Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP giúp bà con mở rộng thị trường đầu ra cho lúa gạo trong nước. Bởi các tiêu chuẩn VietGAP nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Canh tác lúa thông minh theo tiêu chuẩn VietGAP đòi hỏi kỹ thuật sản xuất cao. Từ việc gieo sạ đúng vụ, đến kết hợp thực hiện bón phân, phun thuốc đúng quy trình. Do đó, bà con nhà nông cần tự tin đổi mới kỹ thuật canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để gia tăng lợi nhuận.
Hiện nay, Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang đẩy mạnh chiến dịch phát triển canh tác lúa an toàn, đạt tiêu chuẩn VietGAP. Đồng thời, gắn liền với liên kết tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Vậy bà con hãy cùng tìm hiểu tiêu chuẩn VietGap là gì? Và quy trình canh tác lúa thông minh theo tiêu chuẩn VietGAP như thế nào nhé?
Tiêu chuẩn VietGAP là gì?
Tiêu chuẩn VietGAP là cụm từ viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices; nghĩa là Thực hành sản xuất nông sản tốt ở Việt Nam. Tiêu chuẩn VietGAP được ban hành bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 28/01/2008. Tiêu chuẩn VietGAP được ứng dụng theo từng nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi.
Tiêu chuẩn VietGAP bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục; nhằm để hướng dẫn các tổ chức hay cá nhân thực hiện quy trình sản xuất; trong đó phải đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng; đồng thời đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Tiêu chuẩn VietGap cho lúa
Tiêu chuẩn VietGAP cho lúa là áp dụng quy trình VietGAP trong sản xuất lúa. Lúa đạt tiêu chuẩn VietGap phải đảm bảo quy trình sản xuất an toàn cho nông dân; đảm bảo chất lượng và sức khỏe cho người tiêu dùng. Đồng thời, bảo vệ môi trường và kết hợp truy xuất nguồn gốc lúa gạo.
Quy trình VietGAP hay quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho lúa được ban hành ngày 09/11/2010. Quy trình này áp dụng cho mô hình sản xuất lúa thương phẩm tại Việt Nam; đối với các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh, kiểm tra và chứng nhận sản phẩm lúa gạo tại Việt Nam.
Mục tiêu
1. Quy trình VietGAP hướng đến việc ngăn ngừa sự ảnh hưởng từ các mối nguy hại đến chất lượng, an toàn sản phẩm; môi trường sinh thái; sức khỏe, phúc lợi xã hội của người lao động trong sản xuất.
2. Tiêu chuẩn VietGAP tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân sản xuất được chứng nhận sản phẩm chất lượng, an toàn.
3. VietGAP đảm bảo tính minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc lúa gạo.
4. Tiêu chuẩn VietGAP giúp nâng cao chất lượng lúa gạo Việt Nam; đồng thời thúc đẩy hiệu quả sản xuất lúa nước nhà.
Lợi ích của quy trình VietGAP đối với lúa
1. Chứng minh với khách hàng gồm người tiêu dùng và các nhà trung gian thương mại; về sản phẩm lúa gạo được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
2. Tiêu chuẩn VietGAP tạo sự tin tưởng và an tâm đối với người tiêu dùng.
3. Với sản phẩm lúa gạo đạt tiêu chuẩn VietGAP đảm bảo khả năng thâm nhập thị trường cao; mở rộng thị trường hoạt động và tăng sức cạnh tranh đối với sản phẩm lúa gạo khác.
4. Canh tác lúa theo quy trình VietGAP giúp bà con nông dân nâng cao chất lượng lúa gạo; gia tăng giá thành đầu ra. Từ đó tối ưu lợi nhuận và tăng giá trị kinh tế sản xuất lúa tại Việt Nam.
Quy trình canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP
Quy trình canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP bao gồm 11 yếu tố đánh giá cũng như các bước thực hiện. So với sản xuất lúa truyền thống, việc canh tác lúa theo quy trình VietGAP khắt khe hơn. Thông qua các bước thực hiện, nhà nông phải đảm bảo thực hiện đúng chỉ tiêu đề ra. 11 Tiêu chí đánh giá được lấy từ nguồn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các bước như sau:
▷ Bước 1: Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất.
▷ Bước 2: Quản lý đất.
▷ Bước 3: Giống lúa.
▷ Bước 4: Phân bón (bao gồm chất bón bổ sung)
▷ Bước 5: Nước tưới.
▷ Bước 6: Hoá chất (bao gồm thuốc bảo vệ thực vật)
▷ Bước 7: Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch.
▷ Bước 8: Người lao động.
▷ Bước 9: Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
▷ Bước 10: Kiểm tra nội bộ
▷ Bước 11: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP
Mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP được nhiều nhà nông ứng dụng canh tác. Với xu thế hội nhập, cùng những yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao; nhà nông cần chuyển đổi sang hướng canh tác mới để đáp ứng các vấn đề trên. Tiêu chuẩn VietGAP giúp nhà nông chủ động quản lý canh tác theo quy trình. Từ bón phân, quản lý cỏ dại, cho đến sâu bệnh hại theo từng giai đoạn sinh trưởng của lúa.
Ứng dụng phương pháp chăm sóc mới
Quy trình áp dụng các phương pháp chăm sóc kỹ thuật cao. “3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm” được Khuyến nông khuyến khích bà con áp dụng. Với mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP; khuyến khích nông dân sử dụng phương tiện cơ giới hóa để đạt hiệu quả cao. Làm đất kỹ và tiến hành cày ải, vệ sinh đồng ruộng sau khi thu hoạch vụ trước. Nhà nông thực hiện xuống giống đồng loạt để tập trung né rầy, lựa chọn giống lúa cho năng suất cao hoặc xác nhận theo đúng tiêu chuẩn VietGAP. Gieo sạ theo phương pháp sạ hàng để tối ưu lượng giống; hoặc sử dụng máy bay sạ lúa để hạt giống được rải đồng đều, tiết kiệm thời gian và kịp mùa vụ.
Với kỹ thuật “3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm”, việc giảm lượng phân bón và thuốc BVTV được ưu tiên hàng đầu. Đồng thời, khuyến cáo nhà nông chỉ dùng thuốc hóa học khi cần thiết và phải có kế hoạch dùng đúng thời điểm. Hơn hết, khuyến khích bà con nông dân ứng dụng công nghệ sinh thái trong quản lý sâu bệnh hại lúa.
Đối với khu vực, trang thiết bị tiến hành thu hoạch, xử lý lúa sau thu hoạch phải thoáng, sạch và giữ điều kiện bảo quản tốt. Ngoài ra, mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP yêu cầu bà con phải ghi chép lại các thông tin, thời điểm thực hiện các hoạt động trên đồng. Đây là yếu tố cần được chú trọng bởi các thông số này dùng để đưa thông tin truy xuất cho sản phẩm lúa đạt chuẩn.
>>Xem thêm: Bật mí 7 ưu điểm vượt trội của phân bón hữu cơ vi sinh nhà nông cần biết
Sử dụng cơ giới hóa trong sản xuất
Mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP khuyến khích bà con sử dụng cơ giới hóa trong canh tác. Không chỉ giúp nhà nông quản lý được số liệu chính xác; còn giúp giảm chi phí lao động, lại đạt hiệu quả cao.
Để sản phẩm lúa gạo đạt chất lượng cao, năng suất tốt; bà con nhà nông cần chuyển đổi phương thức canh tác từ truyền thống sang hiện đại. Các kỹ thuật sản xuất cũng cần được nâng cao; kết hợp sử dụng các phương tiện cơ giới hóa, công nghệ hóa vào sản xuất. Hơn thế, công nghệ máy móc giúp mô hình sản xuất nông nghiệp sạch được mở rộng, gia tăng diện tích sản xuất, nâng cao sản lượng lúa gạo và giá trị kinh tế.
Máy bay nông nghiệp là một điển hình trong việc áp dụng công nghệ vào sản xuất. Máy bay nông nghiệp Globalcheck có khả năng vận hành đa nhiệm; tính năng 3 trong 1: gieo sạ, phun thuốc, rải phân. Với sự áp dụng công nghệ phun ly tâm tiên tiến đã được tích hợp qua các dòng máy PG40, VG40, PG80. Và trong năm 2022, tiếp nối thành công và pG100 trở thành siêu phẩm của năm với những đột phá nổi trội. pG100 đã có mặt tại Việt Nam và được định hướng phát triển mạnh trong những năm tới.
Nhà nông đang và có định hướng chuyển đổi theo mô hình sản xuất lúa VietGAP có thể tham khảo thêm các dòng máy bay nông nghiệp:
Hiệu quả triển khai mô hình canh tác lúa thực tế theo tiêu chuẩn VietGAP
Các mô hình canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP đã được triển khai, mở rộng từ năm 2012. Đến nay, Việt Nam đã hình thành nhiều khu vực sản xuất VietGAP. Trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tiêu biểu là các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang đã triển khai và đạt hiệu quả vượt trội.
Vụ Đông Xuân 2021-2022 tại tỉnh Hậu Giang vừa qua, Khuyến nông và HTX Thạch Mỹ B đã có buổi đánh giá hiệu quả tình hình sản xuất lúa theo quy trình VietGAP. Hơn thế, HTX Thạch Mỹ B là cũng trong những nơi hợp tác áp dụng máy bay nông nghiệp Globalcheck vào chăm sóc lúa. Ông Lê Văn Hùng – Giám đốc HTX Thạnh Mỹ B, huyện Phụng Hiệp thông tin: ” Người dân dễ dàng đánh giá hiệu quả sản xuất lúa theo VietGAP so với làm ruộng truyền thống bởi đầu tư vốn cho sản xuất giảm từ 10% đến 20%.
Trong đó bao gồm chi phí mua giống, phân bón, thuốc BVTV. Nhất là vấn đề an toàn cho sức khỏe người lao động và sản phẩm làm ra an toàn do gạo sạch, quy trình canh tác sạch, môi trường đồng ruộng sạch, thông thoáng hơn.”
Thông qua những kết quả tích cực, mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo quy trình VietGAP góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Giúp củng cố, nâng cấp mô hình sản xuất quy mô lớn, hạn chế phát tán chất độc, gây ô nhiễm môi trường từ phân bón, thuốc BVTV. Từ đó, góp phần giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản xuất. Đồng thời nâng cao thu nhập cho nông dân. Từ kết quả mô hình này, ngành Nông nghiệp sẽ mở rộng diện tích sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp phát triển bền vững.