Định Vị Chính Xác DTALS Là Hạ Tầng- Một Phần Của Giải Pháp

Sau loạt bài viết giới thiệu về giải pháp định vị chính xác DTALS trong quản lý tài nguyên nước, xây dựng bản đồ chính xác và quản lý đô thị, chúng tôi nhận thấy một số ý kiến phản bác xuất hiện mà không dựa trên việc đọc kỹ nội dung. Để làm rõ hơn, hôm nay chúng tôi xin giới thiệu bài viết chi tiết giải thích rằng DTALS không phải là một giải pháp độc lập, mà là một hạ tầng công nghệ quan trọng. DTALS kết hợp với các công nghệ khác như GIS, LiDAR và phần mềm xử lý dữ liệu để tạo ra tự động hóa trong quản lý đô thị, nguồn nước và xây dựng bản đồ chính xác.

DTALS đã được ứng dụng rất nhiều trong sản xuất nông nghiệp
DTALS đã được ứng dụng rất nhiều trong sản xuất nông nghiệp

I. NHỮNG CÔNG NGHỆ TẠO NÊN SỰ HOÀN HẢO CHO DTALS

Công nghệ không phải là một nền tảng riêng lẻ mà nó là sự kết hợp hoàn hảo giữa các nền tảng công nghệ khác nhau, ví dụ như một chiếc xe tự lái nó cần có nhiều công nghệ tổng hợp lại như:

  • Công nghệ định vị.
  • Công nghệ radar phát hiện vật cản.
  • Động cơ xe.
  • Phần mềm điều khiển.

Và công nghệ định vị chính xác DTALS cũng vậy, chúng nằm trong hệ sinh thái đó làm hạ tầng để cho chiếc xe tự lái trở nên hoàn hảo và an toàn hơn, tức nó là một phần của giải pháp chứ không là toàn bộ giải pháp. Để tạo ra giá trị thực tiễn trong cuộc sống chúng ta phải kết kết nối các công nghệ với nhau, giữa phần mềm và phần cứng từ đó mới tạo ra những đột phá mới.

Sự ra đời xe tự lái là sự kết hợp rất nhiều công nghệ khác nhau
Sự ra đời xe tự lái là sự kết hợp rất nhiều công nghệ khác nhau

Dưới đây là một số công nghệ tạo thành một hệ sinh thái, khi chúng kết hợp với nhau sẽ tạo ra nhiều giải pháp tự động trong đời sống xã hội.

1.1.Định vị chính xác DTALS

Công nghệ Định vị Chính xác DTALS của GlobalCheck là một giải pháp tiên tiến nhằm cung cấp vị trí chính xác cao, phục vụ các ứng dụng như khảo sát địa hình, lập bản đồ và điều khiển phương tiện tự hành. DTALS có nhiệm vụ xác định chính xác vị trí khảo sát từ đó giúp giải quyết nhiều bài toán cần vị trí chính. Hệ thống bao gồm ba thành phần chính: trạm tham chiếu, máy chủ và bộ giao tiếp, mỗi phần đảm nhiệm một vai trò quan trọng.

  • Trạm Tham chiếu: Đây là một trạm cố định đặt tại vị trí đã được xác định chính xác. Trạm tham chiếu thu nhận tín hiệu từ vệ tinh GNSS sau đó gửi đến máy chủ.
  • Máy chủ: Máy chủ đóng vai trò trung tâm xử lý, nhận dữ liệu hiệu chỉnh từ trạm tham chiếu và dữ liệu vị trí từ thiết bị người dùng. Nó sử dụng các thuật toán để tính toán vị trí chính xác và quản lý luồng dữ liệu giữa các thành phần trong hệ thống.
  • Bộ Giao tiếp: Có nhiệm vụ truyền dữ liệu từ trạm đến máy chủ, sử dụng các phương tiện như sóng radio, mạng di động hoặc internet.

1.2.Hệ Thống Thông tin Địa lý- GIS

GIS là công nghệ tiên tiến, chúng kết hợp dữ liệu từ bản đồ không gian, với khả năng kết hợp mạnh mẽ giúp GIS ngày càng có vai trò quan trọng trong quản lý tài nguyên, quản lý đô thị, quy hoạch cũng như phản ứng khẩn cấp khi gặp thiên tai bất ngờ.

Các thành phần chính của GIS

GIS có nhiều thành phần, về cơ bản chúng ta có thể chia thành: Phần cứng, phần mềm và cơ sở dữ liệu. Mỗi phần có nhiệm vụ riêng, đặc biệt phần mềm và cơ sở dữ liệu là phần vô cùng quan trọng để chúng ta kết hợp với các công nghệ khác tạo ra hàng loạt ứng dụng tự động trong hoạt động kinh tế, an ninh, xã hội.

a. Phần cứng:

Bao gồm các thiết bị như máy chủ, máy tính sử dụng phần phầm và hàng loạt các thiết bị ngoại vi như thiết bị định vị, mấy in bản đồ,…

Là nền tảng cung cấp dữ liệu cho phần mềm và cơ sở dữ liệu và hiện thông tin sau khi đã được xử lý.

b. Phần mềm:

Phần mềm bao gồm phần mềm xử lý dữ liệu và phần mềm lấy dữ liệu sau khi đã được xử lý:

  • Máy chủ: phần mềm ở máy chủ có nhiệm vụ xử lý dữ liệu thô từ cơ sở dữ liệu.
  • Máy khách: là máy tính người dùng, có nhiệm vụ lấy dữ liệu sau khi đã được xử lý.

c. Dữ liệu:

Đây không chỉ là trái tim của GIS, mà biết kết hợp chúng sẽ là trái tim của nhiều công nghệ khác, chúng bao gồm dữ liệu về không gian (bản đồ, hình ảnh vệ tinh, mô hình địa hình) và dữ liệu thuộc tính (thông tin về dân số, đất đai, cơ sở hạ tầng).

1.3. Công nghệ LiDAR

Công nghệ này thường được drone nông nghiệp sử dụng để phát hiện các vật cản có kích thước nhỏ. Ngoài ra chúng còn được sử dụng để đo vẽ bản đồ 3D có độ chính xác cao nhờ các tia Laser.

LiDar là một thiết bị ngoại vi hoàn hảo xây dựng bản đồ GIS
LiDar là một thiết bị ngoại vi hoàn hảo xây dựng bản đồ GIS

a. Nguyên lý hoạt động của LiDAR

Nguyên tắc hoạt động cũng giống radar nhưng LiDAR sử dụng ở khoảng cách ngắn hơn, những tia laser được phát ra khi gặp vật cản sẽ phản xạ lại, từ đó tính toán được khoảng cách và tạo ra mô hình 3D chi tiết.

b.Thành phần chính:

  • Máy phát laser: Tạo các xung ánh sáng để quét khu vực mục tiêu.
  • Cảm biến thu nhận: Ghi lại ánh sáng phản xạ để xác định khoảng cách và vị trí.
  • Hệ thống định vị: Đảm bảo vị trí và hướng chính xác của thiết bị LiDAR. Nếu kết nối được với DTALS thì LiDar sẽ trở nên hoàn hảo.

1.4. Xây dựng phần mềm

Thông thường mỗi ứng dụng đã đều có những phần mềm của chúng. Nhưng để phát triển những cái mới kết hợp các công nghệ khác nhau chúng ta cần xây dựng phần mềm cho riêng mình. Nếu không phải là đơn vị sản xuất chúng ta rất khó để thay đổi phần mềm trong thiết bị.

Nếu không thay đổi được chúng ta có thể thiết kế một phần mềm mới theo yêu cầu của chúng ta trên nguyên tắc lấy thông tin từ bảng dữ liệu thu thập được từ các công nghệ khác nhau. Như chúng ta biết dữ liệu là trái tim của công nghệ, chỉ cần có dữ liệu mọi thứ đều có thể được giải quyết.

II. ĐỊNH VỊ CHÍNH XÁC DTALS LÀ HẠ TẦNG, KHÔNG PHẢI LÀ GIẢI PHÁP ĐƠN LẺ

Hệ thống định vị chính xác DTALS là một công nghệ cung cấp dữ liệu vị trí với độ chính xác cao, lên đến từng centimet. Khác với GPS thông thường, DTALS giảm thiểu sai số đáng kể, mang lại dữ liệu đáng tin cậy. Tuy nhiên, DTALS không thể tự mình giải quyết các vấn đề phức tạp trong quản lý. Thay vào đó DTALS là hạ tầng giúp các công nghệ khác tăng độ chính xác từ đó có thể giải quyết nhiều bài toán trong thực tế.

Kết hợp các công nghệ với nhau tạo ra ứng dụng hoàn hảo
Kết hợp các công nghệ với nhau tạo ra ứng dụng hoàn hảo

Sự kết hợp với GIS và LiDAR

Để có thể xây dựng được các ứng dụng tự động hóa DTALS cần kết hợp với nhiều công nghệ khác như:

  • GIS: Cho phép lưu trữ, phân tích và hiển thị dữ liệu không gian. Khi kết hợp với dữ liệu vị trí chính xác từ DTALS, GIS tạo ra các bản đồ chi tiết, hỗ trợ quản lý đô thị (như quy hoạch giao thông) và quản lý nguồn nước (như theo dõi hệ thống cấp thoát nước).
  • LiDAR: Chúng giúp xây dựng bản đồ 3D, những bản đồ này nếu được gắn vào định vị chính xác chúng ta sẽ theo dõi được sự dịch chuyển địa chất từ đó ứng dụng quản lý tài nguyên, đô thị một cách sâu sắc.

Tuy nhiên để kết hợp được với nhau, một yếu tố không thể nào thiếu đó là chúng ta phải xây dựng được phần mềm, mà để xây dựng được phần mềm thì vấn đề quan trọng nhất là chúng phải sử dụng được cơ sở dữ liệu của nhau từ đó mới xây dựng được các ứng dụng phục vụ nhu cầu thực tế.

III. KẾT LUẬN VAI TRÒ DTALS TRONG NỀN CÔNG NGHỆ TỰ ĐỘNG HÓA

DTALS không phải là một giải pháp đơn lẻ có thể tự mình thực hiện mọi thứ. Thay vào đó, nó là một hạ tầng công nghệ cốt lõi, cung cấp dữ liệu chính xác cao để kết hợp với GIS, LiDAR và phần mềm xử lý dữ liệu, từ đó tạo ra tự động hóa trong quản lý đô thị, nguồn nước và xây dựng bản đồ.

Chúng tôi hy vọng mọi người sẽ hiểu rõ hơn về nguyên tắc xây dựng các ứng dụng phục vụ tự động hóa trong đời sống xã hội, việc xây dựng phần cứng chỉ dành cho những doanh nghiệp đa quốc gia, ở những nước phát triển, còn chúng ta phải đi con đường của riêng mình bằng cách kết hợp các công nghệ có sẵn từ đó tạo ra những công nghệ mới và tiên phong. Để tìm hiểu công nghệ định vị chính xác DTALS hoặc sử dụng sóng DTALS xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99. Đại Thành rất vui khi nhận được yêu cầu cũng như ý kiến đóng góp từ Anh/ Chị.

 

Bài viết liên quan