7 loại bệnh hại lúa thường phát sinh trong mùa vụ Đông Xuân 2021 – 2022

Trong những tháng cuối năm 2021, bà con nông dân đã bắt đầu xuống giống cho mùa vụ mới. Hiện tại, các ruộng sạ lúa chính vụ và trà sớm đang vào giai đoạn phát triển lá mạ non và đẻ nhánh. Với các ruộng trà lúa muộn đã kết thúc xuống giống và gieo cấy. Các giai đoạn sinh trưởng tiếp theo, lúa non mới phát triển dễ bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh hoành hành. Không chỉ chịu thiệt hại từ động vật mà lúa còn bị ảnh hưởng từ các loại bệnh hại lúa như đạo ôn, bệnh khô vằn, lem lép hạt,… Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bà con các loại bệnh hại lúa và tình hình phát sinh bệnh hại trong mùa vụ Đông Xuân 2021 – 2022.

Các dự báo về tình hình bệnh hại lúa Đông Xuân 2021 – 2022 được dựa trên tình hình gây hại phát sinh trên những năm gần đây. Đồng thời kết hợp với lịch thời vụ gieo sạ, cơ cấu canh tác mùa vụ và các chuyển biến thời tiết để đưa ra các đợt phát sinh chính xác.

7 loại bệnh hại lúa thường phát sinh trong mùa vụ Đông Xuân 2021 - 2022 1

Qua đó, bà con nông dân có thể căn cứ vào các dự báo và diễn biến trên đồng ruộng nhà mình để có biện pháp xử lý kịp thời; ngăn chặn dịch bệnh lan rộng và các tổn thất không mong muốn. Và các loại bệnh hại trên cây lúa được dự báo như sau:

Các bệnh hại trên cây lúa

7 loại bệnh hại lúa thường phát sinh trong mùa vụ Đông Xuân 2021 - 2022 2

1. Bệnh đạo ôn

Bệnh đạo ôn thường gây hại mạnh trong vụ Đông Xuân hầu hết các giai đoạn sinh trưởng của lúa. Đặc biệt trong giai đoạn lúa đứng cái – đòng – trổ – chính, bệnh phát sinh làm bông bạc. Điều này làm ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch. Vì vậy bà con nên theo dõi để kịp thời phát hiện bệnh và có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Dự kiến bệnh gây hại xuất hiện trong thời gian sau:

▶ Lần 1: từ ngày 20/01 đến ngày 20/02/2022. Bệnh đạo ôn xuất hiện gây hại trên lá giai đoạn lúa đẻ nhánh.

▶ Lần 2: từ ngày 20/02 đến ngày 20/03/2022. Bệnh gây hại trong giai đoạn đứng cái – làm đòng.

▶ Lần 3: từ ngày 20/03 đến ngày 20/04/2022. Bệnh gây hại cổ bông trong giai đoạn đòng – trổ – chín.

2. Bệnh khô vằn trên lúa

Bệnh xuất hiện hầu hết các giống lúa, phát sinh vào cuối vụ. Khi thời tiết ấm lên là điều kiện thuận lợi để bệnh phát triển mạnh. Bà con nông dân cần lưu ý những giai đoạn bệnh xuất hiện như sau:

▶ Lần 1: từ ngày 10/02 đến ngày 10/03/2022. Bệnh gây hại trong giai đoạn đẻ nhánh – đứng cái – làm đòng.

▶ Lần 2: từ ngày 10/03 đến ngày 15/04/2022. Bệnh gây hại trên diện rộng giai đoạn đòng – trổ – chín.

3. Bệnh lem lép hạt trên cây lúa

Bệnh xuất hiện trong giai đoạn trổ bông đến chín sữa. Đặc biệt trong thời tiết mưa nhiều, nhiệt độ xuống thấp. Ngoài ra, ruộng bị bệnh đốm nâu không được chăm sóc kỹ sẽ tạo điều kiện phát sinh cho bệnh lem lép hạt. Hầu ehets các giống đều bị ảnh hưởng bởi bệnh lem lép hạt với từng mức độ khác nhau.

>> Xem thêm:

4. Ngộ độc hữu cơ

Lúa bị ngộ độc hữu cơ xuất hiện trong trường hợp đất ruộng chứa nhiều tàn dư thực vật; chất hữu cơ không được phân hủy; chất thải chưa qua xử lý. Do đó, giai đoạn làm đất chuẩn bị gieo hạt rất quan trọng để tránh lúa ngộ độc hữu cơ.

5. Bệnh đốm nâu – nghẹt rễ

Bệnh xuất hiện trong giai đoạn đẻ nhánh và gây hại nặng ở cuối vụ. Bệnh thường xuất hiện trong trường hợp ruộng nhiều cỏ dại, vùi nhiều gốc rạ; ruộng không được bón lót đầy đủ; ruộng không bón vôi, lân; ruộng nhiễm chua, nhiễm phèn. Vì vậy, bà con nên thăm đồng thường xuyên và theo dõi chỉ số của đất để kịp thời xử lý.

6. Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen

Các bệnh này là những bệnh nguy hiểm bởi sinh vật trung gian truyền bệnh lên lúa. Ở hầu hết các giai đoạn phát triển của lúa đều có thể bị nhiễm bệnh. Vì thế, từ đầu vụ nhà nông cần theo dõi tình hình xuất hiện của rầy cũng như diễn biến phát sịnh bệnh trên ruộng, để phát hiện kịp thời tránh lây lan bệnh trên diện rộng.

7. Bệnh thối thân

Bệnh thối thân do vi khuẩn gây ra vào giai đoạn lúa đẻ nhánh. Ngoài ra, khi đồng xuất hiện nhiều sương mù, độ ẩm tăng cao, thời tiết ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho bệnh thối thân phát sinh trên lúa. Lưu ý bệnh lây lan rất nhanh. Trong trường hợp lan nhanh, bệnh gây hại nặng có thể làm lúa chết rụi trên diện rộng. Do đó, bà con nên tiến hành phòng trừ và diệt triệt để nguồn gốc phát bệnh trên đồng; tránh việc bệnh bùng phát lại ảnh hưởng đến năng suất lúa mùa vụ năm nay.

Qua các dự báo, bà con nông dân dễ dàng kiểm soát và theo dõi bệnh hại lúa phát sinh. Bà con nên lưu ý và thăm đồng thường xuyên, tránh việc bệnh hại lúa lan rộng khó kiểm soát làm ảnh hưởng sản lượng thu hoạch cả vụ. Vì bệnh hại lúa phần lớn xuất phát từ vi khuẩn và các dinh dưỡng tồn dư không hợp lý; việc này cần sự quan sát tỉ mỉ và theo dõi sát sao để xử lý kịp thời khi bệnh phát sinh trên khu vực nhỏ.

7 loại bệnh hại lúa thường phát sinh trong mùa vụ Đông Xuân 2021 - 2022 3

Đồng thời, bà con cần có biện pháp điều trị bệnh lúa phù hợp và hiệu quả. Phương pháp phun xịt đúng thuốc và đúng bệnh giúp lúa mau hồi sức và sinh trưởng ổn định. Vì vậy, bà con có thể sử dụng Máy bay xịt thuốc P-Globalcheck để đạt hiệu suất diệt trừ bệnh hại lúa hiệu quả. Với đặc tính phun hạt thuốc cực nhỏ và đồng đều giúp giữ chặt thuốc trên lá lúa; giúp lúa hấp thu tốt và diệt trừ bệnh hại triệt để. Qua đó, bà con có thể tham khảo và vận dụng trên chính đồng ruộng nhà mình; giảm thiểu tổn thất bởi bệnh hại trên cây lúa trong vụ Đông Xuân 2021 – 2022.

⋙ Xem thêm các bài viết liên quan

“Điểm mặt” các loại sâu hại lúa mùa vụ Đông Xuân 2021 – 2022

4 nguyên tắc “bất bại” trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Write a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan