Bón Kali Cho Lúa Vào Thời Điểm Nào, Vai Trò Kali

Kali là một trong những chất đa lượng thiết yếu cho cây lúa, chúng có nhiệm vụ giúp lúa tổng hợp chất dinh dưỡng, vận chuyển và đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của hạt, tạo nền tăng giúp tăng năng suất và chất lượng lúa sau này. Kali thường được bón vào các thời điểm bón lót, bón thúc đẻ nhánh và bón thúc làm đòng trổ bông.

I. VAI TRÒ PHÂN BÓN KALI

Cụ thể dưới đây là một số vai trò phân bón kali với cây lúa, từ vai trò này chúng ta có những thay đổi sao cho phù hợp với thực trạng cây lúa trên cánh đồng.

Phân bón kali giúp tăng sức đề kháng, khả năng chống chịu cho lúa
Phân bón kali giúp tăng sức đề kháng, khả năng chống chịu cho lúa

1.1. Tăng cường sức chống chịu

  • Chống chịu thời tiết: tăng khả năng chống chịu về hạn hán, rét hại và ngập úng.
  • Chống chịu sâu bệnh: tăng cường sức đề kháng giúp cây lúa chống chịu sâu bệnh tốt hơn.
  • Chống đổ ngã: tăng cường độ cứng của tế bào giúp cây lúa cứng hơn, tăng khả năng chống chịu gió bão.

1.2. Thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển

  • Tăng cường quang hợp: Kali tham gia vào quá trình quang hợp, giúp cây trồng tổng hợp chất dinh dưỡng hiệu quả hơn.
  • Tăng cường vận chuyển chất dinh dưỡng: Kali giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng từ rễ lên thân, lá và quả, đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây trồng.
  • Thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển quả: Kali đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển quả, giúp quả to, chắc, mọng nước, tăng hàm lượng đường và vitamin.
  • Hoạt hóa enzyme: Kali là một chất hoạt hóa quan trọng của nhiều enzyme trong cây trồng, đặc biệt là các enzyme liên quan đến quá trình quang hợp, hô hấp và tổng hợp protein.
  • Điều tiết quá trình quang hợp: Kali giúp điều tiết hoạt động của khí khổng, giúp cây trồng kiểm soát lượng nước và khí CO2 cần thiết cho quá trình quang hợp.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng hạt: Kali đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển hạt, giúp hạt chắc mẩy, tăng trọng lượng và hàm lượng dinh dưỡng.

1.3. Nâng cao năng suất và chất lượng nông sản

  • Tăng số lượng quả trên cây: Kali giúp tăng số lượng quả trên cây, từ đó tăng năng suất cây trồng.
  • Tăng trọng lượng quả: Kali giúp tăng trọng lượng quả, giúp quả to, chắc, đạt chất lượng cao.
  • Tăng chất lượng nông sản: Kali giúp tăng hàm lượng đường, vitamin và các chất dinh dưỡng khác trong nông sản, nâng cao chất lượng nông sản.
  • Tăng khả năng bảo quản nông sản: Kali giúp tăng cường khả năng bảo quản nông sản, giúp nông sản tươi lâu hơn và ít bị hư hỏng.

II. MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN KALI

Lý thuyết về bón Kali sẽ có những thay đổi tùy theo tình hình thực tế vì vậy chúng ta phải hiểu cơ chế hoạt động của Kali từ đó dựa trên lý thuyết sẽ có những thay đổi phù hợp với điều kiện và hiện trạng của cây lúa.

Hiện nay trên thị trường chia phân bón Kali ra làm 4 loại, mỗi loại có đặc điểm khác nhau, tùy theo tình trạng thổ nhưỡng đất và sức khỏe cây lúa để chọn phân bón Kali phù hợp.

a. Phân bón kali clorua (KCl)

Đây là loại Kali được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp, thành phần chính của chúng bào gồm Kali và Clo trong đó hợp chất Kali oxit chiếm từ 50- 60%. Ưu điểm nổi bật của loại phân bón này là giá thành rẻ, dễ mua và hàm lượng kali oxit cao. Tuy nhiên nếu lạm dụng có thể gây tích tụ muối trong đất.

Phân bón kali clorua
Phân bón kali clorua

Vai trò của phân bón kali clorua cho lúa gồm:

  • Cung cấp chất dinh dưỡng cho lúa.
  • Tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh và thời tiết bất lợi.
  • Thúc đẩy quang hợp, giúp cây tổng hợp chất dinh dưỡng.

b. Phân bón kali sulfat (K₂SO₄)

Đây cũng là phân bón kali nhưng thành phần chủ yếu là kali và lưu huỳnh một hỗn hợp muối vô cơ, hàm lượng kali oxit chiếm từ 48 đến 53%. Ưu điểm nổi bật của loại phân bón này là không có clo vì clo gây hại cho một số loại đất.

Phân bón kali sulfat
Phân bón kali sulfat

Về vai trò của phân bón kali sulfat, chúng có vai trò giống như kali clorua nhưng nhờ hợp chất lưu huỳnh nên có thêm một số chức năng như:

  • Lưu huỳnh là thành phần quan trọng của protein và enzyme.
  • Giúp tổng hợp các chất chứa lưu huỳnh như axit amin và vitamin.
  • Cải tạo cấu trúc đất, tăng khả năng thoát nước và thoáng khí.
  • Giúp hạ phèn, giảm pH cho đất nhiễm kiềm.
  • Giúp tăng khả năng phân giải hữu cơ giúp cây lúa dễ hấp thụ

Như vậy phân bón kali sulfat là phân bón cao cấp, chúng ta sử dụng tình trạng cây lúa không được tốt cần tăng khả năng tạo protein và các enzyme trong quá trình hoạt động trao đổi chất của cây lúa, ngoài ra khi đất phèn (pH cao) chúng ta cũng nên bón loại kali này để cải tạo đất.

c. Phân bón kali nitrat (KNO₃)

Đây là loại phân bón kali với thành phần chính là kali và nitơ, ưu điểm nổi bật của loại phân bón này là giúp cây phát triển nhanh hơn về thân, lá, chồi và ít gây chua đất. Phân bón này có hàm lượng kali oxit khoảng từ 41 đến 46%.

Phân bón kali nitrat
Phân bón kali nitrat

Với loại phân bón này, ngoài vai trò của kali chúng còn có vai trò của nitơ như sau:

  • Kích thích sự phát triển của thân, lá và chồi.
  • Tăng cường quá trình tổng hợp protein và diệp lục.
  • Giúp cây trồng xanh tốt và khỏe mạnh.

d. Phân bón kali humate

Đây là hợp chất giữa kali và axit humic. Loại phân bón này có hàm lượng axit humic cao chiếm tới 60-70% trong khi kali oxit chỉ chiếm từ 8-10%.

Phân bón kali humate
Phân bón kali humate

Ngoài vai trò như phân bón kali thì kali humate còn có một số ưu điểm vượt trội như:

  • Cải thiện cấu trúc đất.
  • Giải độc và phân giải các chất hóa học.
  • Tăng cường khả năng hoạt động cho vi sinh vật có lợi.

III. BÓN PHÂN BÓN KALI CHO LÚA VÀO THỜI ĐIỂM NÀO

Tùy theo thực trạng lúa và tình trạng đất, thông thường mỗi vụ lúa chúng ta bón từ 30-60 kg/ha hoặc 5-6 kg/sào. Sau đó chúng ta chia thành 2 đến 3 đợt bón trong suốt quá trình chăm sóc lúa. Thông thường chúng ta sẽ bón kali để bón lót và từ 1 đến 2 đợt bón thúc. Cụ thể thời điểm bón kali cho lúa như sau:

2.1. Bón kali thời điểm bón thúc

Bón thúc tức là chúng ta bón trước khi gieo sạ hoặc cấy lúa. Mục đích là giúp cây con phát triển bộ rễ khỏe mạnh tạo nền tảng vững chắc cho sự sinh trưởng và phát triển sau này.

Thời điểm này chúng ta chỉ bón khoảng 1/3 tổng số phân bón kali cần thiết cho cả giai đoạn chăm sóc lúa. Tuy nhiên tùy theo tình hình thực tế có sự thay đổi, ví dụ như với đất nghèo kali chúng ta có thể tăng cường lượng phân bón này.

2.2. Bón thúc đẻ nhánh

Giai đoạn này chúng ta thực hiện sau khi cấy hoặc gieo sạ từ 7 đến 10 ngày. Mục đích giai đoạn này kích thích lúa đẻ nhánh tạo tiền đề tăng số lượng bông cho cây lúa. Thời điểm này chúng ta cũng bón 1/3 tổng số lượng kali cho toàn vụ.

Đặc biệt giai đoạn này chúng ta có thể bón thúc cùng với đạm và lân giúp cây lúa phát triển mạnh thân và lá.

2.3. Bón thúc làm đòng

Đây là giai đoạn quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng lúa. Chúng ta thực hiện bón thúc trước khi lúa trổ bông từ 15 đến 20 ngày. Ngoài việc giúp lúa trổ đều, thời điểm này kali còn giúp tăng khả năng chống chịu sâu bệnh cho cây lúa.

III. KẾT LUẬN THỜI ĐIỂM NÀO BÓN KALI CHO LÚA

Từ phân tích trên ta thấy, giống như bón các loại phân khác, phân kali cũng chia thành 3 đợt bón vào 3 giai đoạn quan trọng là bén rễ, đẻ nhánh và trổ bông. Còn khi chọn loại phân bón kali nào chúng ta nên dựa vào tình trạng của đất như độ pH, tơi xốp, thiếu kali hay không,…,

Ngày nay với công nghệ hiện đại, công việc bón phân cho lúa cũng rất thuận lợi và dễ dàng, chúng ta chỉ cần sử dụng máy bay rải phân bón một ngày bà con có thể rải vài chục ha mà vẫn nhàn hạn. việc sử dụng máy bay nông nghiệp mang lại một số lợi ích như:

  • Tiết kiệm kali: nhờ định vị chính xác và rải đều nên rải đúng và đủ từ đó giúp tiết kiệm phân bón.
  • Nhàn: chỉ 2 người có thể rải hàng chục ha một cách nhẹ nhàng.
  • Kịp thời: nhờ khối lượng công việc lớn nên kịp thời rải phân bón dù diện tích canh tác lớn.

Để tìm hiểu các giống lúa, công nghệ máy bay nông nghiệp cũng như hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.

Bài viết liên quan