4 thời điểm bón phân hợp lý cho lúa 2022 đạt mùa vàng trĩu hạt

Lúa là cây lương thực chính trên hầu hết các quốc gia trên Thế Giới. Do đó, năng suất là một trong những tiêu chí để xác định kết quả mùa vụ. Để đạt được năng suất cao nhà nông cần theo dõi, chăm sóc lúa thường xuyên. Đặc biệt, quy trình bón phân hợp lý cho lúa là yếu tố quan trọng để lúa cho hạt no tròn, chất lượng.

Vậy cây lúa cần bón phân vào những giai đoạn nào? Và làm thế nào để xác định lúa thiếu dinh dưỡng để bổ sung kịp thời? Cũng như bón đạm cho lúa vào thời kỳ nào là tốt nhất? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bà con nông dân 4 thời điểm bón phân hợp lý cho lúa 2022 đạt thắng lợi.

 

4 thời điểm bón phân hợp lý cho lúa 2022 đạt mùa vàng trĩu hạt 1

 

4 thời điểm bón phân hợp lý cho lúa 2022

Phương pháp sử dụng phân bón không thể chỉ dựa vào cảm tính của nhà nông mà cần xác định rõ mục tiêu canh tác để áp dụng đúng loại và đúng lượng phân bón cho lúa. Theo đánh giá và chia sẻ của các chuyên gia ngành nông nghiệp, các thời điểm chính bón phân cho lúa như sau:

1. Bón lót cho lúa trước gieo sạ

Trong giai đoạn này, nhà nông cần kết hợp làm đất và bón phân trước gieo sạ 1 tuần để phân bón hòa vào đất ruộng. Bà con có thể dùng phân chuồng và phân lân kèm phân đạm và kali để lót. Lưu ý đối với giống ngắn ngày nên bón nhiều kali để lúa được bổ sung sớm để kích thích đẻ nhánh. Đối với lúa cấy mạ, bà con cần bón lót khoảng ⅓ đến ⅔ lượng đạm cho ruộng.

Để đất được phục hồi hiệu quả, nhà nông nên lựa chọn loại phân bón có nguồn gốc tự nhiên; kết hợp bổ sung lượng vi sinh hợp lý để dinh dưỡng trong đất phân giải nhanh chóng. Bà con có thể sử dụng loại phân bón hữu cơ vi sinh DTOGNfit để bón lót trước gieo sạ. Với công thức kết hợp hai loại: 150kg phân bón vi sinh DTOGNfit + 10kg Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNFit NP 10-55.

2. Bón thúc cho lúa đẻ nhánh

Sau khi mầm rễ bám đất và bắt đầu phát triển lá mầm. Các giai đoạn bón thúc cho lúa hợp lý là thời điểm sau sạ 7 ngày; và lúa bắt đầu đẻ nhánh từ ngày thứ 15. Trong giai đoạn này lúa cần đạm để đẻ nhánh nhanh, lượng đạm bón thúc cho lúa chiếm 70% lượng đạm cả vụ. Bà con nông dân kết hợp phân đạm với phân lân để giảm độc tố cho đất, giảm phèn và chua.

Bón thúc lần 1: lúa sau sạ 7-10 ngày cần đạm để phát triển nhanh. Ngoài ra, nhà nông cũng cần bổ sung các dưỡng chất khác cho lúa như lân, kali để lúa tăng sức đề kháng, chống sâu bệnh. Công thức bón phân kết hợp 4 loại: 12kg Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNFit NPK 30-9-9 NO1 + 7kg Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNFit NP 10-55 + Phân sinh học DTOGNFit, Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNFit NK 4,5-18 mỗi loại 2 chai 250ml.

Bón thúc lần 2: lúa bắt đầu đẻ nhánh ngày thứ 15 cần bón thúc bổ sung đạm; kết hợp các loại như lân, kali cùng các chất vi sinh khác. Công thức bón phân kết hợp 4 loại: 12kg Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNFit NPK 30-9-9 NO1 + 8kg Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNFit NP 10-55 + Phân sinh học DTOGNFit, Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNFit NK 4,5-18 mỗi loại 2 chai 250ml.

3. Bón thúc đón đòng 

Giai đoạn sau sạ 35 ngày với lúa ngắn ngày và sau sạ 50 ngày với lúa dài ngày là thời điểm thích hợp bón thúc đón đòng. Trong thời gian lúa đón đòng trổ quyết định năng suất cho cả mùa vụ. Bà con nên kết hợp phân đạm với phân kali để hỗ trợ lúa cứng cây. Đối với giống dài ngày, cần chú trọng lượng kali trong giai đoạn này giúp cây lúa trổ bông và nuôi hạt. Thăm đồng và đo pH đất ruộng để kiểm soát đất kiềm, đất phèn nếu gặp mưa nhiều.

Để lúa được cung cấp đủ dưỡng chất chuẩn bị nuôi hạt, nhà nông bón kết hợp đạm, lân và đặc biệt chú trọng hàm lượng kali. Công thức bón phân kết hợp 4 loại: 11kg NPK 17-7-17 NO2 + 7kg NP 10-55 + Phân sinh học DTOGNFit, NK 4,5-18 mỗi loại 2 chai 250ml.

4. Bón nuôi hạt

Bà con nông dân có thể dùng phân bón lá từ 1 đến 2 lần. Bón phân hợp lý trong giai đoạn nuôi hạt giúp lúa khỏe mạnh, hỗ trợ tốt quá trình tích tụ tinh bột, hạt chắt, sáng bóng. Ngoài ra, kết hợp quản lý sâu bệnh trên lúa để ngăn chặn bùng phát ảnh hưởng năng suất. Vì vậy, nhà nông nên bổ sung dinh dưỡng cho lúa phù hợp, cũng như chủ động phòng trừ sâu bệnh. Lưu ý nhà nông nên bón phân nuôi hạt từ trước 25 ngày thu hoạch để hạn chế hóa chất tồn dư trên hạt.

Bón sau đòng trổ: thời điểm lúa sau sạ khoảng 50 ngày với lúa ngắn ngày; và 70 ngày với lúa dài ngày. Phân bón bổ sung cho lúa kết hợp đạm, lân, kali; để lúa được đứng vững, tạo năng lượng chuyển hóa vào hạt. Công thức bón phân kết hợp 4 loại: 10kg NPK 10-10-27 NO3 + 9kg NP 10-55 + Phân sinh học DTOGNFit, NK 4,5-18 mỗi loại 2 chai 250ml.

Bón lúa đỏ đuôi: thời gian bón phân vào khoảng 75-92 ngày tùy theo giống ngắn hay dài ngày. Thời điểm này cần bổ sung kali để lúa tăng đề kháng, đứng cây, cổ bông chắc khỏe. Công thức bón phân kết hợp 3 loại: 8kg NP 10-40 + Phân sinh học DTOGNFit, NK 4,5-18 mỗi loại 2 chai 250ml.

Phân bón hữu cơ DTOGNFit

Phân bón hữu cơ có nguồn gốc từ tự nhiên từ tàn dư thực vật; chất thải động vật; chất thải nhà máy thủy, hải sản; hoặc than bùn, chất thải sinh hoạt. Hiện nay, phân bón hữu cơ được sử dụng rộng rãi và có thể thay thế phân bón vô cơ. Do các hóa chất vô cơ làm đất nhiễm độc, gây thoái hóa và chai sạn. Vì vậy, nhà nông sử dụng phân bón hữu cơ để giảm chi phí cải tạo đất sau khi sử dụng phân vô cơ.

 

4 thời điểm bón phân hợp lý cho lúa 2022 đạt mùa vàng trĩu hạt 2

 

Với công nghệ phát triển không ngừng, phân hữu cơ sinh học là phiên bản nâng cấp từ phân hữu cơ truyền thống. Các ưu điểm vượt trội của phân hữu cơ sinh học:

► Mang đặc tính cung cấp dinh dưỡng đầy đủ đa – trung – vi lượng.

► Chứa các sinh vật phân giải giúp dễ hấp thu dinh dưỡng.

► Thúc đẩy sự phát triển vi sinh vật có lợi trong đất.

► Tăng sức đề kháng cho cây lúa.

► Giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật.

► Giúp cải tạo đất, cân bằng pH, tăng độ phì nhiêu cho đất.

► Sử dụng đơn giản, đặc biệt không làm thoái hóa đất.

► Sử dụng cho tất cả các thời kỳ bón phân của cây lúa.

► Tiết kiệm chi phí sản xuất.

► Thân thiện với môi trường, con người và động vật.

⋙ Xem thêm:

Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNfit

▷ Sử dụng phân bón DTOGNfit cho lúa

Cách xác định nhu cầu bón phân hợp lý

Nhu cầu của lúa hay tính trạng của đất được biểu hiện rõ, nhà nông có thể quan sát được. Với lúa, nhu cầu dinh dưỡng thể hiện rõ qua lá lúa; bà con có thể dựa vào bảng so màu lá lúa để bón đúng phân cho lúa. Với đất trồng, bà con có thể cân bằng nồng độ trong đất bằng dụng cụ đo độ pH cho đất.

Đo pH và bổ sung phân bón cho đất ruộng

Độ pH là thước đo độ axit hoặc độ kiềm của đất. Đối với canh tác nông nghiệp, độ pH đặc biệt ảnh hưởng đến dinh dưỡng trong đất và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng cây trồng.

 

4 thời điểm bón phân hợp lý cho lúa Đông Xuân 2021 - 2022 3

 

Phạm vi pH tối ưu thích hợp cho lúa phát triển từ 5 đến 7.

Đất phèn có độ pH <5 có tính axit rất mạnh. Axit trong đất làm hạn chế phát triển và suy giảm chức năng hấp thu dinh dưỡng của bộ rễ. Hơn thế, cây lúa trồng trên đất phèn thường thiếu các chất dinh dưỡng như nitơ, phospho, kali, calci và magnesi.

Đất kiềm có độ pH >7. Trong đất kiềm chứa nhiều Canxi, Magie, Kali khó hòa tan; làm ức chế khả năng sinh trưởng của vi sinh vật có lợi; hạn chế quá trình phân giải chất dinh dưỡng. Đối với lúa trồng trên đất kiềm bị ảnh hưởng đến tỷ lệ trổ bông, lá non vàng úa, thối rễ và chết cây.

Xác định nhu cầu dinh dưỡng bằng bảng so màu lá lúa

Lúa sau sạ đến lúa phát triển lá mạ, bà con có thể dùng bảng so màu lá lúa để xác định thời điểm bón phân cho lúa; cũng như cung cấp đúng dưỡng chất cho lúa. Trước 3 thời điểm bón phân hợp lý lúa sau sạ, nông dân tiến hành đo màu lá lúa:

Xác định thời điểm bón thúc: lúa sau sạ khoảng 15 ngày

▷ Lá lúa có màu ở khung 4 trở lên, không cần bổ sung đạm.

▷ Lá lúa có màu ở khung 3 trở xuống, tiến hành bón phân cung cấp đạm.

 

4 thời điểm bón phân hợp lý cho lúa 2022 đạt mùa vàng trĩu hạt 3

 

Xác định thời điểm bón thúc đón đòng: lúa sau sạ 40 ngày

▷ Lá lúa có màu ở khung 4 trở lên, không cần bổ sung đạm.

▷ Lá lúa có màu ở khung 3 trở xuống, tiến hành bón phân cung cấp đạm.

Xác định thời điểm bón nuôi hạt: Khi lúa đã trổ đòng, đang vào chắc

▷ Lá lúa có màu ở khung 4 trở lên, không cần bổ sung đạm.

▷ Lá lúa có màu ở khung 3 trở xuống, tiến hành bón phân cung cấp đạm.

CHÚ Ý: Ngoài đạm, cần bổ sung đủ các loại như lân, kali và các chất vi lượng khác. Nhà nông dựa vào hướng dẫn bón phân trong quy trình bón phân cho lúa để đạt năng suất cao.

Phương pháp bón phân hiệu quả

Ngoài việc lựa chọn đúng phân bón, sử dụng đủ liều lượng vào thời điểm thích hợp cho lúa; phương pháp bón phân hiệu quả cũng góp phần giúp lúa được hấp thu dinh dưỡng đồng đều. Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đặc biệt là công nghệ ứng dụng cho nông nghiệp. Nhiều nhà nông tự tin đổi mới cách trồng lúa, sử dụng máy móc, công nghệ vào canh tác. Máy bay xịt thuốc Globalcheck được nhiều nhà nông tin dùng. Bởi chỉ với một thiết bị có thể vận dụng cho gieo sạ, phun thuốc và bón phân. Do đó, máy bay nông nghiệp Globalcheck đồng hành xuyên suốt cùng nhà nông từ đầu mùa vụ đến thu hoạch.

 

Phương pháp bón phân hiệu quả bằng máy bay nông nghiệp pG100

 

Với công suất làm việc hiệu quả gấp 20 lần so với lao động thủ công; trọng tải lớn nhất hiện nay là 40kg phân bón hoặc hạt giống; trong một giờ vận hành liên tục hiệu quả làm việc đến 30-35ha. Đây chính là công năng của siêu phẩm 2022 – máy bay nông nghiệp pG100. Không chỉ tiết kiệm thời gian, còn giúp tối ưu chi phí, công lao động. Hơn hết, phân bón được rải đồng đều; giúp tiết kiệm lượng phân mà vẫn đảm bảo hiệu quả và cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng.

Bà con có thể tham khảo máy bay nông nghiệp Globalcheck:

Công ty cổ phần Đại Thành

Công ty cổ phần Đại Thành là đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm ứng dụng công nghệ cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Trong đó bao gồm dòng sản phẩm Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNFit ; Giống lúa lai năng suất cao; Máy bay nông nghiệp Globalcheck ; Máy bay viễn thám không người lái XG; Robot điều khiển từ xa RG; Trạm giám sát nông nghiệp thông minh DTsmartAG,… Hơn thế, công ty cổ phần Đại Thành đã thực hiện hỗ trợ công nghệ cho nhiều doanh nghiệp, công ty và cá nhân uy tín tại Việt Nam. Để góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào ngành sản xuất nông nghiệp; cũng như gia tăng chất lượng nông sản Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu có thể để lại thông tin liên hệ dưới phần ĐĂNG KÝ; hoặc liên hệ trực tiếp HOTLINE để được tư vấn.

Website: https://daithanhtech.com hoặc http://globalcheck.com.vn

Hotline: 0981 85 85 99

Vụ Hè Thu 2022 – Kỹ thuật chăm sóc lúa từ đầu vụ đến đạt năng suất cao

Lúa vụ Hè Thu là một trong những mùa lúa chính được canh tác hầu hết các khu vực trong năm. Với mỗi vùng sản xuất có môi trường gieo trồng lúa khác nhau mà thời gian canh tác lúa vụ Hè Thu cũng khác nhau. Vụ Hè Thu 2022 được dự báo gặp nhiều khó khăn hơn so với các năm trước; bởi dịch rầy di trú và lây lan đạo ôn, khô hạn mặn. Hơn hết là giá vật tư nông nghiệp tăng cao làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất lúa vụ Hè Thu. Với những bất lợi như thế, làm thế nào để lúa vụ Hè Thu đạt năng suất cao?

Sau mùa lúa Đông Xuân, đất ruộng cần được làm kỹ để diệt triệt để nguồn bệnh từ mùa trước; bổ sung nguồn dưỡng chất để đất được phục hồi và chuyển hóa dinh dưỡng chuẩn bị cho vụ Hè Thu. Ngoài ra, bà con cần theo dõi tình hình rầy di trú để có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế ảnh hưởng năng suất vụ lúa Hè Thu. Hơn hết, bà con nông dân thực hiện xuống giống tập trung, đồng loạt theo khuyến cáo của Trung tâm Khuyến nông tỉnh; để đạt hiệu quả gieo sạ cao, chăm sóc lúa đồng loạt.

 

Vụ Hè Thu 2022 - Kỹ thuật trồng lúa từ đầu vụ đến đạt năng suất cao 1

 

Lịch thời vụ Hè Thu 2022 

Trong tháng 3, tháng 4 tại các điểm lúa vùng phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu; vùng lúa Đồng Tháp Mười, một phần Tứ Giác Long Xuyên, Cần Thơ, Hậu Giang; diện tích xuống giống dự kiến khoảng 700.000 ha.

Trong tháng 5, các vùng lúa thuộc các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh tiến hành xuống giống. Diện tích dự kiến khoảng 600.000 ha.

Khi có mưa nữa đầu tháng 6, tại các khu vực ven biển như Long An; phía Đông Tiền Giang; Bến Tre gồm các huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú; Trà Vinh với các huyện Cầu Kè, Tiểu Cần, Cầu Ngang, Châu Thành, Trà Cú; Sóc Trăng gồm Long Phú, Trần Đề, Thạnh Trị, Ngã Năm; Bạc Liêu gồm Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Phước Long, Hồng Dân và Giá Rai; Kiên Giang gồm Vĩnh Thuận, An Minh, An Biên và U Minh Thượng; và Cà Mau. Diện tích xuống giống dự kiến khoảng 200.000 ha.

 

Vụ Hè Thu 2022 - Kỹ thuật trồng lúa từ đầu vụ đến đạt năng suất cao 2

 

Cụ thể lịch gieo sạ tại các tỉnh tiêu biểu như sau:

1. Kiên giang

Kiên Giang dự kiến tiến hành gieo sạ lúa Hè Thu theo 3 đợt:

▶ Đợt 1: gieo sạ từ ngày 15 đến 25/4/2022. Tập trung các huyện Tân Hiệp, Châu Thành, phía Bắc Quốc lộ 80 của huyện Hòn Đất; một phần phần diện tích của huyện Gò Quao, Giồng Riềng, Giang Thành và thành phố Rạch Giá.

▶ Đợt 2: gieo sạ từ ngày 15 đến 25/5/2022. Tập trung các huyện phía Nam Quốc lộ 80 của huyện Hòn Đất, Kiên Lương; một phần diện tích của huyện Gò Quao, Châu Thành và Giang Thành.

▶ Đợt 3: gieo sạ từ ngày 01 đến 20/6/2022. Tập trung các huyện vùng U Minh Thượng; một số tiểu vùng ven sông Cái Bé, Cái Lớn thuộc huyện Gò Quao và Châu Thành.

>>Xem thêmKỹ thuật gieo sạ lúa – giải pháp mới tăng năng suất mùa vụ

2. An Giang

Đối với lịch xuống giống né khô hạn và chia sẻ nguồn nước, An Giang chia làm 3 đợt:

▶ Đợt 1: đã xuống giống từ ngày 15 đến 31/3/2022. Tập trung những vùng sản xuất 2 vụ tại các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên; các tiểu vùng ngưng sản xuất vụ thu đông tại huyện Phú Tân, Châu Phú.

▶ Đợt 2: đã xuống giống từ ngày 1 đến 30/4/2022. Tập trung xuống giống đại trà tại vùng sản xuất lúa 3 vụ mỗi năm.

▶ Đợt 3: xuống giống từ ngày 1 đến 10/5/2022. Tập trung xuống giống tại các vùng gieo sạ lúa Đông Xuân muộn; như các huyện Tri Tôn, Chợ Mới, Châu Phú, An Phú, Tịnh Biên, TX. Tân Châu, TP. Châu Đốc.

>>Xem thêmNông dân An Giang sạ lúa bằng máy bay nông nghiệp không người lái

Đối với lịch xuống giống né rầy, lịch xuống giống chia làm 2 đợt: 

▶ Đợt 1: đã xuống giống từ ngày 26/3 đến 6/4/2022. Tập trung những khu vực thu hoạch sớm và đại trà; tại các huyện Tri Tôn, An Phú, Tịnh Biên, Chợ Mới, Thoại Sơn và TP. Long Xuyên.

▶ Đợt 2: đã xuống giống từ ngày 18 đến 27/4/2022. Tập trung xuống giống dứt điểm ở những vùng thu hoạch lúa Đông Xuân trà muộn; gồm các huyện An Phú, Châu Phú, Phú Tân, Châu Thành, Chợ Mới, TX. Tân Châu và TP. Châu Đốc.

3. Hậu Giang

Lịch xuống giống lúa Hè Thu tại Hậu Giang chia làm 03 đợt như sau:

▶ Đợt 1: Đã xuống giống từ ngày 22 đến 28/3/2022.

▶ Đợt 2: Đã xuống giống từ ngày 21 đến 27/4/2022.

▶ Đợt 3: Xuống giống khi mùa mưa bắt đầu. Tập trung xuống giống trên khu vực huyện Long Mỹ, thành phố Vị Thanh và Ngã Bảy; để tránh xâm nhập mặn ảnh hưởng.

>>Xem thêmGieo sạ lúa Đông Xuân 2021-2022 tại Hậu Giang và những điều cần lưu ý

4. Các khu vực khác

Đối với khu vực Đông Nam Bộ: Các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Định đã xuống giống từ ngày 25/3 đến 5/4/2022 tại vùng canh tác 3 vụ mỗi năm; với vùng sản xuất 2 vụ mỗi năm xuống giống tù ngày 20/5 đến 30/5/2022. Các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa tập trung xuống giống ngày 10/5 đến 10/6/2022.Các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận xuống giống từ ngày 25/4 đến 20/5/2022. Tại Lâm Đồng, đã xuống giống từ ngày 5 đến 15/4/2022; tranh thủ gieo sạ khi đủ nước và kết thúc sạ trước ngày 10/7/2022.

Đối với các tỉnh Tây Nguyên: các tỉnh phía Đông Trường Sơn xuống giống từ ngày 1/6 đến 20/6/2022. Các tỉnh phía Tây Trường Sơn xuống giống từ ngày 15/5 đến 10/6/2022; bà con có thể gieo sạ sớm vào mùa mưa trước 15/5, kết thúc trước 30/5 để tránh hạn cuối mùa vụ.

Kỹ thuật trồng lúa vụ Hè Thu

Từ sau khi thu hoạch, quy trình chuẩn bị cho vụ Hè Thu bao gồm các công đoạn từ chuẩn bị đất, vệ sinh ruộng; cho đến các kỹ thuật chăm sóc lúa Hè Thu như theo dõi nước trên ruộng, bón phân, diệt cỏ dại, v.v. Để lúa Hè Thu được phát triển tốt, cho năng suất cao, bà con cần có kỹ thuật chăm sóc lúa hiệu quả.

1. Chuẩn bị đất vụ Hè Thu

Đất sau thu hoạch lúa vụ Đông Xuân còn tồn đọng các mầm mống sâu bệnh, các hóa chất từ mùa vụ trước để lại. Nếu không tiến hành vệ sinh và làm đất kỹ, có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng lúa vụ Hè Thu. Vì thế, bà con tiến hành các bước như sau:

▷ Thực hiện công tác cắt ngắn rạ và đánh đều; phơi ruộng 1 ngày nắng và tiến hành đốt rơm để diệt mầm sâu bệnh hại. Đồng thời, trong tro rơm rạ chứa các khoáng chất tự nhiên như Ca, Silic, kali, lân và một số chất vi lượng khác có thể cung cấp cho lúa vụ sau. Tro có tính kiềm nên có tác dụng tốt để trung hòa độ chua có trong đất ruộng.

 

Vụ Hè Thu 2022 - Kỹ thuật trồng lúa từ đầu vụ đến đạt năng suất cao 3

 

▷ Sau khi đốt rơm nhanh chóng cày xới đúng kỹ thuật; để đất ruộng tơi xốp, và tro rơm được hòa trộn đều với đất; phơi đất từ 7 đến 10 ngày để sâu bọ trong đất diệt trừ triệt để.

▷ Cho nước vào ruộng, tiến hành băm đất, trang đất kết hợp san bằng đất ruộng; đánh gò thoát nước để thực hiện xuống giống.

2. Chọn hạt giống và gieo sạ

Vụ Hè Thu 2022 gặp phải tình hình thời tiết không thuận lợi; diễn biến khí hậu thất thường; kèm theo hạn mặn hoành hành. Do đó, bà con cần chọn giống lúa có sức sống mạnh mẽ, chịu mặn tốt, chất lượng năng suất cao; như các giống lúa GS55, GS9, OM4218, OM 5451, OM6976, OM7347, OM4900…

Mật độ gieo sạ tốt nhất 120 đến 130 kg mỗi hecta để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao. Lưu ý trước khi ngâm ủ từ 3 đến 5 ngày, bà con nên lấy mẫu để thử tỷ lệ nảy mầm; lúa mọc trên 80% thì giống đạt yêu cầu.

 

Vụ Hè Thu 2022 - Kỹ thuật trồng lúa từ đầu vụ đến đạt năng suất cao 4

 

Hầu hết giống được sản xuất từ vụ trước, nên hạt giống còn miên trạng cần xử lý đúng cách. Bà con có thể ngâm với acid HNO3 68% khoảng từ 5 đến 7cc với 1kg lúa giống trong 24 đến 30 giờ. Xử lý sạch các hạt lép và hạt dị dạng. Tiếp tục ngâm nước sạch từ 30 đến 36 giờ, sau đó xả sạch với nước đến hết mùi chua. Tiến hành ủ từ 30 đến 36 giờ đến khi hạt mọc mòng. Các ngâm ủ giống tương tự trong mùa vụ Đông Xuân.

Giống lúa lai F1 phù hợp cho vụ Hè Thu 2022

Giống lúa lai GS999, GS55, GS9 là những giống lúa lai F1 đã thực nghiệm thành công trong những năm trước tại khu vực miền Bắc. Hiện nay, không chỉ Bắc Bộ mà nhà nông các tỉnh Thái Nguyên, khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và cả Tây Nam Bộ đều ưa chuộng hai giống lúa này. Giống lúa lai F1 thích hợp canh tác trên nhiều chân đất khác nhau, nên đây là lựa chọn thích hợp tại các vùng đất phèn, nhiễm mặn.

Hơn thế, giống lúa lai F1 này có khả năng chống chịu tốt kể cả thời tiết khắc nghiệt. GS55, GS9, GS999 có khả năng đẻ nhánh khỏe; cứng cây, chống đổ ngã tốt; có khả năng chống chịu bệnh đạo ôn, rầy nâu gây hại. Với bông phát triển to và dài, tỷ lệ lúa vào chắc cao, hạt xếp xít nhau; hạt thon dài, chất lượng gạo tốt.

Trong vụ Hè Thu 2022, GS55, GS999 và GS9 được nhiều nhà khuyến nông khuyến khích bà con canh tác 3 giống lúa này. Với sự biến chuyển phức tạp của khí hậu vụ Hè Thu; cùng sự di trú thường xuyên của rầy nâu làm vụ Hè Thu gặp khó khăn hơn so với các vụ trước. Đồng thời, tình trạng gia tăng giá thành vật tư nông nghiệp làm nhà nông phải suy tính kỹ lưỡng để tối ưu chi phí hợp lý; mà còn đạt hiệu quả chăm sóc lúa vụ Hè Thu hiệu quả, tránh thất thoát, bị sâu bệnh hại làm ảnh hưởng mùa vụ. Do đó, việc lựa chọn giống lúa lai F1 giúp bà con hạn chế sự tấn công của sâu bệnh; tối ưu được lượng phân bón, thuốc sử dụng vụ Hè Thu; gia tăng năng suất bội thu.

Xem thêm: Cách ngâm lúa giống hiệu quả và những lưu ý đạt nảy mầm cao

3. Quản lý nước trong ruộng

Nước trong ruộng giúp cây lúa cũng như mạ non sinh trưởng tốt. Mỗi giai đoạn lúa phát triển cần mực nước khác nhau. Việc nhà nông quản lý nước trong ruộng giúp lúa giảm ảnh hưởng bởi phèn, ngộ độc hữu cơ; thất thoát dinh dưỡng; hạn chế sự phát sinh sâu bệnh, cỏ dại. Kỹ thuật “ướt khô xen kẽ” được nhiều bà con áp dụng trong quản lý nước. Với kỹ thuật này, mực nước tối đa là 5 cm; tuy nhiên không phải lúc nào ruộng cũng ngập nước.

Kỹ thuật điều tiết “ướt khô xen kẽ”

Trong 7 ngày đầu sau xuống giống, giữ nước trong ruộng khoảng 1 cm. Sau đó, mực nước sẽ giữ cao theo giai đoạn sinh trưởng của lúa; khoảng 1 đến 3 cm. Trong giai đoạn mạ non, nước là nhu cầu cần thiết để lúa phát triển tốt.

 

Vụ Hè Thu 2022 - Kỹ thuật trồng lúa từ đầu vụ đến đạt năng suất cao 5

 

Giai đoạn lúa từ 25 đến 40 ngày sau sạ là thời kỳ lúa đẻ nhánh mạnh. Giữ mực nước trong ruộng dao động bằng mặt đất đến thấp hơn 15cm so với mặt đất. Bà con thường dùng ống nhựa đục lỗ bên hông để theo dõi. Khi nước thấp hơn 15cm tiến hành bơm nước ngập tối đa 5cm so với mặt ruộng. Phương pháp này phơi lộ mặt ruộng; hạn chế phát tán hạch nấm khô vằn, giảm phát sinh lây lan bệnh khô vằn. Hơn nữa, cỏ dại khó cạnh tranh với lúa. Cách điều tiết nước “ướt khô xen kẽ” giúp bộ rễ phát triển sâu vào đất; tăng khả năng chống đổ ngã, nâng cao năng suất hiệu quả.

Giai đoạn lúa từ 40 đến 45 sau sạ là thời điểm thích hợp bón thúc đón đòng. Nhà nông cần bơm nước khoảng 1 đến 3 cm trước bón phân; để phân bón tránh bị bốc hơi, phân hủy; giúp lúa dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả.

Lúa từ 60 đến 70 ngày cần giữ nước trong ruộng cao từ 3 đến 5 cm liên tục 10 ngày. Để cung cấp đủ nước cho lúa trổ đòng, thụ phấn, kết hạt. Lúa sau 70 ngày đến khi thu hoạch giữ nước từ bằng mặt đất đến thấp hơn mặt đất 15cm. Lưu ý thời kỳ “xiết” nước 10 đến 15 ngày trước thu hoạch để sử dụng máy móc dễ dàng hơn.

4. Quản lý cỏ dại vụ Hè Thu

Sau khi thu hoạch xong vụ Đông Xuân, bà con tiến hành thu gom tàn dư rơm rạ, cỏ dại, bông cỏ tiêu hủy. Thực hiện công tác chuẩn bị đất kỹ để diệt mầm cỏ từ khâu làm đất.

 

Vụ Hè Thu 2022 - Kỹ thuật trồng lúa từ đầu vụ đến đạt năng suất cao 6

 

Với ruộng sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm cần phun xịt ngay giai đoạn đầu. Phun 2 đợt với Sofit.

▷ Đợt 1: phun sau khi làm đất lần cuối; kết hợp giữ nước trong ruộng 24 giờ sau đó tháo cạn nước mới xuống giống.

▷ Đợt 2: phun sau sạ 3 ngày.

Chú ý: Phun thuốc đợt 2 có thể tùy chỉnh hoạch bỏ qua để tiết kiệm chi phí sản xuất.

Bơm nước vào ruộng sớm để hạn chế cỏ mọc lại. Nước là môi trường thành yếm khí làm cỏ khó mọc được. Điều chỉnh mực nước hợp lý để quản lý cỏ trên ruộng. Dùng lưới chặn hạt cỏ khi nước vào ruộng. Duy trì mực nước theo quá trình sinh trưởng lúa để ém cỏ.

Thường xuyên dọn cỏ ven bờ ruộng, cắt bông cỏ còn sót lại trước khi kết hạt tránh tồn trữ hạt trong đất.

5. Quản lý phân bón cung cấp cho lúa Hè Thu

Phân bón là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho lúa phát triển. Đặc biệt lúa Hè thu 2022 gặp phải vấn đề khó khăn; đó là giá thành phân bón cao hơn so với các năm trước. Vậy làm sao tối ưu được lượng phân bón cho lúa vụ Hè Thu?

 

Phân bón hữu cơ sinh học – nông nghiệp xanh, bền vững 3

 

Trên từng loại đất trồng khác nhau sẽ cần loại dinh dưỡng khác nhau, liều lượng khác nhau. Để lúa sinh trưởng tốt, năng suất cao lại tiết kiệm chi phí sản xuất; bà con cần chú ý nguyên tắc bón phân “4 đúng”.

ĐÚNG PHÂN

Mỗi loại phân bón chứa hàm lượng dinh dưỡng khác nhau; phù hợp từng giai đoạn sinh trưởng lúa khác nhau. Phân bón chia làm 3 loại chính: đa lượng, trung lượng, vi lượng. Trong đó, với nhu cầu lúa mà bổ sung cho đúng phân bón.

Bón đúng loại phân giúp lúa được đáp ứng đúng nhu cầu dinh dưỡng; không gây tổn hại lúa. Đồng thời, với mỗi loại đất cũng cần chọn đúng phân để duy trì môi trường ổn định. Ở đất có tính chua, không bón phân có tính acid cao; ở đất kiềm không bón phân có tính kiềm mạnh.

>>Xem các loại phân tốt nhất hiện nay:

ĐÚNG LƯỢNG

Nhu cầu hay hiện trạng của lúa được biểu hiện thông qua lá, rễ, thân cây. Phân bón không thể bón thừa cũng không thể thiếu. Mỗi giai đoạn sinh trưởng của lúa cần lượng phân bón khác nhau để phát triển. Và trong suốt thời kỳ sống của lúa luôn luôn có nhu cầu dinh dưỡng. Vì vậy, bà con khi bón phân cho lúa nên chia nhiều lần với liều lượng thích hợp cho lúa vụ Hè Thu.

ĐÚNG LÚC

Vụ Hè Thu là vụ trồng lúa thứ hai trong năm. Tình hình khí hậu, thời tiết biến chuyển thất thường; làm ảnh hưởng đến hiệu quả bón phân trên lúa. Đặc biệt trong vụ Hè Thu thường xuất hiện nắng gắt, mưa kéo dài; bà con cần lưu ý khi chọn thời điểm bón phân cho lúa.

Bón phân đúng thời cơ giúp lúa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng; sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Với sự ảnh hưởng bởi ngoại tác, vụ Hè Thu thường gặp nhiều khó khăn. Song, bà con bổ sung theo từng giai đoạn sinh trưởng sẽ giúp lúa hấp thu dưỡng chất đúng thời điểm.

Có 3 thời điểm bón phân quan trọng cho lúa vụ Hè Thu.

▷ Bón lót: vào thời điểm chuẩn bị đất trước gieo sạ; để đất phục hồi sau thu hoạch vụ trước.

▷ Bón thúc: vào thời điểm mạ non phát triển, lúa đẻ nhánh; nhằm thúc đẩy lúa phát triển nhánh lá, tăng năng suất.

▷ Bón rước hoa – đón đòng: vào thời điểm trước đòng trổ; bổ sung dinh dưỡng nuôi hoa, tạo hạt.

ĐÚNG CÁCH

Phân bón thường được bón bằng 2 cách: bón gốc và bón lá. Mỗi loại phân đều có phương pháp bón khác nhau, lúa mới hấp thu được tốt nhất. Theo cách thức truyền thống, nguồn lực sử dụng phần lớn là người lao động dùng phương pháp thủ công để bón phân cho lúa. Cách thức này vẫn hiệu quả, được sử dụng đến ngày nay. Tuy nhiên vẫn chưa phải là hiệu quả nhất; bởi thời gian dùng bón phân khá nhiều và tốn nhiều sức lực, nhân công nếu ruộng mẫu lớn.

Cách mà nhà nông hiện nay sử dụng thường áp dụng máy móc để tiết kiệm thời gian, cũng như cung cấp dinh dưỡng cho lúa vụ Hè Thu đúng thời điểm “vàng”.

Những lưu ý phát sinh trên lúa vụ Hè Thu

1. Tình hình có khả năng xuất hiện rầy nâu di cư liên tục; bà con cần theo dõi diễn biến trên đồng kết hợp thông tin di trú rầy nâu tại địa phương để xuống giống đúng thời điểm.

2. Vệ sinh đồng ruộng, cày vùi rơm rạ, phơi đất cách ly từ 15 đến 20 ngày trước gieo sạ để tránh ngộ độc hữu cơ trên lúa. Thời gian đất nghỉ tối thiểu giữa 2 vụ lúa là 3 tuần, để đất được phục hồi sau thu hoạch.

3. Vụ Hè Thu là mùa vụ nhiều biến đổi, bà con nên chọn giống có khả năng kháng rầy, kháng sâu bệnh để đảm bảo năng suất; giống lúa cứng cáp chống đổ ngã để phòng tránh mưa lớn kéo dài.

4. Áp dụng kỹ thuật canh tác “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”; ứng dụng công nghệ sinh thái, chế phẩm nấm xanh phòng trừ rầy nâu; áp dụng công nghệ máy bay nông nghiệp cho lúa vụ Hè Thu trong gieo sạ, phun thuốc, bón phân.

5. Hạn chế phun thuốc trừ sâu, trừ rầy với lúa non dưới 40 ngày sau sạ. Để bảo vệ thiên địch, cân bằng sinh thái, tránh phát sinh dịch hại lây lan rộng ở giai đoạn sau.

6. Bón phân cân đối, điều tiết thích hợp dinh dưỡng cho lúa vụ Hè Thu. Không lạm dụng phân bón trên lúa, làm phát sinh dịch bệnh gây hại lúa.

7. Đề phòng hạn mặn xâm nhập, bà con cần có biện pháp dự phòng tránh thiếu nước tưới.

* Lưu ý:

▷ Với đất phèn cần dự trữ nước ngọt, nước mưa ngâm trong ruộng liên tục 15 đến 20 ngày. Sau đó xả nước và bón vôi trước xuống giống tránh phèn làm chết lúa giống.

▷ Bón 500 đến 1000kg vôi mỗi hecta trong đầu vụ giúp hỗ trợ phân bón chuyển hóa. Giúp lúa tăng sức đề kháng chống chịu sâu bệnh hại, hạn mặn, chống đổ ngã.

▷ Sử dụng phân bón lá, chất kích sinh trưởng hỗ trợ rễ phát triển mạnh dễ dàng hấp thu dinh dưỡng và hút nước nuôi cây.

Như vậy, daithanhtech đã vừa hướng dẫn bà con Kỹ thuật chăm sóc lúa vụ hè thu một cách hiệu quả nhất. Hy vọng bà con nông dân đã có được những kiến thức về nông nghiệp thật sự bổ ích. Để tham khảo thêm các sản phẩm của công ty Đại Thành, bà con hãy liên hệ theo số Hotline  0981 858 599 để được tư vấn một cách chi tiết nhất.

Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNfit – Kỹ thuật bón phân cho lúa

Phân bón là yếu tố không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp nói chung và canh tác lúa nói riêng. Mỗi loại cây trồng đều có nhu cầu dinh dưỡng và ứng dụng kỹ thuật bón phân khác nhau. Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNFit là một trong số giải pháp phù hợp cho nhu cầu chăm sóc lúa hiện nay. Vậy phân bón DTOGNFit là gì? có những loại nào, quy trình, cách sử dụng ra sao? Bà con hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.

Phân bón hữu cơ sinh học là gì?

Phân bón hữu cơ sinh học là những sản phẩm phân bón có nguồn gốc từ nguồn hữu cơ tự nhiên được xử lý và sản xuất theo quy trình công nghiệp; cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng đa-trung-vi lượng hỗ trợ cây trồng sinh trưởng bền vững; giúp cải tạo đất trồng, duy trì, nâng cao độ phì nhiêu; không gây ô nhiễm môi trường canh tác; phân giải lượng hóa học tồn dư trong đất.
Phân bón hữu cơ sinh học là một giải pháp hữu hiệu cho nền nông nghiệp bền vững, đảm bảo chất lượng nông sản, an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.

Các loại phân bón hữu cơ sinh học DTOGNFit

 

Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNfit - Kỹ thuật bón phân cho lúa 1

 

Đại Thành là đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm phân bón phục vụ nông nghiệp hữu cơ. Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNfilt do công ty cổ phần Đại Thành liên kết và phân phối tại thị trường Việt Nam. Các loại phân bón hữu cơ sinh học DTOGNFit đang có mặt trên thị trường được liệt kê như sau:

 

Phân bón hữu cơ sinh học LABIS 68 Phân bón hữu cơ sinh học NK 4,5-18 1 Phân bón hữu cơ sinh học NPK 30-9-9 NO1 1
Phân bón vi lượng Long Bình 1 Phân bón hữu cơ sinh học NPK 10-10-27 NO3 1 Phân bón hữu cơ sinh học NPK 17-7-17 NO2 1
Phân bón hữu cơ sinh học PK 10-40 1 Phân bón hữu cơ sinh học NP 10-55 1 Phân bón hữu cơ sinh học Rural Boss DTOGNFit

Nguyên tắc sử dụng phân bón hữu cơ sinh học

Khi sử dụng phân bón, bà con nông dân nên ứng dụng các nguyên tắc sau:

1. Đúng phân: Mỗi loại phân bón chứa hàm lượng dinh dưỡng khác nhau và nguyên tố khác nhau. Do đó, nhà nông cần dựa theo mỗi giai đoạn sinh trưởng của lúa để bón đúng loại phân mà lúa cần. Cũng như dựa vào nhu cầu của lúa để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho lúa.

