Vải, nhãn là loại cây ăn quả có chu kỳ sinh trưởng cũng như kỹ thuật trồng gần như tương tự. Hơn thế, cả hai đều thuộc loại cây ra quả đầu cành. Để cây đậu được nhiều quả cũng như ra được nhiều hoa, nhà nông phải canh tác và chăm sóc có quy trình. Đồng thời kết hợp bổ sung dinh dưỡng cho cây sau thu hoạch để mùa vụ tiếp theo cây cho hoa khỏe, trái to. Do cây nhãn, vải là loại cây trồng lâu năm. Vì vậy bà con nông dân cần chọn phân bón hữu cơ sinh học vừa phù hợp với cây, vừa an toàn cho đất trồng.
Đặc tính nông học trên cây nhãn
Nhiệt độ sinh trưởng và phát triển thích hợp cho cây nhãn từ 21 đến 27 độ C; với thời kỳ hoa nở, cây nhãn cần nhiệt độ cao hơn từ 25 đến 31 độ C. Ngoài ra, để cây phân hóa mầm hoa, cây nhãn cần thời gian nhiệt độ thấp. Đặc biệt, cây nhãn rất ưa sáng, khi cây hấp thụ đủ ánh nắng mới cho nhiều trái tốt.
Cây nhãn có tính thích ứng với nhiều đất trồng từ vùng nước ngọt đến vùng nhiễm mặn. Tuy vậy, đất trồng cây nhãn phù hợp nhất là đất cát, cát pha, cát giồng, đất cồn và phù sa ven sông; với độ pH từ 5 đến 7.
Đặc tính nông học trên cây vải
Nhiệt độ cho cây vải sinh trưởng từ 16 đến 28 độ C và nhiệt độ phát triển thuận lợi là từ 24 đến 29 độ C. Có thể thấy vải chịu lạnh giỏi hơn các cây ăn quả nhiệt đới khác. Để phân hóa mầm hoa, cây vải có thời kỳ nghỉ sinh trưởng trong mùa đông từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Cây vải cần thời gian 200 giờ với nhiệt độ xuống thấp để thực hiện việc phân hóa mầm hoa. Sau đó khoảng tháng 2, tháng 3 hoa bắt đầu ra hoa và khi ấy cần hấp thụ nhiều ánh nắng để nở hoa và đậu quả.
Cây vải không thuộc loại kén đất. Tuy nhiên, loại đất thích hợp trồng vải là phù sa, có tầng dày và chua nhẹ với độ pH từ 6 đến 6,5. Ngoài ra, vải còn có thể trồng trên đất phù sa cổ, sa thạch và phiếm thạch. Trên những loại đất ít phì nhiều hơn, nhà nông nên chọn giống vải có sức sinh trưởng mạnh.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây nhãn, vải
Các loại nguyên tố dinh dưỡng chính có tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của cây nhãn, vải bao gồm đạm, lân, kali. Với 3 nguyên tố dinh dưỡng này được cung cấp và bón cho cây nhãn, vải hầu hết các giai đoạn sinh trưởng của chúng.
Dưới đây là những tác động của 3 nguyên tố này với cây nhãn, vải:
▶ Đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp cây nhãn, vải sinh trưởng, phát triển, đâm chồi, phân cành, nảy lộc. Đồng thời, đối với cây nhãn, vải sau thu hoạch cần bổ sung lượng đạm để cây phục hồi năng lượng. Nếu cây nhãn, vải thiếu đạm, cây sẽ xuất hiện tình trạng còi cọc, phát lộc chậm làm ảnh hưởng đến năng suất. Nếu cây nhãn, vải thừa đạm, cây sẽ phát triển cành lá sum suê để phát sinh sâu bệnh cũng như việc phân tán hấp thụ ánh nắng không đều làm giảm chất lượng, thất mùa.
▶ Lân là yếu tố cần thiết trong việc cây ra rễ, đâm chồi và phân hóa mầm hoa. Hơn thế, lân giúp cây phát triển bộ rễ khỏe mạnh, tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng nuôi cây, hoa, quả. Ngoài ra, lân góp phần thúc đẩy quá trình quang hợp cho cây nhãn, vải. Nếu cây nhãn, vải thiếu lân, cây sẽ còi cọc, bộ rễ yếu, cây ít lộc, khó ra hoa và đậu quả.
▶ Kali là yếu tố giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi cây, hoa, quả. Đồng thời, kali giúp cây nhãn, vải tăng khả năng chống rét và tích lũy đường, tăng chất lượng quả. Ngoài ra, kali còn có vai trò giúp giảm tỷ lệ rụng hoa, rụng quả bởi năng cản sự hình thành tầng rời. Nếu cây nhãn, vải thiếu kali cây có biểu hiện sinh trưởng chậm, rụng lá, cành yếu dễ gãy và giảm tỷ lệ đậu quả, giảm năng suất vụ mùa.
Cây nhãn, vải có yêu cầu tỷ lệ nhất định đối với các chất dinh dưỡng. Nếu thiếu hay thừa bất kỳ nguyên tố dinh dưỡng nào, cây sinh trưởng và phát triển kém, làm ảnh hưởng năng suất mùa vụ. Các nguyên tố dinh dưỡng này không chỉ có tác động trực tiếp đến cây mà còn có ảnh hưởng liên kết với các tác dụng của nguyên tố khác. Do đó, bà con nông dân nên sử dụng phân bón có chứa tổng hợp NPK cùng các dinh dưỡng đa, trung, vi lượng có tỷ lệ hợp lý.
Kỹ thuật chăm sóc cho nhãn, vải bằng phân bón hữu cơ sinh học
Trong quá trình cây nhãn, vải phát triển từ cây con mới trồng đến thu hoạch, các thời kỳ cây nhãn, vải bao gồm:
- Thời kỳ kiến thiết cơ bản: từ lúc trồng cho đến cây nhãn, vải được 3 năm tuổi.
- Thời kỳ kinh doanh: từ lúc cây nhãn, vải đón quả mùa đầu tiên về sau.
Mỗi thời kỳ cây nhãn, vải có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Đặc biệt trong thời kỳ kinh doanh, việc bón phân cần có chiến lược hiệu quả mới giúp cây cho thu hoạch quả no tròn, căng bóng. Vì vậy, dưới đây là hướng dẫn quy trình bón phân cho cây nhãn, vải từ thời kỳ kiến thiết cơ bản cho đến kinh doanh. Đồng thời quy trình sử dụng phân bón hữu cơ sinh học Đại Thành ứng dụng máy bay phun thuốc, rải phân Đại Thành. Lượng phân bón được dùng cho 1ha trồng cây nhãn, vải với mật độ trồng 200 đến 400 cây.
Bón thời kỳ kiến thiết cơ bản bằng phân bón hữu cơ
Thời kỳ kiến thiết cơ bản là thời kỳ nuôi cây, cành, lá để cây có sức sống khỏe. Thời kỳ này mất từ 2 đến 3 năm cây nhãn, vải mới có thể bắt đầu ra hoa, đậu quả. Trong thời kỳ này, bà con nông dân tiến hành bón lót cho hố trồng và bón thúc trong giai đoạn sau trồng.
Bón lót trước khi trồng
Trước khi trồng cây nhãn, vải con vào hố, bag con nên sử dụng phân bón lót để đất trồng có đủ dinh dưỡng mà cây cần để bén rễ và sinh trưởng mạnh mẽ. Đồng thời, việc bổ sung phân bón vi lượng trong giai đoạn này giúp phân bón chuyển hóa nhanh, cũng như phân hóa các chất có sẵn trong đất. Với những cây nhãn, vải con vừa trồng, bộ rễ còn yếu nên các dinh dưỡng phải được chuyển hóa thành các chất dễ hấp thu. Khi cây con bén rễ,
Các loại phân dùng cho bón lót:
▶ Phân bón vi lượng Long Bình: 400kg
▶ Phân bón hữu cơ sinh học NP 10-55: 8-10kg
Cách dùng: trộn đều với lớp đất mặt để lấp hố trồng.
Bón thúc giai đoạn cây con – 1 năm tuổi
Trong giai đoạn cây nhãn, vải con 1 năm tuổi, bón thúc cho giai đoạn này chia làm 2 thời kỳ: chăm sóc cây con-cây 6 tháng và cây 6 tháng – 1 năm tuổi.
Phân bón | Giai đoạn cây 1 – 6 tháng tuổi | Giai đoạn cây 6 tháng – 1 năm tuổi | Cách dùng | |
Tưới gốc | Phân bón hữu cơ sinh học NPK 30-9-9 NO1 | 8 kg | 10 kg | Pha hỗn hợp phân bón với 1000 – 2000 lít nước |
Phân bón hữu cơ sinh học NP 10-55 | 7 kg | 6 kg | ||
Phân bón hữu cơ sinh học NPK 10-10-27 NO3 | 2 kg | |||
Phân bón hữu cơ sinh học LABIS 68 loại 250ml | 1 chai | 2 chai | ||
Phân bón hữu cơ sinh học NK 4,5-18 loại 250ml | 1 chai | 2 chai | ||
Phun lá | Phân bón hữu cơ sinh học LABIS 68 loại 250ml | 1 chai | 1 chai | Pha hỗn hợp phân bón hữu cơ sinh học với 250-500 lít nước |
Phân bón hữu cơ sinh học NK 4,5-18 loại 250ml | 1 chai | 1 chai |
Lưu ý:
▷ Bà con cần tưới nước đầy đủ cho cây nhãn, vải con vào mùa khô.
▷ Thăm vườn thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời các đối tượng gây hại cây nhãn, vải.
▷ Bà con nông dân cần linh hoạt điều tiết lượng phân bón cho phù hợp với giống cây, loại cây, điều kiện thổ nhưỡng.
Bón phân giai đoạn cây 2-3 năm tuổi
Thời gian | Phân bón | Cây 2 năm tuổi | Cây 3 năm tuổi | Cách dùng | |
Bón lót | Cuối mùa mưa,
đầu mùa khô |
Phân bón vi lượng Long Bình | 400-600 kg | 400-600 kg | Trộn đều với lớp đất mặt để lấp hố trồng. |
Phân bón hữu cơ sinh học NP 10-55 | 8-10 kg | 8-10 kg | |||
Lần 1 | Đầu mùa mưa
Tháng 4-5 |
Phân bón hữu cơ sinh học NPK 30-9-9 NO1 | 20 kg | 20 kg | Pha hỗn hợp phân bón với 2000 – 3000 lít nước kết hợp tưới gốc. |
Phân bón hữu cơ sinh học NP 10-55 | 15 kg | 15 kg | |||
Phân bón hữu cơ sinh học LABIS 68 loại 1000ml | 1 chai | 1 chai | |||
Phân bón hữu cơ sinh học NK 4,5-18 loại 1000ml | 1 chai | 1 chai | |||
Lần 2 | Giữa mùa mưa
Tháng 7-8 |
Phân bón hữu cơ sinh học NPK 30-9-9 NO1 | 20 kg | 20 kg | Pha hỗn hợp phân bón với 2000 – 3000 lít nước kết hợp tưới gốc. |
Phân bón hữu cơ sinh học NP 10-55 | 15 kg | 20 kg | |||
Phân bón hữu cơ sinh học LABIS 68 loại 1000ml | 1 chai | 1 chai | |||
Phân bón hữu cơ sinh học NK 4,5-18 loại 1000ml | 1 chai | 1 chai | |||
Lần 3 | Cuối mùa mưa
Tháng 10-11 |
Phân bón hữu cơ sinh học NPK 30-9-9 NO1 | 20 kg | 20 kg | Pha hỗn hợp phân bón với 2000 – 3000 lít nước kết hợp tưới gốc. |
Phân bón hữu cơ sinh học NP 10-55 | 15 kg | 20 kg | |||
Phân bón hữu cơ sinh học LABIS 68 loại 1000ml | 1 chai | 1 chai | |||
Phân bón hữu cơ sinh học NK 4,5-18 loại 1000ml | 1 chai | 1 chai | |||
Lần 4 | Mùa khô
Tháng 1-2 |
Phân bón hữu cơ sinh học NPK 30-9-9 NO1 | 20 kg | 20 kg | Pha hỗn hợp phân bón với 2000 – 3000 lít nước kết hợp tưới gốc. |
Phân bón hữu cơ sinh học NPK 10-10-27 NO3 | 5 kg | 12 kg | |||
Phân bón hữu cơ sinh học NP 10-55 | 15 kg | 15 kg | |||
Phân bón hữu cơ sinh học LABIS 68 loại 500ml | 1 chai | 1 chai | |||
Phân bón hữu cơ sinh học NK 4,5-18 loại 500ml | 1 chai | 1 chai | |||
Phun định kỳ | 1-1,5 tháng / lần | Phân bón hữu cơ sinh học LABIS 68 loại 250ml | 2 chai | 2 chai | Chú ý đối với cây nhãn, vải lấy 3 năm tuổi phun trước thời kỳ ra hoa, để tăng tỷ lệ đậu quả và hạn chế rụng trái non.
Đối với cây nhãn, vải năm 3 lấy trái sớm, lượng phân nên áp dụng cho thời kỳ cây kinh doanh để đạt hiệu quả tốt hơn. |
Phân bón hữu cơ sinh học NK 4,5-18 loại 250ml | 1 chai | 2 chai |
Bón phân thời kỳ kinh doanh
Thời gian | Phân bón | Cây từ 4 năm tuổi trở đi | Cách dùng | |
Bón lót | Cuối mùa mưa,
đầu mùa khô |
Phân bón vi lượng Long Bình | 600 kg | Trộn đều với lớp đất mặt để lấp hố trồng. |
Phân bón hữu cơ sinh học NP 10-55 | 10 kg | |||
Lần 1 | Sau thu hoạch 15-30 ngày
Tháng 8-9 |
Phân bón hữu cơ sinh học NPK 30-9-9 NO1 | 28 kg | Pha hỗn hợp phân bón với 3000 – 5000 lít nước kết hợp tưới gốc. |
Phân bón hữu cơ sinh học NP 10-55 | 16 kg | |||
Phân bón hữu cơ sinh học LABIS 68 loại 250ml | 4 chai | |||
Phân bón hữu cơ sinh học NK 4,5-18 loại 250ml | 2 chai | |||
Lần 2 | Thời kỳ phân hóa mầm hoa
Tháng 2 |
Phân bón hữu cơ sinh học NPK 30-9-9 NO1 | 26 kg | Pha hỗn hợp phân bón với 3000 – 5000 lít nước kết hợp tưới gốc. |
Phân bón hữu cơ sinh học NP 10-55 | 20 kg | |||
Phân bón hữu cơ sinh học LABIS 68 loại 250ml | 4 chai | |||
Phân bón hữu cơ sinh học NK 4,5-18 loại 250ml | 4 chai | |||
Lần 3 | Chùm hoa, quả phát triển lớn
Tháng 3-4 |
Phân bón hữu cơ sinh học NPK 30-9-9 NO1 | 16 kg | Pha hỗn hợp phân bón với 3000 – 5000 lít nước kết hợp tưới gốc. |
Phân bón hữu cơ sinh học NPK 10-10-27 NO3 | 26 kg | |||
Phân bón hữu cơ sinh học PK 10-40 | 10 kg | |||
Phân bón hữu cơ sinh học NP 10-55 | 15 kg | |||
Phân bón hữu cơ sinh học LABIS 68 loại 250ml | 4 chai | |||
Phân bón hữu cơ sinh học NK 4,5-18 loại 250ml | 4 chai | |||
Lần 4 | Mùa khô
Tháng 1-2 |
Phân bón hữu cơ sinh học NPK 30-9-9 NO1 | 14 kg | Pha hỗn hợp phân bón với 3000 – 5000 lít nước kết hợp tưới gốc. |
Phân bón hữu cơ sinh học NPK 10-10-27 NO3 | 26 kg | |||
Phân bón hữu cơ sinh học NP 10-55 | 12 kg | |||
Phân bón hữu cơ sinh học LABIS 68 loại 250ml | 2 chai | |||
Phân bón hữu cơ sinh học NK 4,5-18 loại 250ml | 2 chai | |||
Phun định kỳ | 1-1,5 tháng / lần | Phân bón hữu cơ sinh học LABIS 68 loại 250ml | 2 chai | |
Phân bón hữu cơ sinh học NK 4,5-18 loại 250ml | 2 chai |
Lưu ý:
▷ Liều lượng bón phân cho cây nhãn, vào các năm sau tương tự nhưng sẽ tăng lượng theo tuổi cây.
▷ Tùy vào thời vụ bà con trồng cây nhãn, vải nên bà con xác định tháng phun từng giai đoạn có thể thay đổi phù hợp.
▷ Sau thu hoạch, bà con phải vệ sinh vườn, cắt tỉa cành, nhánh để cây hồi sức cho vụ mới.
Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNFit – cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho lúa phát triển vượt bậc
Công ty cổ phần Đại Thành là đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm ứng dụng công nghệ cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Trong đó bao gồm dòng sản phẩm Phân bón hữu cơ vi sinh DTOGNFit, Giống lúa lai năng suất cao, Máy bay nông nghiệp PG, Máy bay viễn thám không người lái XG, Robot điều khiển từ xa RG, Trạm giám sát nông nghiệp thông minh DTsmartAG,… Hơn thế, công ty cổ phần Đại Thành đã thực hiện chuyển giao công nghệ cho nhiều doanh nghiệp, công ty và cá nhân uy tín tại Việt Nam. Để góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào ngành sản xuất nông nghiệp cũng như gia tăng chất lượng nông sản Việt Nam.
Quý khách hàng có nhu cầu có thể để lại thông tin liên hệ dưới phần ĐĂNG KÝ hoặc liên hệ trực tiếp HOTLINE để được tư vấn.
Website: https://daithanhtech.com/ hoặc http://globalcheck.com.vn
Hotline: 0981 85 85 99