Xử Lý Rơm Rạ Bằng Phương Pháp Carbon Thủy Nhiệt

Xử lý rơm rạ là một trong những quá trình gây phát thải lớn nhất trong sản xuất lúa, đặc biệt hoạt động đốt rơm rạ, dưới đây là phương pháp chuyển đổi rơm rạ thành than thủy nhiệt thông qua công nghệ đốt nhiệt độ cao trong môi trường nước và áp suất giúp tăng khả năng lưu trữ carbon trong đất từ đó giúp giảm phát thải và tăng năng suất cây trồng.

I. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ RƠM RẠ TRONG SẢN XUẤT LÚA

Việt Nam là một trong những nước sản xuất lúa lớn, vì vậy mỗi năm lượng rơm rạ cần tiêu hủy cũng rất lớn, vậy chúng ta có những phương pháp xử lý như thế nào?

  • Đốt rơm rạ ngoài trời: đây là một trong những cách phổ biến nhất hiện nay, nhưng đây lại là phương pháp gây phát thải khí nhà kính lớn nhất, không những vậy chúng còn là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông.
  • Trả lại rơm rạ cho đồng ruộng: phương pháp này chúng ta sử dụng hóa chất cải tạo rơm thành phân bón hữu cơ, phương pháp này giúp tăng độ phì nhiêu cho đất, nhưng lại có lượng khí thải nhà kính khá cao.
  • Chuyển mục đích khác: chúng ta có thể thu gom rơm rạ chuyển sang mục đích sử dụng khác, tuy nhiên nhu cầu này không nhiều.
  • Chuyển rơm rạ thành than sinh học: áp dụng công nghệ nhiệt phân giúp tăng lưu trữ carbon, tuy nhiên quá trình sản xuất tạo ra nhiều khí CO độc hại cho môi trường.
  • Chuyển rơm rạ thành than thủy nhiệt: đây là vật liệu mới, chúng có khả năng điều hòa đất, tăng độ phì, đặc biệt tiêu thụ ít năng lượng trong quá trình sản xuất.

Theo một số nghiên cứu phương pháp chuyển đổi rơm rạ thành than thủy nhiệt sẽ là một phương pháp hiệu quả nhất trong quá trình sản xuất lúa giảm phát thải.

II. VẬY THAN (CARBON) THỦY NHIỆT LÀ GÌ – HYDROCHAR

Trước khi tìm hiểu vì sao việc chuyển rơm rạ thành than thủy nhiệt là phương pháp hiệu quả nhất trong sản xuất lúa giảm phát thải. chúng ta sẽ đi tìm hiểu than thủy nhiệt là gì để từ đó lý giải hiệu quả của chúng.

Than thủy nhiệt hay còn được gọi là Hydrochar, đây là một dạng của than sinh học (biochar), chúng được sản xuất bằng cách nung các chất hữu cơ như rơm rạ trong môi trường nước ở nhiệt độ và áp suất cao, quá trình này người ta gọi là carbon hóa thủy nhiệt.

Xử lý rơm rạ bằng carbon hóa thủy nhiệt giúp giảm phát thải cho môi trường
Xử lý rơm rạ bằng carbon hóa thủy nhiệt giúp giảm phát thải cho môi trường

Than thủy nhiệt có những đặc điểm sau:

  • Cấu trúc: dạng xốp giúp tăng diện tích tiếp xúc tạo điều kiện hấp thụ kim loại nặng, các chất ô nhiễm,…,
  • Tính kiềm: Hydrochar có tính kiềm giúp trung hòa độ chua cho đất
  • Ổn định: khó bị phân hủy môi trường vi sinh, giúp giữ carbon trong đất lâu.
  • Hàm lượng carbon: có chứa hàm lượng carbon cao giúp cải tạo đất và giảm khí phát thải nhà kính.
  • Nhiều nhóm oxy: bề mặt hydrochar có nhiều nhóm oxy tăng khả năng tương tác với các chất khác.
  • Trao đổi ion: Chúng có khả năng trao đổi ion tốt, giúp hấp thụ các ion dương của kim loại nặng.

III. VAI TRÒ THỦY NHIỆT RƠM RẠ TRONG SẢN XUẤT LÚA GIẢM PHÁT THẢI

Theo một nghiên cứu (chi tiết tại đường link bên dưới) của Trung Quốc, quá trình phát thải và hô hấp hệ sinh thái (Re) sẽ diễn ra trong thời gian sau:

  • Lượng phát thải CH4 tập trung mạnh nhất trong giai đoạn từ 5 ngày đến 30 ngày sau khi cấy hoặc bón phân.
  • Ròng phát thải Re: tập trung chủ yếu trong vòng 1 tuần sau khi xới đất và bón phân.

Ngoài ra quá trình phát thải này bị ảnh hưởng rất lớn bởi phương pháp tưới tiêu và bổ sung chất hữu cơ ngoại sinh.

Trong quá trình theo dõi lượng phát thải khí nhà kính trong 2 năm là 2021, 2022 nghiên cứu đã cho ra một số kết quả như sau:

  • Phương pháp tưới tiêu ngập nước có phát thải CH4 tích lũy thấp hơn nhưng lại có lượng phát thải N20 và Re tích lũy lớn hơn.
  • Bổ xung carbon ngoại sinh đều làm tăng lượng phát thải CH4, Re và N2O bất kể sử dụng phương pháp tưới tiêu nào
  • Trong tất cả các phương pháp xử lý rơm rạ, phương pháp carbon thủy nhiệt (Hydrochar) đều làm giảm lượng phát thải tích lũy CH4, N20 và Re.

Nguồn: https://mp.weixin.qq.com/s/Hq8yLRLkIJpSDSCpTeul2A

IV. ĐẠI THÀNH ĐỒNG HÀNH SẢN XUẤT LÚA GIẢM PHÁT THẢI

Với 20 năm hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nhận thấy xu hướng nông nghiệp bền vững, giảm phát thải là tất yêu trong nền nông nghiệp hiện đại, chúng tôi đã tích cực tham gia vào các chương trình 1 triệu hecta lúa chất lượng cao của chính phủ., không những vậy chúng tôi còn phát triển những mô hình nông nghiệp công nghệ cao như mô hình cánh đồng công nghệ GlobalCheck, mô hình này sử dụng các giống lúa, phân bón hữu cơ vi sinh, công nghệ trong sản xuất hướng tới phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững, kinh tế cao.

Mô hình cánh đồng công nghệ GlobalCheck nhận được nhiều sự quan tâm
Mô hình cánh đồng công nghệ GlobalCheck nhận được nhiều sự quan tâm

Nền tảng mô hình cánh đồng công nghệ này như sau:

4.1. Giống lúa

Chúng tôi sử dụng những giống lúa chất lượng cao, dễ chăm sóc, đặc biệt những giống lúa này có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt từ đó giúp giảm thuốc bảo vệ thực vật góp phần bảo vệ môi trường đất và môi trường nước, một số giống lúa của chúng tôi như:

  • Lúa lai F1- GS55: đây là giống lúa lai 3 dòng ưu điểm vượt trội là năng suất cao, cơm không khô cũng cũng mềm nhờ vậy chúng dễ ăn và là giống lúa nguyên liệu, một trong những đối thủ nặng ký thay thế Q5 đã thoái hóa sau nhiều năm tồn tại trên thị trường.
  • Lúa lai F1-GS999: đây cũng là giống lúa do Đại Thành phân phối, với chất lượng gạo ngon, chống chịu sâu bệnh tốt GS999 được hướng tới là gạo xuất khẩu giá trị kinh tế cao

4.2. Phân bón hữu cơ vi sinh

Nông nghiệp giảm phát thải là tất yếu, vì vậy chúng tôi mới lựa chọn phân bón hữu cơ vi sinh cho phân khúc này, chúng mang lại nhiều giá trị như:

  • Giảm phát thải khí nhà kính, tiêu biểu là khí carbon.
  • Cải tạo môi trường đất và môi trường nước
  • Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng
  • Kích rễ, tiêu diệt vi sinh vật có hại theo cơ chế tự nhiên

4.3. Công nghệ sản xuất nông nghiệp

Cũng giống như Lúa và Phân bón, công nghệ sản xuất của chúng tôi cũng hướng tới bảo vệ môi trường, tích cực thúc đẩy sản xuất lúa giảm phát thải với một số công nghệ điển hình như:

  • NX510: đây là công nghệ biến những chiếc máy nông nghiệp thành những chiếc máy tự lái, với công nghệ định vị chính xác giúp hàng đều và thẳng chúng không chỉ giúp cây phát triển khỏe mạnh góp phần giảm phát thải mà còn là cơ sở để thúc đẩy quá trình cơ giới hóa cho các khâu sau này.
  • Máy bay nông nghiệp: việc sử dụng drone không chỉ tăng hiệu quả làm việc mà chúng còn góp phần giảm phát thải khí nhà kính, nhờ công nghệ phun ly tâm và độ chính xác cao giúp tiết kiệm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chăm sóc lúa hiệu quả nhờ vậy góp phần quan trọng giảm phát thải
  • Thiết bị san phẳng mặt đất GIC100: đây là công nghệ hiếm hoi có thể làm việc môi trường nước, đặc biệt với mặt đất gần như phẳng tuyệt đối chúng góp phần quan trọng trong việc giảm phát thải trong sản xuất nông nghiệp.

Ngoài một số công nghệ chủ lực trên, Chúng tôi còn rất nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu phát triển nông nghiệp bền vững, giảm phát thải, chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.

Bài viết liên quan