2. Đúng lượng: Phân bón cung cấp cho lúa không thể dùng thiếu và không thể quá thừa. Bởi lượng dinh dưỡng mà lúa hấp thụ vào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển của chúng. Do đó, mỗi giai đoạn lúa phát triển cần lượng phân bón khác nhau để sinh trưởng ổn định.

3. Đúng lúc: Lúa có từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau, vì vậy nhu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn này cũng khác nhau. Vậy nên, nhà nông cần theo dõi quá trình sinh trưởng của lúa. Cung cấp dinh dưỡng kịp thời khi cây lúa cần và những nhu cầu thường được biểu hiện qua các bộ phận cây lúa.

4. Đúng cách: Mỗi loại phân bón có cách sử dụng khác nhau, bà con vận dụng bón đúng cách mới đạt được hiệu quả tốt nhất.

Quy trình bón phân hữu cơ sinh học DTOGNFit trên lúa

Trong quá trình lúa phát triển từ nảy mầm đến thu hoạch, các giai đoạn sinh trưởng lúa bao gồm:

  • Giai đoạn mạ
  • Giai đoạn đẻ nhánh
  • Giai đoạn làm đòng
  • Giai đoạn trổ – chín

Mỗi giai đoạn lúa có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau và liều lượng khác nhau. Vì vậy, dưới đây là hướng dẫn quy trình bón phân từ đầu vụ cho đến thu hoạch; áp dụng phân bón hữu cơ sinh học DTOGNFit kết hợp máy bay phun thuốc, rải phân Globalcheck. Liều lượng phân bón được sử dụng cho 1ha đất canh tác lúa tương đương 10.000 m2 cho vụ Đông Xuân 2022.

Bón lót trước gieo trồng

Bón lót là bón trước giai đoạn gieo sạ, giúp cải thiện dinh dưỡng có sẵn trong đất; đồng thời giúp phân hóa các hóa chất tồn dư; để tạo môi trường dinh dưỡng thích hợp khi giống nảy mầm. Lúa giống khi nảy mầm có thể hấp thu ngay dinh dưỡng để phát triển mạ; mạ non được cung cấp dinh dưỡng từ ngay ban đầu nên phát triển ổn định và mạnh mẽ hơn.

 

Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNfit - Kỹ thuật bón phân cho lúa 2

 

Trong giai đoạn này, đất ruộng cần cung cấp nguồn dinh dưỡng vi lượng, đạm, lân cao. Và thời gian bón thích hợp là 3 tuần trước gieo sạ; để các chất vi lượng có thời gian chuyển hóa lân và đạm để mạ non dễ dàng hấp thu.

Các loại phân dùng cho bón lót:

▶ Phân bón vi lượng Long Bình: 150kg

▶ Phân bón hữu cơ sinh học NP 10-55: 10kg

Cách bón: Bà con nông dân trộn đều 2 loại phân để tiến hành rải. Để đạt hiệu quả tối ưu, khuyến khích nhà nông ứng dụng máy bay nông nghiệp Đại Thành để bón phân.

Bón thúc đợt 1

Bón thúc là bón trong thời gian sinh trưởng của lúa. Bón thúc được chia nhiều giai đoạn để lúa dễ hấp thu dưỡng chất cần thiết. Trong đợt bón thúc đầu tiên, nguồn dinh dưỡng từ phân bón chủ yếu cung cấp cho lúa phát triển thân, cành, lá, đẻ nhánh, vươn lóng. Giai đoạn này chính là giai đoạn thiết lập năng suất ngay từ đầu cho mùa vụ. Vì thế, hàm lượng dinh dưỡng cung cấp cho lúc rất cần thiết. Khi lúa đẻ nhánh tốt, nhánh phát triển khỏe mạnh chính là tiền đề cho vụ mùa bội thu.

 

Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNfit - Kỹ thuật bón phân cho lúa 3

 

Thời gian tiến hành bón đợt 1 tùy thuộc vào giống lúa. Đối với lúa ngắn ngày là sau 7 ngày sạ và bón sau 12 ngày đối với lúa dài ngày. Trong giai đoạn này lúa cần cung cấp nhiều đạm, kali cũng một số dưỡng chất thiết yếu khác. Bà con cần theo dõi để tiến hành bón thúc đúng thời điểm, giúp lúa phát triển đúng chu kỳ sinh trưởng.

Các loại phân dùng cho bón thúc đợt 1:

▶ Phân bón hữu cơ sinh học NPK 30-9-9 NO1: 12kg

▶ Phân bón hữu cơ sinh học NP 10-55: 7kg

▶ Phân bón hữu cơ sinh học LABIS 68 loại 250ml: 2 chai

▶ Phân bón hữu cơ sinh học NK 4,5-18 loại 250ml: 2 chai

Cách bón: Bà con nông dân trộn đều 4 loại phân để tiến hành phun xịt đều trên lúa. Để đạt hiệu quả tối ưu, khuyến khích nhà nông ứng dụng máy bay phun thuốc Đại Thành giúp lúa hấp thu nhanh chóng, hạn chế rửa trôi.

Bón thúc đợt 2

Bón thúc đợt 2 được tiến hành trong giai đoạn lúa trước khi đón đòng – trổ; nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cây phân hóa mầm hoa; giúp hoa ra khỏe, đồng loạt; giúp nâng cao sức sống của hạt phấn, tăng tỷ lệ đật hạt. Đồng thời, bón thúc đợt 2 hỗ trợ thân cây đứng vững, cứng cáp có thể giữ bông, chống đổ ngã.

 

Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNfit - Kỹ thuật bón phân cho lúa 4

 

Do đó, nguồn dưỡng chất mà lúa cần trong giai đoạn này là đạm, lân, kali là chủ yếu. Ngoài ra còn có các yếu tố dinh dưỡng khác để lúa chuẩn bị đón đòng – trổ. Với lúa ngắn ngày, thời gian thích hợp cho bón thúc đợt là là lúa sinh trưởng 18 ngày; với lúa dài ngày là thời kỳ lúa 25 ngày sau sạ.

Các loại phân dùng cho bón thúc đợt 2:

▶ Phân bón hữu cơ sinh học NPK 30-9-9 NO1: 12kg

▶ Phân bón hữu cơ sinh học NP 10-55: 8kg

▶ Phân bón hữu cơ sinh học LABIS 68 loại 250ml: 2 chai

▶ Phân bón hữu cơ sinh học NK 4,5-18 loại 250ml: 2 chai

Cách bón: Bà con nông dân trộn đều 4 loại phân để tiến hành phun xịt đều trên lúa. Để đạt hiệu quả tối ưu, khuyến khích nhà nông ứng dụng máy bay phun thuốc Đại Thành giúp lúa hấp thu nhanh chóng, hạn chế rửa trôi.

Bón đón đòng

Bón đón đòng là thời điểm rất quan trọng trong giai đoạn bảo vệ năng suất toàn bộ vụ lúa. Bà con cần theo dõi thường xuyên và chăm sóc kĩ lưỡng. Đồng thời cung cấp thêm dinh dưỡng cho lúa hấp thu nuôi đòng, nâng cao tỷ lệ đậu hạt; giúp thân chắc khỏe giữ đòng.

 

Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNfit - Kỹ thuật bón phân cho lúa 5

 

Thời gian bón đón đòng là lúa sau sạ 35 ngày đối với lúa ngắn ngày; và 50 ngày đối với lúa dài ngày. Nguồn dưỡng chất lúa cần chủ yếu là đạm, lân và cần chọn loại phân chứa hàm lượng kali cao để giúp cây chắc khỏe.

Các loại phân dùng cho bón đón đòng:

▶ Phân bón hữu cơ sinh học NPK 17-7-17 NO2: 11kg

▶ Phân bón hữu cơ sinh học NP 10-55: 8kg

▶ Phân bón hữu cơ sinh học LABIS 68 loại 250ml: 2 chai

▶ Phân bón hữu cơ sinh học NK 4,5-18 loại 250ml: 2 chai

Cách bón: Bà con nông dân trộn đều 4 loại phân để tiến hành phun xịt đều trên lúa. Để đạt hiệu quả tối ưu, khuyến khích nhà nông ứng dụng máy bay phun thuốc Đại Thành giúp lúa hấp thu nhanh chóng, hạn chế rửa trôi.

>> Tham khảo các loại phân DTOGNFit khác:

Bón phân trước và sau giai đoạn trổ bông

Giai đoạn trổ bông là thời kỳ quyết định trực tiếp đến năng suất của vụ lúa. Nhà nông cần lưu ý thăm đồng thường xuyên và chăm sóc lúa cũng như cung cấp dưỡng chất phù hợp cho lúa. Nếu lúa ở giai đoạn này phát triển khỏe mạnh sẽ nâng cao quá trình tích tụ tinh bột; giúp nặng và chắc hạt. Những yếu tố này đánh giá chất lượng cũng như sản lượng của lúa có bội thu hay không.

 

Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNfit - Kỹ thuật bón phân cho lúa 6

 

Thời gian bón phân giai đoạn trổ bông thích hợp từ ngày sạ thứ 60 với lúa ngắn ngày; và 72 ngày với lúa dài ngày. Hàm lượng giúp cây lúa trong giai đoạn trổ bông là đạm, lân, kali và chủ yếu. Bởi hạt bắt đầu hình thành, trọng lượng bông bắt đầu tăng dần nên cần bổ sung thêm kali để thân cây đứng vững. Đồng thời giúp cổ bông cứng cáp, giữ được hạt.

Các loại phân dùng cho bón đòng trổ:

▶ Phân bón hữu cơ sinh học NPK 10-10-27 NO3: 10kg

▶ Phân bón hữu cơ sinh học NP 10-55: 9kg

▶ Phân bón hữu cơ sinh học LABIS 68 loại 250ml: 2 chai

▶ Phân bón hữu cơ sinh học NK 4,5-18 loại 250ml: 2 chai

Cách bón: Bà con nông dân trộn đều 4 loại phân để tiến hành phun xịt đều trên lúa. Để đạt hiệu quả tối ưu, khuyến khích nhà nông ứng dụng máy bay phun thuốc Globalcheck giúp lúa hấp thu nhanh chóng, hạn chế rửa trôi.

Bón phân giai đoạn đỏ đuôi

Trong giai đoạn đỏ đuôi, bà con nên thăm đồng thường xuyên và quản lý sâu bệnh cũng như lượng nước chặt chẽ. Để giúp lúa có đủ nguồn dinh dưỡng và độ ẩm thích hợp để tích tụ tinh bột cho hạt chắt, sáng bóng. Đồng thời, việc bùng phát sâu bệnh trong thời gian này ảnh hưởng rất lớn đối với năng suất vụ mùa. Do đó, khuyến khích nhà nông bổ sung dinh dưỡng cho lúa nuôi hạt, cũng như nắm bắt diễn biến sâu bệnh trên đồng để xử lý kịp thời.

 

Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNfit - Kỹ thuật bón phân cho lúa 7

 

Thời gian bón phân giai đoạn đỏ đuôi vào khoảng 85-92 ngày tùy theo giống ngắn hay dài ngày. Thời kỳ này, cần bổ sung kali là chủ yếu, giúp lúa vào chắc. Đồng thời hỗ trợ lá đứng, thân lúa và cổ bông chắc khỏe hạn chế sâu bệnh tấn công lá đòng.

Các loại phân dùng cho bón lúa đỏ đuôi:

▶ Phân bón hữu cơ sinh học NP 10-40: 8kg

▶ Phân bón hữu cơ sinh học LABIS 68 loại 250ml: 2 chai

▶ Phân bón hữu cơ sinh học NK 4,5-18 loại 250ml: 2 chai

Cách bón: Bà con nông dân trộn đều 3 loại phân để tiến hành phun xịt đều trên lúa. Để đạt hiệu quả tối ưu, khuyến khích nhà nông ứng dụng máy bay phun thuốc Đại Thành giúp lúa hấp thu nhanh chóng, hạn chế rửa trôi.

Những lưu ý khi sử dụng phân bón cho lúa

1. Nhà nông nên chủ động thăm đồng thường xuyên, để nắm bắt tình hình sâu bệnh trên lúa. Để có biện pháp xử lý kịp thời các đối tượng gây hại trên từng giai đoạn sinh trưởng của lúa. Dưới đây là các đối tượng gây hại chính mà nhà nông cần đề phòng phát sinh trên mỗi giai đoạn lúa:

▷ Giai đoạn lúa 18-22 ngày sau sạ: Đạo ôn lá

▷ Giai đoạn lúa 25-30 ngày sau sạ: Đạo ôn lá, sâu cuốn lá

▷ Giai đoạn lúa 35-40 ngày sau sạ: Đạo ôn lá, đốm vằn, sâu cuốn lá, sâu đục thân, nhện gié, rầy nâu

▷ Giai đoạn lúa 50-55 ngày sau sạ: Đạo ôn cổ bông, sâu cuốn lá, nhện gié, rầy nâu, lem lép hạt

▷ Giai đoạn lúa 60-65 ngày sau sạ: Đạo ôn cổ bông, sâu cuốn lá, nhện gié, rầy nâu, lem lép hạt

2. Tùy theo giống lúa ngắn ngày hay dài ngày sẽ có thời gian sinh trưởng khác nhau. Nên nhà nông cần xác định thời gian bón phân đúng thời kỳ cho lúa; kết hợp gia giảm liều lượng phù hợp với từng diện tích canh tác lúa.

3. Sau giai đoạn bón phân thứ 4, nhà nông điều chỉnh lượng nước trên ruộng để lúa vào thời kỳ đòng trổ-nuôi hạt. Kết hợp bón vôi để ngăn ngừa sâu bệnh, giảm phèn, giảm mặn cho ruộng. Do mỗi vùng có chân đất khác nhau, thổ nhưỡng khác nhau nên bà con cần sử dụng lượng vôi thích hợp cho ruộng nhà mình.

4. Đặc biệt lưu ý nên giảm hoặc hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật trong giai đoạn đòng trổ, lúa ngậm sữa. Vì trong thời kỳ này lúa mẫn cảm nên hạn chế tác động để tránh ảnh hưởng đến năng suất cuối vụ.

Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNFit – cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho lúa phát triển vượt bậc

Công ty cổ phần Đại Thành là đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm ứng dụng công nghệ cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Trong đó bao gồm dòng sản phẩm Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNFit, Giống lúa lai năng suất cao, Máy bay nông nghiệp PG, Máy bay viễn thám không người lái XG, Robot điều khiển từ xa RG, Trạm giám sát nông nghiệp thông minh DTsmartAG,… Hơn thế, công ty cổ phần Đại Thành đã thực hiện chuyển giao công nghệ cho nhiều doanh nghiệp, công ty và cá nhân uy tín tại Việt Nam. Để góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào ngành sản xuất nông nghiệp cũng như gia tăng chất lượng nông sản Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu có thể để lại thông tin liên hệ dưới phần ĐĂNG KÝ hoặc liên hệ trực tiếp HOTLINE để được tư vấn.

Website: https://daithanhtech.com/ hoặc http://globalcheck.com.vn

Hotline: 0981 85 85 99

Email: daithanh.jsc2020@gmail.comcskh@daithanhtech.com

Phân bón cho lúa – Sử dụng như nào cho hiệu quả

Các loại phân bón lúa hiện nay

Bón phân là khâu quan trọng nhất trong việc trồng và chăm sóc lúa. Để cây lúa phát triển tốt, cho năng suất cao thì ngoài việc bón phân đúng kỹ thuật thì việc lựa chọn đúng loại phân bón cũng là một trong yếu tố quyết định.

Có rất nhiều loại phân bón cho lúa; nhưng nếu xét về nguồn gốc phân bón thì chia ra làm 2 loại chính. Đó là, phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ.

Phân bón vô cơ là gì?

Phân bón vô cơ (hay còn gọi là phân bón hoá học, phân khoáng,…) là chất hoặc hợp chất hoá học. Thành phần hoá học của nó bao gồm nguyên tố dinh dưỡng dùng để nuôi dưỡng cây trồng.

Phân bón vô cơ có thể ở dạng phân đơn như: đạm, lân, kali; hoặc ở dạng hỗn hợp như: NPK, NPK+TE

phan-bon-cho-lua-phan-bon-vo-co-la-gi

Phân bón hữu cơ là gì?

Phân bón hữu cơ là loại phân bón có nguồn gốc từ tự nhiên như: Tàn dư thân, lá cây; chất thải động vật; chất thải của nhà máy sản xuất thuỷ, hải sản; than bùn hoặc chất thải từ sinh hoạt, nhà bếp.

Phân bón hữu cơ còn được chia thành 2 dạng:

-Phân bón hữu cơ truyền thống: Phân xanh, phân chuồng, phân rác,….

-Phân bón hữu cơ công nghiệp: phân bón hữu cơ vi sinh; phân bón hữu cơ sinh học; phân bón hữu cơ khoáng.

phan-bon-cho-lua-phan-huu-co-sinh-hoc-la-gi

Phân bón cho lúa – Sử dụng như nào cho hiệu quả?

Lượng phân bón yêu cầu đối với lúa sẽ được phân bổ như sau:

Lúa ngắn ngày sẽ bón ít phân hơn so với giống dài ngày.

– Sử dụng khoảng 95-120kg đạm đối với lúa thuần chủng; 100-130kg đối với giống lúa lai.

– Lượng phân lân khoảng 50-70kg cho giống thuần; 50-80kg đối với giống lai.

– Lượng kali khoảng 50kg/1ha vào đợt đón đòng. Lúa ngắn ngày sẽ rơi vào 40-50kg, lúa dài ngày sẽ là 50-60kg.

bon-phan-cho-lua

Để sử dụng phân bón cho lúa một cách hiệu quả, bà con cần nắm rõ các giai đoạn lúa cần bón phân sau:

Giai đoạn 1: Bón phân lót cho lúa

là giai đoạn bón phân lúc làm đất hoặc trước khi cày bừa lần cuối. Giai đoạn bón lót, bà con nên bón loại phân có đầy đủ các yếu tố N,P và K; hàm lượng đạm chiếm khoảng 1/3 tổng lượng phân bón. Tuy nhiên, đối với mạ già hoặc giống lúa ngắn ngày, bà con có thể điều chỉnh tăng lượng đạm lên nhiều hơn.

Giai đoạn 2: Bón thúc cho lúa đẻ nhánh

Thực hiện bón thúc cho lúa sau 15-20 ngày sau khi cấy. Trong thời kỳ này, đạm là yếu tố quan trọng, giúp lúa đẻ nhánh nhanh. Lượng đạm cần bón trong thời kỳ này vào khoảng 70% trên tổng lượng đạm cả vụ.

Tuy nhiên, đối với đất nhiễm phèn hoặc đất chua thì cần chọn phân bón là phân lân nhằm giảm độc tố cho đất, hạn chế phèn và chua. Tuy nhiên cần tránh phân lân dính lên lá gây cháy lá.

Giai đoạn 3: Bón thúc đón đòng cho lúa

Bón thúc đón đòng sau 40-45 ngày sau khi cấy. Đây là giai đoạn quan trọng, quyết định đến năng suất của cả vụ lúa. Ở giai đoạn này, bà con nên bón đạm kết hợp với kali, giúp cứng cây và nuôi hạt. Đối với giống lúa đẻ nhánh ít hoặc giống dài ngày, cấy thưa; thì cần chú trọng giai đoạn bón đón đòng bằng kali; giúp nuôi bông to và chắc hạt. Tăng cường kali với đất phèn, kiềm hoặc với thời điểm vụ bị mưa nhiều.

Giai đoạn 4: Bón nuôi hạt

Giai đoạn này, bà con bón loại phân NPK, lượng phân bón là khoảng 12-15kg/ha/lần; bón 1 đến 2 lần trong giai đoạn này. 

Bà con có thể dùng phân bón lá đối với những nơi đất giữ phân kém.

Tại sao nên dùng phân bón hữu cơ sinh học?

Phân bón vô cơ đã được sử dụng từ khá lâu ở Việt Nam. Đối với phân bón, thì phân đạm chiếm vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của cây trồng. Tuy nhiên, do đạm vô cơ làm nhiễm độc đất; gây thoái hoá đất; chua đất hoặc phèn đất. Vì vậy, bà con sẽ cần thêm khoản chi phí để cải tạo cho đất sau một thời gian canh tác nhất định. Ưu điểm của phân vô cơ là hàm lượng phân đậm đặc nên dễ dàng vận chuyển, dễ lưu trữ và bảo quản so với phân hữu cơ truyền thống.

Ngày nay, với công nghệ phát triển, phân hữu cơ sinh học đã dần thay thế cho phân vô cơ vì những ưu điểm vượt trội của nó.

phan-bon-cho-lua-phan-huu-co-sinh-hoc

Ưu điểm của phân bón hữu cơ sinh học

Ngoài những ưu điểm như của phân vô cơ so với phân hữu cơ truyền thống; phân bón hữu cơ sinh học còn có những ưu điểm sau:

– Phân bón hữu cơ sinh học mang đặc tính của phân bón hữu cơ truyền thống; tức là cung cấp đủ các yếu tố đa – trung – vi lượng; đồng thời giúp cải tạo, cân bằng đất; tăng độ phì nhiêu cho đất.

– Sử dụng phân bón hữu cơ sinh học rất đơn giản; không sợ gây chết cây; không làm thoái hoá đất.

– Sử dụng được cho tất cả các thời kỳ của cây trồng.

– Giúp cây trồng hấp thu dễ dàng hơn do trong phân hữu cơ sinh học có chứa các sinh vật phân giải các chất khó hấp thu thành các chất dễ hấp thu; hay vi sinh vật cố định đạm.

– Các vi sinh vật trong phân bón hữu cơ sinh học còn có tác dụng bảo vệ đất; thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật có lợi cho đất; tăng cường sức đề kháng cho cây trồng; giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật; Từ đó giúp tăng chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

– Phân bón hữu cơ sinh học cũng thân thiện với môi trường, con người và động vật. Vì vậy, sử dụng phân bón hữu cơ sinh học sẽ góp phần bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp bền vững.

Tham khảo thêm bài viết: phân bón hữu cơ sinh học

phan-bon-cho-lua-loi-ich-phan-huu-co-sinh-hoc

Sử dụng máy bay nông nghiệp – Tiết kiệm – bảo vệ môi trường

Ngoài việc sử dụng phân bón hữu cơ sinh học, thì việc ứng dụng công nghệ mới thay cho lao động chân tay cũng là một giải pháp góp phần giảm chi phí, tăng năng suất và bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp.

Máy bay nông nghiệp như máy bay phun thuốc trừ sâu P-GLOBALCHECK kết hợp cả tính năng bón phân và gieo sạ. Chi phí thuê dịch vụ bón phân, phun thuốc hay gieo hạt bằng máy bay P-GLOBALCHECK rẻ hơn rất nhiều so với lao động thủ công.

Mặt khác, máy bay P-GLOBALCHECK với công nghệ phun ly tâm sẽ giúp việc phun thuốc, bón phân, gieo hạt đồng đều hơn rất nhiều.

Tham khảo thêm bài viết: Bón phân cho cà phê bằng máy bay tại Lâm Đồng

Công ty Cổ phần Đại Thành

Được biết đến là một trong số những đơn vị tiên phong trong ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất nông nghiệp, với những sản phẩm công nghệ cao và ưu việt như Máy bay không người lái phun thuốc BVTV, gieo hạt; Hệ thống giám sát nông nghiệp thông minh; Phân bón hữu cơ sinh học Rural Boss DTOGNFit; Phần mềm truy xuất nguồn gốc Agricheck… Đại Thành đã chuyển giao công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp cho hàng nhiều tổ chức cá nhân uy tín tại Việt Nam và các nước trong khu vực.

Website: https://daithanhtech.com/ hoặc http://globalcheck.com.vn

Hotline: 0981 85 85 99

Email: contact@daithanhtech.com – cskh@daithanhtech.com