Sự quan trọng của việc bón phân trong sản xuất lúa gạo

Hiện nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang có giá trị cao nhất thế giới và ngành lúa gạo cũng đang đóng vai trò chủ lực vào sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam. Cho nên, việc duy trì năng suất và đảm bảo chất lượng cây lúa là một điều vô cùng quan trọng. Trong đó, việc bón phân cho lúa là một quy trình cực kỳ cần thiết để tăng chất lượng và năng suất cây lúa, đảm bảo cho bà con một mùa thu hoạch bội thu.

TẦM ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BÓN PHÂN TRONG CANH TÁC LÚA

Việc bón phân là một phần quan trọng trong quá trình canh tác lúa. Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa, giúp chúng sinh trưởng tốt hơn, tăng cường sức đề kháng và nâng cao năng suất thu hoạch. Việc bón phân cho lúa được thực hiện đúng kỹ thuật sẽ mang lại một số lợi ích cho lúa và người trồng:

1. Cải thiện sự phát triển của cây lúa:

Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết như Nitơ, Photpho, Kali và các nguyên tố vi lượng như sắt, Mangan, Kẽm… giúp cây lúa phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra còn giúp cân bằng độ pH của đất, tăng cường khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng của cây. Từ đó giúp cây lúa có khả năng kháng bệnh và nâng cao chất lượng sản phẩm.

2. Tăng cường năng suất:

Việc bón phân đúng cách và đủ lượng giúp cây lúa phát triển đều, tăng cường năng suất và chất lượng của hạt lúa sau thu hoạch. Nắm bắt được các quy trình bón phân cần thiết sẽ giúp nâng cao hiệu quả canh tác và giảm thiểu những rủi ro về thiếu hụt mùa màng.

3. Cải thiện chất lượng đất

Phân bón cung cấp chất hữu cơ giúp cải thiện cấu trúc đất, tăng khả năng giữ nước và tăng cường sự sinh trưởng của vi khuẩn có lợi trong đất. Ngoài ra, việc bón phân cho lúa còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên đất đai. Khi sử dụng phân bón hữu cơ và vô cơ đúng cách, chúng ta có thể giảm thiểu tác động tiêu cực của việc sử dụng phân bón đến môi trường. Giúp giảm thiểu khả năng đất đai bị thoái hóa, bạc màu…và giữ gìn tài nguyên đất đai cho các thế hệ sau.

bon phan

4. Tăng cường khả năng chống chịu của cây lúa:

Cung cấp đủ dinh dưỡng giúp cây lúa có khả năng chống chịu với các tác động của môi trường như hạn hán, sâu bệnh, và thời tiết cực đoan. Phân lân và kali làm tăng tính chống hạn của cây lúa vì nó làm tăng sức giữ nước của cây. Bón nhiều đạm làm giảm tính chịu hạn, cho nên những mùa vụ mà hạn cần chú ý bón lân và Kali cho cây lúa; Nhiệt độ ảnh hưởng đến việc hút dinh dưỡng của cây.

5. Giảm thiểu sự mất mát dinh dưỡng:

Phân bón cung cấp các dưỡng chất cần thiết, giúp cây lúa sinh trưởng mạnh mẽ, giúp cây lúa đẻ nhánh tốt hơn và đảm bảo hiệu quả thu hoạch tối đa.

QUY TRÌNH BÓN PHÂN CHO LÚA ĐÚNG KỸ THUẬT

Việc bón phân cho cây lúa theo đúng thứ tự quy trình, đúng kỹ thuật sẽ giúp cây đảm bảo dưỡng chất, duy trì sinh trưởng tốt, nâng cao năng suất thu hoạch vượt trội. Dưới đây là một số giai đoạn bón phân cho lúa đúng kỹ thuật mà bà con có thể tham khảo:

Giai đoạn 1: Bón lót

Trong giai đoạn đầu, cây lúa sẽ cần hấp thụ khá nhiều phân lân để thúc đẩy quá trình tăng trưởng. Vì thế, phân lân cần phải bón lót toàn bộ hoặc bón lót và bón thúc sớm. Ngoài ra bà con nên bón kèm thêm phân đạm hoặc phân Kali.

