IPM là gì? Canh tác lúa áp dụng quy trình quản lý dịch hại tổng hợp

IPM là gì ? Lợi ích của IPM là gì? Trồng lúa có cần áp dụng IPM hay không? Ngày nay, việc ứng dụng các phương thức canh tác mới giúp nhà nông giải quyết các vấn đề sâu bệnh dịch hại hiệu quả hơn. IPM là phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp. IPM hạn chế các rủi ro ảnh hưởng đến an toàn cây trồng, con người và cả môi trường. Do đó, IPM được khuyến khích nhà nông tìm hiểu và áp dụng. Vậy, IPM là gì?

IPM có thể được ứng dụng quản lý tất cả các đối tượng gây hại, trên bất cứ cây trồng nào. Đối với lúa, IPM là phương pháp quản lý hiệu quả; giúp nhà nông chủ động phòng tránh sâu bệnh, dịch hại lúa. Đồng thời, hướng đến mô hình sản xuất lúa sinh học; giảm tích tụ hóa chất trong lúa gạo, an toàn cho người tiêu dùng và người lao động.

 

IPM là gì? Trồng lúa áp dụng quy trình quản lý dịch hại tổng hợp 1

 

IPM là gì?

IPM là cụm từ viết tắt của Integrated Pest Management – Quản lý dịch hại tổng hợp; còn được gọi là kiểm soát dịch hại tổng hợp (Integrated Pest Control – IPC).

IPM là gì mà có thể áp dụng cho cây trồng? IPM là một chiến lược dùng để kiểm soát đối tượng gây hại tiên tiến; liên quan đến việc đánh giá, quản lý sâu bệnh trên cây trồng như một quy trình. IPM có thể áp dụng quản lý lâu dài và có thể mở rộng; để xây dựng hệ thống kiểm soát cho mô hình canh tác của bạn.

Mục đích IPM là gì?

IPM được thực hiện nhằm ngăn chặn các đối tượng gây hại tác động đến cây trồng; làm ảnh hưởng đến thiệt hại năng suất và giá trị kinh tế. IPM hạn chế các rủi ro ảnh hưởng đến an toàn cây trồng; sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường. Hơn thế, IPM chú trọng sự phát triển cây trồng khỏe mạnh; và được kiểm soát dịch hại với phương pháp tự nhiên, ít gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái nông nghiệp.

Vậy dịch hại là gì?

Dịch hại là những đối tượng gây hại, gây cản trở phát triển của cây trồng. Bao gồm các đối tượng gây hại trực tiếp và các đối tượng vật chủ mang mầm bệnh gây hại. Dịch hại có thể là thực vật (cỏ dại); động vật có xương sống (chim, động vật gặm nhấm hoặc động vật có vú khác); động vật không xương sống (côn trùng, ve, ve hoặc ốc); tuyến trùng, mầm bệnh (vi khuẩn, vi rút hoặc nấm) gây bệnh cho cây trồng.

 

Dự báo các loại sâu bệnh hại lúa phát sinh trong vụ Đông Xuân 2021 - 2022 2

Với trồng lúa, việc phát sinh sâu bệnh hại lúa được quản lý bằng IPM thông qua cách bảo vệ thiên địch; tối ưu phân bón, sử dụng thuốc sinh học để diệt trừ sâu bệnh; giảm chi phí sản xuất và tối đa hóa lợi ích kinh tế.

Lợi ích IPM là gì?

Lợi ích IPM là gì mà ngày càng có nhiều nhà nông lựa chọn phương pháp này. Với cách tiếp cận sâu bệnh hại tự nhiên, phòng trừ hiệu quả. So với thuốc bảo vệ thực vật, quản lý dịch hại tổng hợp mang nhiều lợi ích cho nông dân, mùa vụ, và người tiêu dùng.

Lợi ích cho nhà nông, người lao động

▷ IPM là phương pháp hiệu quả với sâu bệnh theo hướng thân thiện với môi trường.

▷ Môi trường sản xuất tự nhiên, không bị xâm nhập hóa chất.

▷ Bảo vệ sức khỏe cho nhà nông, người lao động trước tác hại của hóa chất dùng trong canh tác.

▷ Ngăn chặn vượt mức tiêu chuẩn dư lượng hóa chất trong sản phẩm.

▷ Nâng cao giá trị lúa gạo, tạo niềm tin cho thương gia và người tiêu dùng.

► Xem thêm: Nguy cơ ung thư khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Hiệu quả sản xuất cao, năng suất vượt trội

▷ Bảo vệ nguồn thiên địch tự nhiên trong ruộng; cân bằng hệ sinh thái.

▷ Tiết kiệm lượng hóa chất phun xịt cho ruộng, giảm chi phí sản xuất.

▷ Hạn chế sự xâm lấn của sâu bệnh hại gây tổn thất mùa vụ.

▷ Không có nguy cơ sâu bệnh hại kháng thuốc.

▷ Diệt trừ hiệu quả đối tượng gây hại lúa theo hướng sinh học.

▷ Môi trường sinh trưởng lành mạnh, không tồn dư hóa chất.

▷ Gia tăng chất lượng, năng suất lúa thành phẩm.

An toàn cho người tiêu dùng

▷ An toàn, chất lượng sản phẩm được kiểm soát từ khâu sản xuất.

▷ Sản phẩm được phân tích, đánh giá rõ ràng, minh bạch.

▷ IPM tạo hình ảnh tốt cho người tiêu dùng khi chọn lựa sản phẩm.

Nguyên tắc của IPM là gì trong sản xuất lúa

1. Chọn giống khỏe

Lựa chọn giống lúa khỏe, nguồn gốc rõ ràng; quy trình sản xuất được kiểm soát từ công tác bón phân, chăm sóc hợp lý. Giống lúa là tiền đề để cây phát triển khỏe, khả năng cho năng suất cao, chất lượng lúa sau thu hoạch tốt.

 

Giống lúa GS55| Lúa lai F1 ngắn ngày, dễ chăm sóc, năng suất cao 1

 

Giống lúa GS55 ngắn ngày, dễ chăm sóc, năng suất cao

Giống lúa GS55 có khả năng đẻ nhánh khoẻ, chịu rét tốt; thân cây lúa cứng cáp, khả năng chống đổ tốt. Đặc biệt, GS55 chống chịu tốt với sâu bệnh hại thường gặp như bạc lá, đạo ôn, khô vằn và rầy nâu. GS55 thích ứng được nhiều chân đất khác nhau, trồng được nhiều mùa vụ trong năm. Với bông lúa trổ to dài, hạt lúa chắc khỏe, hạt gạo trong và có mùi thơm nhẹ; GS55 luôn là “ứng cử viên sáng giá” được Khuyến nông khuyến khích nhà nông gieo trồng. Tại các tỉnh Bắc Ninh, Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An, Vĩnh Long, Hậu Giang, Đồng Tháp, Long An đều đã sử dụng giống lúa GS55 cho mùa vụ Đông Xuân hay Hè Thu đều đạt năng suất cao. Hơn hết, Giống lúa GS55 đạt tiêu chuẩn QCVN 01–50 : 2011/BNNPTNT; nhà nông yên tâm khi lựa chọn GS55 để đạt mùa vàng bội thu.

► Độ thuần ≥ 99,7% ► Độ ẩm ≤ 13,0%
► Độ sạch ≥ 98% ► Hạt cỏ dại ≤ 10 hạt/kg
► Tỷ lệ nảy mầm ≥ 80% ► Hạt giống khác ≤ 0,3%

2. Bảo vệ thiên địch

Thiên địch là các đối tượng có ích cho lúa. Thiên địch sử dụng sâu hại làm nguồn thức ăn chính. Do đó, mật độ thiên địch trên lúa cao có tác dụng kìm hãm sự phát sinh sâu bệnh hại bùng phát. Thiên địch luôn có sẵn trong môi trường tự nhiên; chúng cần được bảo vệ bằng cách không lạm dụng thuốc BVTV lên ruộng.

 

Hé lộ lịch "thăm đồng" của sâu cuốn lá trong vụ Đông Xuân 2021 - 2022 2

 

 

3. Thường xuyên thăm đồng

Cách kiểm soát đồng ruộng theo phương pháp IPM là gì? Nhà nông nên thăm đồng thường xuyên, quan sát sự sinh trưởng của lúa để áp dụng biện pháp chăm sóc phù hợp từng giai đoạn phát triển. Đồng thời, vào lúc sáng sớm hay chiều mát là thời điểm thích hợp theo dõi diễn biến, hoạt động của sâu hại trên ruộng. Từ đó, điều tra mật độ gây hại của chúng và lượng thiên địch để đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời; ngăn ngừa nguy cơ gây ảnh hưởng năng suất lúa.

4. Nông dân trở thành chuyên gia

Với IPM, nhà nông cần được huấn luyện phương pháp canh tác hiệu quả; kỹ năng quản lý tổng hợp dịch hại. Khi đó nông dân trở thành chuyên gia nông nghiệp. Nhà nông có khả năng ứng dụng thành công quy trình quản lý dịch hại trên ruộng. Nông dân am hiểu các phương pháp sản xuất; có kỹ năng vận dụng, xử lý những vấn đề khó khăn kịp thời. Đồng thời, các chuyên gia nông nghiệp này cũng có khả năng hướng dẫn cho nhiều nông dân khác về IPM; để mở rộng mô hình canh tác ứng dụng IPM.

Quản lý dịch hại tổng hợp hoạt động như thế nào?

Thực chất IPM là xác định, tìm hiểu đối tượng gây hại trên lúa về thói quen, hoạt động của chúng. Từ đó, đánh giá khu vực sâu bệnh hại phát sinh có nguy cơ lan rộng sang khu vực khác. Và quản lý dịch hại tổng hợp được tiến hành như một chu trình:

1. Xác định đối tượng gây hại

Mỗi đối tượng gây hại lúa khác nhau cần biện pháp loại trừ và phòng ngừa khác nhau. Bằng cách xác định đúng loại đối tượng, có nguy cơ chạm ngưỡng gây hại đối với mùa vụ; nhà nông cần am hiểu tập tính, phương thức hoạt động, khu vực gây hại chính của các đối tượng khác nhau này. Sau đó, tiến hành lập kế hoạch phòng trừ để ngăn chặn nguồn dịch hại trước khi chúng phát sinh.

2. Theo dõi hoạt động dịch hại

Bằng cách thăm đồng thường xuyên, nhà nông có thể theo dõi các diễn biến dịch hại trên ruộng. Khi đó, nông dân có thể xác định mật độ dịch hại để thực hiện biện pháp diệt trừ ngăn chặn gây hại đến mùa vụ. Đồng thời, nhà nông còn có thể kiểm soát lượng thiên địch trên đồng để chúng diệt trừ dịch hại theo cách tự nhiên. Việc giám sát đồng ruộng giúp nhà nông tránh được các phương pháp hóa học không cần thiết. Với IPM đáp ứng việc kiểm soát dịch hại theo phương thức sinh học là chủ yếu; để giảm lượng hóa chất sử dụng cho lúa; giúp đảm bảo sức khỏe cho người lao động và an toàn cho người tiêu dùng.

 

Máy bay nông nghiệp pG100

 

Nhà nông có thể sử dụng các phương tiện bay để lấy hình ảnh thực tế trên ruộng. Máy bay nông nghiệp pG100 không chỉ có thể phun thuốc, bón phân, gieo sạ; còn có thể thiết lập hình ảnh phối cảnh nhanh chóng. Hình ảnh trên ruộng được truyền tải về điện thoại thông minh. Nhà nông có thể theo dõi diễn biến đồng ruộng từ trên cao.

3. Đánh giá ngưỡng gây hại

Khi trên ruộng xuất hiện sâu bệnh gây hại trên lúa; nhà nông cần xác định mật độ sâu bệnh cao làm ngưỡng có khả năng bùng phát mạnh gây ảnh hưởng năng suất. Khi mật độ phát sinh sâu bệnh hại đến ngưỡng, đây chính là thời điểm thích hợp để tiến hành các bước tiếp theo xử lý triệt để.

Ví dụ, đối với sâu cuốn lá. Thời điểm sâu cuốn lá trưởng thành thành rộ và bắt đầu đẻ trứng mật độ trung bình từ 1-2 con/m2; nơi mật độ cao có thể lên đến 5-7 con/m2. Dự báo sau 6-8 ngày sâu non sẻ bắt đầu nở. Ở mật độ sâu non 20 con/m2 là ngưỡng gây hại kinh tế; ảnh hưởng đến giai đoạn làm đòng của lúa, giảm năng suất mùa vụ. Trong giai đoạn sâu non còn tuổi 1-2, nhà nông cần tiến hành tiêu diệt triệt để; tránh sâu kháng thuốc.

4. Ngăn chặn và diệt trừ

Ngoài thuốc trừ sâu, nhà nông còn có nhiều lựa chọn cho việc phòng trừ dịch hại. Thuốc trừ sâu là lựa chọn cuối cùng sử dụng nếu các biện pháp khác không mang đến hiệu quả tốt. Các biện pháp phòng ngừa được triển khai từ đầu mùa vụ, giúp lúa ít có khả năng phát sinh sâu bệnh hại. Ngay từ đầu, nông dân chọn giống kháng sâu bệnh và được trồng trong điều kiện canh tác tốt giúp lúa sinh trưởng khỏe mạnh, ít sâu bệnh.

Các biện pháp thủ công được thực hiện như bắt sâu, ngắt bỏ cành và lá bị bệnh; bẫy đèn, đặt lưới chặn nguồn nước ra vào ruộng để phòng trừ sâu hại phát sinh mật độ cao. Thường xuyên dọn vệ sinh đồng ruộng, cỏ dại ven bờ ruộng để tránh sâu bệnh ẩn náu; xâm nhập mầm bệnh gây hại lúa.

 

phun thuốc bằng máy bay nông nghiệp

 

Nếu cần thiết cần phải sử dụng thuốc trừ sâu, nên ưu tiên các loại thuốc nhắm đến đối tượng gây hại; các loại thuốc trừ sâu ít độc hại đến sức khỏe người phun và môi trường xung quanh. Khuyến khích nhà nông thực hiện phun thuốc diệt trừ kết hợp để giảm lượng hóa chất trong ruộng; tăng hiệu quả diệt trừ dịch hại.

5. Phân tích và đánh giá kết quả

IPM là một quy trình năng động, sau khi đánh giá kết quả sẽ lặp lại vòng quy trình từ đầu. Sau các biện pháp đã ứng dụng, nhà nông phân tích hiệu quả, đánh giá kết quả diệt trừ cho từng loại dịch hại cũng như mức độ thiệt hại. Để quy trình IPM mới được cải tiến phù hợp với khu vực canh tác hơn.

Theo dõi các khu vực có nhiều khả năng dịch hại xuất hiện. Đồng thời, thực hiện kiểm tra định kỳ về dịch hại để lập kế hoạch và triển khai phòng trừ hiệu quả. Mỗi khu vực, mỗi vùng khác nhau có khả năng xuất hiện dịch hại khác nhau. Vì vậy, mỗi nhà nông cần chiến lược phòng trừ dịch hại phù hợp với ruộng nhà mình.

Write a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan