GS9 là giống lúa lai 3 dòng được sản xuất và phân phối bởi công ty cổ phần Đại Thành. Vào tháng 8 năm 2017 giống lúa lai F1 GS9 được bộ NT và PTNN công nhận chính thức là giống lúa Quốc gia. Đánh giá qua nhiều mô hình thử nghiệm giống lúa này trên mô hình tôm lúa cho thấy GS9 có nhiều ưu điểm phù hợp và có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Đặc biệt năng suất trung bình có thể lên tới 900 – 1,2 tấn/ công. Để đạt được năng suất cao, bà con cần nắm được một số kĩ thuật từ ngâm ủ đến thu hoạch sau để đạt năng suất và chất lượng gạo tốt nhất.
ĐẶC ĐIỂM CỦA GIỐNG LÚA LAI F1 GS9
Ưu điểm của giống lúa lai F1 GS9 khi canh tác vùng tôm lúa
– Thời gian sinh trưởng 100 – 103 ngày- Thích nghi tốt với đất tôm lúa và đất 2 vụ lúa
– Chống chịu phèn mặn tốt, chịu được độ mặn 1- 4 phần nghìn
– Chống chịu tốt với bệnh đạo ôn, rầy nâu và cháy lá
– Đẻ nhánh khỏe, chống đổ ( sập) tốt
– Năng suất cao 900-1,2 tấn/ công
– Hạt gạo dài, ít bạc bụng, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, có giá trị cao
– Cơm ngon mềm, săn đậm vị
– Thích ứng rộng trồng được nhiều vụ trong năm & nhiều chân đất khác nhau
KĨ THUẬT CANH TÁC LÚA GS9 ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
1. Làm đất
Khâu làm đất rất là quan trọng, trước khi gieo sạ giống lúa lai F1 GS9 bà con làm theo những bước và chú ý
Bước 1: Dùng nước ngọt hoặc nước mưa để thau chua rửa mặn trước khi xuống giống, giữ mực nước trong vuông tôm cao hơn mặt ruộng khoảng 10 – 20 cm.
Bước 2: Làm đất trang phẳng mặt ruộng sau đó thoát nước ra đến khi mực nước thấp hơn mặt ruộng 15 – 20 cm, lưu ý không để mặt ruộng khô nứt nẻ.
Bước 3: Tiếp tục giữ nước trong vuông tôm khoảng 2 – 3 đêm sau đó thoát nước ra. Giữ và thay nước như trên đến khi nào đạt độ mặn phù hợp.
Lưu ý: Chọn khi nào mưa đều, lượng mưa lớn để có đủ nước cho thau chua rửa mặn và tránh hạn cục bộ sau khi xuống giống làm chết lúa. Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của giống lúa SL8H – GS9 để xác định thời gian xuống giống, tránh sự xâm nhiễm mặn vào thời kỳ lúa trỗ. Lúa lai SL8H – GS9 là giống lúa chịu phèn mặn tốt, tuy nhiên để đảm bảo giống sinh trưởng và phát triển tốt, vẫn cho năng suất cao thì độ mặn không được vượt quá 2%.
2. Ngâm ủ giống
Chuẩn bị giống (ngâm ủ): Lượng giống sử dụng khi sạ là 4 kg/1000m2 và 40 kg/ha. Cắt túi 5kg hạt giống lúa lai F1 GS9 chuyển từ túi nylon sang túi vải cotton hoặc bao tảu dứa thoát nước tốt
Ngâm: Rửa sạch hạt giống bằng nước sạch, Cần đảm bảo lượng nước ngập từ 3 – 5 lần lượng hạt giống, ngâm bằng nước sạch và mát, thời gian từ 12 – 14 giờ, cứ mỗi 4 giờ thay nước rửa (xả) chua 1 lần, cần xả sạch đến khi không còn mùi chua để ráo nước rồi đem ủ.
Ủ hạt giống: Rửa sạch hạt giống bằng nước sạch, đưa vào ủ khoảng 24 – 36 giờ ở nhiệt độ khoảng 28-32°C. Cứ 3 giờ tưới nước một lần. Giữ đủ ẩm trong quá trình ủ
Lưu ý: Hạt giống có thể bị hỏng nếu không ngâm ủ đúng cách
Khi rễ dài bằng hạt thóc, mầm dài bằng 1/3 – 1/2 hạt thóc thì đem gieo są.
3. Phương pháp gieo, cấy
Phương pháp sạ thẳng: Đất được làm nhuyễn, sạch cỏ, trang phẳng không đọng nước, giữ mặt ruộn gưu ẩm để thuận lợi cho việc gieo sạ, sạ thưa và đều.
Phương pháp cấy: Cấy mạ dược khi mạ được 18 – 20 ngày tuổi, mật độ cấy: 30 bụi/m3; khoảng cách 15×20 cm; cấy từ 1 – 2 tép/bụi.
Lưu ý: không cấy mạ già, không cấy sâu trên vùng nhiễm mặn nhằm tránh chạm vào do đó hạn tích tụ cây chết lúa.
4. Phương pháp chăm sóc lúa:
– Phân bón: Tùy theo từng loại đất, mùa vụ, độ phì của đất và nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa để bón phân cho phù hợp. Trong điều kiện đất đai có độ màu mỡ trung bình, lượng phân bón cho đất lúa tôm như sau:
Chú ý:
Có thể thay thế các loại phân đơn trên bằng các loại phân tổng hợp nhưng phải đủ số lượng phân cần thiết để đảm bảo năng suất của giống. Tùy theo mùa vụ, tính chất đất mà điều chỉnh bón phân cân đối để hạn chế sâu bệnh hại.
– Điều tiết nước: Sau khi sạ 3 – 4 ngày giữ một lớp nước mỏng trên bề mặt ruộng 1 – 2 cm để lúa đẻ nhánh thuận lợi. Giai đoạn lúa đứng cái rút nước đến nứt chân chim trong 3 – 5 ngày để bộ rễ ăn sâu, chống đổ tốt; sau đó cho nước vào ruộng giữ ở mức 3 – 5cm trong suốt thời gian làm đòng, trỗ bông đến khi lúa chắc xanh. Trước khi thu hoạch 7-10 ngày rút nước khô ruộng để lúa nhanh chín và dễ dàng cho thu hoạch.
– Nuôi hạt: Phun các loại phân bón lá có hàm lượng Kali cao, kết hợp với Tilt super để giảm lép hạt, làm hạt sáng đẹp & tăng năng suất. Phun trước trỗ & sau trỗ 7 – 10 ngày.
5. Phòng trừ sâu bệnh
Thường xuyên thăm đồng theo dõi & phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời. Phòng trừ sâu bệnh theo sự chỉ đạo của các cơ quan chuyên môn theo nguyên tắc 4 đúng bằng các loại thuốc đặc hiệu.
Phòng trừ bệnh đốm sọc vi khuẩn bằng các loại thuốc Starner 20 WP, Xanthomix 20 WP, Ken Shi Phun phòng sau khi lúa sạ được 45 – 50 ngày tuổi và sau trỗ 2 – 3 ngày.
Chú ý: Cần bố trí đúng thời vụ, kết hợp bón phân cân đối để giảm chi phí phòng trừ sâu bệnh.
6. Thu hoạch
Thu hoạch khi lúa chín 85% để đạt phẩm chất gạo tốt và tỷ lệ xay xát cao.
Lưu ý :
– Bảo quản hạt giống nơi khô ráo, thoáng mát.
– Không dùng lúa thương phẩm (lúa thịt) để làm thóc giống cho vụ sau
THƯƠNG HIỆU LÚA GIỐNG GOLDSEED
Goldseed là một nhãn hiệu thuộc Công ty cổ phần Đại Thành, Goldseed chuyên cung cấp các giống lúa lai chất lượng cao.. Với danh tiếng được xây dựng trên chất lượng sản phẩm và dịch vụ tận tâm, Goldseed tự hào cung cấp những loại hạt giống lúa lai hàng đầu như GS9, GS55 và GS999.
Các giống lúa lai của Goldseed được bà con ưa chuộng sử dụng canh tác bởi có nhiều ưu điểm như chống chịu sâu bệnh tốt, chất lượng gạo ngon, năng suất cao, đẻ nhánh khỏe, chống đổ tốt. Các giống lúa này đều được canh tác thử trên nhiều tỉnh thành trên cả nước như Lạng Sơn, Cao Bằng, Thanh Hóa, Nghệ An, Gia Lai, Daklak, Bạc Liêu, Kiên Giang…và đều đạt được những kết quả tốt, chứng knh khả năng thích ứng, phù hợp với nhiều chân đất khác nhau của các giống lúa này. Bà con có thể tin tưởng lựa chọn sử dụng các sản phẩm của Goldseed để đảm bảo năng suất thu hoạch cao nhất.