Kỹ thuật sạ lúa truyền thống và sạ lúa bằng máy bay điều khiển từ xa

Kỹ thuật canh tác giữ vai trò tất yếu cũng như là nền tảng trong quá trình phát triển ngành nông nghiệp lúa nước từ trước đến nay. Vì vậy, Công ty cổ phần Đại thành cùng bà con tìm hiểu nhiều hơn về kỹ thuật canh tác nói chung và kỹ thuật sạ lúa nói riêng.

Nhiều năm qua, ngành lúa nước khẳng định vị trí chủ lực trong sản xuất nông nghiệp nước ta. Có thể thấy được từ việc tăng liên tục diện tích canh tác, năng suất qua các năm; kỹ thuật canh tác liên tục đổi mới; mở rộng nghiên cứu giống lúa cải tiến, phù hợp từng mùa vụ, từng khu vực; triển khai các chính sách thu hút đầu tư nông thôn mới, hợp tác xã.

Kỹ thuật sạ lúa truyền thống và sạ lúa bằng máy bay điều khiển từ xa 1

Tổng quan kỹ thuật canh tác lúa

Để đạt sản lượng mùa vụ cao, nhà nông cần thực hiện quy trình cơ bản như: Chọn giống, chuẩn bị đất, gieo sạ, bón phân, phun thuốc, thu hoạch.

  • Chọn giống

Giống là yếu tố đầu tiên trong việc quyết định đến chất lượng và sản lượng lúa, gạo sau thu hoạch. Bà con cần ưu tiên lựa chọn giống lúa hỗ trợ kháng bệnh, cho năng suất cao, chất lượng tốt. Tuy nhiên, nhà nông cần xem xét điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của từng khu vực để lựa chọn giống phù hợp. Nhà nông còn có thể sử dụng kỹ thuật “né rầy” đối với giống ngắn ngày để giảm thiểu sử dụng thuốc trừ sâu trên ruộng. Việc này tạo chất lượng nông sản sạch để nâng cao giá trị cho lúa.

  • Chuẩn bị đất

Đất trước khi gieo sạ cần được cải tạo tốt, ít nhất trước 3 tuần khi thu hoạch mùa vụ trước. Nhà nông cần kiểm soát lượng nước trên ruộng để đảm bảo ruộng đạt tiêu chuẩn trước gieo sạ 1 tuần. Ngoài ra, đối với khu vực gặp mưa bão, bà con cần cơ cấu đê điều trước khi vào vụ.

  • Gieo sạ

Các phương pháp gieo sạ được sử dụng phổ biến là gieo cấy mạ và gieo hạt. Tuy nhiên, đã có nhiều phương tiện, thiết bị hỗ trợ bà con trong gieo sạ để đảm bảo hạt nảy mầm đồng đều; cũng như giảm sức lực làm việc trên đồng ruộng.

  • Bón phân

Về cơ bản, quy trình bón phân cho lúa bao gồm bón lót, bón thúc và bón rước hoa. Từng giai đoạn sinh trưởng trên lúa sẽ tiến hành bón phân với lưu lượng thích hợp. Tuy nhiên nhà nông cần lưu ý thăm đồng thường xuyên để kiểm soát dinh dưỡng cho lúa; tránh sử dụng quá mức phân bón làm ảnh hưởng chất lượng hạt gạo thành phẩm.

  • Phun thuốc

Hiện nay, người tiêu dùng ưa chuộng nông sản sạch, không thuốc bảo vệ thực vật nên bà con dần chuyển hướng bảo vệ thiên địch để phòng trừ sâu hại. Tuy nhiên, nhà nông cần căn chỉnh sử dụng thuốc vừa đủ. Đồng thời sử dụng các biện pháp phòng sâu bệnh trước khi dịch bùng nổ mạnh trên lúa,

  • Thu hoạch

Thu hoạch khi lúa đạt độ chín vàng trên 90% ruộng lúa. Sau khi thu hoạch cần tiến hành đưa vào bảo quản để nâng cao chất lượng lúa.

Kỹ thuật sạ lúa truyền thống và sạ lúa bằng công nghệ nông nghiệp thế hệ mới 4.0

Kỹ thuật sạ lúa truyền thống và sạ lúa bằng máy bay điều khiển từ xa 6

Kỹ thuật sạ lúa truyền thống là gì?

Trải qua quá trình hình thành và phát triển nền nông nghiệp lúa nước tại Việt Nam, kỹ thuật sạ lúa cũng có nhiều biến đổi để phù hợp hơn với tình hình canh tác của nhà nông. Có thể hiểu rằng kỹ thuật truyền thống là không sử dụng phương tiện cơ giới, máy móc và công nghệ. Và về cơ bản, kỹ thuật sạ lúa phổ biến nhất là gieo cấy mạ và gieo hạt.

Đối với phương pháp gieo cấy mạ, lúa sẽ được ngâm ủ và gieo lên nền đất để lên mạ từ khoảng 10 đến 13 ngày. Sau đó sẽ đem mạ cấy xuống ruộng. Đất ruộng để cấy mạ phải được làm bằng phẳng và nhuyễn nhừ. Ngoài ra, đất cần được bón lót là làm đất lần 2 để phân bón vùi và hòa vào đất ruộng. Cuối cùng nhà nông sẽ tiến hành cấy mạ trên mặt ruộng. Nhìn chung, phương pháp này khá nhiều công đoạn, cần nhiều thời gian trong việc làm đất và làm mạ.

Đối với phương pháp gieo hạt, lúa sau khi ngâm ủ sẽ gieo trực tiếp xuống ruộng. Lúa giống ngâm ủ cần thời gian ra rễ, ra càng khỏe mới tiến hành gieo sạ hạt. Hầu hết, nhà nông vẫn sử dụng nguồn lao động bằng tay để thực hiện gieo sạ. Việc này làm hạn chế mật độ xuống giống không đồng đều. Vì vậy, bà con cần điểu chỉnh dặm vá mạ trên ruộng. Tuy nhiên so với gieo cấy mạ, phương pháp gieo hạt rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây lúa từ 7 đến 10 ngày. Đồng thời, nguồn nhân công có phần giảm trong quá trình gieo sạ nhưng chủ yếu vẫn sử dụng người lao động bằng tay.

Kỹ thuật sạ lúa bằng công nghệ nông nghiệp thế hệ 4.0

Ngày nay, đã có rất nhiều máy móc cũng như công nghệ ra mắt để hỗ trợ canh tác hiệu quả hơn. Tuy nhiên trong gieo sạ, bà con chỉ mới cải tiến công cụ hỗ trợ từ các nguyên liệu thông dụng lắp ráp với xe cơ giới. Ngoài ra, còn có những giải pháp công nghệ dành cho ngành sản xuất nông nghiệp. Và trong kỹ thuật sạ lúa, giải pháp có tính ứng dụng cao không thể bỏ qua là Máy bay nông nghiệp không người lái.

Kỹ thuật sạ lúa truyền thống và sạ lúa bằng máy bay điều khiển từ xa 5

Máy bay nông nghiệp tích hợp chức năng 3 trong 1: gieo sạ, bón phân và phun thuốc. Với kỹ thuật gieo sạ áp dụng máy bay không người lái, người dùng chỉ cần thao tác trên thiết bị điện thoại hoặc cần điều khiển từ xa. Bình chứa hạt giống với dung tích lớn, kết hợp ống dẫn hạt giống dạn xoắn giúp bảo vệ hạt giống; phân bổ đồng đều hạt giống trên ruộng. Năng suất gieo hạt sử dụng máy bay nông nghiệp đạt đến 2,4 tấn trong 1 giờ hoạt động. Làm cho hiệu suất canh tác tăng đáng kể; cũng như khả năng nảy mầm của hạt giống đạt hơn 90%.

Kỹ thuật sạ lúa truyền thống và sạ lúa bằng máy bay điều khiển từ xa 4

Xem thêm: Các loại máy bay nông nghiệp thế hệ mới

Lợi ích máy bay không người lái đem lại cho canh tác

  • Giảm chi phí thuê nhân công
  • Giảm chi phí vật tư nông nghiệp
  • Tăng hiệu suất làm việc gấp 50 lần
  • Tăng chất lượng nông sản sạch
  • Bảo vệ bà con nông dân trước tác hại của thuốc bảo vệ thực vật
  • Vận hành tự động 100%

Nông dân nói gì về máy bay nông nghiệp không người lái

Kỹ thuật sạ lúa truyền thống và sạ lúa bằng máy bay điều khiển từ xa 3

 

“Tôi đã áp dụng máy bay được hai mùa vụ và hiệu quả canh tác đạt chất lượng rất tốt. 1 ngày máy bay có thể vận hành 300kg phân, thuốc hoặc hạt giống; nhưng nếu sử dụng người lao động có thể không đạt năng suất trong ngày và có thể tốn chi phí thuê nhân công đến 30 người.” – Chú Phan Văn Guôn (Phú Tân, An giang) đánh giá.

 

Kỹ thuật sạ lúa truyền thống và sạ lúa bằng máy bay điều khiển từ xa 2

 

“Tôi rất tự hào về khoa học kỹ thuật nước mình áp dụng vào nông nghiệp. Để bà con biết đến nhiều kỹ thuật tiên tiến và đạt hiệu suất canh tác tốt hơn.” – Anh Bụp (Khuyến nông viên Phú Thượng) chia sẻ.

Công ty cổ phần Đại Thành chuyên cung cấp và hỗ trợ đào tạo chuyên viên vận hành thiết bị bay thông qua các lớp tập huấn. Tin rằng, trong tương lai, kỹ thuật sạ lúa bằng ứng dụng máy bay nông nghiệp sẽ được sử dụng rộng rãi. Với mục tiêu phát triển ngành sản xuất lúa tại Việt Nam, Công ty cổ phần Đại Thành đã, đang và sẽ đồng hành cùng bà con nông dân với công nghệ nông nghiệp là máy bay không người lái.

Xem thêm: Khóa tập huấn sử dụng máy bay nông nghiệp tại Tân Hiệp – An Giang

Write a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan