Nghệ An được xem là địa phương có điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp với nhiều loại địa hình khác nhau, đặc biệt khu vực ven biển sở hữu những cánh đồng rộng lớn. Tuy nhiên nông sản Nghệ An vẫn chủ yếu ở dạng thô, giá trị thấp. Vì vậy Chương trình MTQG ra đời nhằm thúc đẩy chuỗi giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp là cơ sở phát triển Nông nghiệp tập trung quy mô lớn cho Nghệ An.
I. THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP NGHỆ AN
Theo thống kê, Nghệ An có tới 1,4 triệu ha đất nông nghiệp trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp: 303.919 ha.
- Đất rừng và lâm nghiệp: 1.148.453,6 ha.
- Đất nuôi trồng thủy sản: 9.533,5 ha.
Với diện tích lớn, phong phú Nghệ An không chỉ là vùng sản xuất lớn lớn khu vực miền Trung mà còn có tiềm năng sản xuất quy mô lớn tập trung cho một số nông sản như:
- Vùng cây nguyên liệu, dược liệu.
- Cây ăn quả, cây ngắn ngày.
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản.
Tiềm năng thì lớn tuy nhiên hiện tại Nông nghiệp Nghệ An bị đánh giá là nhỏ lẻ manh mún, công nghệ sản xuất vẫn lạc hậu dẫn đến nông nghiệp giá trị thấp vẫn chiếm tỷ trọng cao dẫn đến hiệu quả kinh tế nông nghiệp còn thấp.
Không những vậy Nông nghiệp Nghệ An thường xuyên xảy ra hiện tượng “được mùa thì rớt giá” gây tâm lý bất an, băn khoăn cho người dân địa phương. Tình trạng này xảy ra chủ yếu là do phát triển nông nghiệp một cách tự phát và chưa chủ động khâu chế biến nên phụ thuộc nhiều vào thương lái Trung Quốc.
Điển hình như huyện Kỳ Sơn có 1.000 ha sản phẩm OCOP đánh giá 3 sao của tỉnh nhưng giá vẫn phập phù nguyên nhân là do chưa có nhà máy chế biến và phải cạnh tranh nông sản từ Lào và Trung Quốc có giá rẻ hơn.
Không những vậy nhiều loại dược liệu vốn có giá trị kinh tế cao như trà hoa vàng, sâm 7 lá 1 hoa, nhân trần,…, nhưng người dân vẫn bán với giá thấp do chỉ xuất thô hoặc chế biến chưa sâu, dẫn đến thu nhập của người trồng dược liệu chưa được cao.
Từ thực trạng trên ta thấy, Nông nghiệp Nghệ An đang gặp một số tình trạng như sau:
- Sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, tự phát
- Liên kết chuỗi giá trị chưa được mạnh mẽ
Trên là 2 vấn đề lớn không chỉ Nông nghiệp Nghệ An mà còn là câu hỏi cho nhiều địa phương khác, vậy Nghệ An đã làm gì để giải quyết bài toán này.
II. MTQG LỜI GIẢI NÔNG NGHIỆP NGHỆ AN
Theo nhận định lãnh đạo Nông nghiệp Nghệ An, những khó khăn của nông nghiệp địa phương là do thiếu liên kết hợp tác giữa người sản xuất, doanh nghiệp, HTX theo chuỗi giá trị.
Vì vậy theo lãnh đạo Nông nghiệp Nghệ An, nông nghiệp địa phương những năm tới phát triển theo hướng liên kết chuỗi giá trị gắn bao tiêu sản phẩm kết hợp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Đây là bước quan trọng để cơ cấu lại ngành nông nghiệp tạo bước đột phá trong giai đoạn mới.
2.1. Chương Trình Mục Tiêu Quốc Gia (MTQG)
Chương trình Mục Tiêu Quốc Gia (MTQG) là chương trình lớn của Chính Phủ, nó được tập trung vào các vấn đề cấp bách của xã hội liên quan đến cải thiện đời sống người dân, đặc biệt khu vực khó khăn. Với Nghệ An chương trình MTQG đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, cân bằng xã hội.
Các chương trình MTQG của Nghệ An tập trung vào một số vấn đề như:
- Giảm nghèo bền vững: hỗ trợ, vốn, kỹ thuật tập trung vào các hộ nghèo.
- Xây dựng nông thôn mới: tập trung phát triển hạ tầng, sản xuất nông nghiệp và dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống bà con.
- Phát triển kinh tế- xã hội đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Hỗ trợ các địa bàn khó khăn, vùng sâu vùng xa phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế.
2.2. Kỳ vọng từ Chương Trình MTQG Nghệ An
Với ngành Nông Nghiệp Nghệ An, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn (NN&PTNT) tỉnh Nghệ An cho biết, thời gian tới ngành nông nghiệp địa phương tạo đột phá trong khâu chế biến, bảo quản nông sản, xây dựng thương hiệu nông sản (bao bì, nhãn mác) giúp tăng giá trị nông sản cho bà con.
Sở đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hiệu quả, bền vững nâng cao giá trị gia tăng thông qua việc thiết lập các mối liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ.
Sau thời gian cố gắng, những năm gần đây trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu xuất hiện những mô hình liên kết chuỗi giá trị hiệu quả góp phần quan trọng phát triển nền nông nghiệp bền vững của địa phương.
Theo thống kê, đến nay toàn tỉnh Nghệ An đã có 25 dự án về liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt với kinh phí hỗ trợ lên tới 36 tỷ đồng với tổng số hộ dân tham gia là 6.206 hộ trên diện tích liên kết là 2.424 ha với nhiều loại cây trồng như: lúa, chè, ngô, ớt cay, cây sen, cây cà gai leo, cây dây thìa canh,…,
Các dự án liên kết chuỗi giá trị trên được UBND tỉnh Nghệ An hỗ trợ máy móc, thiết bị cho HTX, Doanh nghiệp để phục vụ sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản nhằm nâng cao chất lượng tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Bà Võ Thị Nhung, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nghệ An chia sẻ: Liên kết gắn liền với sự sống còn của doanh nghiệp, HTX và nông dân, là hình thức tổ chức tiên tiến, hướng tới việc xây dựng chuỗi giá trị nông sản bền vững đưa nông nghiệp đến một tầm phát triển cao hơn.
Những hỗ trợ trên là nền tảng quan trọng để thay đổi hình thức sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, tự phát sang mô hình tập trung, sản xuất theo hướng hàng hóa từ đó nâng cao giá trị nông sản, nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân. Góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Nguồn: https://baodantoc.vn/nghe-an-chuong-trinh-mtqg-ho-tro-cac-du-an-day-manh-phat-trien-san-xuat-theo-chuoi-gia-tri-1729843351776.htm
III. ĐẠI THÀNH ĐỒNG HÀNH CÙNG LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP NGHỆ AN
Liên kết chuỗi giá trị, đặc biệt tập trung các khâu chế biến, bảo quản nông sản. Tuy nhiên để làm được việc này chúng ta cần phải thay đổi tư duy người dân từ “Làm nông” sang “Kinh tế nông nghiệp”, thúc đẩy tích tụ ruộng đất.
Để thay đổi được tư duy chúng ta phải chứng minh được hiệu Quả Kinh tế từ việc tích tụ ruộng đất, ứng dụng công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp, dưới đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu công nghệ Đại Thành giải quyết bài toán hiệu quả kinh tế nông nghiệp như thế nào?
3.1. Tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu giống lúa có khả năng chống chịu tốt
Trên thị trường có rất nhiều giống lúa khác nhau, việc lựa chọn giống lúa phù hợp giới Anh/ Chị tiết kiệm nhiều khoản từ thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, ví dụ như giống lúa GS55, đây là giống lúa lai 3 dòng có nhiều ưu điểm vượt trội giúp bà con Nghệ An tiết kiệm chi phí, dưới đây là một số đặc điểm giống lúa GS55:
- Giống lúa năng suất cao, trung bình đạt 8 tấn/ha, thâm canh tốt có thể đạt 14 tấn/ha.
- Thấp cây, thân cứng, ngắn ngày tăng khả năng chống đổ khi gặp thời tiết bất lợi.
- Tiết kiệm thuốc bảo vệ thực vật do chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt: Bạc lá, Đạo ôn, Khô vằn và Rầy nâu.
Nhờ có nhiều ưu điểm trên, GS55 không chỉ giúp tiết kiệm chi phí sản xuất mà còn tăng doanh thu cho bà con Nghệ An nhờ:
- Là giống lúa nguyên liệu chất lượng cao, bán được giá và dễ bán.
- Năng suất cao, chống chịu tốt nên năng suất ổn định.
3.2. Công nghệ giúp tiết kiệm Chi Phí, nâng cao chất lượng nông sản
Ngoài Giống Lúa và Phân bón Hữu Cơ hiện nay Đại Thành còn sở hữu cho mình cả một hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao với nhiều công nghệ tự động, chính xác cao góp phần tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng nông sản, tuy nhiên để áp dụng hiệu quả cần có diện tích lớn và đây cũng là chủ trương lãnh đạo nông nghiệp Nghệ An.
a. Thiết bị dẫn đường tự động NX510
Đây là thiết bị khi gắn lên máy nông nghiệp chúng sẽ biến những chiếc máy cày, máy cấy thành máy cày tự động, máy cấy tự động. Đặc biệt nhờ sử dụng công nghệ định vị vệ tinh chính xác giúp quá trình gieo trồng thẳng và đều đây chính là nền tảng tạo bước ngoặt cho nông nghiệp Nghệ An do:
- Giúp cây phát triển tốt, ít chết: tiết kiệm giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giảm phát thải trong quá trình phân hủy hữu cơ.
- Nền tảng cơ giới hóa: cây trồng thẳng và đều là nền tảng áp dụng cơ giới hóa các khâu tiếp theo như chăm sóc, bón phân, cắt tỉa.
- …,
Như vậy thiết bị NX510 giúp tiết kiệm chi phí vật tư nông nghiệp, tăng doanh thu nhờ tăng chất lượng và sản lượng nông sản.
b. Máy bay nông nghiệp GlobalCheck
Với sức mạnh vượt trội, mỗi ngày một chiếc drone mang thương hiệu GlobalCheck có thể phun gần 100 ha/ngày. Đặc biệt drone sử dụng công nghệ phun ly tâm kết hợp hệ thống định vị vệ tinh chính xác Cors đem lại nhiều khác biệt cho những chiếc máy bay xịt thuốc mang thương hiệu GlobalCheck như:
- Tận dụng tối đa cơ chế tự động: giúp drone làm việc chính xác, tiết kiệm nhiên liệu.
- Chính xác cao: tiết kiệm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nâng cao hiệu quả thuốc và phân bón.
- …
Từ sức mạnh vượt trội, kết hợp công nghệ hiện đại, những chiếc Máy bay nông nghiệp giúp tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu cho bàn con như:
- Tiết kiệm chi phí: vật tự, thuê nhân công
- Tăng doanh thu: nhờ kịp thời phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc tốt giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản.
- Bảo vệ sức khỏe, môi trường: hạn chế tiếp xúc môi trường độc hại, tiết kiệm phân bón, thuốc bảo vệ môi trường đất và nước.
Ngoài một số công nghệ trên, chúng tôi còn có cả một hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao đồng hành cùng bà con Nghệ An như: Thiết bị san phẳng mặt đất tự động, máy cắt cỏ tự động,…, Chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.