Nhằm đáp ứng mục tiêu giảm áp lực thiếu lao động nông nghiệp, đồng thời giảm phát thải KHK. Việc ứng dụng thiết bị bay không người lái (Drone) cùng phân bón hữu cơ vi sinh đang là một trong những giải pháp triển vọng. Drone của Công ty CP Đại Thành triển khai mô hình (1 ha mỗi nghiệm thức) tại Viện Lúa ĐBSCL và huyện Tháp Mười – tỉnh Đồng Tháp. Kết quả cho thấy ở ô gieo sạ bằng drone và bón phân hữu cơ vi sinh (không bón phân vô cơ, giảm KHK)
Vật liệu áp dụng mô hình
Ứng dụng thiết bị bay không người lái
- Áp dụng thiết bị bay không người lái (UAVs – drone), nhãn hiệu Global Check của Công ty CP Đại Thành, do hãng XAG sản xuất, đoạt giải top 4 nhất thế giới trong số 5835 mẫu thiết kế drone dự thi (XAG, 2022).
- Đặc tính kỹ thuật của máy bay nông nghiệp Global Check, theo tổng kết của Công ty CP Đại Thành (2022):
- Có thể tải được 20-40 lít dung dịch thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hay 40 kg giống, phân bón;
- Năng lượng đáp ứng cho drone hoạt động bằng pin nạp điện (không phát thải KNK ra môi trường);
- 100% điều khiển bay tự động bằng điện thoại thông minh;
- Hoạt động trên mọi địa hình; phun nhờ công nghệ ly tâm (hạt thuốc cắt nhỏ đến kích thước vài trăm Micromet); nên không bị tắc vòi như phun xịt truyền thống;
- Có trạm RTK đi kèm (Công ty CP Đại Thành, 2022) với 3 hệ sóng vệ tinh (GPS của Mỹ, Glonass của Nga và Beidou của Trung Quốc). Nên thiết bị bay ổn định trong nhiều tình huống sóng vệ tinh khác nhau;
- Chỉ hết 8-10 phút xử lý xong cho 1 ha, tiết kiệm 20-30% lượng thuốc BVTV;
- Tiết kiệm 90% lượng nước pha dung dịch thuốc BVTV thay vì 400 – 800 lít nước pha thuốc BVTV như hướng dẫn của Cục BVTV trước đây.
Phân bón hữu cơ vi sinh DTOGNfit
Các vật tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật được cung cấp bởi các nông hộ thuộc các điểm thực hiện mô hình. Phân bón hữu cơ vi sinh:
1). Chế phẩm hữu cơ vi sinh DTOGNFit1 gồm bộ vi sinh cải tạo đất và vi sinh dinh dưỡng (phân giải phospho 106; phân giải xenlulose 106; cố định nito 105; tổng số nấm men 105, bổ sung Lactobacillus acidophilius 2×106; Lactobacillus platarum 1.8×108; Saccharomyces cerevisiare 2.9 x 106; Nấm sợi: Aspergillus niger, Aspergillus oryzae; Nấm men: Candida ulitis; Vi khuẩn: Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis, Azotobacer; Xạ khuẩn: Streptomyces sp);
2). Biocare 2 (đạm cá và khô dầu đỗ tương với thành phần 45% hàm lượng hữu cơ, tỷ lệ C/N (12), pHH2O (5) và độ ẩm 30%);
3). Khumart: Các chế phẩm và phân bón hữu cơ vi sinh hiệu quả hỗ trợ sản suất nông nghiệp giảm phát thải KNK (Binny Sharma et al, 2022, Ayomide Emmanuel Fadiji et al, 2022; Ayomide Emmanuel, 2022).
Phương pháp ứng dụng mô hình
1). Mô hình thử nghiệm drone kết hợp phun chế phẩm và phân hữu cơ vi sinh (Bón lót vi sinh cải tạo đất + Bioare2); thúc vi sinh dinh dưỡng 3-4 lần/vụ kết hợp Khumart (không dùng thuốc hoá học BVTV); đối chứng áp dụng theo truyền thống của dân (bón phân vô cơ theo hướng dẫn của cơ quan khuyến nông địa phương và phun thuốc hoá học BVTV 3-4 lần/vụ);
2). Mô hình đại trà, áp dụng drone để gieo sạ, rải phân và phun thuốc BVTV; so với đối chứng áp dụng gieo sạ lan, bón phân và phun thuốc BVTV theo truyền thống (bình phun áp lực bằng máy nổ). Làm đất, tưới nước, loại phân bón tương tự nhau giữa mô hình áp dụng drone và diện tích áp dụng theo truyền thống.
3). Với quy mô 1ha tại Mô hình áp dụng drone và phân bón hữu cơ vi sinh tại Viện Lúa ĐBSCL (Viện Lúa ĐBSCL thực hiện) và huyện Tháp Mười – tỉnh Đồng Tháp.
Kết quả mô hình
1. Mức độ nhiễm bệnh đạo ôn hại lá
Số liệu ở các Bảng 2 – 6, qua theo dõi các chỉ tiêu từ gieo sạ đến sau trỗ (hiện lúa đang chín, chưa thu hoạch) cho thấy. Mức độ nhiễm bệnh đạo ôn ở 26, 33, 40 và 47 ngày sau gieo sạ ở Viện Lúa ĐSBCL (Bảng 2), ô mô hình có tỷ lệ bệnh 6,78; 10,11; 26,78 và 8,56%) và chỉ số bệnh (3,04; 4,58; 12,79 và 2,54%) đều rất nhẹ so với ô đối chứng (gieo sạ bằng tay và bón phân vô cơ).
Bảng 2. Mức độ nhiễm bệnh đạo ôn hại lá (điểm) tại Viện Lúa ĐBSCL, Hè Thu 2022
Nghiệm thức | Tỷ lệ bệnh (%) | Chỉ số bệnh (%) | ||||||
26 NSS | 33 NSS | 40 NSS | 47 NSS | 26 NSS | 33 NSS | 40 NSS | 47 NSS | |
Mô hình | 6,78 | 10,11 | 26,78 | 8,56 | 3,04 | 4,58 | 12,79 | 2,54 |
Đối chứng | 9,67 | 44,11 | 61,22 | 32,56 | 4,78 | 15,63 | 29,93 | 14,23 |
Mức ý nghĩa | ** | ** | ** | ** | ** | ** | ** | ** |
NSS: Ngày sau sạ.
2. Mức độ nhiễm bệnh bạc lá
Mức độ nhiễm bệnh bạc lá tại Viện Lúa ĐBSCL ở ô mô hình sau sạ 47 và 54 ngày, có tỷ lệ bệnh (1,11và 1,67%) và chỉ số bệnh (0,22 và 0,33%) thể hiện rất nhẹ so với ô đối chứng (gieo sạ và bón phân vô cơ), với tỷ lệ bệnh (4,89 và 9,89%) và chỉ số bệnh (1,33 và 2,43%). Tại huyện Tháp Mười, diện tích mô hình đều có mức độ nhiễm điểm 3 sau 47 và 54 ngày sau sạ, trong khi diện tích đối chứng thể hiện mức độ điểm 7.0 và 7.5.
Bảng 3. Mức độ nhiễm bệnh bạc lá (điểm) tại Viện Lúa ĐBSCL và huyện Tháp Mười, Đồng Tháp, Hè Thu 2022
Nghiệm thức | Viện Lúa ĐBSCL | Huyện Tháp Mười | |||||||
Tỷ lệ bệnh (%) | Chỉ số bệnh (%) | Mức độ bệnh (1-9) | |||||||
47 NSS | 54 NSS | 47 NSS | 54 NSS | 47 NSS | 54 NSS | ||||
Mô hình | 1,11 | 1,67 | 0,22 | 0,33 | 3.0 | 3.0 | |||
Đối chứng | 4,89 | 9,89 | 1,33 | 2,43 | 7.0 | 7.5 | |||
Mức ý nghĩa | ** | ** | ** | ** | ** | ** |
3. Tỷ lệ dảnh héo do sâu đục thân 2 chấm
Tỷ lệ dảnh héo cũng thể hiện tương tự sau sạ 47 và 54 ngày (Bảng 4). Tại Viện Lúa ĐBSCL, ô mô hình có tỷ lệ bệnh (0,26 và 0,27%) và chỉ số bệnh (0,39 và 0,34%) trong khi ở ô đối chứng với tỷ lệ bệnh (0,51 và 0,08%) và chỉ số bệnh (2,17 và 1,66%). Ở huyện Tháp Mười thể hiện tương tự như mức độ nhiễm bệnh bạc lá ở trên.
Bảng 4. Tỷ lệ dảnh héo do sâu đục thân 2 chấm (%) tại Viện Lúa ĐBSCL và huyện Tháp Mười, Đồng Tháp, Hè Thu 2022
Nghiệm thức | Viện Lúa ĐBSCL | Huyện Tháp Mười | |||||||
Tỷ lệ bệnh (%) | Chỉ số bệnh (%) | Mức độ héo (1-9) | |||||||
47 NSS | 54 NSS | 47 NSS | 54 NSS | 47 NSS | 54 NSS | ||||
Mô hình | 0,26 | 0,27 | 0,39 | 0,34 | 3.5 | 3.0 | |||
Đối chứng | 0,51 | 0,08 | 2,17 | 1,66 | 7.0 | 6.5 | |||
Mức ý nghĩa | ns | ns | * | * | ** | ** |
4. Mức độ bị hại do sâu cuốn lá
Mức độ bị hại do sâu cuốn lá (Bảng 5) ở 47 và 54 ngày sau sạ cho thấy. Tại Viện Lúa ĐBSCL, ô mô hình có tỷ lệ nhiễm (0,02 và 0,04%) và chỉ số nhiễm (0,05 và 0,02%), rất nhẹ so với ô đối chứng là 0,07 và 0,08%; 0,36 và 0,46%. Ở huyện Tháp Mười cũng thể hiện tương tự mức độ nhiễm như bệnh bạc lá, héo dảnh ở trên.
Bảng 5. Tỷ lệ lá bị hại do sâu cuốn lá nhỏ (%) tại Viện Lúa ĐBSCL và huyện Tháp Mười, Đồng Tháp, Hè Thu 2022
Nghiệm thức | Viện Lúa ĐBSCL | Huyện Tháp Mười | |||||||
Tỷ lệ bệnh (%) | Chỉ số bệnh (%) | Mức độ nhiễm (1-9) | |||||||
47 NSS | 54 NSS | 47 NSS | 54 NSS | 47 NSS | 54 NSS | ||||
Mô hình | 0,02 | 0,04 | 0,05 | 0,02 | 3.0 | 3.5 | |||
Đối chứng | 0,07 | 0,08 | 0,36 | 0,46 | 6.5 | 7.0 | |||
Mức ý nghĩa | ** | ns | ** | ** | ** | ** |
5. Mức độ nhiễm rầy nâu
Mức độ nhiễm rầy nâu (Bảng 6) cho thấy. Ở Viện Lúa ĐBSCL, sau gieo sạ 47 và 54 ngày, ô mô hình có tỷ lệ bệnh (47,3 và 11,3%) và chỉ số bệnh (3,7 và 35,7%), rất nhẹ so với ô đối chứng (có tỷ lệ bệnh 73,0 và 27,0%) và chỉ số bệnh 50,7; 473,7%). Tại huyện Tháp Mười cũng thể hiện tương tự các bất thuật kể trên.
Bảng 6. Mật số rầy nâu (con/m2) tại Viện Lúa ĐBSCL và huyện Tháp Mười, Đồng Tháp, Hè Thu 2022
Nghiệm thức | Viện Lúa ĐBSCL | Huyện Tháp Mười | |||||||
Tỷ lệ bệnh (%) | Chỉ số bệnh (%) | Mức độ nhiễm (1-9) | |||||||
47 NSS | 54 NSS | 47 NSS | 54 NSS | 47 NSS | 54 NSS | ||||
Mô hình | 47,3 | 11,3 | 3,7 | 35,7 | 4.0 | 3.5 | |||
Đối chứng | 73,0 | 27,0 | 50,7 | 473,7 | 7.0 | 7.5 | |||
Mức ý nghĩa | ** | ns | ** | ** | ** | ** |
Đánh giá mô hình
Nhận xét: kết quả các Bảng trên đã khẳng định gieo sạ, phun thuốc, rải phân bằng drone và bón phân hữu cơ vi sinh giúp cây lúa sinh trưởng khoẻ mạnh, nhiễm rât nhẹ các loại đạo ôn, bạc lá, héo dảnh do sâu cuốn lá, rầy nâu và không phải dùng thuốc hoá học BVTV, trong khi đối chứng gieo sạ lan bón phân vô vơ bằng tay, phải phun thuốc BVTV theo truyền thống 3-4 lần.
Số liệu tổng kết hiệu quả sử dụng drone trong trồng trọt đã được trình bày ở các diễn đàn nông nghiệp 4.0 (2021) của Ban Kinh tế Trung Ương, Bộ Quốc Phòng, và hàng trăm sự kiện trong và ngoài nước khác. Cụ thể, công ty CP Đại Thành đã triển khai trên hàng triệu ha cây trồng (lúa, cây ăn trái, điều) từ 2016 – nay (Hình 2), góp phần tiết kiệm 20% thuốc bảo vệ thực vật (>900 tỉ đồng); > 90% tài nguyên nước (250 triệu lít); Cắt giảm > 90% thời gian làm việc (2,835 triệu giờ); Giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng dân cư. Đây là những số liệu thuyết phục về khía cạnh góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, nông thôn xanh, cuộc sống hiện đại.
Áp dụng drone tăng hiệu quả cho sản xuất đại trà, tiết kiệm chi phí phân bón và thuốc BVTV và áp dụng phân bón hữu cơ vi sinh như kết quả trình bày, cho thấy đề xuất thay đổi biện pháp canh tác truyền thống, trùng khớp với đề xuất của UN, Ngân hàng Thế giới và cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP26.
Theo Ứng dụng thiết bị bay không người lái và phân bón hữu cơ vi sinh trong trồng trọt ở Việt Nam và đề xuất giải pháp giảm phát thải khí nhà kính
TS. Lê Quý Kha
Cố vấn cấp cao KHCN nông nghiệp, Công ty CP Đại Thành
Phó chủ tịch Liên hiệp Hợp tác Kinh tế Việt Nam châu Phi