Đối với canh tác lúa, nước có vai trò quan trọng nhất đối cho sự sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Từ cách thức canh tác truyền thống, sự quan trọng của nước được thể hiện qua câu tục ngữ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Thế nên, việc tưới nước ruộng cũng như kỹ thuật quản lý nước được chú trọng trong sản xuất lúa.
Nước là thành phần chủ yếu cấu tạo cấu trúc cơ thể lúa. Tưới nước hợp lý giúp quá trình sinh trưởng, sinh lý và sinh hóa được diễn ra bình thường. Đồng thời, nếu ruộng thiếu nước ảnh hưởng đến quá trình quang hợp; tổng hợp và tích trữ các chất hữu cơ cho lúa.
Nhu cầu sử dụng nước của cây lúa
▶ Nước là điều kiện ngoại cảnh không thể thiếu đối với cây lúa. Nước có tác dụng điều hòa tiểu khí hậu trong ruộng.
▶ Tưới nước giúp đất được cung cấp độ ẩm thích hợp, giảm nhiệt độ cho lúa phát triển. Giúp tạo điều kiện thuận lợi cho lúa hấp thu dinh dưỡng trong đất.
▶ Tưới nước ruộng góp phần làm giảm phèn, giảm mặn.
▶ Mực nước giữ trong ruộng tạo môi trường yến khí; ngăn chặn cỏ dại phát triển cạnh tranh dinh dưỡng với cây lúa.
▶ Cây lúa cần được tưới nước với 400-450 đơn vị để tạo được 1 đơn vị thân lá.
▶ Ngoài ra, cây lúa cần được tưới nước với 300-350 đơn vị nước để tạo được 1 đơn vị hạt.
Các giai đoạn lúa cần chú trọng tưới nước
Bà con nông dân cần chủ động tưới nước ruộng đúng thời điểm và phù hợp với nhu cầu của cây lúa. Để lúa sinh trưởng và phát triển tốt; cho năng suất cao, chất lượng nông sản tốt. Các giai đoạn lúa cần chú trọng tưới nước như giai đoạn mạ non; lúa đẻ nhánh; lúa giai đoạn làm đòng – trổ bông.
Ở mọi giai đoạn sinh trưởng của lúa, nếu ruộng thiếu nước đều ảnh hưởng đến năng suất lúa. Nhu cầu tưới nước lúa tăng dần từ giai đoạn mạ non đến trổ bông. Tuy nhiên, sau giai đoạn này đến lúa chín, nhu cầu tưới nước lúa giảm dần.
Thiếu nước trong giai đoạn tăng trưởng mạ non, đẻ nhánh làm ảnh hưởng đến sức sống của lúa. Chiều cao cây lúa giảm rõ rệt, hạn chế phát triển chồi. Lượng nước tưới ruộng nhiều hay ít cũng ảnh hưởng đến cây lúa.
▶ Ruộng tưới nước nhiều dẫn đến ngập úng, rửa trôi chất dinh dưỡng trong đất và lãng phí phân bón.
▶ Ruộng tưới nước ít ảnh hưởng đến khả năng đẻ nhánh trở nên kém, giảm số lượng nhánh hữu hiệu.
▶ Nếu ruộng thiếu nước được tưới lại, lúa vẫn phục hồi. Nhưng sức sống lúa đã kém đi nhiều, đi kèm năng suất giảm phụ thuộc vào thời gian ruộng thiếu nước.
Đặc biệt, bà con cần chú ý giai đoạn lúa làm đòng – trổ bông; không nên để tình trạng thiếu nước xảy ra trong thời kỳ này. Nếu hạn hạn kéo dài, làm giảm số lượng bông trên đòng, chất lượng hạt lúa kém, năng suất giảm.
Quản lý nước theo thời kỳ sinh trưởng phát triển
Trong sản xuất, bà con tưới nước ruộng hợp lý để điều tiết sự đẻ nánh năng suất cho mùa vụ. Dựa vào thời kỳ sinh trưởng phát triển lúa, kỹ thuật quản lý nước được tiến hành như sau:
▶ Thời kỳ nảy mầm: hạt lúa giống ở trạng thái hoạt động, cần độ ẩm 25-35% để nảy mầm tốt và hỗ trợ quá trình phân giải nội nhũ thuận lợi.
