Giai đoạn sinh trưởng & tình hình sâu bệnh hại lúa phát sinh tháng 8/2022

Trong tháng 7 năm 2022, tại các khu vực canh tác nông nghiệp trọng điểm của Việt Nam phát sinh một số sinh vật gây hại đến cây trồng. Tình hình sâu bệnh hại lúa phát sinh tháng 8/2022 được dự đoán theo thông tin từ Bộ Nông Nghiệp & PTNT Cục Bảo Vệ Thực Vật. Nên bà con theo dõi diễn biến trên đồng ruộng; cùng các thông cáo khuyến nông để thực hiện phòng trừ hiệu quả.

TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG CÂY TRỒNG

Dưới đây là tình hình sinh trưởng và phát triển của lúa; cũng như các loại cây trồng khác. Thuộc các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ – Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ.

 

Giai đoạn sinh trưởng & tình hình sâu bệnh hại lúa phát sinh tháng 8/2022 1

 

1. Các tỉnh Bắc Bộ

Tình hình sinh trưởng lúa:

Tình hình sâu bệnh hại lúa trên các tỉnh Bắc Bộ được phát hiện trên diện tích canh tác 503.985 ha; chiếm khoảng 70% kế hoạch thực hiện. Lúa được gieo cấy trên đồng ruộng với 3 loại trà lúa: lúa Mùa sớm, lúa Nương, trà chính vụ – muộn.

 

Giai đoạn sinh trưởng & tình hình sâu bệnh hại lúa phát sinh tháng 8/2022 2

 

Hiện nay, tình hình sinh trưởng của lúa đang vào giai đoạn đẻ nhánh. Chỉ riêng trà lúa chính vụ-muộn đang bén rễ hồi xanh sau cấy. Cụ thể như sau:

Vụ/ Trà lúa Giai đoạn sinh trưởng Diện tích (ha)
Lúa Mùa sớm Đẻ nhánh – đẻ nhánh rộ 101.986
Lúa nương. lúa 1 vụ Đẻ nhánh- Đẻ nhánh rộ 40.595
Trà chính vụ- muộn Cấy mạ – bén rễ hồi xanh 361.404
Tổng cộng 503.985

Tình hình sinh trưởng cây trồng khác:

Với các cây trồng khác như ngô, cây ăn quả, cây công nghiệp và cây lâm nghiệp; đang ở giai đoạn sinh trưởng như sau:

  Cây trồng Giai đoạn sinh trưởng Diện tích (ha)
– Ngô Hè thu 2-4 lá; xoáy nõn-trỗ cờ 101.903
– Cây ăn quả
  + Cam. quýt Phát triển quả 51.094
  + Bưởi Phát triển quả 36.253
  + Nhãn Phát triển quả 35.699
  + Vải Thu hoạch 55.822
– Cây công nghiệp
  + Chè Phát triển búp – thu hái 81.292
  + Sắn Phát triển thân lá 32.290
  + Cà phê Phát triển quả – thu hoạch 21.153
– Cây lâm nghiệp
+ Thông Kinh doanh 4.137
+ Quế Kinh doanh 118.533
+ Tre. luồng. vầu Kinh doanh 4.137

 

2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ

Tình hình sinh trưởng lúa:

Lúa Hè Thu – lúa Mùa 2022 tại các tỉnh Bắc Trung bộ gieo cấy được 298.939 ha, đến nay đã thực hiện được 96% kế hoạch thực hiện. Bà con theo dõi giai đoạn phát triển lúa để dự báo tình hình sâu bệnh hại lúa để phòng trừ kịp thời.

 

Giai đoạn sinh trưởng & tình hình sâu bệnh hại lúa phát sinh tháng 8/2022 3

 

Dưới đây là giai đoạn sinh trưởng của các khu vực lúa Hè Thu, lúa chính vụ mùa và lúa mùa muộn:

Vụ/ Trà lúa Giai đoạn sinh trưởng Diện tích (ha)
Hè thu Đứng cái- Làm đòng 203.862
Chính vụ mùa Đẻ nhánh rộ- Đứng cái 79.935
Lúa mùa muộn Cấy- Đẻ nhánh 15.142
Tổng 298.939

Tình hình sinh trưởng cây trồng khác:

Với các cây trồng khác như: cây lương thực, cây công nghiệp và cây lâm nghiệp; đang ở giai đoạn sinh trưởng như sau:

