Kỹ Thuật Chăm Sóc Giống Lúa Lai F1 Sử Dụng Phân Bón Hữu Cơ

Vụ mùa năm 2024 đánh dấu sự thành công ngoài mong đợi của Giống lúa lai F1-G55 khi chúng được đông đảo bà con tin dùng, đồng hành cùng sự thành công này, dưới đây chúng tôi xin phép được giới thiệu kỹ thuật chăm sóc giống lúa lai F1 GS55, kiến thức này cũng có thể áp dụng cho tất cả các giống lúa lai khác.

I. MỐI LIÊN HỆ CÁC KHÂU CHĂM SÓC GIỐNG LÚA LAI F1

Khi chăm sóc giống lúa lai F1 chúng ta lưu ý 3 khâu chính đó là: Tưới tiêu, bón phân, phun thuốc. Tất cả các khâu này đều có liên quan phối hợp với nhau giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt nhất, dưới đây là một số mối liên hệ giữa các khâu với nhau:

3 khâu chăm sóc lúa có sự hỗ trợ qua lại với nhau, giúp cây lúa phát triển toàn diện
3 khâu chăm sóc lúa có sự hỗ trợ qua lại với nhau, giúp cây lúa phát triển toàn diện

1.1.Khâu tưới tiêu

Trong quá trình chăm sóc giống lúa lai F1 như GS55, khâu tưới tiêu vô cùng quan trọng chúng có nhiệm vụ:

  • Điều phối đẻ nhánh
  • Tăng lượng oxy cho đất
  • Kích rễ, chống đổ, diệt sâu bệnh, hạn chế cỏ dại
  • Kích thích hấp thụ chất dinh dưỡng

Như vậy chúng ta thấy để công việc sử dụng phân bón hiệu quả chúng ta cũng phải điều tiết nước hợp lý để cây hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất và tăng cường sức khỏe cho cây lúa.

1.2.Khâu phun thuốc cho lúa

Khâu này cực kỳ quan trọng và mang tính thời vụ cao, chúng đảm bảo sức khỏe cây lúa, khi cây lúa có sức khỏe khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng mới tốt và khâu tưới tiêu mới phát huy tối đa hiệu quả trong việc kích dễ, diệt cỏ và phòng trừ sâu bệnh của khâu tưới tiêu.

1.3.Khâu bón phân cho lúa

Đây là khâu quan trọng, chúng trực tiếp cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, khâu này hiệu quả giúp cây sinh trưởng tốt, nếu khâu này làm tốt giúp giảm trừ sâu bệnh, đẻ nhánh khỏe góp phần tăng hiệu quả của khâu cấp nước và phun thuốc.

Từ những phân tích trên ta thấy, cả 3 khâu tưới tiêu, phun thuốc, bón phân tạo thành một vòng tròn hỗ trợ nhau, cây lúa phát triển tốt chúng ta cần quan tâm tới cả 3 khâu và sự ràng buộc của chúng từ đó giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt.

II. KỸ THUẬT CHĂM SÓC GIỐNG LÚA LAI F1-GS55

Kỹ thuật chăm sóc giống lúa lai 3 dòng F1 là giống nhau, chúng chỉ khác ở chỗ số ngày có thể chênh nhau từ 1 đến 2 ngày nên bà con có thể áp dụng với tất cả các giống lúa lai F1 khác.

2.1. Kỹ thuật tưới tiêu trong việc chăm sóc giống lúa lai F1-GS55

Việc điều tiết nước là vô cùng quan trọng, chúng ảnh hưởng trực tiếp tới mật độ, sử dụng hiệu quả phân bón cũng như khả năng kháng bệnh của cây lúa, vì vậy chúng ta đặc biệt quan tâm tới vấn đề này để điều tiết nước cho tốt.

Lưu ý để phát huy hiệu quả nguồn nước, ruộng lúa cần phải được làm phẳng, để hỗ trợ việc này, Đại Thành có phân phối thiết bị trang phẳng mặt đất, với thiết bị này sẽ được tự động hóa tính toán nhờ vậy giúp mặt ruộng phẳng gần như tuyệt đối.

Chi tiết : Thiết bị trang phẳng mặt đất GIC100

Công nghệ trang phẳng mặt đất tự động GIC100
Công nghệ trang phẳng mặt đất tự động GIC100

Dưới đây là chi tiết kỹ thuật tưới tiêu nước trong quá trình chăm sóc giống lúa lai F1- GS55 nói riêng và giống lúa lai F1 ba dòng nói chung:

Cây lúa ở giai đoạn khi cấy đến khi đẻ nhánh:

Giai đoạn này chúng ta luôn giữ nước có chiều cao từ 3 đến 9 cm, chúng ta giữ nước giai đoạn này giúp cây lúa đẻ nhánh, đảm bảo năng suất lúa sau này.

Cây lúa ở giai đoạn Cuối đẻ nhánh:

Giai đoạn này chúng ta cần rút cạn nước trong khoảng 15 ngày, đây là việc quan trọng nó có nhiệm vụ:

  • Dừng đẻ nhánh cho cây lúa, tập trung vào chăm sóc những nhánh đã có phát triển mạnh bởi nếu tiếp tục đẻ nhánh những nhánh này sẽ không cho năng suất nhưng lại sử dụng chất dinh dưỡng cung cấp cho cây.
  • Tăng oxy cho đất: sau thời gian dài ngâm nước, lượng oxy trong không khí không tiếp xúc được với đất vì vậy chúng cần thời gian tháo khô để cung cấp oxy cho đất.
  • Kích dễ và tiêu diệt mầm bệnh trong quá trình ngâm nước vì vậy nó giúp rễ phát triển, chống đổ, hạn chế sâu bệnh.

Cây Lúa từ lúc phơi khô cho đến khi lúa chắc và xanh:

Giai đoạn này chúng ta cấp nước cho cây lúa có chiều cao từ 5 đến 7 cm. việc giữ nước ở giai đoạn này giúp cây lúa hấp thụ chất dinh dưỡng, nuôi thân, hạn chế cỏ dại mọc và giúp chất dinh dưỡng ngấm xuống đất.

Cây lúa từ lúc chắc và xanh

Giai đoạn này chúng ta tháo cạn nước, việc này giúp bộ rễ phát triển và kích thích hút chất dinh dưỡng đã được cấp cho đất để nuôi hạt chắc đều.

Lưu ý cấp nước trước khi bón thúc lần 2:

Trước khi bón thúc lần 2 chúng ta cần đưa nước vào để hòa tan chất dinh dưỡng, đồng thời hòa tan phân bón giúp cây lúa dễ dàng hấp thụ sau này.

GS55 là giống lúa lai cho năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt
GS55 là giống lúa lai cho năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt

2.2. Kỹ thuật bón phân cho lúa lai F1-GS55

Trong kỹ thuật chăm sóc giống lúa lai F1 khâu bón phân là không thể thiếu, chúng cung cấp chất dinh dưỡng đảm bảo cây lúa phát triển tốt và cho năng suất cao, ngày nay với việc bà con sử dụng phân bón hữu cơ, ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng chúng còn có nhiệm vụ cải tạo đất và diệt trừ sâu bệnh.

Trong quá trình chăm sóc giống lúa lai 3 dòng sử dụng phân bón vô cơ chúng ta có 3 lần bón phân bao gồm: bón lót, bón thúc lần 1 và bón thúc lần 2, tuy nhiên phân bón vô cơ lại phá hủy môi trường đất vì vậy bài viết này chúng tôi hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân bón hữu cơ kết hợp vô cơ giúp cây lúa hấp thụ tối đa phân bón vô cơ từ đó góp phần bảo vệ môi trường và cải tạo đất.

Đặc biệt hiện nay Đại Thành cũng đang phân phối phân bón hữu cơ vi sinh Biosoy giúp bảo vệ đất, đặc biệt giúp kích dễ, diệt trừ sinh vật có hại một cách tự nhiên.

Chi tiết: Phân bón hữu cơ vi sinh Biosoy

Khác với sử dụng phân bón vô cơ, sử dụng phân bón hữu cơ chúng ta sẽ tăng số lần bón phân và giảm lượng bón mỗi lần, tuy nhiên phân bón hữu cơ vi sinh Biosoy là phân bón dạng lỏng, chúng ta có thể pha ra nước và sử dụng Máy bay nông nghiệp phun, với một chiếc drone hiện đại mỗi ngày chúng có thể phun tới cả trăm hecta vì vậy việc rải phân bón vô cùng đơn giản và hiệu quả.

Phun thuốc, rải phân bón đơn giản hơn với máy bay nông nghiệp
Phun thuốc, rải phân bón đơn giản hơn với máy bay nông nghiệp

Dưới đây là quy trình sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh Biosoy trên cây lúa:

Lưu ý: số liệu dưới đây tính cho một hecta đất canh tác

  • Lần 1: 7-10 ngày sau sạ hoặc 3 ngày sau khi cấy. Phun hoặc bón 2 lít BioSoy-VMH 03 kết hợp 50 kg Urê + 50 kg DAP.
  • Lần 2: 18-25 ngày sau sạ hoặc cấy. Phun hoặc bón 2 lít BioSoy-VMH 03 kết hợp Bón 70 kg Urê + 70 kg DAP
  • Lần 3: 38-45 ngày sau sạ hoặc cấy. Phun hoặc bón 2 lít BioSoy-VMH 03 kết hợp Bón từ 100 -120 kg NPK 16-18-8
  • Lần 4: Lúa trổ đều. Phun 2 lít BioSoy-VMH 03
  • Lần 5: Lúa giai đoạn chín sữa (lúa cong trái me). Phun 2 lít BioSoy-VMH 03

2.3. Kỹ thuật phun thuốc chăm sóc lúa lai F1

Để cây lúa phát triển tốt, Bà con nên thường xuyên thăm đồng, kiểm tra sức khỏe cây lúa, tùy theo tình trạng thực tế mà phun thuốc bảo vệ thực vật cho tốt và hiệu quả.

Đặc biệt giống lúa là cây trồng có tính thời vụ cao, mỗi đợt sâu bệnh thường chỉ có từ 1 đến 3 ngày điều trị hiệu quả, vì vậy với bà còn có diện tích canh tác lớn chúng ta nên sử dụng Máy bay xịt thuốc giúp nâng cao hiệu quả phun và đảm bảo tính thời vụ cho cây lúa.

III. KẾT LUẬT KỸ THUẬT CHĂM SÓC GIỐNG LÚA LAI BA DÒNG

Từ những phân tích trên ta thấy, việc chăm sóc giống lúa lai F1 phải đảm bảo từ khâu tưới tiêu, phun thuốc và rải phân bón có thể phát huy tối đa hiệu quả. Đặc biệt ngày nay để phát triển một nền nông nghiệp xanh- bền vững chúng ta nên sử dụng phân bón hữu cơ và áp dụng công nghệ vào trong sản xuất như máy bay nông nghiệp, công nghệ san phẳng mặt đất, thiết bị tự lái máy nông nghiệp,…

Để tìm hiểu thêm về kỹ thuật chăm sóc giống lúa lai F1 cũng như công nghệ sản xuất trong nông nghiệp xin vui lòng liên hệ 0981 85 85 99. Chúng tôi rất vui khi nhận được phản hồi từ quý Anh/ Chị !

Về Thọ Xuân- Thanh Hóa Nghe Bà Con Nói Về Lúa Lai F1-GS999 của Đại Thành

Huyện Thọ Xuân- tỉnh Thanh Hóa là một trong những địa phương trọng điểm trồng lúa lai F1-GS999 của công ty CP Đại Thành, đây là giống lúa ngắn ngày năng suất cao trồng được cả vụ xuân và vụ mùa, đặc biệt gạo cho ra cơm thơm và dẻo rất ngon.

I. GIỐNG LÚA F1-GS999 CỦA GOLDSEED

GS999 là giống ba dòng ngắn ngày cho năng suất cao do công ty CP Đại Thành nhập khẩu và phân phối vào thị trường Việt Nam. Đặc biệt cơm thơm ngon, trắng và có vị đậm nên rất phù hợp cho xuất khẩu.

Dưới đây là một số thông tin cần biết về giống lúa lai F1-GS999 của công ty CP Đại Thành:

– Thời gian sinh trưởng ngắn: Vụ mùa từ 95 đến 100 ngày còn vụ Xuân từ 115 đến 120 ngày.

– Khả năng chống chịu thời tiết: khả năng chịu rét và sâu bệnh tốt đặc biệt bệnh đạo ôn và rầy nâu, thân cứng và thấp nên chống đổ tốt.

– Năng suất cao: Với điều kiện và khả năng thâm canh cao năng suất có thể đạt 12 tấn/ hecta.

– Chất lượng gạo: gạo trắng khi nấu cơm thơm và vị đậm rất phù hợp làm lúa xuất khẩu.

– …

Lúa lai F1- GS999 cho chất lượng hạt đều và trắc
Lúa lai F1- GS999 cho chất lượng hạt đều và trắc

II. THĂM RUỘNG LÚA LAI F1-GS999 TẠI THỌ XUÂN THANH HÓA

Với mong muốn luôn mang đến giống lúa chất lượng tốt nhất đến với bà công, Công ty CP Đại Thành thường xuyên tổ chức các đợt thăm đồng để xem kết quả thực tế từ đây đưa ra phương án khắc phục nếu nhược điểm xảy ra, và hôm nay hãy cùng chúng tôi đến với cánh đồng lúa lai F1-GS99 tại Thọ Xuân- Thanh Hóa.

Lúa vụ xuân tại thọ Xuân- Thanh Hóa
Lúa vụ xuân tại thọ Xuân- Thanh Hóa

Nhìn vào hình ảnh thực tế chúng ta thấy ngay đặc điểm của giống lúa lai F1-GS999 như sau:

  • Hạt chắc có độ đồng đều cao, ít hạt lép.
  • Thời gian ngắn ngày, dự kiến ở Thọ Xuân là 117 ngày được thu hoạch.
  • Lá đồng xanh dù lúa sắp được thu hoạch
  • Chống chịu sâu bệnh tốt, cả vụ chỉ phải phun một lần.

Cùng chúng tôi xem ý kiến hộ trồng giống lúa GS999 nói gì về giống lúa này:

  • video nói về gs9999 tại thọ xuân thanh hóa
    video nói về gs9999 tại thọ xuân thanh hóa

    Lúa nhiều bông, chắc, không có sâu bệnh

  • Về phân bón có phun một chút phân bón hữu cơ còn lại chăm cũng bình thường như giống khác.
  • Sâu bệnh ít, chỉ phải bơm thuốc sâu một lần pha cùng phân bón hữu cơ nhưng không bị sâu bệnh gì hết.
  • Có rất nhiều hộ dân đang hỏi thăm Bà xem đây là giống lúa gì để người ta cấy.
  • Đây là giống lúa ngắn ngày nên rất thuận tiện để vụ sau còn trồng ngô nữa.
  • …..
Hộ trồng giống GS999 nó gì GS999 so với giống lúa khác
Hộ trồng giống GS999 nó gì GS999 so với giống lúa khác

Vâng từ những lời của Bà Con nói về giống lúa lai F1-GS999 cũng như nhìn cánh đồng thực tế của giống lúa lai F1 này với giống lúa xung quanh chúng ta thấy ngay:

  • Bông lúa của GS999 dài, chắc và đều hơn so với ruộng bên cạnh.
  • Cùng trồng nhưng lúa GS999 đã sắp được thu hoạch

Như vậy giống lúa lai F1-GS999 không chỉ cho năng suất cao mà còn ngắn ngày, đây là điều rất quan trọng nó giúp bà con canh tác thêm một vụ màu nữa, cụ thể bà con ở Thọ Xuân canh tác thêm vụ Ngô, vậy việc giống lúa ngắn ngày giúp gì cho vụ Ngô?

– Nếu giống lúa quá dài ngày, tỉnh tổng cả 2 vụ nó có thể kéo theo việc chúng ta không đủ thời gian để trồng thêm vụ màu.

– Việc ngắn ngày giúp Bà con có thời gian cải tạo đất: đây là việc rất quan trọng, nếu không đủ thời gian cải tạo đất, đất sẽ không được tơi xốp làm giảm chất lượng cây trồng, không những vậy chúng còn có thể gây ngộ độc hữu cơ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cây trồng.

III. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CP ĐẠI THÀNH

Đại Thành là doanh nghiệp có gần 20 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chúng tôi không chỉ phân phối giống lúa, phân bón hữu cơ mà chúng tôi còn phân phối nhiều trang thiết bị nông nghiệp thông minh khác nhờ vậy Đại Thành không chỉ phân phối mà chúng tôi còn cung cấp cả một giải pháp nông nghiệp thông minh hướng tới một nền nông nghiệp “XanhNhàn HạKinh Tế”.

Để thực hiện mục tiêu trên, Đại Thành đã và đang triển khai mô hình cánh đồng công nghệ GlobalCheck, đây là mô hình nông nghiệp thông minh hoạt động dựa trên công nghệ nông nghiệp kết hợp với vật tư nông nghiệp thân thiện môi trường giúp cân bằng và cải tại môi trường đất và nước.

Chi tiết : Mô hình cánh đồng công nghệ GlobalCheck

Giống lúa GS999 phát triển khá tốt tại mô hình cánh đồng công nghệ GlobalCheck ở Vĩnh Phúc
Giống lúa GS999 phát triển khá tốt tại mô hình cánh đồng công nghệ GlobalCheck ở Vĩnh Phúc

Mô hình cánh đồng công nghệ GlobalCheck hoạt động dựa trên những nền tảng như sau:

– Vật tư nông nghiệp thân thiện: Chúng tôi sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón này không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng mà còn giúp cải tạo môi trường đất, môi trường nước, giữ cân bằng hệ sinh thái, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cho lúa, tiết kiệm phân bón vô cơ.

Máy bay nông nghiệp: sử dụng máy bay phun thuốc và rải phân bón đây là thiết bị không chỉ nâng cao năng suất công việc, chúng còn giúp tiết kiệm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật nhờ vậy giúp người lao động nhàn hơn và bảo vệ môi trường cũng như tiết kiệm chi phí.

Thiết bị dẫn đường tự động NX510: đây là thiết bị tự lái máy nông nghiệp, nhờ NX510 bà còn có thể lái máy cấy, máy cày một cách nhàn hạ, đặc biệt sử dụng công nghệ định vị chính xác cao giúp tiết kiệm từng centimet đất.

Để biết thêm tin chi tiết về các giống lúa cũng như các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao xin vui lòng liên hệ: 0981 85 85 99. Chúng tôi rất vui khi nhận được phản hồi từ quý Anh/ Chị !

Giống lúa lai F1 GS9 |Chất lượng gạo tốt, thích ứng trồng nhiều mùa vụ trong năm

Hiện nay, giống lúa lai đã khẳng định được tính chất vượt trội khi mang đến chất lượng tốt và năng suất cao. Các giống lúa lai được nhiều nhà nông biết đến và lựa chọn như lúa lai 3 dòng, lúa lai 2 dòng. Trong đó, giống lúa lai F1 GS9 được công nhận là giống Quốc gia và được phân phối bởi công ty cổ phần Đại Thành. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về nguồn gốc của giống lúa lai GS9 và các đặc điểm của lúa GS9.

Giống lúa lai GS9

Giống lúa lai GS9 còn có tên là SL8HGS9 có nguồn gốc từ Philipine, được lai tạo bởi viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI và tập đoàn SL Agritech. Giống lúa GS9 được Trung tâm lúa lai – Viện cây lương thực & thực phẩm đưa vào Việt Nam khảo nghiệm. Đến tháng 8 năm 2011, GS9 được công nhận là giống lúa Quốc Gia và được phân phối chính thức bởi công ty cổ phần Đại Thành.

 

Giống lúa lai GS9 |Chất lượng gạo tốt, thích ứng trồng nhiều mùa vụ trong năm 1

 

Trồng thử nghiệm giống lúa lai GS9 trên cánh đồng Hà Giang

Cùng năm 2011, công ty cổ phần Đại Thành đưa giống lúa lai GS9 vào trồng thử nghiệm trên diện tích 10 ha trong vụ Xuân tại xã Yên Hà, huyện Quang Bình. Theo đánh giá của nông dân và cập nhật thông tin từ trang kinh tế Báo Hà Giang, giống lúa GS9 có ưu thế như sau:

▶ Thời gian sinh trưởng là 145 ngày

▶ Khả năng đẻ nhánh khỏe và tập trung

▶ Thân cây lúa cứng cáp, chống đổ tốt

▶ Khả năng chống chịu sâu bệnh cao

▶ Đặc biệt không nhiễm đạo ôn

▶ Trồng được nhiều vụ trong năm

▶ Thích ứng nhiều loại chân đất khác nhau

▶ Bông trổ to, dài

▶ Hạt chắc, thon dài

▶ Năng suất trung bình 65 tạ/ ha

▷ Phù hợp điều kiện thâm canh của huyện Quang Bình, Hà Giang

Từ kết quả đạt được sau trồng thử nghiệm, tại Hội nghị đầu bờ giống lúa lai 3 dòng SL8H.GS.9 – Hà Giang, các đại biểu đề xuất chính sách hỗ trợ giá giống GS9 cũng như tập huấn khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân. Đồng thời, đưa giống lúa lai GS9 mở rộng canh tác trên các vùng trọng điểm của Quang Bình trong mùa vụ tiếp theo. Qua đó, để đánh giá hiệu quả chính xác độ thích ứng của GS9. Hơn nữa, đây là bước đầu cho việc nhân rộng quy mô sản xuất lúa lai để nâng cao chất lượng mùa vụ cho bà con huyện Quang Bình.

>> Xem thêm các giống lúa lai năng suất cao:

Đặc điểm sinh trưởng của giống lúa lai GS9

Thời gian sinh trưởng phụ thuộc vào điều kiện cấy. Đối với miền Bắc thường canh tác vụ Xuân từ 118 đến 130 ngày; vụ mùa từ 105 đến 110 ngày.

Đối với miền Nam, giống GS9 có thể canh tác 3 vụ trong năm. Trong vụ Đông Xuân, tại Nam trung bộ thường kéo dài từ 115 đến 120 ngày; còn vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng duyên hải Nam bộ chỉ từ 105 đến 110 ngày. Và trong vụ Hè Thu có thể thu hoạch sớm từ 100 đến 105 ngày.

Chọn giống lúa lai cho mùa vụ Đông Xuân 2021-2022

Từ khi mang giống GS9 vào trồng thử nghiệm đến nay, giống lúa lai GS9 đã khẳng định được đặc tính siêu vượt trội trong sản xuất. GS9 luôn là sự lựa chọn hữu ích trong quá trình gieo sạ cho mùa vụ Đông Xuân năm nay.

Theo báo Nhân Dân, trong vụ xuân năm nay tại tỉnh Thái Nguyên, nhà nông được khuyến khích gieo trồng các giống lúa lai như TH3-3; TH3-4; BTE1,… Đặc biệt, GS9 là giống lúa được khuyến khích canh tác ưu tiên để phấn đấu đạt sản lượng 250.000 tấn toàn tỉnh.

