
Để chuẩn bị cho một mùa vụ Đông Xuân 2023-2024 thật năng suất và hiệu quả, điều tiên quyết và tối quan trọng nhất đó là bà con cần phải lựa chọn cho mình một giống lúa chủ lực, có khả năng chống chịu tốt, phòng ngừa được nhiều loại sâu bệnh và đẻ nhánh khỏe… Giống lúa lai F1 GS9 đang là giống lúa hội tụ đủ những yếu tố trên, thích hợp để canh tác trên mọi loại đất trồng và mọi thời điểm trong năm. Hãy cùng với Daithanhtech tìm hiểu tất tần tật về giống lúa lai F1 GS9 đang rất được ưa chuộng bởi bà con nông dân trên toàn quốc.
GIỚI THIỆU VỀ GIỐNG LÚA LAI F1 GS9
Giống lúa lai F1 GS9 còn có tên là SL8HGS9 có nguồn gốc từ Philippines, được lai tạo bởi viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI và tập đoàn SL Agritech. Giống lúa lai GS9 được Trung tâm lúa lai – Viện cây lương thực & thực phẩm đưa vào Việt Nam khảo nghiệm. Giống lúa lai F1 GS9 là ứng cử viên sáng giá cho vị trí lúa cho năng suất cao và hiệu quả vượt trội, đã được công nhận là giống lúa quốc gia vào tháng 8 năm 2011 và được phân phối độc quyền bởi Công ty Cổ phần Đại Thành.
Giống lúa lai F1 GS9 có những đặc tính nông học rất phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của nhiều vùng đất tại Việt Nam, bao gồm:
- Thời gian sinh trưởng vụ Đông Xuân: 115 – 120 ngày (Nam trung bộ); 105 – 110 ngày (Đồng bằng sông Cửu Long & vùng Duyên hải Nam Trung Bộ)
- Chiều cao cây từ 100 – 110 cm.
- Khả năng đẻ nhánh khỏe, thân cây cứng cáp chống đổ ngã tốt.
- Bông to dài, hạt xếp sít, trổ nhanh và thoát cổ bông.
- Chịu lạnh, chịu rét tốt đặc biệt là khả năng kháng bệnh đạo ôn, bạc lá.
- Năng suất trung bình 7-8 tấn/ha; thâm canh cao đạt 14 tấn/ha.
- Tỉ lệ hạt chắc/bông cao. Hạt lúa cho ra có chất lượng tốt, hạt chắc, thon dài, chất lượng gạo tốt, cơm đậm & mềm.
- Thích hợp trồng được nhiều vụ trong năm và trên nhiều loại đất khác nhau.
KỸ THUẬT CANH TÁC GIỐNG LÚA LAI F1 GS9
1. Chuẩn bị hạt giống
– Lượng hạt giống: Chỉ cần 1 gói 0,8kg/sào 360m2; 22 – 25kg/ha đối với lúa cấy ở Miền Bắc; 4 kg/1000m2 và 40 kg/ha đối với lúa gieo sạ ở Miền Nam.
– Ngâm ủ:
Xử lý hạt giống trong nước ấm 54°C trong vòng 15 phút để diệt trừ nấm bệnh và kích thích nảy mầm, lượng nước khi ngâm cần ngập 3 – 5 lần lượng hạt giống. Vớt bỏ các hạt lép, lửng và tạp chất sau đó ngâm vào nước sạch trong thời gian từ 12 – 14 giờ, cứ 4 – 5 giờ thì thay nước rửa chua 1 lần, đãi sạch trong nước sạch đến khi không còn mùi chua để ráo nước rồi đem đi ủ ấm khoảng 24 – 36 giờ ở nhiệt độ khoảng 28 – 32°C (lưu ý trong điều kiện vụ Xuân thời tiết lạnh cần phải giữ nhiệt đủ ấm thời gian ủ sẽ kéo dài hơn: ủ khoảng 36 – 48 giờ). Hạt giống phải được ủ ấm bằng vải bông (Cotton), không để hạt thóc bị khô hoặc chua trong khi ủ. Nếu thấy nóng quá hoặc có mùi chua thì phải mở ra rửa sạch mùi chua rồi đem ủ tiếp đến khi nảy mầm. Khi rễ dài bằng hạt thóc, mầm dài bằng 1/3 – 1/2 hạt thóc thì đem đi gieo.
Lưu ý: Hạt giống có thể bị hỏng nếu không ngâm ủ đúng cách.
2. Gieo, cấy và chăm sóc
Phương pháp sạ thẳng: Đất được làm nhuyễn, sạch cỏ, san phẳng không đọng nước, giữ mặt ruộng ẩm để thuận lợi cho việc gieo sạ, sạ thưa và đều.
Phương pháp cấy: Cấy mạ dược khi mạ được 18 – 20 ngày tuổi, mật độ cấy: 30 bụi/m3; khoảng cách 15×20 cm; cấy từ 1 – 2 tép/bụi.
Lưu ý: không cấy mạ già, không cấy sâu trên vùng nhiễm mặn nhằm tránh chạm vào do đó hạn tích tụ cây chết lúa.
3. Chăm sóc cho lúa
– Hàm lượng phân bón:
– Cách bón:
- Bón lót trước khi bừa cấy: Toàn bộ số phân chuồng, phân lân và 30% đạm Urê.
- Bón thúc lần 1: Sau cấy 7-10 ngày, khi lúa đã hồi xanh: 50% đạm Urê và 30% Kali kết hợp với làm cỏ đợt 1.
- Bón thúc lần 2: Bón đón đòng khi lúa kết thúc đẻ nhánh, bắt đầu phân hóa đòng, bón hết số phân còn lại (10 – 20% đạm Urê + 60 – 70% Kali). Trong trường hợp cuối vụ không có mưa thì sau khi lúa trổ bông (khoảng 5%) có thể bón tăng thêm 10% đạm Urê, 10% Kali để tăng tỷ lệ hạt chắc.
Chủ động tưới tiêu để tạo cho rễ lúa ăn sâu, hút được nhiều dinh dưỡng, chuyển hóa giai đoạn tốt: đẻ nhanh, trổ và chín tập trung.
Lưu ý: Có thể thay thế các loại phân đơn trên bằng các loại phân tổng hợp nhưng phải đủ số lượng phân cần thiết để đảm bảo năng suất của giống. Tùy theo mùa vụ, tính chất đất mà điều chỉnh bón phân cân đối để hạn chế sâu bệnh hại.
– Điều tiết nước: Sau khi sạ 3 – 4 ngày giữ một lớp nước mỏng trên bề mặt ruộng từ 1 – 2 cm để lúa đẻ nhánh thuận lợi. Giai đoạn lúa đứng cái rút nước đến nứt chân chim trong 3 – 5 ngày để bộ rễ ăn sâu, chống đổ tốt; sau đó cho nước vào ruộng giữ ở mức 3 – 5cm trong suốt thời gian làm đòng, trổ bông đến khi lúa chắc xanh. Trước khi thu hoạch 7-10 ngày rút nước khô ruộng để lúa nhanh chín và dễ dàng cho thu hoạch.
– Nuôi hạt: Phun các loại phân bón lá có hàm lượng Kali cao, kết hợp với Tilt super để giảm lép hạt, làm hạt sáng đẹp và tăng năng suất. Phun trước trổ & sau trổ 7 – 10 ngày.
4. Phòng trừ sâu bệnh
Thường xuyên thăm đồng theo dõi & phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời. Phòng trừ sâu bệnh theo sự chỉ đạo của các cơ quan chuyên môn theo nguyên tắc 4 đúng bằng các loại thuốc đặc hiệu.
Phòng trừ bệnh đốm sọc vi khuẩn bằng các loại thuốc Starner 20 WP, Xanthomix 20 WP, Ken Shi Phun phòng sau khi lúa sạ được 45 – 50 ngày tuổi và sau trổ 2 – 3 ngày.