Với giống lúa ngắn ngày, giống lúa đẻ nhánh nhiều, lúa có hiện tượng bị ngộ độc sắt hay mưa nhiều, ngập nước, thời tiết lạnh, khi bón lót cần bón nhiều phân Kali. Nếu như cấy lúa bằng mạ già, các giống lúa ngắn ngày, thì cần bón khoảng 1/3 đến 2/3 lượng đạm để bón lót cho ruộng.

Giai đoạn 2: Bón thúc đẻ nhánh

Đây là giai đoạn bón khi lúa được 2,3 – 3 lá (sau khi cấy khoảng 15 đến 20 ngày) giúp mạ phát triển nhanh, đẻ nhánh sớm. Trong giai đoạn này lúa cần chất đạm để đẻ nhánh nhanh, lượng đạm bón thúc cho lúa chiếm 70% lượng đạm cả vụ. Bà con nông dân kết hợp phân đạm với phân lân để giảm độc tố cho đất, giảm phèn và chua.

Bón thúc lần 1: Lúa sau sạ 7-10 ngày cần đạm để phát triển nhanh. Ngoài ra, nhà nông cũng cần bổ sung các dưỡng chất khác cho lúa như lân, Kali để lúa tăng sức đề kháng, chống sâu bệnh.

Bón thúc lần 2: Lúa bắt đầu đẻ nhánh ngày thứ 15 cần bón thúc bổ sung đạm; kết hợp các loại như lân, Kali cùng các chất vi sinh khác.

Kỹ thuật bón phân cho cây lúa vụ mùa giai đoạn đứng cáiGiai đoạn 3: Bón thúc đón đòng

Giai đoạn sau sạ 35 ngày với lúa ngắn ngày và sau sạ 50 ngày với lúa dài ngày, đây là giai đoạn quan trọng nhất, ảnh hưởng mạnh mẽ đến năng suất của cây lúa. Trong thời gian lúa đón đòng trổ quyết định năng suất cho cả mùa vụ. Bà con nên kết hợp phân đạm với phân Kali để hỗ trợ lúa cứng cây. Đối với giống dài ngày, cần chú trọng lượng Kali trong giai đoạn này giúp cây lúa trổ bông và nuôi hạt. Thăm đồng và đo pH đất ruộng để kiểm soát đất kiềm, đất phèn nếu gặp mưa nhiều.

Giai đoạn 4: Nuôi hạt

Bà con nông dân có thể dùng phân bón lá từ 1 đến 2 lần. Bón phân hợp lý trong giai đoạn nuôi hạt giúp lúa khỏe mạnh, hỗ trợ tốt quá trình tích tụ tinh bột, hạt chắc, sáng bóng. Ngoài ra, kết hợp quản lý sâu bệnh trên lúa để ngăn chặn bùng phát ảnh hưởng năng suất. Vì vậy, nhà nông nên bổ sung dinh dưỡng cho lúa phù hợp, cũng như chủ động phòng trừ sâu bệnh. Lưu ý nhà nông nên bón phân nuôi hạt từ trước 25 ngày thu hoạch để hạn chế hóa chất tồn dư trên hạt.

LỢI ÍCH KHI BÓN PHÂN BẰNG MÁY BAY NÔNG NGHIỆP KHÔNG NGƯỜI LÁI

Việc bón phân thủ công sẽ không thể đảm bảo được lượng phân bón được phân tán đồng đều cũng như mất nhiều thời gian và công sức, dẫn đến tình trạng giảm sút năng suất và chất lượng thu hoạch. Do đó việc sử dụng máy bay nông nghiệp không người lái đã dần trở nên thịnh hành hơn, thay thế cho sức lao động của con người và nâng cao chất lượng của cây lúa khi thu hoạch.

bon phan bang may bay nong nghiep

– Tiết kiệm thời gian và nhân lực: Nhờ sở hữu cho mình bình chứa dung tích lớn và công suất lớn, việc bón phân cho lúa bằng máy bay nông nghiệp giúp tiết kiệm thời gian và nhân lực so với việc bón phân bằng tay, đặc biệt là trên các vùng đất rộng lớn.

– Hiệu quả cao: Với khả năng chống rung tốt và điều khiển dễ dàng, phương pháp bón phân bằng máy bay nông nghiệp giúp phân bón được phân bố đều trên diện tích rộng, đảm bảo tối đa hiệu quả sử dụng phân bón.

– Giảm chi phí: Máy bay nông nghiệp được sử dụng để bón phân cho lúa giúp giảm chi phí so với việc sử dụng các phương pháp truyền thống.

– An toàn và hiệu quả cho môi trường: Sử dụng máy bay nông nghiệp để bón phân cho lúa giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, giúp bảo vệ đất và nguồn nước.

MÁY BAY NÔNG NGHIỆP GLOBALCHECK – ĐƠN VỊ UY TÍN HÀNG ĐẦU

Sự hiệu quả và lợi ích của phương pháp bón phân cho lúa bằng máy bay nông nghiệp là không phải bàn cãi. Chính vì vậy mà nhu cầu sử dụng máy bay nông nghiệp trong canh tác ngày một tăng cao. Một trong những thương hiệu máy bay nông nghiệp uy tín hàng đầu Việt Nam là Globalcheck đã và đang đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bà con nông dân trên khắp cả nước. Hiện tại, Globalcheck đang phân phối các dòng máy bay nông nghiệp chất lượng với sản phẩm G300pro chuyên sử dụng cho địa hình đồi núi, hiểm trở và sản phầm G500 chuyên sử dụng cho địa hình bằng phẳng, có diện tích lớn.

1. G300pro – Máy bay nông nghiệp phù hợp cho mọi cây ăn quả

G300Pro là một thiết bị bay không người lái phun thuốc tiên tiến với nhiều đặc điểm nổi bật, giúp nâng cao hiệu quả và tiết kiệm thời gian trong việc chăm sóc, bảo vệ cây ăn quả. Dưới đây là những tính năng nổi bật của máy bay nông nghiệp G300pro cho thấy sự phù hợp của mình với cây ăn quả.

G300Pro có 2 camera cảm biến ở đầu máy và bụng máy, chính thiết kế này giúp G300Pro có thể xử lý mọi tình huống nhanh chóng và linh hoạt, cực kỳ phù hợp khi bay tại các khu vực đồi núi và những nơi có vườn cây ăn quả rộng lớn. Hơn nữa, đặc điểm của dòng máy bay này là nhỏ gọn, linh hoạt vì vậy so với cùng giá thành thì lợi này có tải trọng và tốc độ phun nhỏ hơn so với loại máy bay có thể bay ở địa hình bằng phẳng.

may bay nong nghiepp G300pro

2. G500 – Người đồng hành bền bỉ

Máy bay nông nghiệp không người lái G500 là một thiết bị đã được tối ưu hóa về năng suất phun kèm theo sự bền bỉ trong quá trình làm việc. Phù hợp khi làm việc trên các nông trại có diện tích lớn và bằng phẳng.

Do được thiết kế đơn giản và ít linh hoạt hơn so với G300pro nên G500 có công suất bơm khá nhanh và dung tích bình lớn, có thể chứa được dung tích lớn lên tới 70 lít, giúp quá trình phun tưới được diễn ra liên tục, phù hợp cho những khu vực canh tác có diện tích lớn.

may bay nong nghiep g500Sử dụng máy bay rải phân bón Globalcheck giúp bà con nông dân tiết kiệm thời gian, chi phí, hiệu quả cao, bảo vệ môi trường. Một máy bay nông nghiệp có công suất làm việc gấp 20 lần người làm thủ công. Do vậy mà máy bay nông nghiệp Globalcheck xứng đáng để bà con nông dân tin tưởng, lựa chọn.

Công ty Cổ phần Đại Thành cùng với Globalcheck cùng phối hợp phân phối những dòng máy bay nông nghiệp chất lượng và uy tín hàng đầu thị trường. Đại Thành luôn mong muốn sẽ là đại diện tiên phong trong công cuộc mang những sản phẩm, thiết bị công nghệ hiện đại nhất mang tới bà con, góp một phần công sức trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp Việt Nam.

Bài viết liên quan