Trong tháng 11 vừa qua, tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang đã thực hiện gieo sạ vụ Đông Xuân với giống GS9 trên cánh đồng 12 ha. Đồng thời, Hậu Giang còn ứng dụng mô hình tự động hóa canh tác bằng máy bay nông nghiệp cho vụ Đông Xuân. Hơn hết, đội ngũ kỹ thuật công ty cổ phần Đại Thành hỗ trợ gieo sạ bằng máy bay nông nghiệp PGxp. Việc thực hiện chuyển đổi hoàn toàn canh tác kỹ thuật số giúp nhà nông Hậu Giang thấy trực tiếp hiệu quả công nghệ và gia tăng năng suất nông sản.

》Các bài viết liên quan

Gieo sạ lúa Đông Xuân 2021-2022 tại Hậu Giang và những điều cần lưu ý

Đào tạo phi công nông nghiệp và kỹ thuật vận hành máy bay nông nghiệp

Lúa lai là gì? Hiệu quả kinh tế của lúa lai trong tình hình kinh tế khó khăn

 

Phân loại các giống lúa và sự khác nhau của lúa trên Thế Giới

Lúa được biết đến là cây lương thực chính của nhiều quốc gia trên Thế Giới. Ở Việt Nam, lúa chiếm diện tích canh tác lớn nhất. Do đó, ngành sản xuất lúa trở thành ngành nông nghiệp trụ cột của nước ta. Trong nội dung bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ về nguồn gốc của lúa? Lúa có những đặc điểm phân loại như thế nào? Các giống lúa có sự khác biệt gì? 

Các giống lúa theo hệ thống phân loại thực vật học

Theo phân loại thực vật, cây lúa thuộc họ Gramineae – Hòa thảo, tộc Oryzeae, chi Oryza. Trong đó, chi Oryza có khoảng 20 loài. Tuy nhiên, chỉ có 2 loài là lúa trồng, còn lại là lúa hoang hằng niên và đa niên. Oryza sativa L là loài lúa trồng thích nghi rộng rãi và chiếm phần lớn diện tích lúa trên Thế Giới. Loài còn lại là Oryza glaberrima Steud trồng với diện tích giới hạn ở một số quốc gia Tây Phi.

Các giống lúa được phân loại theo hệ thống giúp việc ghi nhận, phân biệt hình dạng riêng biệt. Khi đó, chúng ta có thể kiểm soát được phép lai giữa các loài của lúa để tạo gen lúa ưu việt. Ví dụ: Oryza fatua là loài lúa dại có gen chịu mặn và sức sống cao được lai với Oryza sativa để tạo giống lai chứa gen chịu mặn của Oryza fatua.

Phân loại theo môi trường canh tác

Hai cơ sở cơ bản để định hình trạng thái của nhóm loài là kiểu gen và môi trường sống. Đối với cây lúa, dựa vào điều kiện môi trường canh tác khác nhau sẽ có các nhóm giống chứa các tính trạng, hình dạng khác nhau.
Phân loại các giống lúa và sự khác nhau của lúa trên Thế Giới2
Dựa vào điều kiện sống, các giống lúa được phân thành các nhóm:

Lúa cạn là loại lúa có khả năng sống trên cạn. Lúa cạn được trồng trên vùng đồi núi, thường không có bờ ngăn giữ nước trên ruộng.Tại Việt Nam, lúa cạn được trồng ở Tây Nguyên, khí hậu phân biệt rõ rệt mùa mưa và mùa nắng. Vào mùa nắng không có điều kiện thích hợp canh tác, nên lúa chỉ được trồng vào mùa mưa. Đất ruộng tại đây phần lớn là đất đỏ Bazan, lượng nước phụ thuộc vào lượng mưa trong mùa. Thời gian sinh trưởng của lúa kéo dài 6 tháng từ khi gieo hạt.

Lúa nước là loại lúa trồng ở khu vực có điều kiện tưới tiêu thuận lợi. Tại đây, nhà nông có thể kiểm soát lượng nước phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của lúa. Khu vực canh tác lúa nước phải bằng phẳng, lượng nước duy trì từ 100mm đến 150mm. Những khu vực đồng bằng có lưu vực sông chảy qua và khí hậu nhiều mưa là môi trường thích hợp cho lúa nước sinh trưởng. Ví dụ như khu vực đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long là những khu vực thuận lợi canh tác lúa nước.

Phân loại theo nguồn gốc

Từ khi ngành sản xuất lúa hình thành và phát triển đến nay, giống lúa đã được lai tạo để phù hợp với đặc điểm sinh thái từng vùng, từng khu vực canh tác. Từ đó, xác định cơ sở phân loại chính dựa vào nguồn gốc hình thành và phương pháp lai tạo. Và các giống lúa được phân loại theo 5 nhóm quần thể như sau:

  1. Nhóm quần thể địa phương. Là giống lúa có nguồn gốc lâu đời ở địa phương, có phạm vi hẹp. Các giống như Tám xoan, nếp hoa vàng, nếp cẩm, nếp nương là các giống tiêu biểu tại khu vực sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
  2. Nhóm quần thể lai được tạo ra để lưu giữ các tính trạng tốt hoặc tính trạng đặc thù được canh tác rộng rãi mọi vùng miền.
  3. Nhóm quần thể đột biến bao gồm các giống được lai tạo từ đột biến tự nhiên hoặc nhân tạo. Các gen đột biến tự nhiên tạo giống lúa năng suất cao chứa gen lùn. Việc này trở thành cơ sở nền tảng cho các nghiên cứu lai tạo đột biến từ những năm 1965 đến nay.
  4. Nhóm quần thể tạo giống bằng công nghệ sinh học. Các giống thuộc nhóm này được nuôi cấy, ghép gen và chọn dòng tế bào. Đây là nhóm quần thể nhân tạo với quy trình chọn lọc có thể tạo giống đáp ứng mục tiêu riêng cho mỗi giống lúa khác nhau.
  5. Nhóm các dòng bất dục đực chứa gen gây bất dục đực. Các nhóm lúa này thường được làm giống lúa mẹ để lai tạo các thế hệ lúa lai F1, lúa lai 2 dòng, lúa lai 3 dòng có tiềm năng đạt sản lượng cao.

Giống lúa lai tại Việt Nam

Nền văn hóa lúa nước tại Việt Nam đã được hình thành và phát triền từ hàng nghìn năm trước. Cho đến ngày nay, nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam đã đi vào giai đoạn sản xuất tập trung và ổn định. Hai tiềm năng gia tăng năng suất của nước ta ngày nay là các giống lúa cải tiến cao sản và các giống lúa lai.

nông sản sạch

Từ những năm 1992, nguồn gốc giống lúa lai phần lớn là nhập khẩu từ Trung Quốc. Năm 2004, diện tích lúa lai ở Việt Nam đã có 600.000 ha; với năng suất lúa lai cao hơn năng suất của lúa cải tiến cao sản khoảng 20-25% (tăng khoảng1,5 tấn/ha) (Lê Hồng Nhu, 2006). Và đến nay giống lúa lai được Trung tâm khuyến nông khuyến khích canh tác mở rộng. Ngoài ra, chúng ta đang nghiên cứu và lai tạo lúa giống để lưu trữ nguồn gen có thời gian sinh trưởng ngắn, hiểu quả canh tác cao. Đồng thời, thực hiện phương châm “đi tắt đón đầu” những tiến bộ kỹ thuật lúa lai để mở rộng quy mô sản xuất.

Công ty cổ phần Đại Thành là một trong những doanh nghiệp cung cấp giống lúa lai năng suất cao hiện nay. Hiệu suất canh tác mang lại từ giống lúa lai F1 GS9, GS55, GS999 là rất cao. Loại hình cây lúa cao, chắc khỏe, có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ. Đặc biệt, giống lúa lai của công ty cổ phần Đại Thành được nhiều nhà nông Bắc Ninh lựa chọn canh tác trong mùa rét lạnh.

 

》Các bài viết liên quan

Lúa lai là gì? Hiệu quả kinh tế của lúa lai trong tình hình kinh tế khó khăn

Hạt giống Lúa lai F1 GS55

Nông dân chuẩn bị mùa vụ Đông Xuân 2022 trong đại dịch Covid-19