Nguyên tắc trồng và chăm sóc cây ăn quả đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Với nhịp sống cũng như môi trường tiêu thụ rộng lớn tác động đến đạo đức của một số người trồng cây ăn quả. Nhiều cơ sở vi phạm bất chấp mọi thứ chỉ nghĩ đến lợi nhuận. Do đó việc đưa ra một quy định, nguyên tắc chung về trồng và chăm sóc cây ăn quả đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là rất cần thiết.
Phát triển cây ăn quả đạt chuẩn: Xu thế tất yếu
Để phát triển được một chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn thì cần chú ý xây dựng vườn trồng mới hoặc chăm sóc vườn cây thường xuyên. Sản xuất cây ăn quả đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm được chứng nhận bởi nhiều tiêu chuẩn khác nhau như: VietGAP, GlobalGAP, ASEANGAP, sản phẩm hữu cơ… sản phẩm cuối cùng đều đạt chất lượng cao; hàm lượng các chất độc hại (tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, vi sinh vật gây hại…) dưới ngưỡng cho phép.
Một số cây ăn trái được chứng nhận VietGAP như bưởi da xanh (Bến Tre); chôm chôm JaVa (Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long); nhãn tiêu da bò (Tiền Giang, Bến Tre); quýt hồng (Đồng Tháp)… đang phát huy hiệu quả trong việc đưa sản phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng. Vì thế trong công tác trồng, chăm sóc cây ăn quả cần phải tuân thủ một số nguyên tắc.
Nguyên tắc trồng cây ăn quả
Lựa chọn đất trồng:
Đối với vườn cây ăn quả trồng mới, cần chọn vùng đất có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với cây. Như vậy sẽ hỗ trợ quá trình sinh trưởng phát triển của loại cây ăn quả định trồng.
Điều kiện đất tốt, tầng canh tác dày thì cây sẽ cho nhiều quả. Nếu cây trồng dày sẽ chóng có quả, thu hồi vốn nhanh, sản lượng những năm đầu cao nhưng đầu tư nhiều về lao động. Tuy nhiên, trồng dày chỉ có hiệu quả kinh tế khi trồng các cây hàng năm và những cây ngắn ngày. Ví dụ: đu đủ, ổi.
Ngay cả đối với những cây này cũng có một giới hạn cho việc tăng sản lượng. Khi chạm tán, lá cây nọ che khuất lá cây kia – hiệu suất quang hợp giảm. Dẫn đến chất lượng quả cũng giảm đi do tỷ lệ đường bột so với chất đạm thấp. Đặc biệt đối với cây ưa ánh sáng hoa ra thành chùm ở đầu cành như: xoài, nhân, điều, bơ, chôm chôm, càng phải trồng thưa hơn. Tầng đất canh tác phải đủ dày để bảo đảm bộ rễ cây phát triển tốt; độ dốc không vượt 20 độ; đất gần nguồn nước tưới.
Chọn cây giống:
Khi đã xác định được cây ăn quả muốn trồng, cần tìm nơi cung cấp giống cây trồng chất lượng cao. Địa chỉ cung cấp cây giống có ý nghĩa rất quan trọng. Nó quyết định lâu dài đến hiệu quả sản xuất.
Giống cây trồng chất lượng cao cho năng suất và độ tăng trưởng, phát triển nhanh không phải đơn vị nào cũng đáp ứng được. Nhất là trong thời buổi hiện nay, rất nhiều các trung tâm cây giống cho ra đời những giống cây trồng kém chất lượng. Các cây yếu đang tràn lan trên thị trường. Nên chọn mua cây giống tốt ở các cơ sở sản xuất có uy tín, cơ sở được nhà nước chứng nhận có vườn cây mẹ đạt tiêu chuẩn như: đúng giống, kích cỡ cây giống đạt yêu cầu, tỷ lệ cây sống cao, có đầy đủ các thông tin về lý lịch giống.
Đào hố trồng cây:
Khi trồng cây nên để cho phần mặt bầu cao hơn mặt đất xung quanh hoặc trồng bằng mặt đất. Vun gốc làm sao để khi tưới hoặc trời mưa, phần gốc cây không bị đọng nước, đối với cây giống ghép, phần mắt ghép không được nằm trong đất, càng cao và thoáng càng tốt, tránh nấm bệnh xâm nhập từ đất thông qua phần mắt ghép.
Cây trồng xen canh:
Cây trồng xen canh được trồng để tận dụng không gian những năm đầu khi cây trồng chính chưa khép tán. Loại cây trồng xen cần có một số đặc tính phù hợp để không cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng với cây trồng chính nhanh cho thu hoạch; chịu bóng; thấp cây. Chọn chủng loại bộ rễ phát triển không quá mạnh tránh gây ảnh hưởng rễ mọc chồng chéo lên cây chủ lực.
Ngoài ra, quá trình chăm sóc cây ăn quả nên chọn cây trồng xen có tác dụng hỗ trợ cho cây trồng chính như hạn chế xói mòn đất; hạn chế sâu – bệnh hại; tăng hàm lượng mùn; đạm trong đất…
Cách chăm sóc cho cây ăn quả
Khoảng 1 tháng đầu tiên sau khi trồng là thời điểm nhạy cảm nhất, bà con cần chú ý cung cấp đủ nước cho cây. Không để cây bị gió hoặc nắng quá, cần tiến hành các biện pháp chăm sóc ban đầu như sau
Cắm cọc cố định cây, tránh gió lay dẫn đến gãy mắt ghép, gãy ngọn, động rễ. Che nắng bằng lưới nilon đen hoặc tàu lá dừa… Sau đó dỡ bỏ dần cho cây quen với ánh nắng trực tiếp (nếu vườn ươm đã tập nắng cho cây thì không cần bước này). Tưới đẫm ngay sau khi trồng, 2-3 ngày sau nếu thấy hố trồng khô cần tưới tiếp, kết hợp với các biện pháp giữ ẩm cho gốc như phủ rơm rạ, cỏ khô, bạt nilon hoặc các loại vật liệu rẻ tiền có sẵn tại địa phương
Lựa chọn Phân bón:
Phân bón sử dụng cho vườn cây ăn quả trồng mới bao gồm phân hữu cơ (phân chuồng) và phân vô cơ. Yêu cầu phân hữu cơ phải được ủ hoai mục trước khi bón lót. Phân vô cơ được dùng để bón lót và bón thúc sau khi trồng.
Với những vườn cây ăn quả trong thời kì kinh doanh cần chú ý hơn. Trên cơ sở năng suất quả thu hoạch năm trước, người ta sẽ tính lượng dinh dưỡng cây lấy đi từ đất, từ đó bổ sung dinh dưỡng cho đất trong vụ mùa kế tiếp.
Ngày nay người ta ưa chuộng phân hữu cơ. Vì phân hữu cơ có vai trò cải thiện lý tính và hoá tình của đất như: tăng cường chất mùn giúp đất trồng tơi xốp giữ ẩm tốt. Ngoài ra, cải thiện độ PH, tăng cường dinh dưỡng cho đất, giúp các vi sinh vật trong đất hoạt động tốt hơn. Vì thế hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch bà con cần tăng cường chất hữu cơ để cây trồng phát triển tốt hơn.
Quản lý sâu bệnh cho cây ăn quả:
Việc kiểm soát sâu hại cây ăn quả trước hết cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa như bắt bằng tay, bẫy bả, dùng thiên địch, sử dụng giống chống chịu, hệ thống canh tác phù hợp… Biện pháp phòng trừ hóa học được áp dụng cho các trường hợp sâu hại nặng. Chỉ dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép sử dụng ở Việt Nam, tốt nhất nên sử dụng thuốc trừ sâu sinh học.
Đối với bệnh hại cây ăn quả, có nhiều nguyên nhân gây ra như do nấm, vi khuẩn, vi rút, tuyến trùng…. Tác động của thời tiết hay mất cân bằng dinh dưỡng (thiếu dinh dưỡng hay bị ngộ độc) cũng có thể làm cho cây có triệu chứng như bị nhiễm bệnh.
Đặc biệt với các cây mới trồng, cây sẽ phát triển cành lá non liên tục. Do đó để bảo đảm cây sinh trưởng khỏe mạnh cần tiến hành phun thuốc nấm bệnh định kỳ 1-2 tháng 1 lần. Những đợt ra lá non cần chú ý đến các loại côn trùng chích hút; vừa gây hỏng đọt hư lá; vừa giảm sức sinh trưởng. Có thể phối hợp chung giữa phân bón lá, thuốc trị nấm và thuốc trị côn trùng trong mỗi đợt phun. Việc phối hợp thuốc nên được sự hướng dẫn từ cán bộ khuyến nông của khu vực hoặc cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật uy tín
Ghi chép và quản lý sổ sách:
Phải ghi sổ sách các công việc triển khai trong suốt quá trình từ trồng, chăm sóc đến thu hoạch. Đây là tài liệu để các tổ chức chứng nhận quản lý; kiểm tra và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm khi cần thiết.
Đặc biệt, ghi chép đầy đủ các thông tin về mua. Cần sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật như đã được các tổ chức chứng nhận hướng dẫn. Hồ sơ sổ sách được lưu trữ ít nhất trong 2 năm.
Thu hoạch và bảo quản thành phẩm:
Một số loại quả được bao quả trên cây trong quá trình quả lớn để hạn chế sâu bệnh hại và làm cho mẫu mã quả đẹp hơn. Nguyên tắc cơ bản của công việc thu hoạch quả là: thu hái đúng độ chín của quả phù hợp với tiêu thụ; thu hoạch quả vào buổi sáng khi trời khô ráo; quả sau thu hoạch phải đựng vào thùng chứa và đưa đi sơ chế; tiêu thụ hay bảo quản trong ngày.
Phương pháp tưới phân, phun thuốc bằng hệ thống máy nông nghiệp Globalcheck
Chăm sóc cây ăn quả bằng máy bay P-Globalcheck
Ngày nay, để chăm sóc một vườn hoa quả rộng lớn. Người ta chọn những công nghệ để mang lại hiêu quả sản xuất cao nhất. Một trong những phương pháp khi sử dụng máy bay PGxp 2020 để phun thuốc cho cây ăn quả.
PGxp 2020 có khả năng hoạt động với độ dốc địa hình tới 45 độ. Vì vậy, nó bay rất linh hoạt. Khả năng hoạt động ở độ cao lên đến 4000m so với mực nước biển. Đó chính là ưu thế của PGxp để áp dụng vào việc phun thuốc cho cây ăn quả.
Việc phun thuốc cho cây ăn trái sẽ mất nhiều thời gian. Với dung tích bình thuốc lên 20 lít thì xét trong các dòng máy bay thì chỉ có PGxp 2020 mới mang lại hiệu quả hơn cả.
Cộng thêm việc trang bị 2 pin sạc thông minh B12860s, có khả năng sạc nhanh. Do đó, bằng việc kết hợp với máy phát điện GC4000; PGxp 2020 đảm bảo cho các hoạt động được liên tục.
Chăm sóc cây ăn quả bằng Robot RG150
Đặc biệt với những khu vườn trồng thẳng lối theo hàng. Phương pháp sử dụng Robot RG150 để chăm sóc cây ăn quả là một sự lựa chọn số 1.
Hầu như vườn cây ăn trái thường cao nên phải hướng vòi phun lên cao; nước thuốc dễ rơi vào người phun; lượng nước thuốc rơi vãi xuống đất nhiều dễ gây ô nhiễm môi trường. Phần lớn việc phun thuốc cho vườn cây ăn trái không có dụng cụ phun phù hợp mà vẫn dùng bình phun thuốc thông thường, thủ công.
Giờ đây, với công nghệ tự động. RG150 có thể giúp bạn chăm sóc cây ăn quả dễ dàng. Với khả năng vượt qua các địa hình hiểm trở như đồi núi dốc hay đường gồ ghề. Xe phun tự động theo bản đồ sẵn có một cách chính xác không lo trở ngại.
Ngoài khả năng phun thuốc, RG150 có thể vận chuyển vật tư nông nghiệp tải trọng lớn lên đến 150kg. RG150 cũng được sử dụng để gieo hạt, bón phân. Thực hiện bón phân cho cả loại phân vô cơ, hữu cơ hay phân nhớt.
Để được tư vấn về phương pháp chăm sóc cây ăn quả, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và sở hữu bộ đôi cho khu vườn của mình.
Công ty Cổ phần Đại Thành
Được biết đến là một trong số những đơn vị tiên phong trong ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất nông nghiệp.Với những sản phẩm công nghệ cao và ưu việt như Máy bay nông nghiệp không người lái; Robot nông nghiệp; Hệ thống giám sát nông nghiệp thông minh; Phân bón hữu cơ sinh học Rural Boss DTOGNFit; Thuốc trừ cỏ hữu cơ DTOGNHBC; Phần mềm truy xuất nguồn gốc Agricheck… Đại Thành đã chuyển giao công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp cho hàng nhiều tổ chức; cá nhân uy tín tại Việt Nam và các nước trong khu vực.
Website: https://daithanhtech.com/ hoặc http://globalcheck.com.vn
Hotline: 0981 85 85 99