Tại Kiên Giang, những con cua biển nuôi chung đã cứu thua con tôm do xuất khẩu gặp khó, giá tôm giảm sâu. Nhờ đó, nông dân sản xuất tôm – lúa vẫn đạt được thắng lợi kép.
HỆ CANH TÁC TÔM – LÚA THU NHẬP CAO NHẤT HÀNG CHỤC NĂM GẦN ĐÂY
Ngay trước thềm năm mới, nông dân các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất luân canh tôm – lúa đã tiến hành thu hoạch vụ “tôm ôm gốc lúa” và vụ lúa trên nền đất nuôi tôm với niềm vui trúng mùa. Năm nay giá tôm thấp nhưng giá lúa thì mĩ mãn, nhất là lúa được trồng theo quy trình hữu cơ giá cao kỷ lục lên tới gần 10.000 đồng/kg, nông dân lãi lớn, có điều kiện chuẩn bị đón năm mới sung túc.
Xét trên giá trị tổng thể, hệ thống canh tác tôm – lúa năm nay nông dân vẫn đạt lợi nhuận rất khá, thậm chí cao nhất trong hàng chục năm thực hiện chuyển đổi từ ruộng chuyên lúa. Thời gian qua, người dân sản xuất theo mô hình này đã tổ chức lại sản xuất và áp dụng kỹ thuật nuôi cải tiến, đa dạng hóa nhiều đối tượng thủy sản, gồm tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh và cua biển để nâng cao thu nhập trên cùng diện tích.
Năm nay, giá tôm giảm mạnh do xuất khẩu gặp khó khăn, trong đó giá tôm sú giảm từ 60.000 – 80.000 đồng/kg tùy vào cỡ tôm; tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh giảm khoảng 20.000 – 30.000 đồng/kg. Mãi đến cuối tháng 10, đầu tháng 11 giá tôm mới tăng bật trở lại, nhưng lúc này phần lớn nông dân đã hết tôm để bán.
Trái với giá tôm, giá cua biển nuôi lại tăng mạnh và duy trì ở mức cao. Cua gạch son dịp lễ, tết có thời điểm lên đến gần 1 triệu đồng/kg, cua thịt (cua y), cua yếm vuông 400.000 – 500.000 đồng/kg. Chính nhờ con cua biển bán được giá tốt đã giúp nông dân giữ vững được nguồn thu nhập.
Theo báo Nông nghiệp (Đào Trung Chánh)
MÔ HÌNH TRỒNG LÚA TÔM ĐỐI VỚI NỀN NÔNG NGHIỆP
Trồng lúa tôm là một mô hình canh tác kết hợp giữa trồng lúa và nuôi tôm trên cùng một diện tích đất, là mô hình mang lại hiệu quả bền vững. Cây lúa giúp cải tạo đất, tạo môi trường sạch và thuận lợi nuôi tôm nhanh lớn, hạn chế rủi ro và dịch bệnh. Ngược lại đất nuôi tôm màu mỡ, nhiều chất dinh dưỡng giúp lúa phát triển mạnh, giảm chi phí phân bón và hạn chế sâu bệnh phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Mỗi héc-ta cho năng suất tôm nuôi từ 400 – 500kg, lúa từ 5,5 – 6 tấn, mang lại lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng/ha.
Mô hình trồng lúa tôm có nhiều ưu điểm như:
- Tăng năng suất, hiệu quả kinh tế: Tôm và lúa có thể tận dụng nguồn nước, chất dinh dưỡng, diện tích đất và thời gian một cách hiệu quả. Tôm nuôi trong ruộng lúa sử dụng thức ăn tự nhiên, ít dịch bệnh, chi phí thức ăn thấp, mang lại lợi nhuận cao hơn so với chỉ trồng lúa. Lúa trồng trong ruộng tôm giúp cải tạo đất, giảm độ phèn, tăng năng suất lúa.
-
Thân thiện với môi trường: Mô hình trồng lúa tôm sử dụng ít hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, giảm ô nhiễm môi trường. Chất thải từ nuôi tôm được lúa sử dụng làm nguồn dinh dưỡng, giúp cải tạo đất, tăng năng suất lúa.
-
Bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên: Mô hình trồng lúa tôm giúp bảo tồn nguồn tài nguyên đất, nước, hạn chế tình trạng xâm nhập mặn, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.
-
Tạo ra sản phẩm đa dạng, chất lượng cao: Mô hình trồng lúa tôm tạo ra sản phẩm đa dạng, chất lượng cao như lúa, tôm, cá, cua,… đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
GIỐNG LÚA LAI F1 GS9 PHÙ HỢP VỚI MÔ HÌNH TÔM LÚA TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Hiện nay, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là nơi canh tác nuôi tôm kết hợp trồng lúa có diện tích lớn nhất cả nước, mô hình này đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nơi đây. Ngoài nguồn thu nhập từ tôm thì nay lợi nhuận từ cây lúa cũng giúp bà con tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên trồng lúa trên đất nuôi tôm không hề đơn giản, yêu cầu phải có sự lựa chọn cẩn thận từ giống lúa đến việc chăm sóc để cây lúa có thể sinh trưởng tốt.
Trong thời gian qua, Công ty cổ phần Đại Thành đã phối hợp với nhiều hộ gia đình nông dân tại các tỉnh khu vực phía nam để trồng thử nghiệm Hạt giống lúa lai F1 GS9 trên các cánh đồng tôm. Mô hình này bước đầu đã cho thấy sự hiệu quả qua những con số hết sức tích cực, tự tin là một trong những giống lúa có nhiều ưu điểm phù hợp với đặc điểm vùng tôm lúa, mang lại năng suất cao và nhẹ chi phí trong thời gian canh tác.
1. Năng suất lúa tăng cao
Hạt giống lúa lai GS9 đã cho thấy khả năng thích ứng ấn tượng của mình trên những cánh đồng tôm. Tại An Biên, Kiên Giang, năng suất trung bình của hạt giống GS9 đạt hơn 9 tấn/1ha, đáng chú ý là năng suất cao có thể đạt 12 tấn/1ha. Còn tại khu lúa tôm của huyện Hồng Dân – Bạc Liêu, năng suất lúa trung bình đạt 9 tấn/1ha; có hộ đạt năng suất cao lên tới 12 tấn/1ha.
2. Độ chịu mặn tốt
Một điểm mạnh của giống lúa lai F1 GS9 là khả năng chịu mặn rất tốt. Nó được xem là một lựa chọn lý tưởng cho khu vực lúa nuôi tôm, với khả năng chịu được độ mặn từ 1 đến 4 phần nghìn. Điều này là rất quan trọng vì môi trường lúa tôm thường có độ mặn cao cùng khả năng chịu mặn của GS9 sẽ giúp bảo vệ cây trước tác động của nước mặn.
3. Khả năng chống chịu sâu bệnh cao
Hạt giống lúa lai F1 GS9 cũng nổi bật với khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn so với lúa thuần, điều này đem lại nhiều lợi ích lớn cho người nông dân trồng lúa tại khu vực lúa tôm. Nhờ khả năng này, GS9 giúp giảm thiểu sự tác động của sâu bệnh lên cây lúa và giữ được sức khỏe của cây trong quá trình sinh trưởng và phát triển, từ đó không chỉ giúp tăng năng suất mà còn giảm sự phụ thuộc vào việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Như vậy, giống lúa lai F1 GS9 chính là một lựa chọn lý tưởng trên các khu vực đồng lúa tôm tại khu vực ĐBSCL. Với năng suất ổn định, khả năng chịu mặn và chống sâu bệnh tốt, không chỉ đảm bảo hiệu suất kinh tế cao cho nông dân mà còn giữ được sự cân bằng và bền vững trong việc trồng lúa tại khu vực này.
Hiện nay, hạt giống lúa lai thương hiệu Goldseed đang được Công ty cổ phần Đại Thành sản xuất và phân phối tại thị trường Việt Nam. Nếu bà con nông dân có nhu cầu thì chỉ cần tìm đến các đại lý, cửa hàng phân phối hạt giống trên toàn quốc để tìm mua các sản phẩm hạt giống lúa lai Goldseed. Ngoài ra bà con có thể trực tiếp nhắn tin qua fanpage Goldseed – Hạt giống vàng ròng hoặc liên hệ qua số hotline: 0898.31.88.66 để được tư vấn và đặt hàng.