Cây trồng Giai đoạn sinh trưởng Diện tích (ha)
Ngô Hè Gieo- Cây con 23.268
Cây rau PT thân lá – thu hoạch 28.916
Lạc Hè Thu Gieo- mọc mầm 1.396
Cây sắn PTTL – củ 47.648
Cây mía Vươn lóng 35.181
Cây dứa KTCB – KD 1.815
Cây cam. chanh Quả non 23.914
Cây cà phê PT quả 4.500
Cây cao su KTCB – KD 65.970
Cây hồ tiêu Phát triển quả 3.624
Cây chè KTCB – KD 13.421
Cây thông KTCB – KD 104.627
Cây keo KTCB – KD 436.795
Cây luồng KTCB – KD 82.333

 

3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Tình hình sinh trưởng lúa:

Hiện tại, tình hình sâu bệnh hại lúa khá phức tạp tại khu vực Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Bởi trong khu vực này hiện có canh tác thêm vụ lúa Xuân Hè đồng thời lúa Hè Thu. Lúa đang ở giai đoạn sinh trưởng như sau:

– Lúa Xuân Hè 2022: Diện tích đã gieo cấy 5.403 ha; đã thu hoạch 4.508 ha (chiếm 83,4% diện tích gieo cấy). Giai đoạn sinh trưởng phổ biến chín sữa – thu hoạch, chủ yếu tập trung tại tỉnh Bình Định.

 

Giai đoạn sinh trưởng & tình hình sâu bệnh hại lúa phát sinh tháng 8/2022 4

 

– Lúa Hè Thu 2022: Toàn vùng đã gieo cấy 336.959 ha/ 445.680 (chiếm 75,6 % so với kế hoạch). Đến nay đã thu hoạch được 780 ha trà sớm vụ Hè thu tại khu vực đồng bằng; chiếm 1,7% diện tích gieo cấy. Tập trung chủ yếu tại các tỉnh: Bình Định. Bình Thuận, Quảng Ngãi. Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Nam, Lâm Đồng.….

– Lúa vụ mùa 2022: Toàn vùng đã gieo cấy 1.605 ha chủ yếu giai đoạn sinh trưởng xuống giống- Mạ (cơ bản tại tỉnh Lâm Đồng).

Khu vực Trà Giai đoạn sinh trưởng Diện tích hiện tại

(ha)

Đồng Bằng Tổng (Thực hiện/ Kế hoạch) 214.335/ 297.692
Sớm Trỗ- chín- Thu hoạch 52.509
Chính vụ Đứng cái- Làm đòng 121.485
Muộn Mạ- Đẻ nhánh 40.341
Tây Nguyên Tổng (Thực hiện/ Kế hoạch) 122.624 / 85.367
Sớm Đòng – trổ 17.021
Chính vụ Đẻ nhánh – Đứng cái 35.949
Muộn Mạ- Đẻ nhánh 69.654
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) 336.959/ 445.680

Tình hình sinh trưởng cây trồng khác:

Với các cây trồng khác như: cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp; đang ở giai đoạn sinh trưởng như sau:

Cây trồng Giai đoạn sinh trưởng Diện tích hiện tại (ha)
Ngô Hè Thu 2022 PTTL – Trỗ cờ- thâm râu 127.184
Đậu Hè Thu 2022 Ra hoa – quả non 45.107
Lạc Hè Thu 2022 Đâm tia, quả non, chắc quả 10.576
– Cây rau Nhiều giai đoạn 45.675
– Cây sắn 228.439
Đồng Bằng ĐX 2021-2022 PT thân lá – Nuôi củ 54.166
Hè thu 2022 Cây con- PTTL 29.355
Tây Nguyên ĐX 2021-2022 PT thân lá – Nuôi củ 19.113
Hè Thu 2022 Cây con- PTTL 125.805
– Cây ăn quả:
+ Thanh long Chăm sóc – thu hoạch 33.750
+ Sầu riêng Nuôi quả- Thu hoạch 22.952
+ Nho Chăm sóc – Thu hoạch 1.209
+ Táo Chăm sóc – Thu hoạch 996
+ Dừa Nhiều giai đoạn 15.058
+ Cây có múi Nhiều giai đoạn 4.192
– Cây công nghiệp:
+ Chè Chăm sóc – thu hoạch 12.242
+ Mía Đẻ nhánh- vươn lóng 47.161
+ Cà phê Quả non 647.217
+ Tiêu Ra hoa- quả non 86.260
+ Điều Chăm sóc 117.736
+ Cao su Khai thác mủ 162.869

 

4. Các tỉnh Nam Bộ

Tình hình sinh trưởng lúa:

– Vụ Hè thu 2022: Đã gieo cấy được 1.557.900/1.575.334 ha (đạt 99 % so với kế hoạch). đã thu hoạch 390.055 ha (chiếm 25 % diện tích gieo cấy).

– Vụ Thu đông – Mùa: Tính đến ngày 14/7/2022, toàn vùng đã gieo cấy được 262.080 ha/ 392.328 ha (chiếm 66,8 % so với kế hoạch), cụ thể:

Khu vực Giai đoạn sinh trưởng Diện tích hiện tại

(ha)

Vụ Hè thu 2022 Tổng (Thực hiện/ Kế hoạch) 1.557.900
Mạ 1.770
Đẻ nhánh 164.484
Đòng-trổ 566.358
Chín 435.233
Thu hoạch 390.055
Vụ Thu đông – Mùa 2022 Tổng (Thực hiện/ Kế hoạch) 262.080
Mạ 68.969
Đẻ nhánh 133.987
Đòng-trổ 50.369
Chín 8.755
Thu hoạch
Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) 1.819.980

Tình hình sinh trưởng cây trồng khác:

Với các cây trồng khác như: cây rau, cây ăn quả, cây công nghiệp; đang ở giai đoạn sinh trưởng như sau:

Cây trồng Giai đoạn sinh trưởng Diện tích (ha)
Cây rau Nhiều giai đoạn 54.771
Cây ăn quả:
+ Dừa Nhiều giai đoạn 166.578
+ Cây có múi Nhiều giai đoạn 116.718
+ Xoài Ra hoa, Nuôi quả, TH 67.581
+ Chuối Nhiều giai đoạn 44.883
+ Mít PTTL, Nuôi quả, TH 52.239
+ Sầu Riêng Nuôi quả, Thu hoạch 41.675
+ Nhãn Chăm sóc, TH 29.744
+ Thanh Long Nuôi quả, TH 24.654
+ Chôm chôm Chăm sóc, PTTL 18.325
Cây công nghiệp:  
+ Cao su PTTL – thu hoạch 538.253
+ Điều Chăm sóc sau thu hoạch 182.427
+ Sắn (Khoai mì) PTTL – PT củ – thu hoạch 68.656
+ Tiêu Chăm sóc sau thu hoạch 39.584
+ Cà phê Nuôi trái 25.890
+ Ngô (bắp) Cây con, PTTL, trỗ cờ- TH 28.926
+ Mía Cây con – vươn lóng 17.371

DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI LÚA VÀ CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ

1. Các tỉnh Bắc Bộ

Thời điểm cuối tháng 7/2022, lúa Mùa sớm và lúa Nương ở các tỉnh Bắc Bộ đang vào giai đoạn đẻ nhánh và đẻ nhánh rộ. Tình hình sâu bệnh hại lúa giai đoạn này dự đoán phát sinh rầy nâu-rầy lưng trắng, sâu đục thân 2 chấm, bệnh đạo ôn lá hại tăng, bệnh nghẹt rễ,… Bà còn cần chuẩn bị các biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Bên cạnh đó, lúa chính vụ trà muộn đang bước vào giai đoạn cấy mạ-bén rễ hồi xanh. Tình hình sâu bệnh hại lúa dự đoán ốc bươu vàng, chuột, sâu cuốn lá phát sinh gây hại lúa.

2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ

Thời điểm cuối tháng 7/2022, lúa Hè Thu và lúa chính vụ mùa ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đang vào giai đoạn đẻ nhánh rộ-đứng cái-làm đòng. Phần lớn diện tích canh tác lúa tại Bắc Trung Bộ đang vào thời điểm đứng cái-làm đòng. Đối với lúa mùa muộn, đang vào thời điểm cấy-đẻ nhánh. Tình hình sâu bệnh hại lúa giai đoạn này dự đoán phát sinh:

▶ Chuột: Tiếp tục phát sinh, gây hại trên tăng trên các trà lúa, hại nặng trên lúa trà sớm đứng cái làm đòng.

▶ Bệnh khô vằn tiếp tục phát sinh gây hại tăng trên lúa trà sớm, hại nặng trên những chân ruộng gieo cấy dày, bón thừa đạm.

 

sâu bệnh hại lúa

 

▶ Ốc bươu vàng: Tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa trà muộn mới gieo cấy, hại nặng trên các chân ruộng gần ao hồ, kênh rạch.

▶ Sâu đục thân lúa, rầy nâu, rầy lưng trắng tiếp tục phát sinh, gây hại xu hướng tăng trên lúa Hè Thu.

▶ Các loại dịch hại khác như: sâu cuốn lá nhỏ, bọ trĩ, … tiếp tục phát sinh gây hại tại các tỉnh trong vùng, mức độ nhẹ đến trung bình, nặng cục bộ một số vùng.

Bên cạnh đó, lúa chính vụ trà muộn đang bước vào giai đoạn cấy mạ-bén rễ hồi xanh. Tình hình sâu bệnh hại lúa dự đoán ốc bươu vàng, chuột, sâu cuốn lá phát sinh gây hại lúa.

3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Thời điểm cuối tháng 7/2022, lúa Xuân Hè ở Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đang vào giai đoạn sinh trưởng phổ biến chín sữa – thu hoạch. Lúa Hè Thu chính vụ đang đẻ nhánh-đứng cái-làm đòng. Lúa Hè thu trà sớm đã bắt đầu thu hoạch; trà muộn chỉ đang vào giai đoạn mạ-đẻ nhánh. Tình hình sâu bệnh hại lúa giai đoạn này dự đoán phát sinh:

▶ Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân 2 chấm, bệnh khô vằn, bệnh đen lép hạt… hại tăng trên lúa Hè thu giai đoạn trổ bông – chín;

▶ Bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông hại lúa Hè Thu giai đoạn đẻ nhánh- đòng trổ ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Tây nguyên.

▶ Bọ trĩ , sâu keo… phát sinh gây hại lúa Hè Thu muộn, vụ Mùa giai đoạn mạ.

▶ Chuột hại cục bộ trên lúa Hè Thu giai đoạn đẻ nhánh- đòng trổ và lúa mùa giai đoạn xuống giống- mạ.

▶ Ốc bươu vàng: gây hại cục bộ lúa Hè Thu sạ muộn vùng trũng thấp, lúa mùa.

4.Các tỉnh Nam Bộ

Thời điểm cuối tháng 7/2022, lúa Hè Thu ở Các tỉnh Nam Bộ phần lớn đang vào giai đoạn đòng-trổ-chín; một số nơi đã tiến hành thu hoạch cho những khu vực trà sớm. Đồng thời, vụ lúa Thu Đông-Mùa chính vụ đang đẻ nhánh; với lúa trà sớm đã bắt đầu làm đòng-trổ-chín; một số khu vực diện tích nhỏ chỉ mới vào giai đoạn mạ non.Tình hình sâu bệnh hại lúa giai đoạn này dự đoán phát sinh:

▶ Rầy nâu: rầy tuổi 4-5 tiếp tục phát triển, gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn đòng – trổ;

▶ Bệnh đạo ôn: bệnh có thể tiếp tục gia tăng diện tích nhiễm trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ, nhất là những ruộng gieo trồng giống nhiễm, sạ dày, bón thừa phân đạm.

 

sâu bệnh hại lúa 1

 

▶ Bệnh bạc lá, lem lép hạt: có khả năng tiếp tục phát sinh phát triển gây hại do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết có xuất hiện mưa, dông.

Ngoài ra cần chú ý: Chuột gây hại trên trà lúa giai đoạn đòng trổ – chín. Các địa phương cần áp dụng các biện pháp diệt chuột đồng loạt, trên diện rộng, sử dụng biện pháp bẫy cây trồng để diệt chuột chuột mang lại hiệu quả cao.

ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ

Chỉ đạo các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ theo dõi chặt chẽ một số đối tượng trên mạ và lúa Hè Thu, Mùa sớm 2022 như: Rầy nâu, rầy lưng trắng; Sâu đục thân hai chấm; Bệnh đạo ôn lá; Chuột và ốc bươu vàng. Để có biện pháp phòng trừ kịp thời và diệt trừ đồng loạt. Kiểm tra, theo dõi chặt chẽ nguồn rầy lưng trắng chuyển vụ. Tiến hành thu thập mẫu rầy lưng trắng, chủ động giám định virus gây bệnh lùn sọc đen. Để nhận định nguy cơ và có biện pháp chủ động phòng chống kịp thời hiệu quả.

Chỉ đạo các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên theo dõi chặt chẽ diễn biến, tình hình sâu bệnh hại lúa trên lúa vụ Xuân Hè và Hè Thu để chủ động các biện pháp phòng chống.

Chỉ đạo các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam bộ tiếp tục nắm chắc diễn biến tình hình sâu bệnh hại lúa. Chủ động biện pháp phòng chống các đối tượng SVGH như: Rầy nâu, rầy lưng trắng; sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân 2 chấm; bệnh khô vằn, bệnh đen lép hạt, bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông; Bọ trĩ, sâu keo; Chuột và ốc bươu vàng.

Chỉ đạo các tỉnh Nam Bộ tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình sâu bệnh hại lúa trên đồng. Và tiến độ xuống giống vụ Thu Đông- Mùa 2022. Triển khai kế hoạch sản xuất vụ Hè Thu, Thu Đông, Mùa 2022.

 

Theo Bộ Nông Nghiệp & PTNT Cục Bảo Vệ Thực Vật

Write a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan