không người lái được tổ chức thường xuyên tại các tỉnh, thành miền Tây. Công ty cổ phần Đại Thành muốn mang đến bà con miền Tây sản phẩm thật sự chất lượng; cũng như chia sẻ “bí quyết” canh tác với công nghệ nông nghiệp đổi mới đến bà con. Để bà con tiếp cận được hướng canh tác tự động hóa; tối ưu nguồn lao động và tạo năng suất vượt trội. Và sự tham gia của bà con nông dân là bước đầu tiếp nhận kỹ thuật canh tác mới trong ngành nông nghiệp Việt Nam.
Gieo sạ lúa Đông Xuân 2021-2022 tại Hậu Giang và những điều cần lưu ý
Mùa lúa Đông Xuân được xem là mùa lúa chính trong năm, nó có vai trò quyết định sản lượng hằng năm của các tỉnh, thành sản xuất lúa tại miền Tây. Tuy nhiên, đây cũng là mùa vụ gặp nhiều khó khăn khi đầu vụ có khả năng đối mặt với mưa bão lũ; cuối vụ gặp phải tình trạng xâm nhập mặn và hạn khô. Do đó, bà con nông dân phải xác định lịch gieo sạ lúa Đông Xuân thích hợp để giảm thiểu rủi ro xảy ra.
Tình hình sạ lúa Đông Xuân 2021-2022 tại Hậu Giang
Khí hậu mùa vụ Đông Xuân có nhiều chuyển biến khi đầu vụ gặp rét lạnh và cuối vụ bị ảnh hưởng hạn mặn. Theo dự báo, vào tháng 11 và 12 năm 2021 sẽ xuất hiện mưa lớn tại khu vực miền Trung và Nam Trung Bộ; và mùa mưa tại các tỉnh Nam Bộ có dấu hiệu kết thúc muộn so với các năm trước. Tuy nhiên, trong mùa khô có khả năng xuất hiện mưa trái mùa. Bên cạnh đó, dự báo xâm nhập mặn trong mùa khô đầu năm 2022 có nguy cơ gay gắt hơn năm trước. Do đó, mùa vụ Đông Xuân 2021-2022 có khả năng chịu ảnh hưởng mưa lũ cuối năm 2021; và tình hình gặp hạn mặn gây thiếu nước ở cuối vụ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Ảnh hưởng của dịch Covid-19 là vấn để gây nhiều trở ngại cho ngành sản xuất lúa tại Hậu Giang. Khi giá vật tư tăng cao, làm giá thành sản xuất lúa không có xu hướng giảm nhiệt. Do đó, nông dân Hậu Giang cần chủ động ứng phó trước các bất lợi đối với vụ mùa Đông Xuân.
Lịch thời vụ
Tại Hậu Giang, gieo sạ trong 2 đợt chính. Đợt 1 từ ngày 26-30/11/2021 và đợt 2 từ ngày 22-28/12/2021. Đây là đề xuất chung cho toàn tỉnh. Tuy nhiên Hậu Giang sẽ tùy chỉnh lịch gieo sạ theo nguyên tắc “né rầy” và tránh hạn mặn. Kết thúc xuống gieo sạ lúa Đông Xuân 2022 trước ngày 10/01/2022.
Do diễn biến mưa bão phức tạp, nên bà con nông dân cần thường xuyên cập nhật thông báo để xác định lịch gieo sạ lúa Đông Xuân theo kế hoạch. Đồng thời, chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang cụ thể như sau:
- Đợt 1 sẽ tiến hành xuống giống trong tháng 11/2021 tại các khu vực sản xuất quy mô lớn. Bao gồm huyện Vị Thủy; huyện Long Mỹ; thị xã Long Mỹ; huyện Châu Thành A; huyện Phụng Hiệp; thành phố Vị Thanh; thành phố Ngã Bảy.
- Đợt 2 dự kiến xuống giống trong tháng 12/2021. Các khu vực triển khai bao gồm khu vực còn lại huyện Phụng Hiệp; khu vực còn lại huyện Long Mỹ; khu vực còn lại thị xã Long Mỹ; khu vực còn lại huyện Vị Thủy; khu vực còn lại huyện Châu Thành A; khu vực còn lại thành phố Vị Thanh; khu vực còn lại thành phố Ngã Bảy.
- Đợt 3 sẽ xuống giống muộn, lịch gieo trong tháng 01/2022 tại các khu vực tiểu sản xuất. Bao gồm các khu vực nhỏ của huyện Long Mỹ và thành phố Ngã Bảy.
Gieo sạ tại cánh đồng Globalcheck Hậu Giang
Cánh đồng Globalcheck đã triển khai tại Hậu Giang.
Cánh đồng Globalcheck là mô hình canh tác theo định hướng nông nghiệp hữu cơ áp dụng quy trình công nghệ 4.0. Quy trình ứng dụng hoàn toàn bằng máy bay điều khiển từ xa kết hợp trạm giám sát nông nghiệp để theo dõi và chăm sóc ruộng lúa. Hậu Giang là một trong những tỉnh thành tiên phong hợp tác cùng Globalcheck triển khai mô hình nông nghiệp tự động hóa ở Việt Nam.
Hoạt động gieo sạ tại cánh đồng Hậu Giang
Ngày 13/11/2021 vừa qua, đội ngũ kỹ thuật Globalcheck hợp tác cùng Công ty Cổ phần Công nghệ cao Hậu Giang đã thực hiện gieo sạ lúa Đông Xuân trên cánh đồng Vị Thủy. Ngoài ra, còn có bà con nông dân Vị Thủy cùng tham gia buổi gieo sạ thực tế bằng thiết bị bay PGxp. Giống lúa được triển khai gieo sạ là GS55 trên cánh đồng Globalcheck có diện tích 12 ha. Giống GS55 là giống lúa lai, có khả năng chịu rét và sinh trưởng mạnh mẽ.
Đội ngũ kỹ thuật của Globalcheck cùng nhà nông Hậu Giang.
Việc triển khai cánh đồng tự động hóa giúp bà con nông dân thấy trực tiếp hiệu quả của ứng dụng công nghệ nông nghiệp vào canh tác. Đồng thời, nhà nông có cái nhìn mới về kỹ thuật vận dụng thiết bị 4.0 vào nông nghiệp để triển khai mô hình trên chính đồng ruộng của mình.
Chuyên viên kỹ thuật trao đổi cùng nhà nông Hậu Giang.
Qua giai đoạn đầu gieo sạ, cánh đồng Globalcheck sẽ thực hiện theo định hướng nông nghiệp hữu cơ – nông sản sạch. Đồng thời, Globalcheck tiếp tục triển khai giai đoạn chăm sóc lúa, bón phân, phun thuốc bằng công nghệ nông nghiệp 4.0 để đạt hiệu quả công việc và tối ưu năng suất. Với mô hình cánh đồng thực tế, bà con nông dân Vị Thủy nói riêng và nhà nông nói chung có thể tiếp cận hướng canh tác ứng dụng cùng Globalcheck.
Những điều cần chú ý trong sạ lúa Đông Xuân 2021-2022
- Bà con nông dân cần xử lý rơm rạ, vệ sinh đất ruộng ngay khi kết thúc mùa vụ trước. Để đồng ruộng có thời gian phục hồi và tránh gây ngộ độc hữu cơ. Đồng thời, hạn chế ốc bươu vàng đẻ trứng cũng như nguồn sâu bệnh vụ trước lây lan.
- Chuẩn bị kỹ công đoạn làm đất, làm phẳng mặt ruộng; gia cố đê bao và rãnh thoát nước trước khi gieo sạ.
- Áp dụng biện pháp sạ hàng, sạ thưa; tăng cường sử dụng công cụ sạ bằng máy cũng như sử dụng máy cấy để tăng hiệu quả gieo sạ lúa Đông Xuân 2021-2022.
Xem thêm: Gieo sạ bằng máy bay nông nghiệp
- Xuống giống tập trung; đồng loạt theo khuyến cáo để hạn chế dịch rầy và bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá.
- Đầu vụ cần bón vôi bột và phân bón chứa canxi, silic để tăng sức chống chịu sâu, bệnh trên lúa.
- Áp dụng kỹ thuật “3 tăng 3 giảm”; hoặc “1 phải 5 giảm”, ứng dụng cơ giới hóa trong canh tác lúa.
- Thăm đồng thường xuyên để điều chỉnh lượng phân bón, đặc biệt tránh thừa đạm trên lúa. Do giá thành vật tư đang tăng nên bà con nên điều tiết tối ưu chi phí sản xuất.
- Quản lý lượng nước trong ruộng theo từng giai đoạn sinh trưởng của lúa Đông Xuân; áp dụng biện pháp tiết kiệm nước, và giữ nước trong cuối vụ.
- Lưu ý hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với lúa dưới 40 ngày sau sạ, để bảo vệ thiên địch.
Xem thêm: Hành trình gieo sạ lúa vụ Đông Xuân tại Hậu Giang bằng máy bay nông nghiệp P-Globalcheck
Công ty Cổ phần Đại Thành chia sẻ những thông tin khuyến nông tại Hậu Giang để bà con cập nhật tin tức mới nhất. Đồng thời, bà con cũng có thể tham khảo và ghi nhận thêm các kiến thức về kỹ thuật canh tác cũng như ứng dụng nông nghiệp hiện đại. Để bà con nông dân có thể tiếp cận nhiều hơn với nông nghiệp đổi mới và tối ưu hiệu quả canh tác của mình.
TUYỂN DỤNG MARKETING ONLINE
[Tuyen dung marketing onlineline] Nhằm mở rộng sản xuất, kinh doanh và thị trường cho dòng sản phẩm MÁY BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI P-GLOBALCHECK , Công ty chúng tôi cần tuyển một số vị trí sau:
TUYỂN DỤNG. Vị trí: NHÂN VIÊN MARKETING ONLINE
Số Lượng: 02 ( 01 bạn quản lý + 01 bạn Nhân Viên)
MÔ TẢ CÔNG VIỆC
• Đối với vị trí Quản Lý:
– Chủ động lập kế hoạch truyền thông và chịu trách nhiệm về nội dung, quản lý và phát triển các hoạt động trên digital Marketing đối với các sản phẩm của Công ty qua các kênh Online, website công ty, hệ thống email và mạng xã hội.
– Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động cũng như kết quả hoạt động của bộ phận MKT online, Giao việc, kiểm tra, đôn đốc nhân viên trong việc thực hiện công việc.
– Lập báo cáo hàng tuần về tình hình hoạt động, tiến độ công việc… phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp liên quan kịp thời lên lãnh đạo công ty.
– Xây dựng và phát triển nội dung, quản trị hệ thống website, Fan-page của công ty, luôn luôn làm mới cập nhật nội dung một cách sinh động, nhanh chóng, tăng like, comment, view trên fanpage … Quản lý theo dõi website: google webmaster và google analytics.
– Tham mưu cho BLĐ công ty về công tác chuyên môn, tham gia vào quá trình xây dựng định hướng phát triển truyền thông MKT digital phù hợp thương hiệu và xu hướng digital SEO hiện đại, mang lại hiệu quả cao nhất, phục vụ công tác kinh doanh.
• Mô tả công việc: Đối với vị trí Nhân Viên
– Thực hiện công việc theo kế hoạch truyền thông của công ty, phát triển các hoạt động trên digital Marketing đối với các sản phẩm của Công ty qua các kênh Online, website công ty, hệ thống email và mạng xã hội.
– Xây dựng và quản lý quảng cáo Google Adword; Tối ưu từ khóa, SEO các từ khóa liên quan đến sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh của công ty.
– Hỗ trợ Tư vấn, chăm sóc khách hàng qua điện thoại, Telesale.
– Xây dựng và phát triển nội dung, quản trị hệ thống website, Fan-page của công ty, luôn luôn làm mới cập nhật nội dung một cách sinh động, nhanh chóng, tăng like, comment, view trên fanpage … Quản lý theo dõi website: google webmaster và google analytics theo kế hoạch và hoạt động MKT thực tế.
YÊU CẦU CÔNG VIỆC
• Kinh nghiệm:
– Đối Với Quản Lý: 12 -18 triệu Kinh nghiệm làm việc ít nhất 2 năm vị trí tương đương MKT online
– Đối với Nhân Viên: 7- 9 triệu
+ Có kinh nghiệm làm việc chuyên môn liên quan từ 01 năm trở lên.
+ Kỹ năng viết bài, tư duy tốt
+ Có khả năng giao tiếp
• Trình độ:
– Tốt nghiệp ĐH, CĐ các chuyên ngành CNTT, truyền thông, Thương mại điện tử…
• Yêu cầu khác :
– Giới tính: không yêu cầu
– Nhiệt tình trách nhiệm, năng động …
– Chịu được áp lực công việc, xử lý linh hoạt tình huống phát sinh.
• Quyền lợi được hưởng:
– Hưởng lương theo năng lực và có cơ hội thăng tiến cao.
– Được đóng BHYT, BHXH, BHTN theo quy định của luật lao động
– Cơ hội làm việc, gắn bó lâu dài với công ty.
– Được thưởng tết, thưởng các ngày lễ như: 2/9, 30/4, 1/5, 10/3…(Các ngày nghỉ lễ theo quy định của luật LĐ)
– Được nhận quà trong các dịp như: Sinh nhật, 8/3 và 20/10 (cho CBNV nữ)…
THÔNG TIN KHÁC
Thông tin liên hệ
• Công ty:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI THÀNH
• Người liên hệ:
Ms. Thao: 0913.038.817
• Email: dang.thithao@daithanhtech.com
• Địa chỉ liên hệ:
Số 4, phố Dã Tượng, đường Lê Văn Thịnh – Phường Suối Hoa – Thành phố Bắc Ninh – Bắc Ninh.