▶ Thời kỳ mạ non (dành cho kỹ thuật gieo cấy): Trong giai đoạn hạt giống được gieo-mũi chông, giữ ruộng đủ độ ẩm giúp mạ nhanh chóng ra chồi; bộ rễ phát triển thuận lợi. Giai đoạn lúa nhổ cấy, giữ ẩm ruộng hoặc giữ nước trong ruộng nông 2-3cm.
▶ Thời kỳ đẻ nhánh: Sau khi mạ bén rễ hồi xanh, nhu cầu lúa cần tưới nước cao, cũng như cần duy trì mực nước 3-5cm. Bà con cần lưu ý tưới nước ở mực nước theo độ cao cây, không quá cao gây ngập úng.
▶ Thời kỳ phân hóa đốt: Lúa đẻ nhánh tối đa, đạt số lượng chồi hữu hiệu tốt. Tiến hành ngừng tưới nước ruộng, rút nước phơi ruộng 10-12 ngày để hạn chế lúa đẻ nhánh vô hiệu. Khi đó, nhà nông chủ động giúp lúa chuyển sang giai đoạn trổ đòng.
▶ Thời kỳ lúa trổ: Bơm nước vào ruộng, giữ mực nước tối đa là 5cm liên tục 7 ngày. Không để ruộng khô nước, hạn chế tình trạng không tưới nước. Điều này ảnh hưởng đến số hạt trên bông giảm, ảnh hưởng đến năng suất cả vụ.
▶ Thời kỳ trổ chín: Độ ẩm trong đất giữ bão hòa 80-90%. Lúa giai đoạn này cần tưới nước đầy đủ để hạn chế hạt lép; ảnh hưởng độ chín của hạt.
▶ Thời kỳ trước thu hoạch: khoảng 10 ngày trước khi thu hoạch lúa, bà con tháo cạn nước trong ruộng để đẩy nhanh quá trình chín và vào chắc hạt.
Điều kiện thổ nhưỡng trong quản lý nước
Để tưới nước ruộng hợp lý, bà con cần xác định điều kiện thổ nhưỡng đất canh tác. Bởi thổ nhưỡng có tác động nhất định đối với sự thoát nước, giữ nước trong đất ruộng.
▶ Với đất ruộng có thành phần cơ giới vừa phải như đất thịt hay thịt pha đất đét; thường chứa nhiều chất hữu cơ, đất tơi xốp, thông thoáng khí. Loại đất này có khả năng giữ nước cao. Vì thế, thời gian tháo nước trong ruộng trước thu hoạch 15 ngày; để ruộng có thời gian rút nước tốt.
▶ Đối với đất có thành phân cơ giới nhẹ như đất cát, đất phù sa cổ hay ven chân núi, phù sa ven các sông lớn; cấu trúc đất thường có nhiều khoảng rỗng. Loại đất này giữ nước kém. Nên thời gian tháo nước trước thu hoạch ngắn chỉ cần 7 ngày là ruộng khô.
Đồng thời, để đấ trồng được cải thiện phù hợp cho canh tác lúa, tầng đất mặt cần được trang bằng phẳng; tầng đế cày cần thông thoáng có khả năng giữ nước. Đắp đê bao ruộng, đảm bảo gia cố chống thấm, chống tràn hiệu quả.
Điều tiết tưới nước ruộng dựa theo khí hậu, thủy văn
Dựa theo tình hình khí hậu, thủy văn mỗi thời gian trong năm để căn chỉnh tưới nước ruộng hiệu quả. Đồng thời, tạo kế hoạch giữ nước tưới cho những tháng hạn khô, phòng ngừa ruộng khô thiếu nước. Tại khu vực lúa lớn nhất hiện nay là ĐBSCL, nhiệt độ trung bình hàng năm dao động xung quanh mức 27 độ C. Mùa được phân hóa tùy theo lượng mưa, mùa mưa lũ và mùa khô.
▶ Tháng 4 là thời điểm nắng nóng nhất trong năm
▶ Tháng 12 là thời điểm nhiệt độ xuống thấp nhất trong năm
▶ Mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5, có xu hướng tăng và đạt đỉnh điểm vào tháng 10
▶ Sau tháng 10, lượng mưa giảm nhanh
▶ Tháng 2 là tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất
▶ Mùa lũ bắt đầu từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 12
▶ Phần lớn nước tưới cho lúa từ nước mưa, ao hồ, sông suối; 90% lượng mưa xuất hiện trong mùa mưa lũ
Kỹ thuật tưới nước ruộng hợp lý, tiết kiệm
Việc tưới nước cho ruộng cần áp dụng kỹ thuật phù hợp và tùy biến với từng khu vực canh tác. Để mang đến năng suất cao, tiết kiệm lượng nước tưới, giảm phát thải nhà kính hiệu quả.
Lợi ích kỹ thuật tưới nước lúa tiết kiệm nước:
▶ Gia tăng năng suất 5-10%
▶ Tiết kiệm nước tưới từ 20- 30%
▶ Giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính 20-30%
▶ Giúp cây lúa kích thích bộ rễ khỏe mạnh, chống đổ ngã; giảm thất thoát sau thu hoạch so với tưới nước ruộng ngập liên tục.
Điều kiện áp dụng kỹ thuật tưới nước lúa tiết kiệm nước:
▷ Xây dựng hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh
▷ Chủ động lượng nước tưới tiêu
▷ Chú trọng làm đất, mặt ruộng bằng phẳng
▷ Đổi mới phương pháp canh tác
▷ Khuyến khích áp dụng khoa học – kỹ thuật vào canh tác để tối ưu lượng nước tưới
▷ Ứng dụng linh hoạt cho đất chua phèn, cải tạo nước tưới nhiễm mặn, nhiễm phèn
Quy trình kỹ thuật tưới nước tiết kiệm nước giảm phát thải khí nhà kính
Giai đoạn sinh trưởng | Thời gian (ngày) | Quản lý nước mặt ruộng | Quy trình tưới |
VỤ ĐÔNG XUÂN | |||
Làm đất | 4-5 | Duy trì mực nước 3-5cm | Tưới 4-5 đợt; 500 m3 nước/ha/đợt |
Gieo sạ | 7 | Xiếc nước | |
Cấy hồi xanh | 10-12 | Duy trì mực nước 3cm | Tưới nước 1 đợt;300-500 m3 nước/ha/đợt |
Đẻ nhánh | 20-25 | Chỉ tưới nước lên đến mức 3-5 cm khi lớp nước thấp hơn mặt ruộng 10-12cm | Tưới 1 đợt; 500 m3/ha/đợt |
Cuối đẻ nhánh | 7-10 | Tháo cạn nước trong ruộng | Cuối giai đoạn đẻ nhánh tưới 1 đợt; 600-700 m3/ha/đợt |
Làm đòng | 12-15 | Tưới nước lên mức 3-5 cm sau khi lộ mặt ruộng 2 ngày đêm | Tưới nước bổ sung 1 đợt; 700 m3/ha/đợt |
Trổ bông | 10-12 | Duy trì liên tục 3-5 cm | Tưới 1 đợt; 700 m3/ha/đợt |
Chắc xanh-chín | 20-25 | Chỉ tưới nước lên đến mức 3-5 cm khi lớp nước thấp hơn mặt ruộng 10-12cm | Tưới 1-2 đợt; 600-700 m3/ha/đợt |
Trước thu hoạch | 10-15 | Xiếc nước | |
VỤ HÈ THU | |||
Làm đất | 2-4 | Duy trì mực nước 3-5cm | Tưới 2-3 đợt; 500 m3 nước/ha/đợt |
Gieo sạ | 7 | Xiếc nước | |
Cấy hồi xanh | 10-12 | Duy trì mực nước 3cm | Tưới 1 đợt;300-500 m3 nước/ha/đợt |
Đẻ nhánh | 20-25 | Chỉ tưới nước lên đến mức 3-5 cm khi lớp nước thấp hơn mặt ruộng 10-12cm | Tưới 1 đợt; 500 m3/ha/đợt |
Cuối đẻ nhánh | 7-10 | Tháo cạn nước trong ruộng | Cuối giai đoạn đẻ nhánh tưới 1 đợt; 600-700 m3/ha/đợt |
Làm đòng | 12-15 | Tưới nước lên mức 3-5 cm sau khi lộ mặt ruộng 2 ngày đêm | Tưới nước bổ sung 1 đợt; 700 m3/ha/đợt |
Trổ bông | 10-12 | Duy trì liên tục 3-5 cm | Tưới nước 1 đợt; 700 m3/ha/đợt |
Chắc xanh-chín | 20-25 | Chỉ tưới nước lên đến mức 3-5 cm khi lớp nước thấp hơn mặt ruộng 10-12cm | Tưới 1-2 đợt; 600-700 m3/ha/đợt |
Trước thu hoạch | 10-15 | Xiếc nước |
Kỹ thuật tưới nước ruộng cho đất nhiễm phèn, đất chua, mặn
Bên cạnh kỹ thuật tưới cho ruộng bình thường, với đất nhiễm phèn, chua hay mặn càng được chú trọng việc tưới tiêu cho lúa hơn. Để xác định đất nhiễm phèn, nhiễm mặn bà con có thể đo độ pH của đất. Thế nên, với những đặc tính đất khác biệt cần áp dụng kỹ thuật tưới ruộng phù hợp. Bên cạnh đó, bà con cần vận dụng biện pháp canh tác và cải thiện đất trồng lúa cho mùa vụ năng suất cao, tiết kiệm chi phí sản xuất.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất phèn
Đất phèn trồng lúa và biện pháp cải tạo đất phèn trong trồng lúa 2022
Kỹ thuật xử lý đất nhiễm phèn và cách bón phân lúa trên đất phèn
Kỹ thuật xử lý đất nhiễm phèn và cách bón phân cho lúa trên đất phèn
Tưới nước tiết kiệm đất nhiễm phèn
Giai đoạn sinh trưởng | Thời gian (ngày sau sạ) | Kỹ thuật quản lý nước ruộng |
Gieo sạ | sạ – 7 | Để ruộng khô, xử lý thuốc cỏ hậu nảy mầm |
Cấy hồi xanh | 7-25 | Giữ mực nước 3-5cm |
Đẻ nhánh | 25-40 | Tưới lúa với mực nước cao 5cm |
Đòng-trổ | 40-60 | Thực hiện xả phèn lần 1(45 này sau sạ)
Cho nước vào ruộng mức 5cm. |
Chắc xanh-chín | 60-75 | Thực hiện xả phèn lần 2
Giữ nước trong ruộng 3-5cm |
Trước thu hoạch | sau 75-thu hoạch | Hạ mực nước và giữ 1-2cm. Xiếc nước trước thu hoạch 10 ngày. |
Tưới nước tiết kiệm đất chua, mặn
Giai đoạn sinh trưởng | Thời gian (ngày sau sạ) | Kỹ thuật quản lý nước ruộng |
Gieo sạ | sạ – 7 | Không để ruộng cạn nước dưới 24h(*) |
Cấy hồi xanh | 10-25 | Tưới nông 3-5cm
Sau bón thúc đợt 1 để lắng 1-2 ngày. Thay nước mới và giữ mức 3-5cm. |
Đẻ nhánh | 25-40 | Tưới lúa với mực nước cao 5cm
Sau bón thúc đợt 2, bơm nước ngập ruộng từ 12-15cm trong 20 ngày để hạn chế đẻ nhánh vô hiệu. |
Đòng-trổ | 40-60 | Thực hiện thay nước, xả mặn lần 1(45 này sau sạ)
Cho nước vào ruộng mức 3-5cm. |
Chắc xanh-chín | 60-75 | Thực hiện thay nước xả mặn lần 2
Giữ nước trong ruộng 3-5cm |
Trước thu hoạch | sau 75-thu hoạch | Hạ mực nước và giữ 1-2cm. Xiếc nước trước thu hoạch 10 ngày. |
(*) Đối với đất chua mặn nên thường xuyên để nước ngập ruộng phụ thuộc từng thời kỳ sinh trưởng lúa. Không để ruộng cạn quá 24 giờ. Vì tầng chua, mặn sẽ làm hư hại bộ rễ lúa. Nên thực hiện thay nước xả chua rửa mặn vào những giai đoạn lúa quan trọng; để giảm độ chua mặn trên ruộng.