CẢNH BÁO: Nguy cơ ung thư khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Thuốc bảo vệ thực vật là lựa chọn hàng đầu để phòng tránh và diệt trừ các tác nhân gây hại trên cây trồng. Những lợi ích cho kinh tế, giúp gia tăng năng suất và chất lượng cây trồng từ thuốc BVTV là không thể phủ nhận. Bởi hiệu lực của chúng diệt trừ nhanh các đối tượng gây hại một cách triệt để; chúng ta có thể thấy hiệu quả mà thuốc BVTV mang lại chỉ trong thời gian ngắn. Chắc chắn rằng thuốc BVTV là một vật tư mang tầm quan trọng và không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp ngày nay.

Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đối với môi trường cũng như sức khỏe của con người. Trong bài viết này sẽ chia sẻ những mối nguy hại và phương thức phun thuốc an toàn cho nhà nông.

CẢNH BÁO: Những tác hại của thuốc bảo vệ thực vật mà bạn nên biết 1

Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với môi trường

Thuốc bảo vệ thực vật có hiệu quả nhanh chóng và mang lại nhiều những lợi ích cho ngành sản xuất nông nghiệp. Nhưng sẽ rất nguy hại nếu tồn dư của chúng thẩm thấu và xâm nhập vào không khí, đất và nguồn nước; khi nhà nông không kiểm soát và dùng quá liều lượng. Ngoài ra, các thiên địch có lợi cho cây trồng cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi thuốc BVTV phun hàng loạt trên cây trồng; làm mất cân bằng hệ sinh thái cũng như tạo điều kiện cho một số sâu bệnh khác phát sinh.

Trong nông nghiệp, khi phun thuốc cho cây trồng có đến hơn 50% thuốc BVTV rơi xuống đất; ngoài ra còn một số thuốc rải trực tiếp vào đất để cây trồng hấp thụ. Thuốc tồn dư trong đất tùy thuộc vào khả năng phân giải của đất và lượng thuốc tồn đọng trong đất.

CẢNH BÁO: Những tác hại của thuốc bảo vệ thực vật mà bạn nên biết 2

Thời gian tồn đọng hóa chất Bảo vệ thực vật với một số thuốc thường sử dụng.(Nguồn: Greenpeaca)

Đồng thời, thuốc bảo vệ thực vật có khả năng bay hơi, khuyết tán vào không khí; có khả năng di chuyển xa và lắng đọng vào nguồn nước ở khu vực khác. Do đó, nguồn nước chính là điểm cuối chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thuốc bảo vệ thực vật. Từ nguồn nước bị ô nhiễm có thể lan rộng theo dòng chảy làm ảnh hưởng đến động thực vật cũng như sức khoẻ con người khi sử dụng nước.

Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với con người

Bản chất của thuốc bảo vệ thực vật chính là hợp chất độc hại. Do đó, dư lượng hóa chất từ thuốc BVTV có thể gây ngộ độc cấp tính và mãn tính; cũng như mối nguy hại tiềm tàng dẫn đến những căn bệnh hiểm nghèo cho người tiếp xúc và sử dụng chúng. Thuốc bảo vệ thực vật thường thẩm thấu qua lỗ chân lông ngoài da; xâm nhập qua thức ăn vào thực quản; và đi vào khí quản qua đường hô hấp.

CẢNH BÁO: Những tác hại của thuốc bảo vệ thực vật mà bạn nên biết 3

Các biểu hiện tác động gây hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với con người. (Nguồn: Tổng cục môi trường)

Các hội chứng bệnh lý khi nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật

– Ảnh hưởng đến thần kinh: Gây rối loạn thần kinh trung ương, nhức đầu, giảm trí nhớ, gây mất ngủ. Ở mức độ nặng có thể gây tê liệt thần kinh, tổn thương não bộ và nhiễm độc não. Con người khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với thuốc BVTV đều có khả năng mắc phải bệnh trầm cảm. Ngoài ra, phụ nữ mang thai khi tiếp xúc với thuốc làm ảnh hưởng sự phát triển thai nhi; cấu trúc não xuất hiện bất thường; trẻ em có khả năng bị rối loạn chức năng não, rối loạn tâm thần, tự kỷ, tâm lý chậm phát triểm và mắc các chứng rối loạn thần kinh khác.

