Kỹ Thuật Gieo Sạ Lúa Cho Năng Suất Cao

Gieo sạ lúa được sử dụng phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long, với xu hướng tích tụ ruộng đất sản xuất quy mô lớn như hiện nay kỹ thuật này đã bắt đầu phát triển ở đồng bằng sông Hồng. Ưu điểm của gieo sạ rút ngắn một số khâu trong sản xuất lúa từ đó tiết kiệm được nhiều chi phí, bài viết dưới đây chúng tôi xin phép được giới thiệu chi tiết kỹ thuật gieo sạ lúa từ đó giúp hạn chế nhược điểm kỹ thuật canh tác này.

I. ƯU NHƯỢC ĐIỂM GIEO SẠ LÚA

Gieo sạ là kỹ thuật đặt biệt phù hợp với sản xuất lúa quy mô lớn, vì vậy chúng tôi tin rằng phương pháp canh tác này ngày càng có vai trò quan trọng ngay cả khu vực chưa có thói quen sạ lúa nhiều như miền bắc. Để phát huy hiệu quả phương pháp này chúng ta cùng nhau tìm hiểu ưu và nhược điểm từ đó có giải pháp phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại, chuyên môn cao.

Dưới đây là bảng so sánh tóm tắt sự khác biệt giữa sạ lúa và cấy lúa truyền thống

Đặc điểm Gieo sạ Cấy lúa
Thời gian sinh trưởng Ngắn Dài
Công sức Ít Dài
Chi phí Thấp Cao
Cỏ dại Nhiều Ít
Đổ ngã Dễ Ít
Chăm sóc Khó Dễ

1.1.Ưu điểm phương pháp gieo sạ lúa

Ưu điểm của phương pháp này đến từ việc chúng ta bỏ qua giai đoạn nhổ mạ và đem đi cấy so với phương pháp truyền thống vì vậy chúng có một số ưu điểm như sau:

  • Tiết kiệm nhân công, chi phí: ưu điểm này đến từ việc chúng ta không cần thực hiện khâu nhổ mạ, mang mạ đi cấy vì vậy không phải bỏ chi phí để thuê nhân công làm việc này.
  • Rút ngắn thời gian sinh trưởng lúa: kỹ thuật canh tác truyền thống chúng ta phải nhổ mạ lên nên cây lúa bị tổn thương rễ, không những vậy khi trồng ở môi trường mới cây lúa cần thích nghi nên thời gian sinh trưởng dài sơn so với lúa sạ.

1.2. Nhược điểm phương pháp gieo sạ

Nhược điểm chính là vấn đề chúng ta cần quan tâm, bởi chỉ có hạn chế được nhược điểm chúng ta mới tăng được năng suất và chất lượng lúa khi sử dụng phương pháp này.

a. Mật độ cây lúa

Khi gieo sạ chúng ta có nhiều phương pháp từ gieo thủ công bằng tay, gieo bằng máy sạ hay máy bay nông nghiệp. Mỗi phương pháp này đếu có điểm mạnh điểm yếu riêng tuy nhiên có điểm khác biệt là độ đều của các phương pháp này khác nhau, đặc biệt sạ thủ công bằng tay là kém nhất trong tất cả các phương pháp trên.

Giống lúa GS999 được gieo bằng máy bay nông nghiệp GlobalCheck tại Hậu Giang được đánh giá rất đều và hiệu quả
Giống lúa GS999 được gieo bằng máy bay nông nghiệp GlobalCheck tại Hậu Giang được đánh giá rất đều và hiệu quả

Điểm yếu lớn nhất với kỹ thuật sạ lúa đó chính là một độ không đều, nếu như giải quyết được vấn đề này kết hợp với điểm mạnh vốn có gieo sạ sẽ cho năng suất cao hơn so với phương pháp cấy truyền thống.

Sạ bằng tay thường không đều nên chúng ta mất rất nhiều thời gian để dặm lúa và ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất lúa sau này.
Sạ bằng tay thường không đều nên chúng ta mất rất nhiều thời gian để dặm lúa và ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất lúa sau này.

Việc sạ lúa không đều dẫn đến tình trạng chỗ dày, chỗ thưa. Đặc biệt những chỗ dày ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển cây lúa sau này như:

  • Là điều kiện lý tưởng sâu bệnh phát triển
  • Cây lúa thiếu sáng nên sinh trưởng chậm.
  • Canh tranh dinh dưỡng với nhau

Vì vậy để phát huy hiệu quả chúng ta nên sử dụng máy móc để như máy bay sạ lúa, máy sạ cụm,…, giúp cây lúa đều hơn hạn chế sâu bệnh, tăng năng suất và chất lượng sau này.

Đặc biệt với chiếc máy bay nông nghiệp G700 có bình sạ có dung tích lên tới 100 lít, tốc độ bay lên khi làm việc có thể đạt 13,8 m/s với khối lượng này có thể nói G700 không có đối thủ khi nói về hiệu quả sạ lúa.

b. Dễ bị cỏ dại

Do gieo sạ lúa từ hạt giống nên thời gian đầu có đủ không gian và thời gian để cỏ dại phát triển nên cây lúa phải cạnh tranh sự giống với cỏ dại nhiều hơn là lúa cấy.

c. Dễ bị đổ ngã

Phương pháp gieo sạ thường có bộ rễ nông hơn so với phương pháp cấy vì vậy chúng bám không chặt xuống đất nên dễ bị đổ ngã hơn.

d. Ảnh hưởng thời tiết

Do cây lúa phát triển từ hạt giống nên thời gian đầu khả năng chống chịu thời tiết kém, đặc biệt ngập nước hạt giống sẽ không có ánh sáng, oxy để phát triển nên dễ bị thối và chết.

II. KỸ THUẬT GIEO SẠ LÚA CHO NĂNG SUẤT CAO

2.1. Chuẩn bị giống gieo sạ

Việc gieo sạ lúa để phát huy hiệu quả chúng ta thường sử dụng máy bay nông nghiệp hoặc máy nông cụ vì vậy chất lượng giống cũng yêu cầu cao hơn, cụ thể điều kiện lý tưởng đem đi sạ là mầm dài bằng khoảng 1/3 đến 1/2 hạt thóc.

Nếu mầm quá ngắn chúng chưa phát triển dễ bị nấm và sâu bệnh tấn công, còn khi mầm quá dài rễ sẽ bị tổn thương trong quá trình gieo sạ đồng thời chúng dính vào nhau nên sạ không được đều.

Ngoài ra chúng ta cũng nên chọn những giống lúa có bộ rễ phát triển, khả năng chống chịu tốt để bù lại điểm yếu phương pháp sạ giống, cụ thể như giống lúa lai F1- GS55. Một giống lúa có khả năng chống chịu tốt đã được kiểm chứng sau cơn bão số 3 Yagi.

Chi tiết: Khả năng chống chịu GS55

2.2. Chuẩn bị đất để sạ lúa

Đất gieo sạ cũng đòi hỏi kỹ thuật cao hơn so với phương pháp cấy, để đạt năng suất cao khi làm đất gieo sạ chúng ta phải lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Làm đất kỹ, tiêu diệt các loại sâu bệnh và cỏ dại do thời gian đầu cây lúa rất dễ bị tấn công bởi cỏ dại và sâu bệnh.
  • Làm đất tơi xốp tạo điều kiện giống phát triển, phương pháp gieo sạ thường có bộ rễ nông nên điều này rất quan trọng.
  • Bón lót: giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cây lúa phát triển giai đoạn đầu.

2.3. Thời tiết khi tiến hành gieo sạ

Như phân tích ở trên chúng ta thấy, thời gian đầu cây lúa có khả năng chống chịu thời tiết kém nên chúng ta đặc biệt quan tâm tới vấn đề thời tiết. Đặc biệt lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Nhiệt độ không được quá lạnh hay nóng vì lạnh làm giống chết hoặc kém phát triển còn nóng gây khô hạn và chết lúa.
  • Tránh thời điểm mưa gió do giai đoạn đầu cây lúa chưa bám xuống đất và không có khả năng chống chịu ngập úng.

2.4. Phương pháp gieo sạ

Nói về kỹ thuật gieo sạ lúa chúng ta có rất nhiều phương pháp gieo sạ, tùy thuộc điều kiện chúng ta có rất nhiều phương pháp khác nhau, cụ thể chúng ta có thể lựa chọn một số phương án sau:

a. Gieo sạ thủ công

Đây là phương pháp kém hiệu quả nhất vì vậy chúng ta không nên dùng trừ khi không có điều kiện để thực hiện phương pháp khác vì chúng có một số nhược điểm như sau:

  • Tốc độ chậm
  • Gieo sạ không đều

Như chúng ta biết việc gieo sạ không đều là điểm yếu lớn nhất trong phương pháp sạ giống nó không chỉ tốn công sức dặm lúa sau này mà còn ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây lúa.

b. Sử dụng máy nông cụ

Với phương pháp sử dụng máy nông cụ chúng ta sẽ có 2 phương pháp sạ là sạ hàng và sạ cụm, phương pháp này phù hợp với hộ trồng lúa quy mô nhỏ.

  • Sạ hàng: kỹ thuật này chúng ta sạ lúa theo từng hàng
  • Sạ cụm: kỹ thuật này sạ lúa bằng cách chia thành từng cụm, mỗi cụm có từ 3-5 hạt giống lúa
Ta có thể sử dụng các máy nông cụ để sạ giống giúp quá trình sạ đều hơn
Ta có thể sử dụng các máy nông cụ để sạ giống giúp quá trình sạ đều hơn

c. Sử dụng máy bay nông nghiệp

Đây là công nghệ tiên tiến nhất nhất trong kỹ thuật gieo sạ lúa, chúng có tốc độ lớn nhưng vẫn đảm bảo mật độ sạ đều, phương pháp này đặc biệt hiệu quả với các đại điền, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất lúa với quy mô lớn hoặc làm dịch vụ nông nghiệp.

Gieo sạ bằng máy bay nông nghiệp là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay, đặc biệt ở khu vực canh tác rộng lớn
Gieo sạ bằng máy bay nông nghiệp là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay, đặc biệt ở khu vực canh tác rộng lớn

Khi sử dụng máy bay nông nghiệp sạ giống lúa sẽ mang lại một số giá trị khác biệt so với phương pháp khác như:

  • Tốc độ nhanh: như chiếc G700 được trang bị bình 100 lít tốc độ bay 13,8m/s nên khi nói về tốc độ có lẽ drone không có đối thủ về tốc độ sạ.
  • Mật độ đều: như chúng ta biết đều là yếu tố lý tưởng để cây lúa phát triển, khi sử dụng drone nông nghiệp chúng không chỉ đều mà mỗi nhánh chỉ có một cây giúp cây lúa có điều kiện tốt đa về quang hợp, chất dinh dưỡng nhờ vậy cho năng suất cao

Để tìm hiểu những giống lúa chất lượng cao có khả năng chống chịu, bộ rễ phát triển giúp nâng cao hiệu quả sạ lúa cũng như công nghệ sạ lúa bằng máy bay nông nghiệp xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99 hoặc để lại thông tin tại mẫu “NHẬN TƯ VẤN”, GlobalCheck rất vui khi nhận được yêu cầu cũng như ý kiến đóng góp từ Anh/ Chị.

Bài viết liên quan