Mô hình tôm – lúa đã không còn xa lạ với bà con nông dân ĐBSCL. Hình thức luân canh này đã phát huy hiệu quả trong thời điểm biến đổi khí hậu ảnh hưởng nặng nề đến canh tác lúa. Để có một vụ mùa bội thu, mời bà con cùng tìm hiểu một số lưu ý khi canh tác lúa trong mô hình tôm-lúa từ khâu chọn hạt giống lúa đến khâu thu hoạch để lúa có năng suất cao.
MÔ HÌNH LUÂN CANH TÔM – LÚA HIỆU QUẢ BỀN VỮNG
Mô hình tôm lúa đang mở rộng ở khu vực ĐBSCL. Người dân sẽ luân canh thả tôm trong mùa khô từ tháng 1 đến tháng 6 và trồng lúa từ tháng 7 đến tháng 12 khi mùa mưa đến. Việc trồng lúa luân canh với nuôi tôm giúp môi trường nuôi tôm được cải thiện, cây lúa cũng không cần nhiều phân bón mà vẫn phát triển tốt.
Mô hình tôm – lúa đã giúp thu nhập của bà con tăng 2-3 lần. Sau vụ tôm, các tồn dư, xác bã thực vật, thức ăn thừa của tôm là chất dinh dưỡng cho cây lúa.. Điều này giúp bà con không không tốn nhiều chi phí cho việc dùng phân bón và thuốc hóa học. Không chỉ vậy, chất lượng lúa gạo rất cao (lúa hữu cơ) được giá hơn các loại gạo thường.
Kết hợp trồng lúa và nuôi tôm càng xanh trong vụ lúa đem lại thu nhập nhân đôi cho bà con. Với lợi nhuận 40-70 triệu đồng/ha/năm, mô hình tôm lúa mang lại hiệu quả cao bền vững nông dân.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI CANH TÁC TRÊN ĐẤT TÔM – LÚA
1. Chọn hạt giống lúa
Việc lựa chọn giống lúa vô cùng quan trọng, giống lúa được chọn phải có các yếu tố phù hợp với môi trường và thời tiết của vùng. Ưu tiên các giống lúa ngắn ngày 90-100 ngày với những vùng có nước mặn nhập sớm, nước ngọt về trễ. Hiện nay các giống lúa lai đang được ưu tiên sử dụng bởi khả năng đẻ nhánh khỏe, chống đổ tốt, chống chịu nhiều loại sâu bệnh mà năng suất cao hơn hẳn các giống lúa địa phương.
2. Xác định thời điểm mùa vụ gieo sạ đúng
Chọn đúng thời điểm gieo sạ để cây lúa có thể sinh trưởng. Theo dõi thời tiết địa phương, sau khoảng thời gian mưa đều giúp rửa mặn xong, kiểm tra độ mặn dưới 1 phần nghìn là bà con có thể tiến hành gieo sạ. Thường sẽ xuống giống vào khoảng tháng 8 – 9 sau thời gian “ hạn bà chằn” để không bị nắng nóng làm hỏng hạt giống cũng như cây lúa trong thời điểm mới sạ. Tùy vào hình thức bà con gieo sạ bằng tay hoặc bằng máy gieo hạt, máy bay nông nghiệp để điều chỉnh lượng giống trên mỗi công cho phù hợp.
3. Rửa mặn
Kết hợp cả 3 phương pháp rửa mặn là bón lót vôi, xới đất để rửa mặn trước khi xuống giống. Bà con sử dụng lượng vôi dao động từ 1 đến 2 tấn/ha để bón lót trên ruộng tùy thuộc vào độ mặn trong vuông. Sau đó, tiến hành xới đất để vôi đảo đều trong đất nhưng k cần lấp vôi quá sâu. Sau đó bơm nước ngọt vào ngập mặt ruộng 2 – 3 tất ngâm khoảng 2 – 3 đêm, sau đó xổ ra và tiếp tục bơm nước ngọt vào ngâm và xổ ra 3 lần cho đến khi nước ngọt hoàn toàn.
4. Điều chỉnh nước
Đối với sạ thì nên tháo khô nước 1-2 ngày trước sạ. Đối với lúa cây để lượng lước 3-5cm
Sau 7-10 ngày sạ, cấy, nâng nước dần theo chiều cao cây lúa, khoảng 3-5cm
Sau 30 ngày giữ mực nước 10cm, những ruộng nuôi tôm càng xanh là 15cm. Giữ mực nước tránh ngập cổ lúa.
Ở thời kì nẩy chồi giao tán, rút cạn nước khoảng 3-5 ngày để các khí độc trong đất thoát ra. Sau đó cho nước ngập lại ruộng để chuẩn bị bón
phân nuôi đòng
5. Bón phân
Theo dõi tình hình thời tiết. điều kiện đất đai và sinh trưởng của cây lúa để có lượng phân bón phù hợp, Lớp bùn non trên đất nuôi tôm đã tạo đủ chất dinh dưỡng nuôi cây lúa trng những tháng đầu. Sau đó bà con bón đủ các giai đoạn bón lót, bón thúc, bón nuôi đòng, bón nuôi hạt. Lượng phân bón sẽ điều chỉnh tùy theo giống lúa mình gieo cấy. Có thể thay thế các loại phân đơn bằng loại phân tổng hợp nhưng phải đủ số lượng cần thiết để đảm bảo năng suất
6. Thu hoạch
Thu hoạch khi lúa chín 85% để đạt được được năng suất tốt, tỉ lệ say xát cao.
HẠT GIỐNG LÚA LAI F1 GS9: CANH TÁC CHI PHÍ THẤP – NĂNG SUẤT CAO
Giống lúa lai F1 GS9 của thương hiệu Goldseed là một giống lúa có nhiều ưu điểm phù hợp với vùng tôm lúa. GS9 là giống lúa lai ba dòng do Đại Thành sản xuất và phân phối độc quyền tại thị trường Việt Nam. Đây là giống có năng suất đỉnh cao, chống chịu mặn và sâu bệnh tốt thích hợp canh tác trên vùng lúa tôm
Năng suất trung bình 900kg /công và năng suất cao lên đến 1,2 tấn/công, lúa lai GS9 sinh trưởng tốt trên vùng đất nuôi tôm. Cây có khả năng đẻ nhánh khỏe, bông lúa to dài, GS9 là giống lúa có khả năng chịu đựng độ mặn từ 1 – 4 phần nghìn, vượt qua thách thức của môi trường mặn mà vùng lúa tôm thường gặp phải. Điều này đảm bảo rằng cây lúa sẽ phát triển mạnh mẽ và mang lại năng suất ổn định.
Ngoài ra, lúa lai F1 GS9 có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt với đạo ôn cổ lông và đạo ôn lá. giúp giảm sự phụ thuộc vào thuốc hóa học. Hạt gạo dài >7mm, ít bạc bụng, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, giá trị hạt gạo cao.
Với nhiều ưu điểm trên, việc canh tác GS9 trên vùng lúa tôm sẽ giúp nhà nông tiết kiệm được nhiều công sức và chi phí sản xuất, tăng năng suất ổn định. Điều này sẽ giúp mọi người thu về lợi nhuận cao và an tâm trong quá trình trồng lúa.
Trên đây là 6 lưu ý khi bà con canh tác lúa trong mô hình tôm lúa để có được năng suất cao. Mong rằng những thông tin trên giúp bà con có một vụ mùa tôm – lúa bội thu. Để tìm hiểu thêm về giống lúa lai F1 GS9, bà con có thể liên hệ theo hotline: 0898318866 để được tư vấn kĩ thuật canh tác đạt hiệu quả cao với giống lúa này.