
Hiện nay, việc sử dụng hạt giống lúa lai F1 vào trong hoạt động sản xuất lúa gạo đã trở nên cực kỳ phổ biến. Giống lúa lai đã chứng minh được những giá trị to lớn trong việc nâng cao năng suất và chất lượng lúa. Chính vì vậy, việc nắm rõ kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc lúa lai cũng là một trong những kiến thức vô cùng quan trọng để giúp bà con tối ưu hiệu quả canh tác. Hãy cùng với Công ty Cổ phần Đại Thành tìm hiểu “Cách gieo trồng lúa F1 đạt năng suất cao” qua bài viết dưới đây.
ƯU ĐIỂM CỦA GIỐNG LÚA LAI F1
Trước tiên, để nắm vững kỹ thuật gieo trồng của hạt giống lúa lai F1 thì bà con cần biết vì sao bà con lại nên sử dụng giống lúa nay trong quá trình canh tác. Chúng có những ưu điểm gì, điểm khác biệt nào so với giống lúa thuần là điều mà bà con cần biết trước khi lựa chọn. Dưới đây là một số ưu điểm chính của giống lúa lai:
– Năng suất cao: Lúa lai thường có năng suất cao hơn so với lúa thường, giúp tăng cường sản lượng lúa và nâng cao thu nhập cho nông dân. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng của dân số.
– Chống chịu bệnh và sâu hại: Giống lúa lai thường có khả năng chống chịu bệnh và các loại sâu hại tốt hơn so với các giống lúa truyền thống. Do vậy mà sẽ làm giảm sự phụ thuộc vào việc sử dụng thuốc trừ sâu và hóa chất bảo vệ thực vật, đồng thời giảm tác động tiêu cực lên môi trường.
– Chịu nhiệt và chống hạn tốt: Lúa lai thích ứng tốt với điều kiện nhiệt đới và chịu hạn tốt, giúp nông dân tại Cao Bằng trồng lúa ổn định và giảm rủi ro do biến đổi khí hậu.
– Chất lượng gạo tốt: Chất lượng hạt lúa tốt, phù hợp với khẩu vị của bà con nông dân và người tiêu dùng. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp thực phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng.
– Sử dụng tài nguyên hiệu quả: Giống lúa lai có khả năng sử dụng tài nguyên như nước và phân bón hiệu quả hơn, giúp giảm thiểu lượng nước và phân bón cần thiết để trồng lúa.
Từ những ưu điểm vượt trội về năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh, thời gian sinh trưởng và khả năng thích ứng, lúa lai F1 chính là lựa chọn tối ưu cho bà con nông dân.
CÁCH GIEO TRỒNG LÚA LAI F1 ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
Để đạt được hiệu quả khi canh tác giống lúa lai, bà con cần áp dụng các kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc đúng cách. Dưới đây là một số gợi ý về kỹ thuật gieo trồng lúa lai F1 để đạt được năng suất cao.
1. Chuẩn bị hạt giống
– Lượng hạt giống:
Tùy vào diện tích mà lượng hạt giống cần sử dụng khác nhau. Đối với lúa cấy ở Miền Bắc, chỉ cần 1 gói hạt giống (khoảng 1kg) cho diện tích 360m2, 3kg cho diện tích 1000m2 và khoảng 22-25kg cho một héc-ta.
– Ngâm ủ:
- Bước 1: Xử lý hạt giống trong nước ấm 54℃ (3 sôi + 2 lạnh) trong vòng 15 phút để diệt trừ nấm bệnh & kích thích nảy mầm, lượng nước khi ngâm cần ngập 3-5 lần lượng thóc.
- Bước 2: Vớt bỏ các hạt lép, lửng và tạp chất, sau đó ngâm vào nước sạch trong thời gian từ 20 – 24 giờ, cứ 5 – 6 giờ thì thay nước rửa chua 1 lần.
- Bước 3: Sau khi ngâm, đãi sạch trong nước sạch đến khi không còn mùi chua để ráo nước.