– Ảnh hưởng tim mạch: Gây co thắt cơ tim, nhiễm độc và rối loạn nhịp tim. Trong trường hợp nặng có thể ngừng tim mạch và gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

– Ảnh hưởng hô hấp: Gây hô hấp khó khăn, viêm đường hô hấp, sưng phổi, viêm phổi. Ở nhiễm hóa chất nặng có thể gây suy hô hấp cấp, ngừng thở.

– Ảnh hưởng hệ tiêu hóa: Làm tổn thương gan nghiêm trọng, gây viêm dạ dày, viên gan, co thắt đường mật; có khả năng gây dị tật bẩm sinh; gây ức chế hệ thống miễn dịch; gây ngộ độc cấp tính như dị ứng, nôn mửa, nhứt đầu, suy nhược cơ thể.

– Ảnh hưởng tuần hoàn máu: Gây thiếu máu, giảm bạch cầu; trường hợp nặng có khả năng gây xuất huyết.

– Nguy cơ gây ung thư: Các bệnh lý trên nếu chuyển biến nặng, nhiễm độc cao có nguy cơ cao chuyển hóa ung thư. Nông dân là đối tượng có rủi ro khá cao với một số bệnh ung thư: ung thư gan, ung thư lá lách, bướu ác tính ở da, đa u tủy, bệnh bạch cầu, ung thư môi, dạ dày, tiền liệt tuyến và não.

Giải pháp hữu ích giúp nhà nông an toàn trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

CẢNH BÁO: Những tác hại của thuốc bảo vệ thực vật mà bạn nên biết 4

Từ xưa đến nay, việc phun thuốc bảo vệ thực vật là công việc được tiến hành trực tiếp bởi nhà nông. Trong thời gian lâu dài có thể gây tích tụ độc trong cơ thể; dẫn đến ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe người sử dụng chúng. Hiện nay, việc đồng án cũng như chăm sóc cây trồng đã được hỗ trợ bởi các máy móc, thiết bị công nghệ cao; có thể thay thế con người thực hiện các công việc nặng cũng như phun thuốc bảo vệ thưc vật. Các thiết bị được nhiều nhà nông áp dụng canh tác hiện nay là máy bay không người lái P-GlobalcheckRobot điều khiển từ xa R-Globalcheck; những thiết bị công nghệ này đang là xu thế trong việc chuyển đổi và ứng dụng số vào nông nghiệp trên thới giới cũng như tại Việt Nam. 

Máy bay nông nghiệp không chỉ trợ giúp con người tránh những tác động độc hại từ thuốc BVTV; mà chúng còn giúp nhà nông gia tăng hiệu suất làm việc; hầu hết các công việc nặng nhọc đều được các thiết bị đảm nhiệm và thay thế con người. Ngoài ra, sử dụng máy bay nông nghiệp giúp nâng cao hiệu quả bảo vệ cây trồng; hạn chế giẫm đạp lên ruộng lúa, cũng như đảm bảo khả năng diệt trừ sâu bệnh hại nhanh chóng.

Đồng thời, bà con còn tiết tiết kiệm được chi phí đầu vào sản xuất khi tối ưu được 20% thuốc BVTV; cũng như chi phí thuê mướn nhân công. Từ đó, giúp gia tăng sản lượng đồng nghĩa với gia tăng lợi nhuận kinh tế nông nghiệp. Hơn thế, máy bay nông nghiệp còn giúp bảo vệ sức khỏe nhà nông và bảo vệ môi trường canh tác. Máy bay nông nghiệp Globalcheck chính là giải pháp hữu ích cho ngành sản xuất nông nghiệp bền vững; mở ra một kỷ nguyên mới về ứng dụng công nghệ cho ngành nông nghiệp Việt Nam.

Write a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan