Kỹ thuật trồng lúa ” 3 tăng, 3 giảm”, “1 phải, 5 giảm” trong vụ hè thu 2022

Ngày nay, kỹ thuật trồng lúa được đổi mới để phù hợp hơn với tình hình canh tác từng vùng miền. “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” là hai kỹ thuật trồng lúa được phổ biến cho bà con nông dân để vận dụng canh tác lúa bền vững. “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” còn được tổ chức các lớp đào tạo cho nhà nông; đến nay đã có hơn 200 khóa đào tạo về hai kỹ thuật trồng lúa này. Vậy, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” là kỹ thuật trồng lúa như thế nào? Chúng giúp ích gì cho nhà nông?

 

Kỹ thuật trồng lúa " 3 giảm, 3 tăng", “1 phải, 5 giảm” trong vụ hè thu 2022 1

 

Kỹ thuật trồng lúa ” 3 giảm, 3 tăng”

3 tăng, 3 giảm là gì?

Kỹ thuật trồng lúa “3 giảm, 3 tăng” với 3 giảm là giảm lượng hạt giống; giảm thuốc BVTV; giảm phân bón. Đối với 3 tăng, chính là tăng năng suất lúa; tăng chất lượng gạo; tăng hiệu quả kinh tế.

Để bà con nông dân đạt được “3 tăng”, việc tối ưu “3 giảm” trong kỹ thuật trồng lúa là vấn đề cân nhắc. Đồng thời, việc điều phối 3 yếu tố: lượng giống, phân bón, thuốc BVTV cần có phương pháp phù hợp cho từng thời vụ, từng địa điểm để đạt hiệu quả cao.

 

thiết bị ứng dụngXu thế ứng dụng công nghệ nông nghiệp thông minh

 

Nhà nông thực hiện “3 giảm” để đạt “3 tăng”

Đầu tiên, giảm lượng giống gieo sạ. Yếu tố quan trọng để thực hiện chính là tỷ lệ nảy mầm hạt giống cao. Lượng giống gieo sạ ít giúp giảm chi phí sản xuất; điều tiết mật độ lúa phù hợp, giảm mức độ lây lan sâu bệnh hại lúa. Tuy nhiên, lượng giống giảm xuống yêu cầu nhà nông phải có kỹ thuật sạ hiệu quả; phương pháp thực hiện đảm bảo hạt giống nảy mầm tốt.

Thứ hai, giảm thuốc BVTV. Thuốc BVTV hầu hết đều là chất hóa học mang độc tố; ảnh hưởng đến sinh thái canh tác, động thực vật và con người. Do đó, phương thức chăm sóc lúa đúng cách giúp lúa sinh trưởng mạnh mẽ; hạn chế sự tấn công của sâu bệnh hại. Vì vậy, làm giảm việc sử dụng thuốc BVTV trên lúa giúp tối ưu chi phí sản xuất; bảo vệ sinh vật có lợi cho nông nghiệp và sức khỏe nhà nông.

Thứ ba, giảm phân bón. Phân bón giúp lúa sinh trưởng nhanh, tán lá dày; cung cấp dinh dưỡng cho lúa tạo chất lượng hạt tốt; nâng cao năng suất. Tuy nhiên, việc lạm dụng phân bón có nguy cơ bùng phát sâu bệnh trên lúa. Bà con cần cân đối phân bón vừa đủ cho lúa; để lúa vừa được đáp ứng nhu cầu, vừa được hỗ trợ đề kháng cho cây.

Như vậy, khi áp dụng “3 giảm” giúp nhà nông giảm chi phí sản xuất; giảm giá thành lúa gạo. Từ đó giúp ba con đạt hiệu quả năng suất tăng cao. Và những điều này kết hợp tạo nên kết quả cuối cùng chính là tăng lợi nhuận cho nhà nông.

Quy trình áp dụng kỹ thuật trồng lúa theo “3 giảm, 3 tăng”

Kỹ thuật trồng lúa theo “3 giảm, 3 tăng” giúp nhà nông định hướng sản xuất nông nghiệp bền vững. Theo đó, áp dụng “3 giảm, 3 tăng” từ công đoạn đầu vụ cho đến thu hoạch; để đảm bảo thành quả năng suất. Quy trình áp dụng được tiến hành các bước canh tác như sau:

Bước 1: Chọn giống

Bà con nhà nông nên chọn giống lúa thích hợp với điều kiện canh tác địa phương. Ngoài ra, giống lúa phải đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trên thị trường hiện nay. Trong vụ Hè Thu có dự báo hạn mặn ảnh hưởng sản xuất lúa. Vì vậy, nên lựa chọn các giống lúa có chất lượng cao; kháng sâu bệnh; khả năng sinh trưởng mạnh mẽ; chất lượng gạo tốt.

 

Kỹ thuật trồng lúa " 3 giảm, 3 tăng", “1 phải, 5 giảm” trong vụ hè thu 2022 2

 

Các giống lúa được nhà nông chọn cho vụ Hè Thu như GS55, GS9, OM4218, OM 5451, OM6976, OM7347, OM4900… Trong đó, giống lúa GS55 và GS9 là hai giống lúa lai F1 mang hiệu quả canh tác cao. Giống lúa lai F1 này dễ thích nghi nhiều chân đất; cây lúa đẻ nhánh sớm, đẻ khỏe, đạt năng suất, chất lượng; khả năng kháng sâu bệnh phù hợp cho bà con lựa chọn gieo vụ Hè Thu 2022.

► Xem thêm:

Bước 2: Chuẩn bị đất

Làm đất kỹ trước sạ để rễ mầm dễ bám đất. Mạ non phát triển tốt, giúp tăng tỷ lệ hạt giống nảy mầm. Trong vụ Đông Xuân, bà con nông dân cần xới, trục đất kỹ; trang đất bằng phẳng và đánh đường nước để dễ tưới tiêu. Trong vụ Hè Thu, nhà nông nên triển khai cày ải để các sinh vật trong đất có điều kiện thuận lợi hoạt động phân giải sau mùa vụ trước; đồng thời giúp giảm bớt hóa chất độc hại trong đất; tăng cường bổ sung phân bón cân đối ngay từ đầu vụ.

Bước 3: Gieo sạ

Bà con nông dân có thể hạn chế mật độ sạ bằng cách sạ thưa; để hạt giống được rải đồng đều trên ruộng. Có thể sử dụng phương pháp sạ lan; giúp cây lúa phát triển cứng cáp, khỏe mạnh; hạn chế sâu bệnh hại. Nếu áp dụng máy sạ hàng, giúp bà con tiết kiệm lượng giống hiệu quả; hạt giống được rải đều, thẳng hàng; giúp nhà nông dễ chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại.

 

Kỹ thuật trồng lúa " 3 giảm, 3 tăng", “1 phải, 5 giảm” trong vụ hè thu 2022 3

 

Bên cạnh đó, việc gieo sạ bằng máy bay nông nghiệp là phương pháp mà nhiều bà con sử dụng hiện nay. Bởi hiệu quả gieo sạ đạt đồng đều; tiết kiệm thời gian gieo sạ, tiết kiệm công lao động, tiết kiệm lượng giống gieo sạ. Việc dùng máy bay nông nghiệp vào kỹ thuật trồng lúa theo “3 giảm, 3 tăng” được khuyến nông khuyến khích ứng dụng. Hiểu được nhu cầu tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận; máy bay nông nghiệp được tích hợp tính năng đa nhiệm: gieo sạ, phun thuốc, bón phân. Do đó, chỉ với 1 máy có khả năng thực hiện các công tác chăm sóc lúa từ đầu vụ cho đến thu hoạch.

► Xem thêm: Máy bay PG40 gieo sạ 500 kg trong 1 giờ hoạt động liên tục

Bước 4: Điều tiết nước hợp lý

Trong thời tiết vụ Hè Thu khô nóng, ruộng dễ bị khô và phát sinh sâu bệnh hại lúa. Thời kỳ mạ non nên giữ nước theo giai đoạn sinh trưởng lúa. Giúp mạ non hấp thu đủ nước, phát triển cao. Đồng thời, giữ nước trong ruộng giúp ngăn chặn cỏ nảy mầm; tiết kiệm phun thuốc cỏ. Trước khi bón phân nên điều chỉnh nước láng mặt ruộng; sau hai ngày tiếp tục đưa nước vào từ từ.Những phương pháp canh tác kết hợp giúp tối ưu thuốc BVTV, phân bón và công sức lao động.

Bước 5: Bón phân cân đối

Bà con bón phân theo bảng so màu lá. Những biểu hiện trên lá lúa cho biết nhu cầu dinh dưỡng của chúng. Và việc bón phân cân đối là bước quan trọng để nâng cao năng suất lúa. Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của cây ở từng thời kỳ mà nhà nông cần bón phân phù hợp cho lúa. Hạn chế lạm dụng phân bón để cây phát triển, sinh trưởng tốt. Đồng thời tối ưu lượng Đạm bón cho cây để tránh các nguồn sâu bệnh hại phát sinh; tiết kiệm chi phí sản xuất và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Bước 6: Phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại

Bà con nông dân nên áp dụng quy trình phòng trừ tổng hợp sâu bệnh, cỏ dại để đạt hiệu quả phòng trừ cao. Hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học. Đặc biệt lưu ý lúa trong vòng 40 ngày sạ, không sử dụng thuốc có độc tính cao. Nhằm bảo vệ thiên địch trên ruộng, phòng tránh sâu bệnh trong giai đoạn sau bùng phát. Tiến hành phun thuốc trừ sâu trong thời kỳ sâu non để diệt trừ triệt để. Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi tình trạng sâu bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng, làm giảm năng suất lúa.

 

Kỹ thuật trồng lúa " 3 giảm, 3 tăng", “1 phải, 5 giảm” trong vụ hè thu 2022 4

 

Với cỏ dại, bà con cần xử lý giống kỹ để loại bỏ mầm cỏ lẫn trong hạt giống. Đồng thời kết hợp làm đất kỹ, cày lật đất, phơi đất nhiều ngày để diệt sạch mầm cỏ, mầm bệnh. Bà con cần theo dõi diễn biến trên ruộng từ vụ trước để thực hiện biện pháp phòng trừ sớm cho vụ sau. Nếu ruộng có nhiều cỏ lồng vực hay cỏ đuôi phụng; nên đưa nước vào ruộng trước 3 đến 5 ngày sau sạ để phòng trừ.

Ngoài ra, bà con còn có thể kết hợp thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm và hậu nảy mầm để quản lý cỏ dại trên ruộng. Sau khi làm đất, chỉ cần phun thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm như Sofit 300EC. Nhóm thuốc này chỉ có tác dụng ức chế nảy mầm của hạt cỏ. Nên phun sớm từ 1 đến 3 ngày sau sạ, mặt ruộng cạn nước; sau 2 đến 3 ngày đưa nước vào ruộng. Giai đoạn lúa sau sạ 5 đến 15 ngày, cây cỏ phát triển khoản 3 lá mầm áp dụng ngay thuốc diệt cỏ hậu nảy mầm. Nhóm thuốc được sử dụng như Nominee 100SC, Satanil 60ND, Cantanil 55EC, Tiller, … Bà con sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bước 7. Thu hoạch

Lúa trỗ 30 ngày, bà con tiến hành thu hoạch. Sau khi thu xong, thực hiện phơi khô hoặc sấy khô để bảo quản tốt; tránh lúa nảy mầm, ẩm mốc, …

Để tăng năng suất canh tác, bà con cần áp dụng đúng kỹ thuật trồng lúa, áp dụng “3 giảm”. Bà con gieo trồng đúng giống lúa phù hợp giúp tăng chất lượng lúa gạo, đạt năng suất cao. Đồng thời bón phân hợp lý, chú trọng khâu làm đất đầu vụ và xử lý ruộng sau thu hoạch; để hạn chế phát sinh mầm sâu bệnh gây hại đến lúa vụ sau.

Kỹ thuật trồng lúa “1 phải và 5 giảm”

1 phải 5 giảm là gì?

Trong quy trình canh tác lúa theo “1 phải và 5 giảm”, với “1 phải” chính là phải sử dụng giống lúa xác nhận. Giống lúa xác nhận là hạt giống có nguồn gốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn theo quy định.

  • Độ sạch 99%
  • Độ thuần 99,7%
  • Tỷ lệ nảy mầm 90%
  • Độ ẩm 13,5%
  • Số hạt cỏ dại 10 hạt/kg hạt giống.

Đối với “5 giảm”, chính là:

  • Giảm lượng giống gieo sạ
  • Giảm lượng thuốc BVTV
  • Giảm phân đạm
  • Giảm nước
  • Giảm thất thoát lúa sau thu hoạch

Nhà nông áp dụng mô hình “1 phải và 5 giảm”

Trong tình hình lúa Hè Thu 2022, nhiều khu vực có khả năng bị xâm nhập mặn làm ảnh hưởng đến nước tưới cho lúa. Việc áp dụng giảm nước tưới và tưới vừa đủ giúp điều tiết hợp lý cho các khu vực này; không bị lãng phí nước, thất thoát. Trong thời điểm vụ Hè Thu năm nay, bà con cần chủ động xây dựng hệ thống kênh, mương để đảm bảo đủ nước tưới; tránh ruộng bị khô.

 

Kỹ thuật trồng lúa " 3 giảm, 3 tăng", “1 phải, 5 giảm” trong vụ hè thu 2022 5

 

Bên cạnh đó, để tăng năng suất lúa gạo, việc giảm thất thoát sau thu hoạch rất cần thiết. Khi bà con sử dụng máy móc trong thu hoạch, cần lưu ý để lúa được thu hoạch đúng cách; tránh hao hụt.

Hiện nay, giá cả vật tư tăng vọt so với các năm trước, làm ảnh hưởng rất lớn đối với sản xuất lúa. Do đó, kỹ thuật trồng lúa theo mô hình “1 phải và 5 giảm” rất hữu ích. kỹ thuật trồng lúa này giúp bà con giải quyết tình trạng thiếu nước; giảm giống, giảm phân, giảm thuốc và giảm công lao động.

Write a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan