Nông Nghiệp Đồng Nai- Hữu Cơ, Công Nghệ Nhiệm Vụ Đột Phá

Theo lãnh đạo Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Đồng Nai, ngành Nông nghiệp tỉnh không chỉ dừng lại ở việc tập trung vào năng suất, chất lượng mà còn phải góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe người dân, an toàn thực phẩm.

I. THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI 2024

Theo Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai, ông Nguyễn Văn Thắng cho biết, Nông nghiệp tỉnh những năm qua đã có những chuyển biến tích cực, tình trạng lạm dụng hóa chất nông nghiệp đã giảm đi và tăng sử dụng nguồn lực tự nhiên, cụ thể:

  • Tỷ lệ phân bón hữu cơ trên tổng sản phẩm phân bón đạt 45,5%.
  • Hệ thống tưới tiêu tiết kiệm đạt 59.000 ha chiếm 31% diện tích cây trồng của tỉnh.

Theo nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XI Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020- 2025 đã xác định phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, theo hướng hữu cơ gắn với công nghệ chế biến và tiêu thụ sản phẩm là 1 trong 4 nhiệm vụ đột phá.

Nhờ những cố gắng của ngành nông nghiệp Đồng Nai, đến nay đã có 2,1 ngàn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp từ sản xuất phân bón, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, giống cây trồng, vật nuôi,…, từng bước chuyển đổi sang hướng sản xuất xanh, bền vững.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai quan tâm các sản phẩm OCOP từ nông nghiệp hữu cơ. Ảnh: Trần Trung.
Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai quan tâm các sản phẩm OCOP từ nông nghiệp hữu cơ. Ảnh: Trần Trung.

Đến nay Nông nghiệp Đồng Nai đã có 29 ha trồng rau, hồ tiêu, sầu riêng, bưởi, dưa hấu, đu đủ, ổi, ớt được cấp chứng nhận sản xuất hữu cơ. Ngoài ra tỉnh cũng có 122 mô hình với 2.500 ha đang được sản xuất theo hướng hữu cơ.

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thắng “Kết quả trên là do sự nỗ lực của tỉnh, của các địa phương, doanh nghiệp, nông dân trong học hỏi kinh nghiệm trong nước, nước ngoài để ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp. Mục đích tỉnh hướng đến là nền nông nghiệp xanh, tuần hoàn, ít phát thải”.

II. NỖ LỰC LÃNH ĐẠO NÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai, Ngành nông nghiệp địa phương không chỉ tập trung vào năng suất và chất lượng mà còn phải hướng tới mục tiêu bền vững hơn như:

  • Bảo vệ môi trường.
  • Sức khỏe người dân
  • An toàn thực phẩm

Để làm được việc này ngoài việc ứng dụng công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp hữu cơ là định hướng cho ngành nông nghiệp Đồng Nai và Tỉnh cũng đã có nhiều quyết sách hỗ trợ ngành nông nghiệp chuyển sang hướng này.

Các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Đồng Nai từng bước có chỗ đứng trên thị trường. Ảnh: Trần Trung
Các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Đồng Nai từng bước có chỗ đứng trên thị trường. Ảnh: Trần Trung

Vậy lãnh đạo Nông Nghiệp Đồng Nai đã làm gì để thúc đẩy sự dịch chuyển sang ứng dụng công nghệ và nông nghiệp hữu cơ?

2.1. Đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”.

Đề án ra đời với mục đích:

  • Giúp người sản xuất, doanh nghiệp có thể chuyển đổi và định hướng phát triển phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
  • Xây dựng các kênh phân phối bền vững, bảo vệ hệ sinh thái người dân sản xuất nông nghiệp.
  • Xây dựng, tập trung phát triển sản phẩm ở phân khúc có lợi thế cạnh tranh.

Đề án có vai trò quan trọng trong việc xác định các giai đoạn cụ thể cũng như kinh phí hỗ trợ nâng cao khả năng cạnh tranh nông sản địa phương thúc đẩy nông nghiệp Đồng Nai phát triển bền vững.

2.2. Thúc Đẩy Công Nghệ, Hữu Cơ Sản Xuất Nông Nghiệp

Lãnh đạo nông nghiệp tỉnh Đồng Nai luôn đặt nông nghiệp xanh, nông dân thông minh, hiện đại lên vị trí chiến lược phát triển. Để làm được điều này nông nghiệp tỉnh chú trọng áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, giảm thiểu sử dụng hóa chất, phân bón hóa học, khuyến khích sử dụng các biện pháp sinh học để cải thiện chất lượng môi trường và tài nguyên đất.

Đồng Nai đang định hướng phát triển nền nông nghiệp xanh và bền vững thông qua các giải pháp như tập huấn nông dân ứng dụng IMO vào sản xuất. Ảnh: Trần Trung.
Đồng Nai đang định hướng phát triển nền nông nghiệp xanh và bền vững thông qua các giải pháp như tập huấn nông dân ứng dụng IMO vào sản xuất. Ảnh: Trần Trung.

Cụ thể hóa mục tiêu chung của tỉnh, Đồng Nai đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo các tiêu chuẩn như: VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ…. hướng tới nền nông nghiệp bền vững.

Đồng Nai cũng hỗ trợ nông dân thông qua các chương trình đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật và kết nối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và quản lý cũng là một trong những hướng đi chủ lực để đảm bảo sản xuất hiệu quả, bền vững và thân thiện với môi trường.

III. DTOGNFit ĐỒNG HÀNH NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ ĐỒNG NAI

Tại Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc (COP28) năm 2023 tại Dubai đã đạt được một số đồng thuận như giảm một nửa khí phát thải vào năm 2030, phát thải ròng về không vào năm 2050. Tuy vẫn còn mơ hồ về những cam kết này nhưng xu hướng giảm phát thải là tất yếu. Đặc biệt Việt Nam cũng đã cam kết sẽ giảm phát thải ròng khí nhà kính về không vào năm 2050.

DTOGNfit đồng hành cùng nông nghiệp hữu cơ Đồng Nai
DTOGNfit đồng hành cùng nông nghiệp hữu cơ Đồng Nai

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, phân bón vô cơ là một trong những nguyên nhân chính gây bạc màu, phát thải khí nhà kính, cụ thể tác hại phân bón vô cơ như:

  • Gây bạc màu đất: phân bón vô cơ làm thay đổi tính chất hóa học, giảm pH, gây chua, giảm khả năng giữ nước gây bạc màu, thoái hóa đất.
  • Phát thải khí nhà kính: một phần nitơ trong phân bón sẽ bị chuyển hóa thành N20, đây là khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính gấp 300 lần so với CO2, ngoài ra phân bón còn chuyển hóa thành khí metan (CH4) một loại khí nhà kính khác.
  • Ô nhiễm nguồn nước: các hợp chất nitrat trong phân bón có thể gây ra hiện tượng phú dưỡng làm giảm chất lượng nước và gây chết các sinh vật thủy sinh.

Từ những tác hại trên ta thấy việc sử dụng phân bón vô cơ là cần thiết tuy nhiên tác hại của nó là vô cùng lớn, nếu lạm dụng đất sẽ bị thoái hóa, bạc màu và không thể canh tác được. Để giải quyết vấn đề này ngành nông nghiệp Đồng Nai đã hướng tới nông nghiệp hữu cơ tức là sử dụng phân bón có nguồn gốc hữu cơ cũng hạn chế thuốc bảo vệ thực vật hoặc sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học.

Nhận thấy xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ là tất yếu cũng như đồng hành cùng mục tiêu nông nghiệp Đồng Nai, Đại Thành với thương hiệu DTOGNfit cung cấp ra thị trường dòng phân bón hữu cơ vi sinh BioSoy VMH03, đặc biệt đây là phân bón dạng nước nên rất dễ sử dụng, chúng ta có thể dùng máy bay nông nghiệp phun như phun thuốc bảo vệ thực vật hoặc bón vào gốc rất tiện lợi cho nhiều mục đích khác nhau.

Chi tiết: Phân bón hữu cơ Biosoy VMH03

3.1. Một số thành phần phân bón hữu cơ vi sinh Biosoy VMH03

Thành phần chính phân bón hữu cơ vi sinh Biosoy VMH03 được sản xuất từ bột cá và đậu nành lên men thủy phân bằng vi khuẩn Bacillus, ngoài những nguyên tố đa và trung lượng, Biosoy VMH03 còn có chứa nhiều acid amin và nguyên tố vi lượng khác. Cụ thể các thành phần như:

  • Hữu cơ: bột cá và đậu nành.
  • Khoáng đa lượng: N, P, K, Ca, Mg, S
  • Khoáng vi lượng: Fe, Cu, Zn, Bo, Mn, Mo, Cl, Si.
  • Vi sinh: vi khuẩn Bacillus.

3.2. Công dụng phân bón hữu cơ vi sinh Biosoy VMH03

Để hiểu vì sao phân bón hữu cơ vi sinh là xu hướng tất yếu, dưới đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu Biosoy VMH03 mang lại sự khác biệt cũng như cách chúng giải quyết vấn đề tồn đọng phân bón vô cơ.

Biosoy VMH03 kích rễ, lọc chua, nhanh nảy mầm cho hạt thóc
Biosoy VMH03 kích rễ, lọc chua, nhanh nảy mầm cho hạt thóc

a. Kích rễ, nảy mầm

Phân bón hữu cơ vi sinh Biosoy VMH03 tạo phức với Fe, Al làm giảm quá trình thủy phân, tăng pH đất giúp kích rễ nhờ vậy cây trồng hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Với giống lúa, trong quá trình ngâm ủ acid hữu cơ phá vỡ miên trạng hạt lúa, giúp lúa nhanh nảy mầm và sinh trưởng nhanh hơn, đặc biệt vi khuẩn Bacillus trong phân bón hữu cơ vi sinh lọc sạch nước nhờ vậy nước không bị chua.

b. Chống chịu bệnh về rễ, nấm, tuyến trùng

Phân bón hữu cơ vi sinh Biosoy VMH03 có vi khuẩn Bacillus, vi khuẩn này có nhiệm vụ:

  • Sản xuất ra các enzyme gây ức chế sự phát triển của tuyến trùng.
  • Kích thích các enzyme làm dày vách tế bào ngăn cản vi sinh vật tấn công.
  • Tiết ra các hợp chất như protein crystal tiêu diệt các vi sinh vật và côn trùng gây hại khác.

c. Tăng độ xốp cho đất

Phân bón hữu cơ vi sinh tạo ra chất mùn và sự kết dính nhờ vậy chúng giúp đất tơi xốp, thông thoáng tạo thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.

d. Ngăn ngộ độc Hữu Cơ- Ổn định pH

Biosoy VMH03 giúp tăng quá trình phân hủy hữu cơ nhờ vậy không xảy ra hiện tượng sốc hữu cơ gây ngộ độc cho cây trồng, ngoài ra dịch nhầy tiết ra từ rễ được vi khuẩn sử dụng làm nguồn thức ăn giúp rễ cây trở nên thông thoáng, kích thích rễ mới hình thành.

Để biết thêm thông tin chi tiết về phân bón hữu cơ Biosoy VMH03 của DTOGNfit cũng như hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao của Đại Thành xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.

Bài viết liên quan