Nông dân được hưởng nhiều lợi ích khi tham gia thị trường tín chỉ Carbon

Ngành nông nghiệp Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển thị trường tín chỉ Carbon. Theo tính toán của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chỉ riêng ngành nông nghiệp đã có thể đạt tới 57 triệu tín chỉ Carbon mỗi năm, tương đương 57 triệu tấn CO2 được hấp thụ. Với việc đăng ký tín chỉ Carbon, ngoài khả năng giúp giảm phát thải khí nhà kính gây ra tình trạng nóng lên toàn cầu thì tín chỉ Carbon còn làm tăng thêm giá trị cho kinh tế nông nghiệp, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp bền vững và mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân.

BÁN “KHÔNG KHÍ” THU TIỀN THẬT

Tín chỉ Carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một lượng khí CO2 hoặc một lượng khí nhà kính khác quy đổi sang CO2 tương đương. Một tín chỉ tương đương với 1 tấn CO2 hoặc 1 tấn CO2 quy đổi tương đương.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mua bán tín chỉ giảm phát thải trên thị trường là phương pháp tiên tiến được ngày càng nhiều quốc gia triển khai, đã tạo ra thị trường Carbon hay còn gọi là thị trường trao đổi tín chỉ giảm phát thải khí nhà kính. Đây là một loại hình thị trường mà hàng hóa được mua và bán trong thị trường là lượng khí nhà kính được cắt giảm hoặc hấp thu. Các bên tham gia mua/bán có thể là các doanh nghiệp trao đổi với nhau, hoặc giữa các tổ chức trong nước và các tổ chức Quốc tế (có thể các tổ chức tài chính, hoặc doanh nghiệp).

Tiềm năng của việc thương mại hoá tín chỉ carbon rừng ở Việt Nam

Thực tế trong vài năm qua, Việt Nam đã thực hiện thành công những thương vụ bán tín chỉ Carbon, thu “tiền tươi thóc thật” với giá trị lên đến khoảng 60 triệu USD. Trong đó, Chương trình Khí sinh học ngành chăn nuôi Việt Nam đã triển khai tại 53 tỉnh, đến nay đã có 181.683 công trình khí sinh học được xây dựng đã đem lại lợi ích cho 1 triệu người dân ở khu vực nông thôn.

Chương trình khí sinh học tại Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là đã đóng góp vào việc giảm phát thải khí nhà kính. Thông qua Chương trình khí sinh học, Việt Nam đã bán được 3.072.265 đơn vị tín chỉ Carbon, thu về 8,1 triệu USD.

Đặc biệt trong năm 2023, lần đầu tiên ngành lâm nghiệp Việt Nam đã bán thành công 10,3 triệu tín chỉ Carbon rừng (10,3 triệu tấn CO2) thông qua Ngân hàng Thế giới (WB). Với đơn giá bán tín chỉ 5 USD/tấn Carbon hấp thụ, tổng giá trị của hợp đồng lên tới 51,5 triệu USD (khoảng 1.250 tỷ đồng). WB đã thanh toán tiền “Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ” (ERPA) đợt một cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là 41,2 triệu USD (tương đương 997 tỷ đồng), đạt 80% kết quả giảm phát thải theo hợp đồng mua bán đã ký. Số tiền còn lại 10,3 triệu USD sẽ được thanh toán sau khi hoàn thành việc chuyển giao 10,3 triệu tấn CO2 còn lại.

Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện chương trình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và cam kết về chống biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc, trong đó có mục tiêu đạt phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam cần có lực lượng lao động lớn, chuyên nghiệp để thực hiện giải pháp trọng tâm là xây dựng thị trường tín chỉ Carbon bắt buộc. Lực lượng lao động này cần có hiểu biết chuyên sâu về các cơ chế thẩm định, lập hồ sơ liên quan, kê khai và đánh giá các loại tín chỉ Carbon.

Theo VNeconomy (Chu Khôi)

NÔNG DÂN ĐƯỢC HƯỞNG NHIỀU LỢI ÍCH KHI THAM GIA THỊ TRƯỜNG TÍN CHỈ CARBON

Với thị trường tín chỉ Carbon, người nông dân sẽ tham gia vào sản xuất nông nghiệp xanh để giảm phát thải trong nông nghiệp, không chỉ có thêm thu nhập nhờ việc bán tín chỉ Carbon mà còn làm cho ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu không trở nên trầm trọng, bảo vệ được cuộc sống của con người trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

  • Góp phần giảm phát thải khí nhà kính và nâng cao chất lượng sản phẩm: Việc áp dụng công nghệ vào trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, canh tác hữu cơ, canh tác theo phương pháp quản lý tổng hợp dịch hại có thể giúp giảm phát thải khí nhà kính, đồng thời nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp. Do vậy, khi nông dân tham gia thị trường tín chỉ Carbon, họ sẽ có thêm động lực để áp dụng các hoạt động nông nghiệp thân thiện với thiên nhiên, góp phần giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường.
  • Tạo nguồn thu nhập bổ sung: Khi tham gia thị trường tín chỉ Carbon, nông dân có thể bán tín chỉ Carbon cho các tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu bù đắp lượng khí thải của mình. Giá của tín chỉ Carbon có thể dao động tùy thuộc vào nhu cầu và nguồn cung trên thị trường, nhưng nhìn chung, giá bán tín chỉ Carbon thường cao hơn giá bán nông sản. Do đó, việc bán tín chỉ Carbon có thể giúp nông dân tăng thu nhập đáng kể.

  • Tạo ra việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng nông thôn: Các hoạt động nông nghiệp thân thiện với môi trường thường đòi hỏi nhiều lao động hơn so với các hoạt động nông nghiệp truyền thống. Điều này có thể tạo ra việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng nông thôn.

  • Giảm thiểu rủi ro: Các hoạt động nông nghiệp bền vững có thể giúp giảm thiểu rủi ro cho nông dân. Việc giảm phát thải khí nhà kính sẽ giúp giảm bớt rủi ro gây ra tình trạng biến đổi khí hậu. Cùng với đó, áp dụng nền nông nghiệp xanh cũng là một giải pháp để hạn chế dịch bệnh, làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đưa ra thị trường.

CÔNG NGHỆ GLOBLACHECK CHÍNH LÀ GIẢI PHÁP CHO NỀN NÔNG NGHIỆP XANH

Để giải quyết những vấn đề ảnh hưởng đến sự biến đổi khí hậu cũng như hỗ trợ người nông dân tăng thêm thu nhập, Đại Thành mang tới cho bà con một số thiết bị thông minh thuộc hệ sinh thái công nghệ Globlacheck. Và một trong những giải pháp tiêu biểu để tiết kiệm các tài nguyên canh tác, giúp giảm thiểu phát thải khí nhà kính đó chính là áp dụng Máy bay không người lái trong lĩnh vực nông nghiệp. Việc sử dụng Máy bay không người lái trong sản xuất nông nghiệp có thể giúp giảm phát thải khí nhà kính và đem lại nhiều lợi ích môi trường như sau:

  • Tăng hiệu quả tưới tiêu: Máy bay nông nghiệp không người lái có khả năng phun tưới hiệu quả và tiết kiệm nhờ vòi phun ly tâm kép, giúp những giọt nước thẩm thấu đều vào cây trồng.
  • Giảm việc sử dụng các phương tiện nông nghiệp: Máy bay không người lái có khả năng phun thuốc trừ sâu hoặc rải phân bón, giúp giảm thiểu việc sử dụng máy cày, máy kéo và phương tiện di chuyển khác, nhằm giảm tiêu thụ nhiên liệu và phát thải khí nhà kính từ các nguồn năng lượng hóa thạch.
  • Tối ưu hóa lịch trình và mô hình canh tác: Sử dụng Máy bay không người lái có thể giúp tạo ra các mô hình canh tác thông minh, tối ưu hóa lịch trình làm việc và giảm lượng nhiên liệu tiêu thụ trong quá trình canh tác nông nghiệp.

may bay nong nghiep cay an trai g300pro

Với những lợi ích của thị trường tín chỉ Carbon mang lại cho người nông dân, chắc chắn đấy chính là cơ hội tốt nhất để nhà nông được hưởng “lợi nhuận kép” khi vừa có thể cải thiện năng suất cây trồng, vừa có thêm nguồn thu nhập thông qua việc bán tín chỉ Carbon. Hơn nữa, những mô hình nông nghiệp xanh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất sẽ giúp nền nông nghiệp toàn cầu trở nên vững mạnh và phát triển bền vững.

Bài viết liên quan