- Bước 4: Đem đi ủ ấm khoảng 24 – 36 giờ (lưu ý trong điều kiện vụ Xuân thời tiết lạnh cần phải giữ nhiệt đủ ấm thời gian ủ sẽ kéo dài hơn: Ủ khoảng 40 – 50 giờ) . Hạt giống phải được ủ ấm bằng vải bông (Cotton), không để hạt thóc bị khô hoặc chua trong khi ủ. Nếu thấy nóng quá hoặc có mùi chua thì phải mở ra rửa sạch mùi chua rồi đem ủ tiếp đến khi nảy mầm.
- Bước 5: Khi rễ dài bằng hạt thóc, mầm dài bằng 1/3 – 1/2 hạt thóc thì đem đi gieo.
2. Gieo mạ và chăm sóc
– Gieo mạ:
Khi thấy hạt giống đã nứt nanh thì có thể tiến hành gieo mạ. Sau khi kiểm tra và xác định rằng hạt giống đã nứt nanh, cần tiến hành gieo mạ ngay trong ngày tiếp theo.
– Điều chỉnh mật độ gieo:
Tùy thuộc vào yêu cầu của loại lúa lai và điều kiện địa phương, có thể áp dụng mật độ gieo từ 35-40 bụi/m2. Mỗi bụi cần có 1-2 tép (hạt giống) để đảm bảo sự phát triển đều đặn và đủ mạ, khoảng cách từ 15-20 cm.
– Bón phân cho lúa:
Để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng của lúa lai, cần bón phân đúng lượng và theo quy trình. Dựa vào diện tích, có thể sử dụng các loại phân bón như phân chuồng, ure, phân lân, kali clorua. Lượng phân bón cụ thể có thể tuân theo bảng hướng dẫn sau:
– Phân chuồng: 300-400kg/360m2, 450-500kg/500m2, 8000-10.000kg/ha.
– Ure: 9-10kg/360m2, 12-15kg/500m2, 250-300kg/ha.
– Phân lân: 15-20kg/360m2, 25-27kg/500m2, 450-550kg/ha.
– Kali clorua: 7-9kg/360m2, 10-12kg/500m2, 200-240kg/ha.
– Cách bón:
- Bón lót trước khi bừa cấy: Toàn bộ số phân chuồng, phân lân và 30% đạm Urê.
- Bón thúc lần 1: Sau cấy 7-10 ngày, khi lúa đã hồi xanh: 50% đạm Urê và 30% Kali kết hợp với làm cỏ đợt 1.
- Bón thúc lần 2: Bón đón đòng khi lúa kết thúc đẻ nhánh, bắt đầu phân hóa đòng, bón hết số phân còn lại (10 – 20% đạm Urê + 60 – 70% Kali). Trong trường hợp cuối vụ không có mưa thì sau khi lúa trổ bông (khoảng 5%) có thể bón tăng thêm 10% đạm Urê, 10% Kali để tăng tỷ lệ hạt chắc.
– Tưới tiêu:
Chủ động tưới tiêu để tạo điều kiện cho rễ lúa ăn sâu, hút được nhiều dinh dưỡng và chuyển hóa giai đoạn tốt. Đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đẻ nhanh, trỗ và chín tập trung của lúa. Cần đảm bảo độ ẩm đủ cho lúa mà không gây ngập úng.
– Xử lý cỏ dại:
Loại bỏ cỏ dại xung quanh đồng lúa để tránh cạnh tranh về dinh dưỡng, ánh sáng và không gian với cây lúa. Cần thực hiện việc cỏ cùng một lúc để đảm bảo hiệu quả cao.
3. Phòng trừ sâu bệnh
Thường xuyên thăm đồng để phát hiện sâu bệnh hại và thực hiện phun thuốc kịp thời để kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của chúng. Có một số sâu và bệnh thường gặp trong lúa lai và có thể sử dụng các loại thuốc phòng trừ sau:
– Sâu cuốn lá:
Giai đoạn bắt đầu đẻ nhánh đến cuối đẻ nhánh có hai lứa sâu cuốn lá, giai đoạn đầu đẻ nhánh nếu mật độ sâu cuốn lá thấp thì không cần phun thuốc, quan trọng nhất là giai đoạn cuối đẻ nhánh làm đòng mật độ 5-8 con/m2 cần phun thuốc phòng trừ.
– Sâu đục thân:
Đặc biệt quan trọng trong giai đoạn lúa đứng cái và bắt đầu trổ. Cần phun thuốc phòng trừ khi mật độ ổ trứng sâu trên ruộng đạt từ 0,3-0,4 ổ trứng/m2 ở giai đoạn bắt đầu trổ và từ 0,5-0,7 ổ trứng/m2 ở giai đoạn đầu trổ.
– Rầy:
Kiểm soát mật độ rầy trên ruộng, phun thuốc phòng trừ khi mật độ rầy đạt khoảng 67 con/bụi và 17-25 con/bụi ở giai đoạn làm đòng và giai đoạn trổ chín.
– Bệnh khô vằn và bệnh đạo ôn:
Sử dụng các loại thuốc phòng trừ phù hợp để kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng và liều lượng đúng để đảm bảo hiệu quả và tránh tác động phụ đến môi trường.
– Kiểm tra và điều chỉnh mật độ cây:
Theo dõi và điều chỉnh mật độ cây trong đồng lúa để đảm bảo cây lúa có đủ không gian và sự phát triển tối ưu. Cần thực hiện việc ra đồng lúa sớm để kiểm tra và điều chỉnh mật độ cây trong giai đoạn đầu.
4. Thu hoạch
Thu hoạch khi lúa chín 85% để đạt phẩm chất gạo tốt và tỷ lệ xay xát cao.
Lưu ý :
– Bảo quản hạt giống nơi khô ráo, thoáng mát.
– Không dùng lúa thương phẩm (lúa thịt) để làm thóc giống cho vụ sau.
HẠT GIỐNG LÚA LAI F1 GOLDSEED – NĂNG SUẤT CAO, CHẤT LƯỢNG TỐT
Thời gian vừa qua, giống lúa lai mang nhãn hiệu Goldseed đã được gieo trồng tại nhiều nơi trên khắp cả nước với đa dạng điều kiện khí hậu, đất đai của từng khu vực. Dù vậy, năng suất của những hạt giống này vẫn rất đảm bảo, từ đó khẳng định được vị thế của chúng so với các dòng hạt giống lúa lai F1 khác trên thị trường. Trong đó nổi bật nhất là hạt giống GS9, GS999 và GS55 gồm những ưu điểm như:
– Thích ứng với điều kiện khí hậu và đất đai: Các giống lúa lai F1 GS9, GS999 và GS55 được chọn lọc để thích ứng với điều kiện khí hậu và đất đai của nhiều vùng miền tại Việt Nam. Điều này giúp nông dân có thể trồng và sản xuất lúa thành công trên các loại đất và trong các điều kiện khí hậu, vụ mùa khác nhau.
– Phát triển nhanh, thân cây chắc khỏe: Goldseed nghiên cứu và phát triển các giống lúa lai có khả năng phát triển nhanh, với thân cây chắc khỏe. Điều này giúp cây lúa chịu được áp lực từ gió, mưa và các tác động môi trường khác, đồng thời tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và nước.
– Khả năng chống chịu tốt: Hạt giống lúa lai F1 của Goldseed được lai tạo để có khả năng chịu hạn tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh cao. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro từ khâu chăm sóc và bảo vệ cây lúa, đồng thời giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
– Năng suất cao: Giống lúa lai F1 GS9, GS999 và GS55 thường cho năng suất thu hoạch cao, trung bình khoảng 7-8 tấn/ha. Điều này mang lại lợi ích kinh tế cho nông dân và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường gạo.
– Chất lượng gạo thơm ngon: Gạo từ các giống lúa lai Goldseed được bà con nông dân và người dùng đánh giá là có chất lượng tốt, thơm ngon. Điều này làm cho sản phẩm gạo từ các giống này được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng và sử dụng hàng ngày.Đại Thành hy vọng qua bài viết này có thể giúp bà con nắm bắt được một số kỹ thuật canh tác hạt giống lúa lai F1, từ đó tối ưu hiệu quả mà loại hạt giống này mang lại. Đối với bà con có nhu cầu mua hạt giống lúa lai thương hiệu Goldseed, bà con hãy trực tiếp nhắn tin qua fanpage Goldseed – Hạt giống vàng ròng hoặc liên hệ qua số hotline: 0898.31.88.66 để được tư vấn và đặt hàng.