Nâng cao hiệu quả bón phân cho lúa bằng kỹ thuật bón phân ô khuyết độc đáo

Mỗi loại đất khác nhau sẽ có khả năng cung cấp hàm lượng dinh dưỡng tự nhiên không như nhau. Trên cùng khu vực canh tác lúa áp dụng chung công thức phân bón có thể có nơi dư thừa, có nơi thiếu hụt phân bón. Hơn thế, dựa vào từng giống lúa gieo trồng, từng mùa vụ; mà bà con nông dân áp dụng lượng phân bón cần thiết trên ruộng nhà mình. Vậy làm thế nào để xác định được lượng phân bón cần cung cấp cho ruộng? Kỹ thuật bón phân ô khuyết sẽ giúp nhà nông giải quyết được vấn đề này.

Hiện nay, việc canh tác lúa đã có sự phân hóa về từng địa phương, từng loại đất khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng cho lúa. Vì thế, bà con ứng dụng chung công thức phân bón không còn phù hợp. Cây lúa không nhận được yếu tố dinh dưỡng mà chúng cần; làm lượng phân bón dư thừa trong đất gây ô nhiễm đến môi trường canh tác. Đặc biệt là Đạm, việc lạm dụng đạm để thúc đẩy lúa phát triển có thể dẫn đến phát sinh sâu bệnh hại; tiêu tốn nhiều chi phí cho phân bón. Do đó, việc nghiên cứu giải pháp cho tình trạng này rất cần thiết; và cho ra đời kỹ thuật bón phân ô khuyết bởi Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) thực hiện.

Kỹ thuật bón phân ô khuyết là gì?

Kỹ thuật bón phân ô khuyết là phương pháp xác định nhu cầu phân bón cho lúa; do Tiến sĩ Phạm Sỹ Tân – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL giới thiệu. Kỹ thuật bón phân ô khuyết giúp xác định vai trò của Đạm(N), Lân(P2O5) và Kali(K2O) đối với lúa. Từ đó, giúp nông dân tính toán được lượng dinh dưỡng tự nhiên trong đất trồng; cũng như lượng phân bón cần thiết cung cấp cho lúa để đạt hiệu quả tốt nhất.

Kỹ thuật bón phân ô khuyết hay được gọi là kỹ thuật lô khuyết; là kỹ thuật bón phân khuyết một trong ba nguyên tố đa lượng (Đạm, Lân, Kali) trên các ô ruộng. Để xác định nhu cầu bón phân cho lúa thật sự cần trên đất ruộng áp dụng. Dựa vào kỹ thuật này, bà con dễ dàng xác định đúng liều lượng phân bón cung cấp cho lúa theo đặc điểm đất trồng lúa hiệu quả. Đồng thời, hạn chế vấn đề bón thừa, bón thiếu với nhu cầu dinh dưỡng của lúa; để vừa nâng cao hiệu quả bón phân vừa tiết kiệm chi phí sản xuất.

 

Nâng cao hiệu quả bón phân cho lúa bằng kỹ thuật bón phân ô khuyết 1

 

Quy trình thực hiện kỹ thuật bón phân ô khuyết

Quy trình kỹ thuật ô khuyết được tiến hành theo 4 bước. Bà con thực hiện như sau:

Bước 1: Xác định năng suất mục tiêu

Để xác định năng suất mục tiêu, bà con tính trung bình năng suất của 3 năm liền kề gần nhất. Việc xác định năng suất mục tiêu đối với mùa vụ này cần cao hơn năng suất trung bình khoảng 0,5 tấn/ha. Tuy nhiên không nên đặt quá cao, không vượt quá 15% năng suất trung bình.

Bước 2: Xác định tổng lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa (Nt)

Dinh dưỡng mà cây lúa hấp thụ từ 2 nguồn chính; một phần từ dinh dưỡng tự nhiên trong đất và phần còn lại từ phân bón cung cấp. Theo kết quả nghiên cứu của IRRI, để tạo ra năng suất 1 tấn/ha, cây lúa cần hấp thu lượng dinh dưỡng tiêu chuẩn với mỗi nguyên tố (DD TC ) gồm 15 kg N+ 6 kg P2O5+ 18 kg K2O.

Dựa vào thông số trên, nếu bà con đặt năng suất mục tiêu là 8 tấn/ha; thì lượng Đạm cần thiết cung cấp cho lúa (Nt) trên diện tích 1ha là 15kg x 8 tấn/ha = 120kg. Tương tự, lượng dinh dưỡng đa lượng cần cung cấp để đạt năng suất mục tiêu như sau:

Lượng dinh dưỡng tiêu chuẩn (DDTC) Năng suất mục tiêu Lượng dinh dưỡng cần thiết (Nt)
N (Đạm) 15kg 8 tấn/ha 120kg
P2O5 (Lân) 6kg 8 tấn/ha 48kg
K2O (Kali) 18kg 8 tấn/ha 144kg

 

>>Xem thêm: 4 Thời điểm bón phân hợp lý cho lúa trĩu hạt

Bước 3: Xác định lượng dinh dưỡng cây lúa lấy từ đất (Nđ)

Xác định lượng dinh dưỡng lúa hấp thu từ đất được thực hiện bằng cách đắp bờ 3 ô nhỏ liền kề với kích thước 5x5m. Với mỗi ô chỉ bón 2 trong 3 nguyên tố đa lượng và lần lượt mỗi ô bị khuyết 1 nguyên tố khác nhau. Và trong quá trình chăm sóc đều được bơm nước như nhau, phòng trừ sâu hại và cỏ dại như nhau.

