Xuất khẩu nông sản 2020 – hướng đi mới cho phát triển nông nghiệp 2021

Tổng kết tình hình xuất khẩu nông sản 2020

Có thể nói, 2020 là một năm biến động khi cả thế giới phải đối mặt với đại dịch Covid. Nền kinh tế thế giới “tụt dốc” nghiêm trọng. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng Việt Nam vẫn khắc phục được những khó khăn. Kim ngạch xuất khẩu nông sản 2020 đạt kỷ lục mới với 41,25 tỷ USD.

Theo báo cáo, tăng trưởng GDP đạt mức 2,65% cho toàn ngành. Trong đó, sản lượng lúa đat 42,7 triệu tấn; diện tích cây ăn quả gồm 1,1 triệu ha và 5,37 triệu tấn thịt các loại. So với năm 2019, sản lượng và chất lượng của tất cả các mặt hàng lương thực đều đạt được con số tích cực. (Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê)

xuất khẩu nông sản 2020Tình hình kinh tế trong nước

“Chóng mặt” với tốc độ lan nhanh của dịch bệnh, nên kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng một cách nặng nề. Tỷ lệ người chết, lao động thất nghiệp vượt mức báo động. Đồng thời, tình hình an ninh lương thực cũng là nỗi lo của nhiều quốc gia trên thế giới. Giữa vòng xoáy của đại dịch, Việt Nam đã nỗ lực hết sức để hoàn thành mục tiêu và được minh chứng từ những con số ngoạn mục được thống kê.

Nhìn lại năm 2020 đầy thách thức, ngành nông nghiệp cùng với sự cố gắng của bà con đã gặt hái được nhiều thành quả đáng ghi nhận. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) trong cuối tháng 11, kim ngạch xuất khẩu nông sản ước đạt gần 3,72 tỷ USD. Cà phê, gạo, hạt điều, rau quả, tôm, gỗ và sản phẩm từ gỗ,… là những mặt hàng nông sản của Việt Nam đạt giá trị kim ngạch trên 2 tỷ USD trong năm 2020.

Đặc biệt “lúa gạo” là điểm sáng về xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong năm 2020 đã mang lại nhiều đạt kết quả xuất khẩu ngoạn mục.

xuất khẩu nông sản 2020Những thành tựu này đã được nêu rõ trong hội nghị Tổng kết công tác ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2020 và triển khai kế hoạch 2021 vào ngày 24/12. Điều đó khẳng định vị trí quan trọng của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế nước ta.

Về thị trường xuất khẩu, báo cáo của Bộ NN&PTNT cho biết, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường chiếm thị phần lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 7,5 tỷ USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ và chiếm gần 25% thị phần; tiếp đến là thị trường Trung Quốc, ASEAN, EU và Nhật Bản.

Về năng suất, lúa đông xuân ước đạt 69,31 tạ/ha, tăng 0,96 tạ/ha, sản lượng trên 10 triệu tấn. Giá lúa vụ lúa đông xuân ở ĐBSCL dao động 6.800-7.000 đồng/kg với lúa chất lượng cao, 7.000-7.500 đồng/kg với lúa thơm.

Đến nay, lúa đông xuân ở ĐBSCL cơ bản đã không còn trở ngại về vấn đề khô hạn, xâm nhập mặn 2021. Dựa vào dự báo xâm nhập mặn, khô hạn của cơ quan chuyên môn và tiến độ thu hoạch lúa có thể nói vụ đông xuân ĐBSCL cơ bản vượt qua được vấn đề khô hạn, xâm nhập mặn 2021.

Đây là kết quả của việc chủ động điều chỉnh lịch thời vụ sớm hơn cùng với việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật, chọn tạo giống lúa ngắn ngày ở các địa phương vùng ĐBSCL. Chính vì vậy, hiện nay lúa đông xuân ở ĐBSCL xuống giống trên 1,5 triệu ha, giảm 30.000ha so với đông xuân 2019-2020. Hiện vùng ĐBSCL đã thu hoạch được hơn 400.000ha, dự kiến thu hoạch đến hết tháng 2 đạt 550.000ha, các diện tích còn lại sẽ thu hoạch ở tháng 3, 4 và số ít ở tháng 5.

Kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục  góp phần thúc đẩy quá trình tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Từ đó tạo bước đà vô cùng quan trọng để hội nhập kinh tế thế giới, gắn kết gần hơn với bạn bè năm châu. Đặc biệt hơn, sự ổn định của nền nông nghiệp giúp tình hình an ninh lương thực quốc gia đảm bảo vững chắc.

Hướng đi mới cho ngành nông nghiệp

Chính phủ yêu cầu ngành nông nghiệp tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt quy hoạch, triển khai các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội trọng điểm; phát triển mạnh kinh tế biển; tăng cường liên kết vùng; phát huy vai trò các vùng kinh tế trọng điểm, đô thị lớn; đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.

Mục tiêu tổng quát của ngành nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn đến 2030 là: “Xây dựng nền nông nghiệp giá trị gia tăng cao; nông thôn văn minh, ấm no, giàu có; cơ sở hạ tầng hiện đại, sử dụng hiệu quả và bảo vệ bền vững tài nguyên thiên nhiên”

Kính hoạt tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.

Tại Đại Hội Đảng XIII, Thứ Trưởng Lê Minh Hoan xác định mục tiêu chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đồng thời xác định 3 định hướng chủ đạo: nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân thông minh.

Ông phát biểu “Chúng ta đã có những mô hình nông nghiệp hiệu quả. Vấn đề là làm sao để lan tỏa rộng hơn và có chính sách đồng bộ hơn, từ đó, kích hoạt nền nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp số, nông nghiệp chia sẻ.

Nền nông nghiệp không chỉ được coi trọng ở quá trình sản xuất, mà cần phải ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, công nghệ 4.0 trong các khâu bảo quản, sơ chế, chế biến, đóng gói, bao bì, thương mại điện tử. Qua đó, với từng sản phẩm, chúng ta sẽ chia ra từng phân khúc khác nhau để đáp ứng yêu cầu của từng thị trường, từng hiệp định thương mại mà chúng ta tham gia.”

Với ông, nông dân luôn là người đầu tiên xuất phát trong tiến trình cơ cấu lại nông nghiệp. Sự thay đổi của nông dân sẽ tác động trực tiếp tới kết quả của mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp. Do đó, “muốn có một nền nông nghiệp chuyên nghiệp thì phải có nông dân chuyên nghiệp, muốn có nền nông nghiệp thông minh thì phải có những nông dân thông minh”.

.xuất khẩu nông sản 2020

Tập trung giải quyết các rào cản kỹ thuật

Đại dịch Covid-19; lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra khắp ba miền; thị trường tiêu thụ một số nông sản chịu tác động từ chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn. Các nước gia tăng áp dụng những biện pháp bảo hộ, hàng rào kỹ thuật. Điều này đã khiến ngành nông nghiệp VN năm 2020 chịu nhiều tác động.

Trước tình hình này, Bộ NN&PTNT đã triển khai nhiều hoạt động tích cực nhằm kết nối giao thương. Nhờ đó, những khó khăn về rào cản thương mại, kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp được tháo gỡ nhanh chóng. Đây là một hướng đi đúng đắn; góp phần giúp nông nghiệp Việt Nam phát triển nhanh chóng và vươn ra thế giới.

Định hướng phát triển 2021 bằng việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp

Với chủ trương đúng đắn của Đảng, sự lãnh đạo quyết liệt của Chính phủ và các bộ, ban, ngành. Nền nông nghiệp Việt Nam đã có những bước đột phá trong năm vừa qua. Nhờ kim ngạch xuất khẩu nông sản 2020 đạt kỷ lục như hiện tại. Chắc chắn rằng nền nông nghiệp sẽ đạt được những thành tựu nổi bật hơn nữa.

Trong giai đoạn như hiện nay, bảo đảm mục tiêu kép. Cân bằng quyết liệt phòng, chống dịch bệnh vừa phục hồi; và phát triển kinh tế-xã hội vừa một cơ hội vừa là một thách thức lớn với cả đất nước. Sau khi thống nhất với Bộ NN&PTNT và Bộ Y tế về việc sản xuất trồng trọt năm 2021 theo hướng giá trị gia tăng bền vững.

Bước sang năm 2021, ngành nông nghiệp Việt Nam tiếp tục định hướng thúc đẩy nghiên cứu; chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ. Trong đó, ưu tiên cao nhất cho nghiên cứu, chuyển giao và sản xuất các loại giống chất lượng cao; công nghệ sản xuất triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

Bên cạnh đó, Bộ thực hiện cơ chế và chính sách khuyến khích hoạt động đổi mới, sáng tạo; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; tăng cường đầu tư vật chất kỹ thuật phục vụ nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ như: Robot nông nghiệp, máy bay viễn thám, máy bay phun thuốc nông nghiệp,…

Xây dựng hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới gắn với nông thôn mới và cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

Thực tế thời gian qua cho thấy, trong sản xuất nông nghiệp đã có nhiều HTX ứng dụng công nghệ nông nghiệp thông minh. Thông qua các hộ nông dân liên kết với nhau để chuyển từ sản xuất nhỏ manh mún; phát triển thành sản xuất nông trại; cách khu vườn tập trung quy mô lớn, hiệu quả cao. Điều này nhằm góp phần vào kim ngạch xuất khẩu nông sản trong tương lai.

Ứng dụng máy bay máy bay nông nghiệp công nghệ cao.

Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao. Máy bay nông nghiệp không người lái P-Globalcheck được nông dân tin tưởng đưa vào sản xuất nông nghiệp; nhằm tăng năng suất, chất lượng và thích ứng với biến đổi khí hậu. Người nông dân hiện đại không cần tiêu tốn quá nhiều nhân lực; vừa tiết kiệm được lượng thuốc BVTV; vừa không tốn quá nhiều thời gian như sử dụng các biện pháp thủ công trước đây.

xuất khẩu nông sản 2020Mời các bạn xem thêm bài viết về việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
———-

Công ty Cổ phần Đại Thành

Được biết đến là một trong số những đơn vị tiên phong trong ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất nông nghiệp, với những sản phẩm công nghệ cao và ưu việt như Máy bay nông nghiệp không người lái; Hệ thống giám sát nông nghiệp thông minh; Phân bón hữu cơ sinh học Rural Boss DTOGNFit; Thuốc trừ cỏ hữu cơ DTOGNHBC; Phần mềm truy xuất nguồn gốc Agricheck… Đại Thành đã chuyển giao công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp cho hàng nhiều tổ chức; cá nhân uy tín tại Việt Nam và các nước trong khu vực.

Website: https://daithanhtech.com/ hoặc http://globalcheck.com.vn

Hotline: 0981 85 85 99

Email: contact@daithanhtech.com – cskh@daithanhtech.com