(Cách phun, nồng độ, liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì của từng loại thuốc).
Lưu ý: Cần bố trí đúng thời vụ, kết hợp bón phân cân đối để giảm chi phí phòng trừ sâu bệnh.
5. Thu hoạch
Thu hoạch khi lúa chín 85% để đạt phẩm chất gạo tốt và tỷ lệ xay xát cao.
Lưu ý :
– Bảo quản hạt giống nơi khô ráo, thoáng mát.
– Không dùng lúa thương phẩm (lúa thịt) để làm thóc giống cho vụ sau.
HIỆU QUẢ CANH TÁC CỦA GIỐNG LÚA LAI F1 GS9 TRÊN CÁNH ĐỒNG LÚA TÔM
Thời gian vừa qua, Công ty Cổ phần Đại Thành đã phối hợp với nhiều hộ nông dân tại các tỉnh thành như Kiên Giang, Bạc Liêu… để trồng thử nghiệm giống lúa lai F1 GS9 trên các khu vực đất canh tác khác nhau, trong đó có cánh đồng tôm. Qua thử nghiệm, mô hình này đã cho thấy sự hiệu quả rõ rệt về năng suất lúa cũng như chất lượng đầu ra, tăng thêm sự phấn khởi cho bà con nông dân tại khu vực này, cụ thể:
1. Năng suất lúa tăng cao
Giống lúa lai F1 GS9 đã cho thấy khả năng thích ứng ấn tượng của mình trên những cánh đồng tôm. Tại An Biên, Kiên Giang, năng suất trung bình của giống lúa GS9 đạt 900 kg/1,000m2, đáng chú ý là năng suất cao có thể đạt 1200kg/1000m2. Còn tại khu lúa tôm của huyện Hồng Dân – Bạc Liêu, năng suất lúa trung bình đạt 950kg/1000m2; có hộ đạt năng suất cao lên tới 1200 kg/1000m2.
2. Độ chịu mặn tốt
Một điểm mạnh của giống lúa lai F1 GS9 là khả năng chịu mặn rất tốt. Nó được xem là một lựa chọn lý tưởng cho khu vực lúa nuôi tôm, với khả năng chịu được độ mặn từ 1 đến 4 phần nghìn. Điều này là rất quan trọng vì môi trường lúa tôm thường có độ mặn cao, và khả năng chịu mặn của giống lúa GS9 sẽ giúp bảo vệ cây trước tác động của nước mặn.
3. Khả năng chống chịu sâu bệnh cao
Giống lúa lai F1 GS9 cũng nổi bật với khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn so với lúa thuần. Điều này đem lại nhiều lợi ích lớn cho người nông dân trồng lúa tại khu vực lúa tôm. Nhờ khả năng này, giống lúa GS9 giúp giảm thiểu sự tác động của sâu bệnh lên cây lúa và giữ được sức khỏe của cây trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Do đó mà GS9 không chỉ giúp tăng năng suất mà còn giảm sự phụ thuộc vào việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI THÀNH – NHÀ PHÂN PHỐI DUY NHẤT CỦA GIỐNG LÚA LAI F1 GS9
Với những thành công và nhận được sự đánh giá tích cực từ người nông dân, giống lúa lai F1 GS9 đang trở thành một lựa chọn phổ biến và được ưu tiên trong việc cải thiện năng suất lúa trên toàn quốc. Việc nhân rộng giống lúa lai F1 GS9 là một bước tiếp theo quan trọng để phát triển nông nghiệp và nâng cao năng suất lúa. Nếu giống lúa lai này đã cho thấy hiệu quả tốt trong thử nghiệm thì việc nhân rộng và sử dụng trên diện rộng sẽ giúp nâng cao năng suất lúa, cải thiện thu nhập của nông dân và đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương.
Công ty Cổ phần Đại Thành là một nhà cung cấp hạt giống nông nghiệp uy tín tại Việt Nam. Trong đó, Đại Thành đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp giống lúa chất lượng cao cho nông dân và các đơn vị sản xuất lúa trên toàn quốc.