 

Nâng cao hiệu quả bón phân cho lúa bằng kỹ thuật bón phân ô khuyết 2

 

Ví dụ: Lượng N, P2O5, K2O sử dụng cho 1ha trong kỹ thuật bón phân ô khuyết như sau:

Ô khuyết N (Đạm) P2O5 (Lân) K2O (Kali)
-N 0 80 80
-P2O5 120 0 80
-K2O 120 80 0

 

>>Xem thêm: Cách tính lượng phân hữu cơ cần bón hiệu quả

Sau thu hoạch ghi nhận lại số liệu năng suất thực tế trên mỗi ô để tính lượng dinh dưỡng lúa hấp thu từ đất chính xác. Với ô khuyết Đạm cho năng suất 4,02 tấn/ha, lượng Đạm đất cung cấp cho lúa áp dụng công thức:

Nđ = NSTT x DDTC

Vậy lượng Đạm được xác định là 4,02 tấn/ha x 15 kg = 60,03kg N/ha. Tương tự, lượng P2O5 và K2O do đất cung cấp cho lúa được xác định như sau:

Ô khuyết Lượng dinh dưỡng tiêu chuẩn của nguyên tố bị khuyết (DDTC) Năng suất thực tế trên mỗi ô (NSTT) Lượng dinh dưỡng do đất cung cấp (Nđ)
-N 15kg 4,02 tấn/ha 60,3kg N
-P2O5 6kg 7,29 tấn/ha 43,74kg P2O5
-K2O 18kg 6,87 tấn/ha 123,66kg K2O

Bước 4: Xác định lượng phân bón cần dùng (FR)

Tính toán lượng phân cần thiết phải bón bổ sung để đạt năng suất mục tiêu theo công thức:

FR = Nt – Nđ/ E

Trong đó:

FR: Lượng phân bón bổ sung cần dùng;

Nt: Tổng lượng dinh dưỡng cần thiết cho lúa để đạt năng suất mục tiêu;

Nđ: Lượng dinh dưỡng cây lúa lấy từ đất (bao gồm dinh dưỡng từ nước tưới, nước mưa và vi sinh vật)

E: Hiệu quả sử dụng dinh dưỡng của lúa (phụ thuộc vào giống cây trồng, đất, mùa vụ và kỹ thuật canh tác)

* Hiệu quả sử dụng dinh dưỡng của lúa còn gọi là hiệu quả hấp thụ phân bón của lúa. Trong vụ Đông Xuân, hiệu quả hấp thụ Đạm khoảng 45 – 50%; Lân khoảng 20 – 25%; và Kali khoảng 50 – 60%. Trong vụ Hè Thu, hiệu quả hấp thụ Đạm khoảng 40 – 45%; Lân khoảng 20 – 30%; và Kali khoảng 40 – 50%.

Tính lượng phân cần bón tiếp theo ví dụ trên:

Dựa vào các dữ liệu tính toán ở trên, bà con có thể xác định lượng phân bón cần dùng cho vụ Đông Xuân để đạt năng suất mục tiêu là 8 tấn/ha. Kết quả như sau:

Tổng lượng dinh dưỡng cần thiết (Nt) Lượng dinh dưỡng từ đất (Nđ) Hiệu suất hấp thu (E) Lượng phân bón cần dùng (FR)
N 120kg 60,03kg 45-50% 120-133,2kg
P2O5 48kg 43,74kg 20-25% 17-21,3kg
K2O 144kg 123,66kg 50-60% 34-40,7kg

Vậy, với hàm lượng dinh dưỡng đa lượng nội tại do đất cung cấp cho lúa là 60,03kg N + 43,74kg P2O5+ 123,66kgK2O; và lượng phân bón đa lượng đề xuất để đạt năng suất mục tiêu 8 tấn/ha là 120-133,2kg N + 17-21,3kg P2O5+ 34-40,7kg K2O .

Với hiệu suất hấp thụ khác nhau của vụ Đông Xuân và Hè Thu; bà con có thể tính toán chính xác theo kỹ thuật bón phân ô khuyết chính xác cho từng mùa vụ, từng giống lúa khác nhau. Từ đó, thiết kế quy trình bón phân hợp lý cho đất ruộng nhà mình để đạt hiệu quả bón phân cao.

Công ty Cổ phần Đại Thành – Nhà phân phối Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNFit

Công ty cổ phần Đại Thành là đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm ứng dụng công nghệ cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Trong đó bao gồm dòng sản phẩm Phân bón hữu cơ vi sinh DTOGNFit , Giống lúa lai năng suất cao, Máy bay nông nghiệp Globalcheck , Máy bay viễn thám không người lái XG, Robot điều khiển từ xa RG, Trạm giám sát nông nghiệp thông minh DTsmartAG,… Hơn thế, công ty cổ phần Đại Thành đã cung cấp công nghệ cho nhiều doanh nghiệp, công ty và cá nhân uy tín tại Việt Nam. Để góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào ngành sản xuất nông nghiệp cũng như gia tăng chất lượng nông sản Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu có thể để lại thông tin liên hệ dưới phần ĐĂNG KÝ hoặc liên hệ trực tiếp HOTLINE để được tư vấn.

Website: https://daithanhtech.com/ hoặc http://globalcheck.com.vn

Hotline: 0981 85 85 99

Nguồn tài liệu: Trung tâm nghiên cứu công nghệ hoá và dinh dưỡng cây trồng.

Write a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan