Lúa Chét Là Gì? Kỹ Thuật Canh Tác Lúa Chét

Lúa chét là lúa được hình thành từ những mầm ngủ ở gốc rạ, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ phát triển và cho ra hạt thóc, tuy năng suất chưa cao nhưng ở những địa phương có điều kiện canh tác không thuận lợi chỉ canh tác từ 1-2 vụ lúa/năm hoặc 1 vụ lúa kết hợp 1 vụ hoa màu/năm sẽ xảy ra tình trạng đất để không thời gian dài. Nhờ thời gian sinh trưởng ngắn chỉ từ 50 đến 55 ngày, ứng dụng lúa chét sẽ góp phần tăng thu nhập cho bà con làm nông.

I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÚA CHÉT

Sau khi thu hoạch vụ chính, các đốt ở gốc rạ vẫn còn các mầm ngủ, những mầm này khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ phát triển trổ bông và ra hạt hình thành những cánh đồng lúa chét hay còn được biết đến với tên là lúa tái sinh.

Ở nước ta lúa chét đa phần ở dạng tự phát, chưa có quy hoạch cụ thể nên năng suất còn thấp, theo ghi nhận của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) năng suất lúa chét ở nước ta giao động từ 1,4 đến 3 tấn/ha. Tuy mới phát triển tự phát và chưa có quy hoạch và nghiên cứu chi tiết nên dư địa tăng trưởng của lúa chét vẫn còn rất lớn.

Quá trình hình thành lúa chét
Quá trình hình thành lúa chét

Quá trình hình thành và phát triển của lúa chét chúng ta có thể chia thành 4 giai đoạn như sau:

  • Vụ lúa chính: về cơ bản vụ lúa chính không khác gì so với quá trình chăm sóc lúa bình thường chỉ khác khi thu hoạch ta nên gặt sớm từ 3 đến 5 ngày giúp mầm ngủ phát triển tốt hơn.
  • Thu hoạch: Khi thu hoạch chúng ta thường để lại gốc rạ từ 20-40cm để mầm ngủ phát triển và hạn chế tối đa làm tổn thương đến gốc rạ.
  • Nuôi dưỡng chét: sau khi gặt vụ chính từ 3-5 ngày bắt đầu bón phân và thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng chét.
  • Vụ lúa chét: khi mầm chét phát triển bắt đầu trổ bông chúng ta sẽ có một vụ lúa chét mới.

Với thời gian chiếm đất của lúa chét chỉ từ 50 đến 55 ngày giúp bà con nâng cao thu nhập trong khi vẫn đảm bảo quỹ thời gian cho vụ tiếp theo.

II. KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA CHÉT

2.1. Chọn chân đất phát triển lúa chét

Lúa chét phát triển từ mầm ngủ của gốc rạ nên chúng phù hợp với nhiều chân ruộng khác nhau tùy thuộc vào giống lúa khi canh tác vụ lúa chính nên lúa chét có thể hợp từ đất trũng, vàn thấp, vàn, vàn cao,…, tùy thuộc giống lúa vụ chính có phù hợp với chân ruộng đó không.

Tuy nhiên để tạo điều kiện tốt nhất cho các mầm ngủ phát triển chúng ta nên canh tác lúa chét ở những chân ruộng vàn, vàn cao và phát triển tốt vào vụ Đông.

2.2. Kỹ thuật thu hoạch lúa vụ chính để nuôi mầm chét

Để mầm chét có thể phát triển tốt khâu thu hoạch vụ lúa chính chúng ta phải đảm bảo một số vấn đề như sau:

  • Thân cây vẫn còn xanh và cứng giúp chúng đảm bảo sức khỏe nuôi mầm chét sau này.
  • Gốc rạ cắt cao đảm bảo vẫn còn mầm chét ở các đốt gốc rạ.
  • Tránh làm tổn thương gốc rạ nhất có thể.
Các đốt có mầm ngủ phát triển thành lúa chét
Các đốt có mầm ngủ phát triển thành lúa chét

Cụ thể kỹ thuật thu hoạch lúa vụ chính để chuẩn bị tốt cho vụ lúa chét như sau:

  • Sau khi lúa trỗ được khoảng 25 ngày chúng ta phải kiểm tra, đánh giá sao cho khi lúa trỗ được khoảng 80%-90% thì thu hoạch.
  • Phải thu hoạch khu thân cây vẫn xanh và cứng nếu có biểu hiện vàng và héo chúng ta phải thu hoạch ngay nếu không gốc rạ sẽ không nuôi được mầm ngủ để phát triển thành lúa chét.
  • Để lại gốc rạ từ 20 đến 40 cm tùy giống lúa (lúa lai thường để 40cm, lúa thuần nên để 30cm). Nếu gốc bị đổ ta cắt sát gốc chỉ để lại từ 3-5 cm để cho một chét phát triển (diện tích này không nhiều).
  • Nên cắt bằng liềm bởi sử dụng máy sẽ làm hỏng gốc rạ dẫn đến mầm ngủ không thể phát triển được.

2.3. Kỹ thuật bón phân cho lúa chét

Không giống như chăm sóc lúa vụ chính chúng ta không bón phân giai đoạn nuôi mầm ngủ bởi giai đoạn này nếu bón phân, phân bón sẽ mắc vào gốc rạ, chúng không chỉ làm tốn chi phí phân bón mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của mầm chét sau này.

Bón phân cho ruộng lúa chét trước khi thu hoạch vụ lúa chính.
Bón phân cho ruộng lúa chét trước khi thu hoạch vụ lúa chính.

Vì vậy để bón phân nuôi chét chúng ta bón trước khi thu hoạch lúa vụ chính. Cụ thể trước khi thu hoạch vụ chính từ 3 đến 5 ngày chúng ta thực hiện một số công việc như sau:

  • Tháo nước vào ruộng với mực nước từ 3-5cm.
  • Thực hiện bón phân ( bón 1 lần duy nhất)

Lượng bón phân tùy thuộc vào từng hộ tuy nhiên lượng phân bón phổ biến cho một sào bắc bộ (360 m2) chúng ta bón lượng phân như sau:

  • Phân Ure: từ 6-8 kg.
  • Phân Kali Clorua: 3-4 kg.

2.4. Kỹ thuật điều tiết nước

Với lúa chét do đã có bộ rễ và gốc ổn định nên chúng ta luôn duy trì mực nước từ 3-5cm là hợp lý chứ không cần điều tiết lúc rút khô lúc cấp nước như vụ lúa chính để điều tiết rễ và nhánh lúa.

2.5. Phòng trừ sâu bệnh cho lúa chét

Lúa chét thừa hưởng từ vụ lúa chính vì vậy trước khi thu hoạch vụ chính chúng ta cần đảm bảo vụ lúa chính sạch bệnh, đặc biệt bệnh rầy nâu hại lúa trước khi thu hoạch bởi lúa chét thường trổ kéo dài nên rất thuận lợi cho sâu đục thân phát triển.

GS55 là giống lúa lai rất phù hợp để phát triển lúa chét
GS55 là giống lúa lai rất phù hợp để phát triển lúa chét

Ngoài ra chúng ta cũng có thể chọn những giống lúa có thân cứng và có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt như giống lúa GS55, đặc biệt giống lúa này có một số đặc điểm rất phù hợp để phát triển lúa chét như:

  • Thân cứng: thân khỏe mạnh nuôi chét dễ dàng hơn.
  • Chống chịu bệnh tốt: hạn chế tổn thương đến lúa chét.
  • Năng suất cao: GS55 là giống lúa nguyên liệu hàng đầu hiện nay.

Chi tiết: Lúa lai F1-GS55

Nếu sâu bệnh xuất hiện bà con không nên phun thuốc bảo vệ thực vật luôn mà tùy thuộc vào loại bệnh chúng ta sẽ chọn thời điểm phù hợp nhất để phun thuốc cho lúa chét, tuy nhiên giai đoạn phun hiệu quả rất ngắn vì vậy chúng ta nên sử dụng máy bay phun thuốc lúa để đảm bảo kịp thời và đúng thời điểm.

Khi sử dụng máy bay nông nghiệp để phun thuốc chăm sóc lúa chét chúng sẽ đem lại một số giá trị quan trọng như:

  • Kịp thời: công suất lớn giúp drone giúp bà con nhanh chóng diệt trừ sâu bệnh.
  • Hiệu quả: hàng loạt công nghệ tiên tiến như: định vị chính xác, công nghệ phun ly tâm, AI giúp thuốc bám chặt vào cây lúa, phun đều và đủ, không xảy ra hiện tượng thừa thuốc.
  • Nhàn hạ: người phun thuốc có thể đứng một chỗ vẫn có thể hoàn thành tốt công việc.

Để tìm hiểu về những giống lúa chất lượng phù hợp phát triển lúa chét cũng như hệ sinh thái nông nghiệp cao bao gồm: máy bay nông nghiệp, thiết bị dẫn đường tự động, máy cắt cỏ điều khiển từ xa,…, xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.

Bài viết liên quan