“Điểm mặt” các loại sâu hại lúa mùa vụ Đông Xuân 2021 – 2022
  • Sâu hại lúa và các động vật gây hại là những thành phần làm suy giảm năng suất mùa vụ. Hiện nay, bà con nông dân đang tiến hành xuống giống cũng như bắt đầu giai đoạn chăm sóc lúa sau sạ cấy. Giai đoạn lúa non đẻ nhánh là thời gian các sinh vật gây hại bắt đầu hoạt động; nếu nhà nông không có biện pháp ngăn chặn kịp thời có thể dẫn đến dịch hại trên diện rộng. Trong bài viết này, chung tôi sẽ thông tin đến bà con các dự báo về tình hình sâu hại lúa trong vụ Đông Xuân 2021 – 2022.

Dự báo sâu bệnh lúa Đông Xuân 2021 – 2022 được dựa trên cơ cấu mùa vụ, lịch thời vụ, biến đổi thời tiết. Đồng thời kết hợp với tình hình gây hại phát sinh trên lúa Đông Xuân trong những năm gần đây để dự đoán chính xác hơn. Từ đó, các đối tượng gây hại chính phát sinh trên lúa Đông Xuân 2021 – 2022 như sau:

 

"Điểm mặt" các loại sâu hại lúa mùa vụ Đông Xuân 2021 - 2022 1

Các sâu hại lúa và động vật gây hại trên lúa

Dự báo các loại sâu bệnh hại lúa phát sinh trong vụ Đông Xuân 2021 - 2022 2

1. Ốc bươu vàng

Trong các mùa vụ gần đây, ốc bươu vàng thường xuyên xuất hiện và ảnh hưởng ở đầu vụ. Vào giai đoạn lúa mới được gieo sạ, ốc bươu vàng hoạt động mạnh trên những chân ruộng trũng nước. Do đó, bà con nông dân cần theo dõi và lượm nhặt ốc bươu vàng để giảm thiểu ốc phá hoại lúa mới sạ.

2. Chuột

Chuột là đối tượng gây hại trong các giai đoạn sinh trưởng của lúa. Khi mới gieo sạ, chuột tập trung phá hại mạnh. Ngoài ra, giai đoạn lúa đẻ nhánh – làm đòng cũng gặp nguy hại với đối tượng này. Đặc biệt nếu chuột gây hại trong giai đoạn trổ đòng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cả vụ mùa.

3. Bọ trĩ

Dự đoán khả năng bọ trĩ phát sinh gây hại trên lúa mạnh vào giai đoạn mạ non đẻ nhánh. Ở những mùa vụ trước, bọ trĩ thường gây hại trên lúa xuống giống muộn. Dự báo bọ trĩ hoạt động trong những giai đoạn chính sau:

▶ Lần 1: đối với lúa sạ sớm trong giai đoạn mạ non – đẻ nhánh từ ngày 05/01 đến ngày 30/01/2022.

▶ Lần 2: chủ yếu trên lúa gieo sạ muộn trong giai đoạn mạ non – đẻ nhánh từ ngày 05/02 đến ngày 25/02/2022.

4. Sâu keo

Trong giai đoạn lúa đẻ nhánh – đứng cái, sâu keo thường phát sinh gây hại mạnh trên cây lúa. Dự kiến trong vụ mùa năm nay, sâu keo xuất hiện trong những giai đoạn sau:

▶ Lần 1: gây hại trên lúa sạ sớm trong giai đoạn đẻ nhánh từ ngày 10/01 đến ngày 10/02/2022.

▶ Lần 2: gây hại trên lúa xuống giống muộn trong giai đoạn đẻ nhánh từ ngày 15/02 đến ngày 15/03/2022.

5. Sâu phao

Dự đoán trong mùa vụ Đông Xuân 2021 – 2022 sâu phao phát sinh trong hai giai đoạn chính sau:

▶ Lần 1: sâu non gây hại trên lúa sạ sớm và chính vụ từ ngày 10/01 đến ngày 10/02/2022.

▶ Lần 2: sâu non gây hại trên lúa chính vụ trà muộn từ ngày 10/02 đến ngày 10/03/2022.

6. Sâu cuốn lá

Vụ Đông Xuân những năm trước, sâu cuốn lá gây hại mạnh giai đoạn lúa đẻ nhánh, đứng cái – đòng trổ. Điều cần chú ý nhất là làm ảnh hưởng năng suất mùa vụ do sâu non gây phá lá đòng. Dự kiến sâu cuốn lá xuất hiện trong các khoảng thời gian sau:

▶ Lần 1: sâu gây hại rải rác trong giai đoạn lúa đẻ nhánh từ ngày 15/01 đến ngày 10/02/2022.

▶ Lần 2: sâu non gây hại nặng, mật độ xuất hiện cao và cục bộ có thể gây trắng lá trong giai đoạn làm đòng từ ngày 15/02 đến ngày 10/03/2022.

▶ Lần 3: sâu cuốn lá gây hại rải rác trên lúa Đông Xuân gieo sạ muộn từ ngày 15/03 đến ngày 10/04/2022.

>>Xem thêm:

7. Sâu đục thân

Sâu đục thân gây hại mạnh trong giai đoạn lúa đẻ nhánh, làm đòng – trổ làm héo dảnh lúa hay bông bạc. Các đợt phát sinh được dự kiến xuất hiện như sau:

▶ Lần 1: Sâu non gây hại trên lúa trà sớm từ ngày 25/01 đến ngày 25/02/2022.

▶ Lần 2: sâu gây hại chủ yếu trên lúa trà muộn gây bông bạc từ ngày 05/03 đến ngày 05/04/2022.

8. Rầy nâu

Khi thời tiết đang ấm dần là thời kỳ thuận lợi cho rầy nâu phát sinh gây hại lúa đứng cái – đòng trổ. Rầy nâu xuất hiện đồng thời làm vật thể trung gian truyền bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá cho lúa; rầy lưng trắng truyền bệnh lùn sọc đen. Do đó, nhà nông cần có biện pháp phóng chống kịp thời tránh dịch bệnh lan rộng. Các đợt rầy xuất hiện được dự báo như sau:

▶ Lần 1: rầy nâu có thể phát sinh từ ngày 20/01 đến ngày 20/02/2022; gây hại rải rác trên lúa sạ sớm giai đoạn đẻ nhánh – đứng cái.

▶ Lần 2: từ ngày 20/02 đến ngày 20/03/2022. Rầy nâu gây hại lan rộng vào giai đoạn đứng cái – làm đòng đối với lúa muộn; giai đoạn làm đòng – trổ đối với lúa sạ sớm; có khả năng gây hại cục bộ với mật độ cao và ảnh hưởng nặng nề.

▶ Lần 3: từ ngày 20/03 đến ngày 20/04/2022. Rầy gây hại trên lúa trà chính vụ và lúa trà muộn giai đoạn trổ đòng – lúa chín.

9. Bọ xít dài

Bọ xít dài thường tập trung gây hại lúa giai đoạn trổ – chín sữa làm cho hạt lửng hoặc lép, đặc biệt tập trung gây hại mạnh trên các giống lúa thơm, lúa bố trí thời vụ sớm, trổ không tập trung.

Qua các dự báo, bà con nông dân có thể theo dõi và kiểm soát được sâu bệnh phát sinh trên đồng ruộng. Việc gây hại và nhiễm bệnh trên lúa làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất vụ mùa. Đặc biệt vào các mùa vụ Đông Xuân nói chung và vụ Đông Xuân 2021 – 2022 nói riêng, thời tiết biến đổi từ đầu vụ đến cuối vụ khá thuận lợi cho nhiều đối tượng gây hại lan rộng. Khuyến khích bà con thăm đồng thường xuyên để phát hiện nguồn sâu bệnh kịp thời.

Ngoài ra, bà con còn có thể sử dụng Trạm giám sát nông nghiệp DTSmartAG thông minh để thông báo sâu bệnh tức thời. Việc ứng dụng các kỹ thuật công nghệ số vào sản xuất đang là xu thế chuyển đổi để phát triển ngành sản xuất tại Việt Nam. Do đó, bà con có thể tham khảo và ứng dụng trên chính đồng ruộng nhà mình. Đồng thời giảm thiểu mức độ tổn thất bởi sâu bệnh lúa trong vụ Đông Xuân 2021 – 2022.

Write a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan