Nông Nghiệp Đồng Nai- Hữu Cơ, Công Nghệ Nhiệm Vụ Đột Phá
Theo lãnh đạo Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Đồng Nai, ngành Nông nghiệp tỉnh không chỉ dừng lại ở việc tập trung vào năng suất, chất lượng mà còn phải góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe người dân, an toàn thực phẩm.
I. THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI 2024
Theo Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai, ông Nguyễn Văn Thắng cho biết, Nông nghiệp tỉnh những năm qua đã có những chuyển biến tích cực, tình trạng lạm dụng hóa chất nông nghiệp đã giảm đi và tăng sử dụng nguồn lực tự nhiên, cụ thể:
- Tỷ lệ phân bón hữu cơ trên tổng sản phẩm phân bón đạt 45,5%.
- Hệ thống tưới tiêu tiết kiệm đạt 59.000 ha chiếm 31% diện tích cây trồng của tỉnh.
Theo nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XI Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020- 2025 đã xác định phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, theo hướng hữu cơ gắn với công nghệ chế biến và tiêu thụ sản phẩm là 1 trong 4 nhiệm vụ đột phá.
Nhờ những cố gắng của ngành nông nghiệp Đồng Nai, đến nay đã có 2,1 ngàn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp từ sản xuất phân bón, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, giống cây trồng, vật nuôi,…, từng bước chuyển đổi sang hướng sản xuất xanh, bền vững.
Đến nay Nông nghiệp Đồng Nai đã có 29 ha trồng rau, hồ tiêu, sầu riêng, bưởi, dưa hấu, đu đủ, ổi, ớt được cấp chứng nhận sản xuất hữu cơ. Ngoài ra tỉnh cũng có 122 mô hình với 2.500 ha đang được sản xuất theo hướng hữu cơ.
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thắng “Kết quả trên là do sự nỗ lực của tỉnh, của các địa phương, doanh nghiệp, nông dân trong học hỏi kinh nghiệm trong nước, nước ngoài để ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp. Mục đích tỉnh hướng đến là nền nông nghiệp xanh, tuần hoàn, ít phát thải”.
II. NỖ LỰC LÃNH ĐẠO NÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai, Ngành nông nghiệp địa phương không chỉ tập trung vào năng suất và chất lượng mà còn phải hướng tới mục tiêu bền vững hơn như:
- Bảo vệ môi trường.
- Sức khỏe người dân
- An toàn thực phẩm
Để làm được việc này ngoài việc ứng dụng công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp hữu cơ là định hướng cho ngành nông nghiệp Đồng Nai và Tỉnh cũng đã có nhiều quyết sách hỗ trợ ngành nông nghiệp chuyển sang hướng này.
Vậy lãnh đạo Nông Nghiệp Đồng Nai đã làm gì để thúc đẩy sự dịch chuyển sang ứng dụng công nghệ và nông nghiệp hữu cơ?
2.1. Đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”.
Đề án ra đời với mục đích:
- Giúp người sản xuất, doanh nghiệp có thể chuyển đổi và định hướng phát triển phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Xây dựng các kênh phân phối bền vững, bảo vệ hệ sinh thái người dân sản xuất nông nghiệp.
- Xây dựng, tập trung phát triển sản phẩm ở phân khúc có lợi thế cạnh tranh.
Đề án có vai trò quan trọng trong việc xác định các giai đoạn cụ thể cũng như kinh phí hỗ trợ nâng cao khả năng cạnh tranh nông sản địa phương thúc đẩy nông nghiệp Đồng Nai phát triển bền vững.
2.2. Thúc Đẩy Công Nghệ, Hữu Cơ Sản Xuất Nông Nghiệp
Lãnh đạo nông nghiệp tỉnh Đồng Nai luôn đặt nông nghiệp xanh, nông dân thông minh, hiện đại lên vị trí chiến lược phát triển. Để làm được điều này nông nghiệp tỉnh chú trọng áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, giảm thiểu sử dụng hóa chất, phân bón hóa học, khuyến khích sử dụng các biện pháp sinh học để cải thiện chất lượng môi trường và tài nguyên đất.
Cụ thể hóa mục tiêu chung của tỉnh, Đồng Nai đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo các tiêu chuẩn như: VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ…. hướng tới nền nông nghiệp bền vững.
Đồng Nai cũng hỗ trợ nông dân thông qua các chương trình đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật và kết nối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và quản lý cũng là một trong những hướng đi chủ lực để đảm bảo sản xuất hiệu quả, bền vững và thân thiện với môi trường.
III. DTOGNFit ĐỒNG HÀNH NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ ĐỒNG NAI
Tại Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc (COP28) năm 2023 tại Dubai đã đạt được một số đồng thuận như giảm một nửa khí phát thải vào năm 2030, phát thải ròng về không vào năm 2050. Tuy vẫn còn mơ hồ về những cam kết này nhưng xu hướng giảm phát thải là tất yếu. Đặc biệt Việt Nam cũng đã cam kết sẽ giảm phát thải ròng khí nhà kính về không vào năm 2050.
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, phân bón vô cơ là một trong những nguyên nhân chính gây bạc màu, phát thải khí nhà kính, cụ thể tác hại phân bón vô cơ như:
- Gây bạc màu đất: phân bón vô cơ làm thay đổi tính chất hóa học, giảm pH, gây chua, giảm khả năng giữ nước gây bạc màu, thoái hóa đất.
- Phát thải khí nhà kính: một phần nitơ trong phân bón sẽ bị chuyển hóa thành N20, đây là khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính gấp 300 lần so với CO2, ngoài ra phân bón còn chuyển hóa thành khí metan (CH4) một loại khí nhà kính khác.
- Ô nhiễm nguồn nước: các hợp chất nitrat trong phân bón có thể gây ra hiện tượng phú dưỡng làm giảm chất lượng nước và gây chết các sinh vật thủy sinh.
Từ những tác hại trên ta thấy việc sử dụng phân bón vô cơ là cần thiết tuy nhiên tác hại của nó là vô cùng lớn, nếu lạm dụng đất sẽ bị thoái hóa, bạc màu và không thể canh tác được. Để giải quyết vấn đề này ngành nông nghiệp Đồng Nai đã hướng tới nông nghiệp hữu cơ tức là sử dụng phân bón có nguồn gốc hữu cơ cũng hạn chế thuốc bảo vệ thực vật hoặc sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học.
Nhận thấy xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ là tất yếu cũng như đồng hành cùng mục tiêu nông nghiệp Đồng Nai, Đại Thành với thương hiệu DTOGNfit cung cấp ra thị trường dòng phân bón hữu cơ vi sinh BioSoy VMH03, đặc biệt đây là phân bón dạng nước nên rất dễ sử dụng, chúng ta có thể dùng máy bay nông nghiệp phun như phun thuốc bảo vệ thực vật hoặc bón vào gốc rất tiện lợi cho nhiều mục đích khác nhau.
Chi tiết: Phân bón hữu cơ Biosoy VMH03
3.1. Một số thành phần phân bón hữu cơ vi sinh Biosoy VMH03
Thành phần chính phân bón hữu cơ vi sinh Biosoy VMH03 được sản xuất từ bột cá và đậu nành lên men thủy phân bằng vi khuẩn Bacillus, ngoài những nguyên tố đa và trung lượng, Biosoy VMH03 còn có chứa nhiều acid amin và nguyên tố vi lượng khác. Cụ thể các thành phần như:
- Hữu cơ: bột cá và đậu nành.
- Khoáng đa lượng: N, P, K, Ca, Mg, S
- Khoáng vi lượng: Fe, Cu, Zn, Bo, Mn, Mo, Cl, Si.
- Vi sinh: vi khuẩn Bacillus.
3.2. Công dụng phân bón hữu cơ vi sinh Biosoy VMH03
Để hiểu vì sao phân bón hữu cơ vi sinh là xu hướng tất yếu, dưới đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu Biosoy VMH03 mang lại sự khác biệt cũng như cách chúng giải quyết vấn đề tồn đọng phân bón vô cơ.
a. Kích rễ, nảy mầm
Phân bón hữu cơ vi sinh Biosoy VMH03 tạo phức với Fe, Al làm giảm quá trình thủy phân, tăng pH đất giúp kích rễ nhờ vậy cây trồng hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Với giống lúa, trong quá trình ngâm ủ acid hữu cơ phá vỡ miên trạng hạt lúa, giúp lúa nhanh nảy mầm và sinh trưởng nhanh hơn, đặc biệt vi khuẩn Bacillus trong phân bón hữu cơ vi sinh lọc sạch nước nhờ vậy nước không bị chua.
b. Chống chịu bệnh về rễ, nấm, tuyến trùng
Phân bón hữu cơ vi sinh Biosoy VMH03 có vi khuẩn Bacillus, vi khuẩn này có nhiệm vụ:
- Sản xuất ra các enzyme gây ức chế sự phát triển của tuyến trùng.
- Kích thích các enzyme làm dày vách tế bào ngăn cản vi sinh vật tấn công.
- Tiết ra các hợp chất như protein crystal tiêu diệt các vi sinh vật và côn trùng gây hại khác.
c. Tăng độ xốp cho đất
Phân bón hữu cơ vi sinh tạo ra chất mùn và sự kết dính nhờ vậy chúng giúp đất tơi xốp, thông thoáng tạo thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.
d. Ngăn ngộ độc Hữu Cơ- Ổn định pH
Biosoy VMH03 giúp tăng quá trình phân hủy hữu cơ nhờ vậy không xảy ra hiện tượng sốc hữu cơ gây ngộ độc cho cây trồng, ngoài ra dịch nhầy tiết ra từ rễ được vi khuẩn sử dụng làm nguồn thức ăn giúp rễ cây trở nên thông thoáng, kích thích rễ mới hình thành.
Để biết thêm thông tin chi tiết về phân bón hữu cơ Biosoy VMH03 của DTOGNfit cũng như hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao của Đại Thành xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.
Việt Nam Nhập Khẩu Gạo Thứ 3 Thế Giới-Thấy Gì Từ Con Số Này?
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo năm 2024 Việt Nam sẽ là nước nhập khẩu gạo lớn thứ 3 Thế Giới với con số kỷ lục 2,9 triệu tấn gạo, sau Philippines 4,7 triệu tấn và Indonesia 3,8 triệu tấn. Trước đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) công bố 9 tháng đầu năm 2024 Nước ta nhập khẩu gạo gần 1 tỷ USD.
I.ĐỘNG THÁI LẠ THỊ TRƯỜNG LÚA GẠO VIỆT NAM
Trong năm 2024 chứng kiến nhiều kỷ lục lúa gạo Việt Nam, dự báo năm 2024 sẽ là một năm xuất khẩu gạo kỷ lục của nước ta và cũng là năm kỷ lục nhập khẩu gạo, cụ thể theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ trong năm 2024:
- Nhập 2,9 triệu tấn gạo trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ 3 Thế giới.
- Xuất khẩu 8,6 triệu tấn gạo, đây là con số kỷ lục từ trước tới nay
1.1. Giá Gạo Việt Nam vẫn ở mức cao
Sau khi Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo, giá gạo 5% tấm các nước đã trở về mức dưới 500 USD/tấn, tuy nhiên giá gạo nước ta vẫn cao nhất thế giới, trung bình cao hơn các nước 50 USD/tấn (Gạo cùng phân khúc)
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm ở một số nước xuất khẩu gạo lớn trên Thế Giới có giá như sau:
- Việt Nam: 537 USD/tấn.
- Thái Lan: 497 USD/tấn.
- Ấn Độ: 488 USD/tấn.
- Pakistan: 481 USD/tấn.
1.2. Lý giải động thái lạ của thị trường
Theo lý giải của Bộ NN&PTNT thị trường lúa gạo Nước ta tăng trưởng mạnh cả xuất khẩu và nhập khẩu có 2 lý do chính:
Thứ nhất: Thế Giới đang có nhiều biến động, đặc biệt chiến tranh đang xảy ra ở Châu Âu và Trung Đông, trung tâm kinh tế và năng lượng lớn của Thế Giới dẫn đến các nước tích trữ lương thực và nhu cầu cao từ Indonesia và Philippines.
Thứ hai: Chúng ta quá tập trung vào các giống lúa thơm để xuất khẩu mà quên mất phân khúc thấp hơn để làm thức ăn chăn nuôi, chế biến thực phẩm,…,
II. CHƯA ĐỊNH HÌNH VÙNG LÚA NGUYÊN LIỆU
Gạo xuất khẩu giúp tăng giá trị lúa gạo Việt Nam, tuy nhiên để mang lại giá trị kinh tế cao cũng đòi hỏi người sản xuất lúa phải tuân thủ những tiêu chuẩn khắt khe trong quá trình sản xuất và cần nguồn vốn lớn, ví dụ như:
- Đảm bảo dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
- Đầu tư hệ thống máy móc, chế biến, bảo quản.
- Chất lượng hạt gạo như mùi vị, độ trong,…,
- Truy xuất nguồn gốc
- ….
2.1. Học gì từ 50% sản lượng cả nước nhưng chiếm tới 90% gạo xuất khẩu
Theo thống kê viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) diện tích lúa chiếm tới 82% diện tích đất canh tác trong đó phân bổ các vùng:
- Đồng bằng sông Cửu Long: 52% sản lượng lúa và 90% xuất khẩu.
- Đồng bằng sông Hồng: 18%.
- Các vùng khác: 30%.
Vậy chúng ta thấy gì từ con số 50% sản lượng lúa và 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước?
Số liệu cho ta thấy nông dân đồng bằng sông Cửu Long đã có mục tiêu rõ ràng là xuất khẩu cùng với tư duy kinh tế nông nghiệp nhờ vậy bà con đã thành công hướng tới thị trường xuất khẩu với giá trị kinh tế cao.
2.2. Cái khó lúa xuất khẩu khu vực khác
Không giống đồng bằng sông Cửu Long, các khu vực khác có diện tích canh tác khá nhỏ lẻ và không tập chung, ngay cả khu vực đồng bằng sông Hồng được xem là vựa lúa lớn thứ hai cả nước nhưng vẫn có nhiều vấn đề để sản xuất lúa xuất khẩu như:
- Tư duy làm nông manh mún nhỏ lẻ
- Thiếu hạ tầng chế biến, bảo quản
- Tư duy và kỹ thuật lúa xuất khẩu còn yếu kém.
Từ những khó khăn trên ta thấy, các khu vực khác như: đồng bằng sông Hồng, Vùng núi phía bắc, miền trung việc phát triển lúa xuất khẩu rất khó khăn từ: nguồn vốn, kinh nghiệm, hạ tầng, kỹ thuật,…, vì vậy chúng ta cần tìm định hướng phát triển cây lúa riêng cho các khu vực này.
2.3. Nên hình thành vùng lúa nguyên liệu
Đầu bài viết ta thấy, năm 2024 Việt Nam có thể nhập khẩu tới 2,9 triệu tấn gạo, đa phần trong số này là để nguyên liệu chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi,…, cho thấy phân khúc lúa nguyên liệu đang có một thị trường rất lớn ngay trong nước.
Đặc biệt các giống lúa nguyên liệu thường có đặc điểm như sau:
- Cho năng suất cao, hạt to và chắc
- Dễ chăm sóc, chống chịu sâu bệnh tốt
- Thời gian sinh trưởng ngắn
Đặc biệt với lúa Nguyên liệu yêu cầu chất lượng hạt gạo không khắt khe như xuất khẩu vì vậy quy mô canh tác nhỏ lẻ như khu vực miền trung, miền núi phía bắc hoàn toàn đáp ứng được tiêu chuẩn thị trường.
Tuy giống lúa nguyên liệu không trực tiếp để ăn nhưng chúng là nguyên liệu ảnh hưởng đến giá thành của nhiều loại lương thực thực phẩm khác như:
- Giá cả Bún bánh.
- Giá các loại thịt (thóc là nguyên liệu thức ăn chăn nuôi)
- Nước uống, bánh kẹo có nguồn gốc từ lúa gạo
- …
Điều này cho thấy Lúa nguyên liệu cũng ảnh hưởng rất lớn tới an ninh lương thực Quốc Gia góp ổn định xã hội vì vậy chúng ta nên hình thành các vùng sản xuất lúa nguyên liệu lớn ở các địa phương như Thanh Hóa, Nghệ An và đồng bằng sông Hồng.
Nếu phát triển tốt các vùng lúa nguyên liệu chúng cũng mang lại giá trị kinh tế lớn cho bà con nông dân do:
- Chi phí sản xuất thấp hơn lúa xuất khẩu.
- Năng xuất cao, tăng doanh thu.
- Thị trường trong nước nên ổn định
III. GS55 GIỐNG LÚA NGUYÊN LIỆU SỐ MỘT THỊ TRƯỜNG
Từ những phân tích trên ta thấy các khu vực như Thanh Hóa, Nghệ An hay đồng bằng sông Hồng là những nơi tiềm năng hình thành các vùng sản xuất lúa nguyên liệu, thị trường mà nước ta phải nhập khẩu cả tỷ USD.
3.1. Yêu cầu lúa nguyên liệu
Lúa nguyên liệu không yêu cầu cao về chất lượng gạo nhưng cũng có những yêu cầu riêng của nó sao cho phù hợp với mục đích sử dụng, dưới đây là một số yêu cầu cơ bản:
- Cho năng suất cao.
- Ngắn ngày, dễ chăm sóc
- Khả năng chống chịu tốt
- Không quá mềm và quá khô khi chế biến
3.2. Giống lúa GS55
GS55 là lúa lai 3 dòng do Công ty CP Đại Thành khảo nghiệm và sản xuất tại Việt Nam, đây là giống lúa rất hợp khẩu vị với bà con vùng núi phái Bắc, ngoài ra GS55 có cả điểm mạnh của lúa lai và lúa nguyên liệu.
Dưới đây là một số lý do giúp GS55 được xem là giống lúa nguyên liệu số một thị trường hiện nay.
a. Năng suất cao
GS55 là giống lúa có năng suất cao, trung bình đạt 8 tấn/ha nếu thâm canh tốt có thể đạt 14 tấn/ha.
b. Ngắn ngày, dễ chăm sóc
GS55 là giống lúa có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, tùy thuộc vào mùa vụ và khu vực sẽ có thời gian khác nhau, cụ thể với miền bắc:
- Vụ mùa: từ 103 đến 106 ngày.
- Vụ xuân: từ 124 đến 127 ngày.
Đặc biệt GS55 có khả năng chống chịu bệnh, thời tiết tốt, bộ rễ phát triển nên chỉ cần cung cấp đủ dinh dưỡng chúng phát triển rất mạnh.
c. Chất lượng hạt gạo phù hợp làm nguyên liệu
Cơm được nấu từ gạo GS55 không quá khô cũng như không quá mềm nên rất phù hợp chế biến nguyên liệu.
IV. KẾT LUẬN SỰ CẦN THIẾT HÌNH THÀNH VÙNG SẢN XUẤT LÚA NGUYÊN LIỆU
Tuy là một nước xuất khẩu Gạo lớn nhưng Việt Nam lại đang là một trong những nước nhập khẩu gạo lớn nhất Thế Giới cho thấy nguồn cung lúa nguyên liệu đang thiếu trầm trọng, đây là cơ hội lớn để chúng ta hình thành và phát triển các vùng lúa nguyên liệu bởi cung cấp cho thị trường trong nước sẽ có những lợi thế:
- Sự ổn định và chủ động, không bị ảnh hưởng yếu tố bên ngoài.
- Chi phí sản xuất thấp, năng suất cao hơn lúa xuất khẩu.
- Giảm chi phí chế biến, bảo quản, vận chuyển
GS55 là một giống lúa lai hiếm hoi làm lúa nguyên liệu giúp chúng có sức mạnh vượt trội so với các giống lúa nguyên liệu khác, để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.
Giống Lúa Goldseed Tiếng Vang Sau Bão Yagi
Năm 2024 là năm chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết bất thường như lượng mưa nhiều hơn mọi năm, đặc biệt bão Yagi với sức tàn phá khủng khiếp là một trong 4 cơn bão cấp 5 từng được ghi nhận trên Biển Đông, tuy nhiên đây cũng là cơ hội để những giống lúa chống chịu tốt thể hiện được sự khác biệt, trong đó có GS55 và GS666 của goldseed.
I. HẠT THÓC VẪN SÁNG DÙ BỊ NGÂM NƯỚC TỚI 10 NGÀY
Đến với cánh đồng canh tác của Anh Khởi thuộc xã Xuân Lai- huyện Gia Bình- tỉnh Bắc Ninh, là vùng trũng của tỉnh nên cánh đồng của địa phương đã bị ngâm nước tới 10 ngày do ảnh hưởng của siêu bão, nó không chỉ gây thất thu lên tới 70% mà còn làm giảm chất lượng hạt thóc dẫn đến giá bán thấp hoặc không bán được.
Nghe thấy những thông tin này, ông Nguyễn Đức Trường, Chủ tịch HĐQT- Tổng Giám đốc Công Ty CP Đại Thành nóng lòng chờ bão tan để tới địa phương kiểm tra tình hình thực tế, đặc biệt thời điểm ngập nước đúng vào giai đoạn làm đòng và chắc hạt có thể ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hạt thóc sau này.
Kỳ tích với giống lúa GS666 của GoldSeed:
Bị ngâm nước dài vào đúng giai đoạn quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của hạt thóc, tuy nhiên kỳ tích đã đến khi chất lượng hạt thóc vẫn sáng đây là điều cực kỳ quan trọng, nó cho thấy giống lúa GS666 có những ưu điểm vượt trội như:
- Khả năng chống đổ tốt.
- Kháng sâu bệnh hiệu quả.
- Kháng môi trường như ẩm, nấm mốc, đảm bảo chất lượng hạt thóc.
Từ những đặc điểm trên giúp giống lúa GS666 bán được giá, dễ bán hơn đảm bảo đầu ra ổn định cho GS666.
Chia sẻ với chúng tôi, Anh Khởi cho biết, cho dù bão Yagi gây ra nhiều thiệt hại cho Anh và Gia Đình tuy nhiên Anh vẫn thấy có nhiều điểm sáng với giống lúa GS666 của Goldseed, Anh vui vẻ chia sẻ: “So với giống lúa đối chứng Q5, giống lúa GS666 sử dụng ít phân bón hơn, có khả năng chống chịu sâu bệnh và thời tiết tốt hơn, đặc biệt dù bị ngâm nước tới 10 ngày nhưng hạt thóc GS666 vẫn sáng màu, Anh đã hỏi thương lái và họ đã sẵn sàng trả giá cao hơn giống lúa Q5 cùng phân khúc”.
II. SỨC SỐNG MẠNH MẼ GIỐNG LÚA GOLDSEED VỚI THỜI TIẾT CỰC ĐOAN
Thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều, siêu bão số 3 gây thiệt hại vô cùng lớn nhưng nó cũng là lời nhắc nhở với chúng ta việc lựa chọn những giống lúa có khả năng chống chịu quan trọng như thế nào.
Nhằm đánh giá tình hình thực tế cũng như tâm tư nguyện vọng bà con trồng lúa, sau bão Đại Thành có tổ chức đi thực tế một loạt các địa phương bị ảnh hưởng cơn bão số 3 như: Bắc Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên,…, để từ đó có những đánh giá khả năng chống chịu của những giống lúa mang thương hiệu Goldseed.
Qua đánh giá chúng tôi thấy, ngoài khu vực Bắc Ninh, tâm điểm của bão số 3 và bị ngập 10 ngày ảnh hưởng lớn đến năng suất còn lại giống lúa GS55 và GS666 vẫn đảm bảo năng suất và chất lượng.
2.1. Đến với vùng đất Cao Bằng
Đến với vùng đất Cao Bằng, chúng tôi có gặp một số hộ dân và chị Lý thị Thủy, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Hòa An- tỉnh Cao Bằng để thăm đồng và tìm hiểu tình hình thực tế ngành Lúa địa phương.
Theo đánh giá của Chị Thủy, năm nay dù trải qua siêu bão Yagi nhưng sản lượng lúa vẫn đảm bảo, đặc biệt GS55 có khả năng chống chịu và năng suất hơn giống lúa Đoàn Kết của địa phương.
2.2. Đến với vùng đất Lạng Sơn
Đến với Lạng Sơn để đánh giá tình hình sau bão, chúng tôi cũng đã gặp một số bà con và nhận được nhiều sự tin tưởng nhờ những gì mà giống lúa GS55 đã thể hiện sau bão, theo ghi nhận của anh Lộc Văn Lai vui mừng cho biết, dù trải qua siêu bão số 3 nhưng năng suất của GS55 vẫn ổn định không có sự thay đổi nhiều đã cho năng suất vượt trội so với nhiều giống lúa truyền thống khác của địa phương.
III. NGƯỜI TRỒNG ĐÁNH GIÁ SAO VỀ GIỐNG LÚA GOLDSEED
Năm nay các giống lúa phải chống chịu nhiều với hiện tượng thời tiết cực đoan, có chút lo lắng sau siêu Bão nhưng mọi gánh nặng đã tan biến khi chúng tôi nghe được những lời nhận xét chân tình từ người trồng Lúa Goldseed.
3.1. Đánh giá Anh Khởi- Lương Tài về G666
Theo Anh Khởi, sau siêu bão Yagi, năng suất lúa bị giảm đáng kể so với mọi năm do bị ngập thời gian quá lâu lên tới 10 ngày, tuy nhiên GS666 đã cho thấy nhiều điểm sáng:
- Sử dụng ít phân bón hơn
- Chống chịu tốt hơn.
- Hạt thóc to và sáng màu hơn Q5
- Thương lái sẵn sàng mua với giá cao hơn Q5
3.2. Đánh giá Anh Lai ở Lạng Sơn
Theo anh Lai, so với mặt bằng chung giống lúa GS55 rất nổi trội, sinh trưởng, kháng bệnh, đẻ nhánh so với dòng khác đều rất khỏe.
Anh nói khi nhìn thực tế, cánh đồng GS55 rất sạch bệnh, dù bị ảnh hưởng bão số 3 nhưng năng suất không ảnh hưởng, lúa vẫn rất tốt.
3.3. Đánh giá Chị Vân ở Cao Bằng
Theo chị Vân, giống lúa GS55 có khả năng chống chịu sâu bệnh khá tốt, dễ chăm sóc. Bông lúa có hạt to, dày nên năng suất sẽ cao, đặc biệt chị Vân nhận định so với giống Bao Thai địa phương thì GS55 sẽ cho năng suất và kháng bệnh tốt hơn.
3.4. Đánh giá Chị Thủy ở Cao Bằng
Theo chị Thủy, giống lúa GS55 có khẩu vị hợp với người dân địa phương và năng suất khá cao. So giới giống Đoàn Kết địa phương năm nay giống lúa GS55 đẹp hơn, khả năng chống chịu GS55 ở mức khá, thời tiết năm nay không thuận lợi nhưng ít bị bệnh.
IV. KẾT LUẬN GIỐNG LÚA MANG THƯƠNG HIỆU GOLDSEED
Trải qua vụ mùa với điều kiện thời tiết rất bất lợi, từ lượng mưa cho đến siêu bão, nhưng những giống lúa mang thương hiệu goldseed vẫn cho thấy nhiều điểm sáng và nổi bật hơn hẳn những giống đối chứng khác. Sau những đóng góp của người trồng lúa chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm giống lúa mang thương hiệu goldseed như sau:
- Năng suất cao và ổn định.
- Chống chịu thời tiết tốt
- Kháng được nhiều loại sâu bệnh.
- Giống lúa nguyên liệu và hợp khẩu vị bà con miền núi phía Bắc.
Để tìm hiểu chi tiết về những giống lúa chất lượng mang thương hiệu goldseed xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.
Chương Trình MTQG Thúc Đẩy Chuỗi Giá Trị Nông Nghiệp Nghệ An
Nghệ An được xem là địa phương có điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp với nhiều loại địa hình khác nhau, đặc biệt khu vực ven biển sở hữu những cánh đồng rộng lớn. Tuy nhiên nông sản Nghệ An vẫn chủ yếu ở dạng thô, giá trị thấp. Vì vậy Chương trình MTQG ra đời nhằm thúc đẩy chuỗi giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp là cơ sở phát triển Nông nghiệp tập trung quy mô lớn cho Nghệ An.
I. THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP NGHỆ AN
Theo thống kê, Nghệ An có tới 1,4 triệu ha đất nông nghiệp trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp: 303.919 ha.
- Đất rừng và lâm nghiệp: 1.148.453,6 ha.
- Đất nuôi trồng thủy sản: 9.533,5 ha.
Với diện tích lớn, phong phú Nghệ An không chỉ là vùng sản xuất lớn lớn khu vực miền Trung mà còn có tiềm năng sản xuất quy mô lớn tập trung cho một số nông sản như:
- Vùng cây nguyên liệu, dược liệu.
- Cây ăn quả, cây ngắn ngày.
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản.
Tiềm năng thì lớn tuy nhiên hiện tại Nông nghiệp Nghệ An bị đánh giá là nhỏ lẻ manh mún, công nghệ sản xuất vẫn lạc hậu dẫn đến nông nghiệp giá trị thấp vẫn chiếm tỷ trọng cao dẫn đến hiệu quả kinh tế nông nghiệp còn thấp.
Không những vậy Nông nghiệp Nghệ An thường xuyên xảy ra hiện tượng “được mùa thì rớt giá” gây tâm lý bất an, băn khoăn cho người dân địa phương. Tình trạng này xảy ra chủ yếu là do phát triển nông nghiệp một cách tự phát và chưa chủ động khâu chế biến nên phụ thuộc nhiều vào thương lái Trung Quốc.
Điển hình như huyện Kỳ Sơn có 1.000 ha sản phẩm OCOP đánh giá 3 sao của tỉnh nhưng giá vẫn phập phù nguyên nhân là do chưa có nhà máy chế biến và phải cạnh tranh nông sản từ Lào và Trung Quốc có giá rẻ hơn.
Không những vậy nhiều loại dược liệu vốn có giá trị kinh tế cao như trà hoa vàng, sâm 7 lá 1 hoa, nhân trần,…, nhưng người dân vẫn bán với giá thấp do chỉ xuất thô hoặc chế biến chưa sâu, dẫn đến thu nhập của người trồng dược liệu chưa được cao.
Từ thực trạng trên ta thấy, Nông nghiệp Nghệ An đang gặp một số tình trạng như sau:
- Sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, tự phát
- Liên kết chuỗi giá trị chưa được mạnh mẽ
Trên là 2 vấn đề lớn không chỉ Nông nghiệp Nghệ An mà còn là câu hỏi cho nhiều địa phương khác, vậy Nghệ An đã làm gì để giải quyết bài toán này.
II. MTQG LỜI GIẢI NÔNG NGHIỆP NGHỆ AN
Theo nhận định lãnh đạo Nông nghiệp Nghệ An, những khó khăn của nông nghiệp địa phương là do thiếu liên kết hợp tác giữa người sản xuất, doanh nghiệp, HTX theo chuỗi giá trị.
Vì vậy theo lãnh đạo Nông nghiệp Nghệ An, nông nghiệp địa phương những năm tới phát triển theo hướng liên kết chuỗi giá trị gắn bao tiêu sản phẩm kết hợp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Đây là bước quan trọng để cơ cấu lại ngành nông nghiệp tạo bước đột phá trong giai đoạn mới.
2.1. Chương Trình Mục Tiêu Quốc Gia (MTQG)
Chương trình Mục Tiêu Quốc Gia (MTQG) là chương trình lớn của Chính Phủ, nó được tập trung vào các vấn đề cấp bách của xã hội liên quan đến cải thiện đời sống người dân, đặc biệt khu vực khó khăn. Với Nghệ An chương trình MTQG đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, cân bằng xã hội.
Các chương trình MTQG của Nghệ An tập trung vào một số vấn đề như:
- Giảm nghèo bền vững: hỗ trợ, vốn, kỹ thuật tập trung vào các hộ nghèo.
- Xây dựng nông thôn mới: tập trung phát triển hạ tầng, sản xuất nông nghiệp và dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống bà con.
- Phát triển kinh tế- xã hội đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Hỗ trợ các địa bàn khó khăn, vùng sâu vùng xa phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế.
2.2. Kỳ vọng từ Chương Trình MTQG Nghệ An
Với ngành Nông Nghiệp Nghệ An, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn (NN&PTNT) tỉnh Nghệ An cho biết, thời gian tới ngành nông nghiệp địa phương tạo đột phá trong khâu chế biến, bảo quản nông sản, xây dựng thương hiệu nông sản (bao bì, nhãn mác) giúp tăng giá trị nông sản cho bà con.
Sở đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hiệu quả, bền vững nâng cao giá trị gia tăng thông qua việc thiết lập các mối liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ.
Sau thời gian cố gắng, những năm gần đây trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu xuất hiện những mô hình liên kết chuỗi giá trị hiệu quả góp phần quan trọng phát triển nền nông nghiệp bền vững của địa phương.
Theo thống kê, đến nay toàn tỉnh Nghệ An đã có 25 dự án về liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt với kinh phí hỗ trợ lên tới 36 tỷ đồng với tổng số hộ dân tham gia là 6.206 hộ trên diện tích liên kết là 2.424 ha với nhiều loại cây trồng như: lúa, chè, ngô, ớt cay, cây sen, cây cà gai leo, cây dây thìa canh,…,
Các dự án liên kết chuỗi giá trị trên được UBND tỉnh Nghệ An hỗ trợ máy móc, thiết bị cho HTX, Doanh nghiệp để phục vụ sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản nhằm nâng cao chất lượng tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Bà Võ Thị Nhung, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nghệ An chia sẻ: Liên kết gắn liền với sự sống còn của doanh nghiệp, HTX và nông dân, là hình thức tổ chức tiên tiến, hướng tới việc xây dựng chuỗi giá trị nông sản bền vững đưa nông nghiệp đến một tầm phát triển cao hơn.
Những hỗ trợ trên là nền tảng quan trọng để thay đổi hình thức sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, tự phát sang mô hình tập trung, sản xuất theo hướng hàng hóa từ đó nâng cao giá trị nông sản, nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân. Góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Nguồn: https://baodantoc.vn/nghe-an-chuong-trinh-mtqg-ho-tro-cac-du-an-day-manh-phat-trien-san-xuat-theo-chuoi-gia-tri-1729843351776.htm
III. ĐẠI THÀNH ĐỒNG HÀNH CÙNG LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP NGHỆ AN
Liên kết chuỗi giá trị, đặc biệt tập trung các khâu chế biến, bảo quản nông sản. Tuy nhiên để làm được việc này chúng ta cần phải thay đổi tư duy người dân từ “Làm nông” sang “Kinh tế nông nghiệp”, thúc đẩy tích tụ ruộng đất.
Để thay đổi được tư duy chúng ta phải chứng minh được hiệu Quả Kinh tế từ việc tích tụ ruộng đất, ứng dụng công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp, dưới đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu công nghệ Đại Thành giải quyết bài toán hiệu quả kinh tế nông nghiệp như thế nào?
3.1. Tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu giống lúa có khả năng chống chịu tốt
Trên thị trường có rất nhiều giống lúa khác nhau, việc lựa chọn giống lúa phù hợp giới Anh/ Chị tiết kiệm nhiều khoản từ thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, ví dụ như giống lúa GS55, đây là giống lúa lai 3 dòng có nhiều ưu điểm vượt trội giúp bà con Nghệ An tiết kiệm chi phí, dưới đây là một số đặc điểm giống lúa GS55:
- Giống lúa năng suất cao, trung bình đạt 8 tấn/ha, thâm canh tốt có thể đạt 14 tấn/ha.
- Thấp cây, thân cứng, ngắn ngày tăng khả năng chống đổ khi gặp thời tiết bất lợi.
- Tiết kiệm thuốc bảo vệ thực vật do chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt: Bạc lá, Đạo ôn, Khô vằn và Rầy nâu.
Nhờ có nhiều ưu điểm trên, GS55 không chỉ giúp tiết kiệm chi phí sản xuất mà còn tăng doanh thu cho bà con Nghệ An nhờ:
- Là giống lúa nguyên liệu chất lượng cao, bán được giá và dễ bán.
- Năng suất cao, chống chịu tốt nên năng suất ổn định.
3.2. Công nghệ giúp tiết kiệm Chi Phí, nâng cao chất lượng nông sản
Ngoài Giống Lúa và Phân bón Hữu Cơ hiện nay Đại Thành còn sở hữu cho mình cả một hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao với nhiều công nghệ tự động, chính xác cao góp phần tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng nông sản, tuy nhiên để áp dụng hiệu quả cần có diện tích lớn và đây cũng là chủ trương lãnh đạo nông nghiệp Nghệ An.
a. Thiết bị dẫn đường tự động NX510
Đây là thiết bị khi gắn lên máy nông nghiệp chúng sẽ biến những chiếc máy cày, máy cấy thành máy cày tự động, máy cấy tự động. Đặc biệt nhờ sử dụng công nghệ định vị vệ tinh chính xác giúp quá trình gieo trồng thẳng và đều đây chính là nền tảng tạo bước ngoặt cho nông nghiệp Nghệ An do:
- Giúp cây phát triển tốt, ít chết: tiết kiệm giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giảm phát thải trong quá trình phân hủy hữu cơ.
- Nền tảng cơ giới hóa: cây trồng thẳng và đều là nền tảng áp dụng cơ giới hóa các khâu tiếp theo như chăm sóc, bón phân, cắt tỉa.
- …,
Như vậy thiết bị NX510 giúp tiết kiệm chi phí vật tư nông nghiệp, tăng doanh thu nhờ tăng chất lượng và sản lượng nông sản.
b. Máy bay nông nghiệp GlobalCheck
Với sức mạnh vượt trội, mỗi ngày một chiếc drone mang thương hiệu GlobalCheck có thể phun gần 100 ha/ngày. Đặc biệt drone sử dụng công nghệ phun ly tâm kết hợp hệ thống định vị vệ tinh chính xác Cors đem lại nhiều khác biệt cho những chiếc máy bay xịt thuốc mang thương hiệu GlobalCheck như:
- Tận dụng tối đa cơ chế tự động: giúp drone làm việc chính xác, tiết kiệm nhiên liệu.
- Chính xác cao: tiết kiệm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nâng cao hiệu quả thuốc và phân bón.
- …
Từ sức mạnh vượt trội, kết hợp công nghệ hiện đại, những chiếc Máy bay nông nghiệp giúp tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu cho bàn con như:
- Tiết kiệm chi phí: vật tự, thuê nhân công
- Tăng doanh thu: nhờ kịp thời phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc tốt giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản.
- Bảo vệ sức khỏe, môi trường: hạn chế tiếp xúc môi trường độc hại, tiết kiệm phân bón, thuốc bảo vệ môi trường đất và nước.
Ngoài một số công nghệ trên, chúng tôi còn có cả một hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao đồng hành cùng bà con Nghệ An như: Thiết bị san phẳng mặt đất tự động, máy cắt cỏ tự động,…, Chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.
Kỹ Thuật Bón Lót Cho Lúa
Bón lót là một kỹ thuật quan trọng vì giai đoạn này cây lúa còn yếu, rễ chưa hoàn thiện nên bón phân giai đoạn này có thể gây sốc phân vì vậy cách tốt nhất cung cấp chất dinh dưỡng cho cây lúa mới cấy là ta bón lót, tạo nền tảng cây lúa phát triển khỏe mạnh, đẻ nhánh tốt cơ sở tăng năng suất sau này.
I. TẦM QUAN TRỌNG BÓN LÓT CHO CÂY LÚA
Giai đoạn đầu khá nhạy cảm, bộ rễ chưa hoàn thiện nhưng cây lúa vẫn cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng giúp cây bén rễ, hồi sinh và phát triển khỏe mạnh. Để giải quyết vấn đề này chúng ta phải bón lót cho cây lúa. Dưới đây là một số lợi ích bón lót mang lại.
1.1.Kích Rễ Lúa
Khi bón lót, phân bón đã được hòa tan vào trong đất vì vậy khi cấy lúa có lượng chất dinh dưỡng rồi rào sẵn sàng cung cấp nhờ vậy bộ rễ sẽ phát triển mạnh, lan rộng làm nền tảng giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt.
1.2.Chống chịu sâu bệnh
Cây lúa được cung cấp đủ chất dinh dưỡng ngay từ đầu, giúp cây lúa phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, nhờ vậy giảm nguy cơ bị sâu bệnh tấn công.
1.3.Thúc đẩy đẻ nhánh
Được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng ngay từ đầu giúp cây lúa đẻ nhánh sớm, tiền đề đảm bảo tăng năng suất sau này.
1.4.Hiệu quả sử dụng phân bón
Bón lót giúp phân bón có thời gian phân hủy, chuyển hóa thành dạng dễ hấp thụ cho cây lúa, tặng hiệu quả sử dụng phân bón, giảm lãng phí và bảo vệ đất.
1.5.Cải tạo đất
Ngoài việc sử dụng phân bón vô cơ, quá trình bón lót ta có thể sử dụng kết hợp phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ. Đây là những loại phân bón có khả năng cải tạo đất mạnh mẽ, đặc biệt phân bón hữu cơ vinh sinh còn có cơ chế tiêu diệt vi sinh vật có hại theo cơ chế tự nhiên giúp tiết kiệm chi phí thuốc bảo vệ thực vật.
II. KỸ THUẬT BÓN LÓT CHO CÂY LÚA
Xu hướng phát triển Nông nghiệp bền vững là tất yếu vì vậy sử dụng phân bón hữu cơ ngày càng phổ biến, kỹ thuật bón lót cho cây Lúa chúng tôi sẽ chia ra thành 2 phần, một phần dành cho phân bón vô cơ và một phần kết hợp phân bón vô cơ và hữu cơ.
2.1. Bón lót phân bón vô cơ
a. Thời điểm bón lót
Tùy thuộc phương án gieo trồng mà chúng ta sẽ có thời điểm bón lót khác nhau, cụ thể như sau:
- Lúa cấy: sau khi ruộng được làm đất và trước khi cấy từ 7 đến 10 ngày.
- Lúa sạ: Bón lót cùng với làm đất lần cuối, trước khi sạ 1 đến 2 ngày.
b. Liều lượng bón lót
Với mỗi loại phân bón khác nhau sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau, dưới đây là một số chỉ tiêu tham khảo. Lưu ý tùy thuộc vào chất lượng đất mà chúng ta có thể thay đổi sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế.
- Phân chuồng hoại mục: bón từ 1-2 tấn/ha. Giúp cải tạo đất, tăng hiệu quả sử dụng phân bón hóa học.
- Phân lân: bón từ 20- 30 kg/ha. Kích rễ phát triển, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, tăng sức chịu đựng.
- Phân kali: bón từ 10- 15 kg/ha. Giúp thân cứng tăng khả năng chống đổ và chống chịu sâu bệnh.
- Phân đạm: bón từ 5-10 kg/ha, thường lượng phân bón chỉ bằng 1/3 tổng lượng đạm cho một chu kỳ.
- Vi lượng: Bổ sung vi lượng cho lúa đặc biệt là kẽm, silic.
2.2. Kết hợp bón giữa phân Hữu Cơ và phân Vô Cơ
Phân hữu cơ có rất nhiều loại, dưới đây chúng tôi sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh Biosoy- VMH3 là tiêu chuẩn để tính liều lượng. Phân hữu cơ vi sinh giúp xử lý đất trước khi trồng nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy rơm rạ, tiêu diệt nấm, khuẩn, trứng ấu trùng, tuyến trùng,..
Chi tiết: Phân bón hữu cơ vi sinh Biosoy VMH3
a. Thời điểm bón lót
Cũng giống như phân bón vô cơ, tùy theo hình thức gieo trồng mà chúng ta có thời gian khác nhau như:
- Lúa cấy: sau khi ruộng được làm đất và trước khi cấy từ 7 đến 10 ngày.
- Lúa sạ: Bón lót cùng với làm đất lần cuối, trước khi sạ 1 đến 2 ngày.
b. Liều lượng bón lót
Khi sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh chúng ta sẽ giảm lượng phân bón vô cơ nhưng vẫn đạt hiệu quả cao do Biosoy- VMH3 có tác dụng:
- Cải tạo đất
- Kích rễ
- Tiêu diệt vi sinh vật có hại
- Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây
Cụ thể liều lượng phân bón hữu cơ và vô cơ cho 1 hecta canh tác lúa như sau:
- 2 lít phân bón hữu cơ BioSoy VMH3.
- 20 kg Urê.
Lưu ý: phân bón hữu cơ ở dạng lỏng nên ta có thể pha ra nước và phun như phun thuốc bảo vệ thực vật.
III. CÔNG NGHỆ GIÚP TĂNG HIỆU QUẢ BÓN LÓT CHO LÚA
Xu hướng tích tụ ruộng đất, chuyên canh quy mô lớn đang là xu hướng tất yếu, việc bón phân thủ công đã dần không đáp ứng được tiến độ công việc, không những vậy bón phân thủ công cũng không đều bằng máy móc, vậy công nghệ nào giúp tăng hiệu quả bón lót cho cây lúa?
Câu trả lời đó chính là Máy bay nông nghiệp, Khi sử dụng drone nông nghiệp sẽ có những khác biệt như sau:
- Hiệu quả công việc cao, mỗi ngày có thể giải 25 hecta một cách nhẹ nhàng.
- Chính xác cao nên phân bón được rải đều, nâng cao hiệu quả phân bón.
- Tiết kiệm phân bón, theo thống kê sử dụng drone có thể giảm 20% lượng phân nhưng vẫn hiệu quả.
- Bảo vệ sức khỏe người vận hành do chỉ đứng một chỗ làm việc.
- Bảo vệ môi trường do phân bón vô cơ gây bạc màu, thoái hóa đất.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng drone nông nghiệp, Giá máy bay rải phân bón cũng có giao động lớn từ 250 triệu cho tới gần 500 triệu đồng tùy thuộc công nghệ và dung tích làm việc.
Đặc biệt nhờ được trang bị công nghệ định vị vệ tinh chính xác Cors, nên hiệu quả làm việc của drone có thể tăng gấp 1,3 lần do nhiều công việc không phải làm và tận dụng tối đa cơ chế tự động của máy bay nông nghiệp. Ví dụ như:
- Có thể áp dụng cơ chế hạ cánh tự động.
- Tái sử dụng bản đồ, hoặc chấm điểm trực tiếp trên bản đồ
- Không cần hiệu chỉnh thực tế sau khi thiết lập trên màn hình điều khiển
- …
Đại Thành với 20 năm hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chúng tôi không chỉ phân phối giống, phân bón mà còn có cả một hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao với nhiều thiết bị tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp tiêu biểu như: máy bay nông nghiệp, thiết bị dẫn đường tự động NX510, cho thuê sóng định vị vệ tinh chính xác Cors, …, Chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.
Vai Trò Phân Bón Kali Trong Sản Xuất Lúa
Kali là thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất lúa gạo, phân bón Kali ảnh hưởng lớn đến chất lượng lúa gạo, khả năng chống chịu cũng như năng suất và chất lượng cây lúa, Bài viết dưới đây thể thể hiện chi tiết vai trò phân bón Kali cũng như cách nhận biết cây lúa bị thiếu Kali và cách bón.
I. VAI TRÒ PHÂN BÓN KALI TRONG SẢN XUẤT LÚA
Kali là một trong 3 thành phần quan trọng nhất khi bón phân cho cây lúa cùng với Đạm là Lân, Phân bón Kali ảnh hưởng lớn đến: chống đổ, Quảng Hợp và Chống chịu môi trường.
1.1.Chống đổ cho cây lúa
Sau bão Yagi chúng ta càng thấy khả năng chống đổ của cây lúa quan trọng như thế nào, cây lúa đổ có thể khiến cánh đồng mất trắng chỉ sau một cơn bão, để tăng cường khả năng chống đổ cho cây lúa chúng ta cung cấp đủ phân bón Kali.
Phân bón Kali thúc đẩy quá trình làm dày thân, phát triển các mô cơ học và cải thiện độ dẻo dai cho cây từ đó nâng cao khả năng chống đổ do mưa gió.
1.2. Khả năng quang hợp
Quang hợp là quá trình quan trọng giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây lúa và làm giàu hạt, Kali giúp kích hoạt enzyme thúc đẩy quá trình tổng hợp và vận chuyển carbohydrate giúp tăng cường khả năng quang hợp của lá.
1.3. Khả năng chống chịu
Phân bón Kali giúp tăng sức đề kháng cho cây lúa, nhờ vậy giúp cây lúa chống chịu tốt với môi trường chống lại hiện tượng bất lợi của thời tiết như hạn hán, nhiệt độ cao, gió rét. Đảm bảo sự ổn định cho cây lúa.
II. BIỂU HIỆN CÂY LÚA THIẾU KALI
Như chúng ta biết, phân bón Kali ảnh hưởng lớn đến chất lượng cây Lúa, vì vậy những biểu hiện cây Lúa thiếu Kali cũng cũng liên quan đến những vấn đề này.
2.1. Cây lúa chậm lớn
Giai đoạn đầu thiếu Kali cây Lúa sẽ có hiện tượng sinh trưởng chậm thân cây lùn và gầy. Lá cây Lúa có màu nhạt hơn và màu lá chuyển sang màu vàng, khô dần và tạo thành những đốm nâu.
Khi cây Lúa bị thiếu Kali nặng sẽ ảnh hưởng nghiệm trọng đến sinh trưởng và phát triển của cây Lúa, gây ra các một số bệnh như Bạc lá.
2.2. Thân yếu, Dễ đổ ngã
Cây Lúa bị thiếu Kali, các mô cơ kém phát triển làm cây lúa mỏng, dẫn đến cây lúa dễ bị đổ ngã, việc cây Lúa dễ bị đổ ngã ảnh hưởng lớn đến khả năng quang hợp, giảm năng suất và chất lượng cây Lúa.
2.3. Giảm năng suất
Thiếu Kali sẽ ảnh hưởng lớn đến một số vấn đề cây Lúa như:
- Giảm số hạt trên bông.
- Giảm tỷ lệ đậu.
- Giảm trọng lượng hạt
Những vấn đề trên không chỉ làm ảnh hưởng đến năng suất mà còn ảnh hưởng đến chất lượng hạt thóc cũng như mùi vị cơm sẽ kém hơn.
III. CÁCH BÓN PHÂN KALI CHO CÂY LÚA
Để bón Kali hiệu quả cho cây Lúa chúng ta cần quan tâm đến một số vấn đề về: xác định lượng phân bón, thời kỳ bón phân kali, công nghệ bón phân Kali.
3.1. Xác định lượng phân bón Kali
Thông thường mỗi giống lúa đều có tiêu chuẩn lượng Kali nhất định, tùy thuộc vào kỹ thuật canh tác cho từng loại giống lúa mà chúng ta sẽ có lượng nhất định. Tuy nhiên tùy thuộc vào thực tế chúng ta sẽ điều chỉnh cho phù hợp như:
- Tùy độ phì của đất để chúng ta tăng hoặc giảm lượng phân Kali.
- Kiểm tra cây lúa có hiện tượng thiếu kali hay không để có phương án tăng lượng Kali hợp lý.
3.2. Thời kỳ bón phân Kali
Cũng giống như Đạm và Lân, chúng ta có 3 đợt bón Kali cho cây Lúa gồm: bón lót và 2 lần bón thúc, tuy nhiên để có thể điều chỉnh lượng Kali cho phù hợp chúng ta cần hiểu mục đích bón Kali cho từng giai đoạn:
- Bón lót: giúp kích thích sinh trưởng và kích rễ phát triển.
- Bón thúc đợt 1: giúp cây Lúa để nhánh, sinh trưởng cho cây Lúa.
- Bón thúc đợt 2: kích thích bông phát triển, tăng tỷ lệ đậu và trọng lượng hạt lúa.
3.3. Công nghệ tăng hiệu quả bón Kali
Công nghệ ngày càng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả bón phân Kali, với công nghệ hiện đại chúng ta có thể tiết kiệm từ 15% đến 20% lượng phân bón mà vẫn đảm bảo cây lúa phát triển ổn định.
Công nghệ rải phân bón Kali hiệu quả nhất hiện nay đó chính là những chiếc máy bay nông nghiệp, đặc biệt khi những chiếc drone này được trang bị công nghệ định vị vệ tinh chính xác giúp chiếc drone hoạt động chính xác hơn đảm bảo rải phân bón đều và đủ.
Còn khi ta rải phân bón Kali bằng tay, các thao tác của ta không đều bằng máy nên xảy ra hiện tượng Kali không đều, chỗ nhiều chỗ ít làm tốn Kali lại không đảm bảo chất lượng cây Lúa.
Lưu ý: Khi bón phân Kali chúng ta hạn chế trộn lẫn với phân bón có tính kiềm, vì kiềm làm giảm hiệu quả của Kali. Còn về cấp nước, khi bón Kali chúng ta nên cấp một lớp nước nông để giúp hòa tan và thấm sâu Kali vào trong đất nâng cao hiệu quả sử dụng Kali. Đồng thời tránh bón Kali khi sương còn ướt, Kali sẽ dính vào lá dẫn đến hiện tượng cháy lá Lúa.
Tóm lại, phân kali rất quan trọng trong sản xuất lúa gạo. Hiểu biết một cách khoa học về vai trò của phân kali và tác động của việc thiếu kali, xác định lượng bón hợp lý, nắm bắt thời điểm bón phân và chú ý đến các vấn đề liên quan có thể nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo một cách hiệu quả. Đa số nông dân trồng lúa cần quan tâm ứng dụng khoa học phân kali để đảm bảo chất lượng, năng suất lúa cao và hiện thực hóa tầm nhìn cao đẹp về tăng sản lượng và hiệu quả.
Để tìm hiểu thêm thông tin về kỹ thuật canh tác lúa, cũng như những giống lúa chất lượng cao như GS55, GS999, GS666,.., xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.
Tình Hình Cây Lúa Sau Bão Yagi
Năm 2024 chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết bất thường như lượng mưa nhiều, đồng thời cũng xuất hiện nhiều cơn bão với sức tàn phá ngày càng lớn, điển hình như cơn bão số 3 Yagi đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng ngành trồng lúa nước ta.
I. TÌNH HÌNH CÂY LÚA SAU BÃO SỐ 3 YAGI
Yagi là siêu bão cấp 5, đây là 1 trong 4 siêu bão cấp 5 được ghi nhận ở biển đông, vì vậy sức tàn phá của nó là vô cùng khủng khiếp, theo thống kê Yagi đã làm hư hại 350 nghìn ha lúa và hoa màu trong đó có 75 nghìn ha lúa bị thiệt hại từ 70% trở lên (được xem là mất trắng), ngoài ra chúng còn gây thiệt hại lớn cho ngành nuôi trồng thủy hải sản như:
- 5,8 triệu con gia cầm, 44 nghìn con gia súc bị chết.
- 36 nghìn ha và 11,1 nghìn lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng.
- 190 nghìn ha rừng bị ảnh hưởng.
Không chỉ gây ra thiệt hại lớn cho người dân mà nó còn kéo theo sự sụt giảm mạnh ngành nông lâm thủy sản, đặc biệt ở một số tỉnh thành có mức giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước như:
- Sơn La giảm 13,03%.
- Bắc Giang giảm 12,94%.
- Thái Nguyên giảm 10,81%.
- Quảng Ninh giảm 6,97%.
- Hải Phòng giảm 5,64%.
- Bắc Ninh giảm 4,78%.
- Lạng Sơn giảm 3,03%.
Những sụt giảm mạnh trên đã khiến ngành Nông lâm Thủy Sản khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa riêng bão số 3 Yagi trong quý III/2024 đã giảm 1,5% so với cùng kỳ năm trước kéo mức tăng trưởng 9 tháng đầu năm chỉ ở mức 1,9%.
Theo Ông Đậu Ngọc Hùng – Vụ trưởng vụ Thống kê Nông lâm thuỷ sản (Tổng cục Thống kê) cho biết, riêng cơn bão số 3 Yagi đã kéo ngành Nông Lâm Thủy Sản cả nước tăng trưởng chậm hơn kỳ vọng nhiều, quý III chỉ đạt:
- Trồng trọt tăng 0,89%.
- Chăn nuôi tăng 4,19%.
- Lâm nghiệp tăng 4,32%.
- Thủy sản tăng 3,89%.
II. SỨC SỐNG GIỐNG LÚA GS666 SAU BÃO YAGI
Thực tế giống lúa GS666 như thế nào sau bão Yagi, Chúng ta cùng xuống cánh đồng của anh Khởi thuộc xã Xuân Lai- huyện Gia Bình- tỉnh Bắc Ninh, một Đại Điền để xem cánh đồng lúa GS666 và giống lúa đối chứng Q5 cùng bị ngâm nước 10 ngày cho thấy sự khác biệt như thế nào.
Về với cánh đồng của anh Khởi tại xã Xuân Lai, địa phương bị thiệt hại tới 70% sản lượng lúa, không chỉ vậy chúng còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng hạt gạo.
Dưới đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu Anh Khởi khi đã trồng giống lúa GS666 và giống lúa Q5 đối chứng để xem Anh thấy gì từ hai giống lúa này.
Theo anh Khởi do ảnh hưởng của bão số 3 Yagi và hoàn lưu dẫn đến cánh đồng tại Xuân Lai bị thiệt hại nặng nề, theo Anh Khởi Khởi bão gây Yagi thiệt hại nặng cả hai giống GS666 và Q5 nhưng đây cũng là cơ hội cho thấy sự khác biệt từ giống lúa GS666.
Theo đánh giá của Anh Khởi chúng tôi có thể gạch ra những đầu dòng như sau:
2.1. Giảm lượng phân bón
Khi so sánh với giống lúa đối chứng Q5, Anh Khởi thấy giống lúa GS666 cần ít phân bón hơn nhưng vẫn đảm năng suất nhỉnh hơn giống Q5
2.2. Khả năng chống chịu tốt
Khi nói về khả năng chống chịu, theo Anh Khởi giống GS666 có khả năng chống chịu thời tiết và sâu bệnh tốt hơn giống lúa Q5.
Từ nhận xét trên ta thấy GS666 có khả năng kháng sâu bệnh tốt, thân khỏe giúp chúng phát triển mạnh nhờ vậy mới có thể kháng bệnh và chống chịu thời tiết mưa bão.
Những đặc tính này giúp bà con tiết kiệm thuốc bảo vệ thực vật góp phần tiết kiệm chi phí vật tư nông nghiệp.
2.3. Thương lái sẵn sàng trả giá GS666 cao hơn Q5
Khi nói về năng suất và chất lượng thóc Anh Khởi chia sẻ:
- Năng suất nhỉnh hơn so với Q5
- Thóc GS666 to, tròn và đặc biệt vẫn sáng màu dù bị ngâm nước.
- Thương lái sẵn sàng trả giá cao hơn Q5
Tuy bị ảnh hưởng nặng nề từ bão số 3 Yagi, nhưng Anh Khởi vẫn khá hài lòng về giống lúa GS666. Đặc biệt gạo thương phẩm GS666 được thương lái ưa chuộng, trồng ra không phải lo bán mà họ sẽ đến tận ruộng mua với giá cao hơn giống Q5, vì vậy Anh cũng quyết định vụ sau sẽ tiếp trục trồng giống lúa này.
III. GIỚI THIỆU GIỐNG LÚA THUẦN GS666
Giống Lúa Thuần GS666 là giống bản quyền Công ty CP Đại Thành, với đặc tính năng suất cao, dễ chăm sóc chúng tôi hướng tới GS666 là giống lúa phổ thông, khẩu vị dễ ăn và là giống lúa nguyên liệu chất lượng cao.
Giống Lúa Thuần GS666 có một số đặc điểm như sau:
- Thời gian sinh trưởng từ 100 đến 130 ngày tùy thời vụ.
- Chiều cao cây: 110 cm.
- Hình dáng: Thân gọn, lá đứng, bản lá rộng, thân cứng, chống đổ tốt.
- Năng suất cao, trung bình 7,5 tấn/ha, thâm canh tốt có thể đạt 8 tấn/ha.
- Kháng bệnh tốt: Đặc biệt một số bệnh như Đạo ôn, Khô vằn, Bạc lá, Sâu cuốn lá, Sâu đục thân, Rầy nâu.
- Khả năng thích ứng: có thể gieo trồng ở nhiều loại đất.
Từ những đặc tính trên cũng như ưu điểm đã được kiểm chứng sau bão Yagi cho ta thấy giống lúa GS666 sẽ là một giống lúa thuần tiềm năng thay thế cho Q5 đã bị thoái hóa sau nhiều năm tồn tại trên thị trường, GS666 sẽ giải quyết một số vấn đề quan trọng trong ngành nông nghiệp như:
- Khả năng chống chịu thời tiết tốt
- Chống được nhiều loại sâu bệnh.
- Giống lúa nguyên liệu chất lượng cao
- Dễ chăm sóc, ổn định
- …
Với 20 năm hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, Đại Thành không chỉ có giống lúa chất lượng cao mà còn có cả hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao hướng tới nền nông nghiệp bền vững như: Phân bón hữu cơ vi sinh, Máy bay nông nghiệp GlobalCheck, thiết bị dẫn đường NX510, Chi tiết xin vui lòng liên hệ 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.
Nông Nghiệp Thanh Hóa 2024 Vượt Nhiều Chỉ Tiêu
Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2024, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đã vượt nhiều chỉ tiêu đề ra, đặc biệt tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm nông lâm thủy đạt gần 240 triệu USD, tăng tới 20,7% so với cùng kỳ năm ngoái, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông sản ước đạt 4,43%.
I. NÔNG NGHIỆP THANH HÓA, NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI
Nhờ những cố gắng bà con, doanh nghiệp cũng như lãnh đạo ngành nông nghiệp Thanh Hóa chỉ trong 9 tháng đầu năm đã có nhiều chỉ tiêu đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra, cụ thể một số chỉ tiêu quan trọng như:
- Tốc độ tăng trưởng: 3,75%.
- Sản lượng lương thực vượt 1,4% kế hoạch, đạt 1.561.518 tấn.
- Diện tích tích tụ ruộng đất, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đạt 6.200 hecta đạt 100% kế hoạch.
- Tỷ lệ che phủ rừng 53,8% đạt 100% kế hoạch.
- Tỷ lệ hộ nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 97,9% ( 99,79% kế hoạch)
- Hộ nông thôn được dùng nước sạch theo tiêu chuẩn bộ y tế đạt 63,4% (bằng 99,2% kế hoạch)
- Có thêm 1 huyện, 4 xã đạt nông thôn mới.
- 20 xã đạt nông thôn mới nâng cao, 11 xã nông thôn mới kiểu mẫu.
- Tỉnh có 68 sản phẩm OCOP.
II. NHỮNG CỐ GẮNG NÔNG NGHIỆP THANH HÓA
Để có được những thành quả trên, Nông nghiệp Thanh Hóa đã thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy Kinh tế nông nghiệp, tiếp tục phát triển các ngành theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đảm bảo chất lượng, hiệu quả kinh tế nâng cao tính cạnh tranh của nông sản.
Riêng trong 9 tháng đầu năm 2024, nông nghiệp Thanh Hóa đã tích tụ 6.200 hecta đất nông nghiệp nâng tổng diện tích đất nông nghiệp tích tụ canh tác theo hướng nông nghiệp công nghệ cao là 55.000 hecta tạo tiền đề hình thành các vùng chuyên canh giá trị cao từ lúa, nuôi trồng thủy sản cho tới cây ăn quả,…
Ngoài ra, để thúc đẩy ứng dụng công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp, Thanh Hóa cũng có nhiều chính sách thu hút các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tiên phong ứng dụng công nghệ cao, xây dựng chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp.
Trong 9 tháng đầu năm 2024, Nông nghiệp Thanh Hóa đã có 80.000 hecta diện tích có liên kết bao tiêu, chuyển đổi 1.600 hecta lúa hiệu quả thấp sang cây trồng có giá trị kinh tế cao, có trên 36.000 hecta rừng được cấp chứng chỉ FSC.
Về ngành nuôi trồng, thủy sản, toàn tỉnh Thanh Hóa khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt trên 164.000 tấn, các dự án nuôi trồng công nghệ cao được đưa vào khai thác, 9 tháng đầu năm ngành chăn nuôi đạt 5.600 tỷ đồng tăng 4,8% so với cùng kỳ.
Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/nong-nghiep-thanh-hoa-dat-va-vuot-nhieu-chi-tieu-nam-2024-161241016153936507.htm
III. ĐẠI THÀNH ĐỒNG HÀNH NÔNG NGHIỆP THANH HÓA
Cũng như xu hướng chung, những năm tới Nông nghiệp Thanh Hóa tiếp tục định hướng ngành nông nghiệp phát huy tư duy “kinh tế nông nghiệp”, ứng dụng công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh ngành, vậy Đại Thành có những sản phẩm gì để đồng hành cùng bà con Thanh Hóa?
3.1. Giống lúa chất lượng cao
Được biết mục đích chính trong sản xuất lúa ở Thanh Hóa là phục vụ nhu cầu ăn uống và làm giống lúa nguyên liệu, nay chúng tôi xin giới thiệu tới bà con Thanh Hóa giống lúa lai 3 dòng GS55 đặc biệt phù hợp với bà con.
GS55 là giống lúa lai, vì vậy chúng mang đầy đủ tính năng của một giống lúa lai là:
- Khả năng chống chịu tốt
- Bộ rễ phát triển giúp cây lúa phát triển mạnh, đẻ nhánh khỏe
- Năng suất cao
- Bông dài, hạt to và chắc
- Cơm không quá nát cũng như quá mềm.
Từ những đặc tính trên ta thấy, giống lúa GS55 đặc biệt phù hợp với nhu cầu của bà còn Thanh Hóa do chúng có khẩu vị dễ ăn, là giống lúa nguyên liệu chất lượng cao.
3.2. Thiết bị dẫn đường tự động NX510
Đây là thiết bị khi gắn lên máy nông nghiệp, chúng sẽ biến những chiếc máy cấy, máy cày thành máy máy cấy tự động, máy cày tự động. Đặc biệt NX510 sử dụng công nghệ định vị vệ tinh chính xác Cors giúp những chiếc máy nông nghiệp làm việc thẳng và đều hơn lái tay rất nhiều, nhờ vậy ngoài việc tiết kiệm nhân công NX510 còn mang lại một số giá trị khác như:
- Cây phát triển tốt tạo nền tảng tăng năng suất.
- Cây ít chết, ít phân hủy hữu cơ giúp giảm phát thải khí nhà kính
- Ít sâu bệnh giúp tiết kiệm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
3.3. Máy bay nông nghiệp
Tuy đã xuất hiện trên thị trường từ lâu, nhưng máy bay nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng của mình, đặc biệt với xu hướng tích tụ ruộng đất, chuyên canh quy mô lớn thì những thiết bị như drone không thể thiếu.
Không chỉ có khả năng làm việc vượt trội, những chiếc máy bay xịt thuốc còn đem lại giá trị lớn khác cho nông nghiệp Thanh Hóa như:
- Done giúp tiết kiệm 15-20% phân bón và thuốc bảo vệ thực vật nhưng vẫn đảm bảo năng suất và chất lượng.
- Diệt trừ sâu bệnh kịp thời, giúp cây trồng khỏe mạnh, tiền đề tăng năng suất.
- Bảo vệ môi trường đất và nước, giảm phát thải khí nhà kính.
- Bảo vệ sức khỏe người phun thuốc
3.4. Công nghệ san phẳng mặt ruộng GIC100
Đây là công nghệ tiên phong, đầu tiên tại Việt Nam có khả năng tự động san phẳng mặt ruộng có nước, đặc biệt do sử dụng công nghệ định vị vệ tinh chính xác đem lại nhiều khác biệt cho GIC100 như:
- Sử dụng dễ dàng gọn nhẹ không cần hệ thống laser cồng kềnh.
- Diện tích càng lớn càng hiệu quả do không phụ thuộc vào phạm vi làm việc laser.
- Tự động nâng hạ máng san nên có độ chính xác cao.
- Vẽ bản đồ màu theo cao độ giúp người vận hành dễ dàng hình dung
Nhờ những ưu điểm vượt trội trên, thiết bị san phẳng mặt ruộng GIC100 đem lại những giá trị cho nền Nông Nghiệp Thanh Hóa như:
- Tiết kiệm nước do mặt đất gần như được làm phẳng tuyệt đối.
- Tiết kiệm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật do cây phát triển tốt, ít cỏ.
- Dễ chăm sóc tạo tiền đề tăng năng suất và chất lượng nông sản.
Ngoài những công nghệ trên, chúng tôi còn có cả một giải pháp nông nghiệp công nghệ cao như mô hình cánh đồng công nghệ GlobalCheck, để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.
4 Yếu Tố Quyết Định Chất Lượng Lúa Gạo
Ngoài năng suất thì chất lượng lúa gạo là yếu tố quyết định thành công của người trồng lúa. Mỗi giống lúa sẽ có đặc điểm khác nhau phù hợp với mỗi phân khúc thị trường, ví dụ như giống lúa GS55 phù hợp với phân khúc lúa nguyên liệu còn GS999 phù hợp phân khúc lúa xuất khẩu.
Tuy nhiên cho dù cùng một loại giống như không phải lúc nào chất lượng cũng giống nhau bởi có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chúng, dưới đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu 4 yếu tố quyết định chất lượng lúa gạo từ đó có biện pháp đảm bảo chất lượng lúa gạo là tốt nhất với mỗi loại giống lúa.
I. MỖI GIỐNG LÚA CÓ CHẤT LƯỢNG GẠO KHÁC NHAU
Mỗi giống lúa có đặc tính duy truyền khác nhau tạo ra sự khác biệt về chất lượng lúa gạo về cả hình thức bên ngoài lẫn chất lượng bên trong.
- Khác nhau hình thức bên ngoài như: kích thước hạt, tỷ lệ khung hình, độ trong và độ bạc bụng,..,
- Khác nhau hình thức bên trong: hàm lượng protein, hàm lượng amylose, độ đặc, mùi vị, độ cứng của gạo.
II. KỸ THUẬT TRỒNG LÚA ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG LÚA GẠO
Khi đã lựa chọn giống thì đặc trưng chất lượng gạo từng loại đã được định hình, tuy nhiên để phát huy tối đa chất lượng của từng loại giống lúa chúng ta cần quan tâm tới kỹ thuật canh tác, dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình canh tác lúa
2.1. Chăm sóc lúa giai đoạn thụ phấn
Đây là giai đoạn quan trọng quyết định chất lượng lúa gạo, đặc biệt khi sử dụng phân bón cho giai đoạn này chúng ta cần lưu ý một số vấn đề như:
- Phân đạm: không quá lạm dụng phân đạm, vì nếu dư thừa sẽ tăng hàm lượng protein, amylose dẫn đến gạo kém ngon và tăng độ bạc bụng.
- Phân lân và kali: tăng cường khả năng chống chịu thời tiết, tăng cường chất lượng gạo, giảm độ bạc bụng, tăng độ trong của gạo.
- Phân hữu cơ: góp phần cải thiện cấu trúc, tăng độ phì nhiêu của đất, cung cấp chất dinh dưỡng toàn diện cho lúa, giúp nâng cao chất lượng lúa.
2.2. Điều tiết tưới tiêu cho cây lúa
Điều tiết nước ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của rễ giúp nâng cao hiệu quả khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, ngoài ra chúng còn điều tiết nhánh lúa, giảm các nhánh kém hiệu quả từ đó tập trung dinh dưỡng cho nhánh chính góp phần nâng cao chất lượng lúa gạo.
Ngoài ra khi cấp đủ nước sẽ giúp cải thiện độ bóng của gạo, không những vậy nếu ta sử dụng nước ô nhiễm, cây lúa sẽ hấp thụ những chất độc hại và làm giảm mức độ an toàn và chất lượng lúa gạo.
2.3. Phòng trừ sâu bệnh kịp thời
Hầu như tất cả sâu bệnh đều ảnh hưởng xấu đến chất lượng lúa gạo, đặc biệt các bệnh như: đạo ôn, rầy nâu sẽ làm hạt không đầy, tăng độ bạc bụng, giảm độ bóng của gạo làm gạo mất mùi vị.
Trong một số trường hợp, sâu bệnh làm hạt gạo bị ố vàng, nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng gạo mà còn làm ảnh hưởng đến ngoại hình khiến bà con khó bán lúa gạo hơn.
2.4. Mật độ canh tác
Có lẽ đây là vấn đề cần quan tâm nhất của bà con làm nông, đa phần với tâm lý sợ thưa quá cây lúa sẽ không cho năng suất, tuy nhiên thực tế lại ngược lại, khi bà con canh tác lúa quá dày sẽ thông gió và ánh sáng kém dẫn đến xuất hiện bệnh tật, côn trùng gây hại ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của cây lúa, gián tiếp ảnh hưởng đến quá trình làm giàu hạt.
2.5. Cây lúa bị đổ
Khi cây lúa bị đổ dẫn đến khả năng cung cấp chất dinh dưỡng kém, đôi khi bị ngâm nước ẩm ướt dẫn đến tình trạng xuất hiện nụ lúa, nấm mốc, độ bóng giảm,.., ảnh hưởng lớn đến chất lượng lúa gạo.
III. KHÍ HẬU ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG LÚA GẠO
Khí hậu không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cây lúa, dưới đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu 3 yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo.
3.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến quá trình đóng hạt của cây lúa, khi tốc độ đóng hạt vừa đủ sẽ cải thiện đáng kể chất lượng gạo, nếu nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá đều ảnh hưởng đến tốc độ đóng hạt, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng gạo.
3.2. Ánh sáng
Ánh thúc đẩy quang hợp, làm nền tảng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây lúa, góp phần làm giàu hạt, cải thiện chất lượng gạo.
3.3. Lượng mưa
Cũng giống như điều tiết nước, lượng mưa quá nhiều hoặc quá ít sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ, gây bệnh, côn trùng gây hại hoặc gây đổ ngã, ảnh hưởng đến chất lượng lúa.
IV. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN ẢNH HƯỞNG CHẤT LƯỢNG LÚA GẠO
Thời điểm thu hoạch ảnh hưởng lớn đến chất lượng lúa gạo, nếu thu hoạch sớm hạt chưa được đầy, tỷ lệ lép cao làm giảm chất lượng gạo, còn khi ta thu hoạch muộn sẽ dẫn đến tình trạng tỷ lệ hạt dụng lại nhiều. Nói chung nếu thu hoạch khi ở độ chín 90% trong thời kỳ chín vàng là hợp lý nhất.
Còn trong quá trình bảo quản chúng ta cần làm khô kịp thời để giảm độ ẩm, ngăn ngừa nấm mốc. Không những vậy nếu bảo quản đúng cách gạo sẽ không bị nứt, ẩm mốc và mùi hôi.
V. SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ GIÚP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GẠO CỦA ĐẠI THÀNH
Quá trình phân tích 4 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo như trên, chúng ta thấy chất lượng giống lúa và quá trình canh tác ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng lúa gạo, dưới đây chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu sản phẩm công nghệ của Đại Thành có thể làm gì để nâng cao chất lượng lúa gạo.
5.1. Giống lúa
Tùy thuộc vào mục đích trồng lúa mà chúng ta lựa chọn những giống lúa khác nhau, hiện nay Đại Thành có 2 giống lúa điển hình năng suất cao đại diện cho 2 nhu cầu sản xuất lúa là:
- Lúa lai F1-GS55: đây là giống lúa lai 3 dòng nhưng lại hướng tới thị trường phổ thông, chúng có đầy đủ tính năng của giống lúa lai là năng suất cao, chống chịu tốt nhưng lại dễ ăn, hợp khẩu vị nhiều người, đặc biệt GS55 là giống lúa nguyên liệu chất lượng cao.
- Lúa lai F1-GS999: Cũng giống như GS55 chúng có đầy đủ ưu điểm của các giống lúa lai nói chung, nhưng đây là giống lúa có chất lượng gạo cao, hướng tới nhu cầu để ăn và xuất khẩu.
5.2. Công nghệ sản xuất lúa
Từ những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo, chúng ta sẽ phân tích và xem công nghệ GlobalCheck giải quyết những khó khăn đó như thế nào.
a. Cây lúa cần đều
Với thương hiệu GlobalCheck, chúng tôi có nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề này như:
- Thiết bị dẫn đường tự động NX510: đây là thiết bị khi gắn lên máy cấy, chúng sẽ lái máy theo tuyến được lập trình sẵn, đặc biệt nhờ trang bị công nghệ định vị vệ tinh chính xác giúp tuyến lái được thẳng và đều hơn.
- Máy bay nông nghiệp: nếu sử dụng công nghệ gieo sạ, sử dụng máy bay nông nghiệp không chỉ giúp tăng tốc độ sạ mà còn giúp sạ được đều hơn nhờ sự chính xác của công nghệ.
b. Điều tiết nước
Với khâu này chúng tôi có thiết bị dẫn đường san phẳng mặt ruộng GIC100, đặc biệt công nghệ này sử dụng định vị vệ tinh chính xác Cors nên có một số đặc điểm như sau:
- Chính xác cao, sai số chỉ 2,5 cm.
- Tự động nâng hạ tùy theo cao độ từng vị trí.
- Thiết lập bản đồ cao độ trực quan
Như vậy chỉ với công nghệ san phẳng mặt ruộng tự động sẽ giúp mặt ruộng được làm phẳng gần như tuyệt đối nhờ vậy nâng cao hiệu quả khâu điều tiết nước.
Trên chỉ là một số công nghệ giúp nâng cao chất lượng lúa gạo, để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.
Kỹ Thuật Chăm Sóc Lúa Lai F1-GS55
GS55 là giống lúa lai 3 dòng, chúng có đặc tính năng suất cao, đẻ nhánh khỏe, chống chịu tốt. Tuy nhiên để làm được việc này cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho lúa vì vậy đa phần giống lúa lai 3 dòng đều yêu cầu người trồng chăm sóc tốt chúng sẽ cho năng suất hơn từ 15 đến 20%, thậm chí có thể đạt tới 30% nếu năng suất tốt.
I. ĐẶC ĐIỂM GIỐNG LÚA LAI F1- GS55
GS55 là giống lúa lai 3 dòng được phát triển bởi Công ty CP Đại Thành, giống lúa được chúng tôi hướng tới là giống lúa quốc dân dễ ăn và là giống lúa nguyên liệu chất lượng cao, chúng có những đặc tính như sau:
- Giống lúa ngắn ngày: khi gieo trồng ở miền bắc vụ xuân có thời gian từ 124- 127 ngày, vụ mùa từ 103 đến 106 ngày.
- Chiều cao cây: 108 đến 114 cm.
- Bộ rễ tốt, đẻ nhánh khỏe
- Chống rét và sâu bệnh tốt. Đặc biệt với bệnh: Bạc lá, Đạo ôn, Khô vằn, Rầy nâu.
- Bông lúa: bông dài, hạt to tròn và chắc, trổ nhanh và thoát cổ bông.
- Năng suất trung bình: từ 7-8 tấn/ha, nếu thâm canh tốt có thể đạt 14 tấn/ha.
II. KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA LAI F1-GS55
2.1. Thời vụ:
Giống lúa GS55 là giống lúa dễ trồng, vì vậy GS55 được trồng gần như quanh năm cả khu vực miền Nam lẫn miền bắc, cụ thể GS55 có thể được trồng ở các vụ:
- Tỉnh phía Bắc: cấy vụ Xuân muộn, Mùa Sớm.
- Tỉnh phía Nam: cấy vụ Đông xuân và Hè thu.
Còn thời gian gieo cấy cụ thể chúng ta nên làm theo lịch thời vụ ở từng địa phương sao cho phù hợp nhất. Chúng được cấy khi mạ lên được 4-5 lá còn với mạ sân có thể cấy sớm hơn khi được 3-3,5 lá.
2.2. Kỹ thuật làm mạ
GS55 là giống lúa có bộ rễ tốt nên chúng đẻ nhánh khỏe vì vậy tiêu chuẩn gieo trồng của giống lúa này cũng ít hơn so với các giống lúa khác, cụ thể tiêu chuẩn gieo trồng giống lúa GS55 như sau:
Đối với miền Bắc gieo trồng theo phương thức cấy có chỉ tiêu như sau:
- Chỉ cần một gói 1kg giống/sào bắc bộ.
- Cần 3kg giống/ 1.000 m2
- 22-25 kg giống/ hecta.
Đối với miền nam theo phương thức gieo sạ:
- Cần 4 kg giống/1.000 m2.
- 40 kg giống/ hecta.
Kỹ thuật ngâm ủ giống lúa GS55
Sau khi chuẩn bị hàng giống GS55 theo tỷ lệ như trên, chúng ta thực hiện công việc ngâm ủ như sau:
Bước 1: Xử lý hạt giống
Ngâm trong nước ấm 540C (3 sôi + 2 lạnh) trong 15 phút để diệt trừ nấm bệnh và kích thích nảy mầm, lưu ý để đạt hiệu quả cần để nước ngập 3-5 lần lượng thóc.
Bước 2: Tiến hành ngâm ủ
Sau khi đã xử lý hạt giống xong chúng ta tiến hành ngâm ủ như sau:
- Ngâm nước sạch: ngâm trong khoảng thời gian từ 20 đến 24 tiếng, lưu ý cứ 5-6 tiếng thay nước chua một lần.
- Mang đi ủ: vớt lên, để ráo nước và mang đi ủ ấm trong khoảng từ 24-36 giờ (thời tiết lạnh có thể ủ lên tới 40-50 giờ)
Lưu ý: không thể giống bị khô hoặc chua khi ủ, khi thấy dễ dài bằng hạt thóc, mầm dài bằng 1/3 hoặc 1/2 hạt thóc thì đem đi gieo.
III. KỸ THUẬT SẢN XUẤT LÚA GS55
Sau khi cây mạ đã đến giai đoạn được cấy (có từ 4 đến 5 lá hoặc mạ sân có thể cấy sớm hơn khi mạ đạt 3- 3,5 lá) chúng ta mang đi cấy, do là giống lúa để nhánh khỏe nên chúng ta không cần cấy dày mà cấy theo tiêu chuẩn như sau:
- Mật độ cấy từ 35 đến 40 khóm/ m2.
- Cấy 1-2 dảnh/khóm.
Tiêu chuẩn phân bón dành cho giống lúa lai F1-GS55 như sau:
Loại phân | 360 m2 | 500 m2 | 1 ha |
Phân chuồng (Kg) | 300- 400 | 450- 500 | 8000- 10.000 |
Ure (Kg) | 9- 10 | 12- 15 | 250 – 300 |
Phân lân (Kg) | 15- 20 | 25- 27 | 450 – 550 |
KaliClorua (Kg) | 7- 9 | 10 -12 | 200- 240 |
Kỹ thuật bón phân:
Thông thường chúng ta chia thành 3 đợt bón phân gồm: Bón lót, Bón thúc lần 1, Bón thúc lần 2, Cụ thể:
- Bón lót: được thực hiện trước khi bừa cấy, giai đoạn này ta bón toàn bộ phân chuồng, phân lân và 30% đạm Urê theo tiêu chuẩn trên.
- Bón thúc lần 1: giai đoạn thực hiện sau khi cấy được 7-10 ngày khi lúa đã hồi xanh, giai đoạn này bón 50% đạm ure, 30% kali .
- Bón thúc lần 2: giai đoạn này bón khi lúa kết thúc đẻ nhánh, bắt đầu hóa đồng, giai đoạn này bón hết số phân bón còn lại. Tùy theo tình hinh chúng ta có thể bón thêm 10% đạm, 10% kali để tăng tỷ lệ hạt chắc.
Phòng trừ sâu bệnh:
Chúng ta thường xuyên thăm đồng để kịp thời phòng trừ sâu bệnh giúp cây lúa có thể trạng tốt nhất, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng hạt gạo GS55.
IV. LƯU Ý GIÚP TĂNG NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA GS55
GS55 là giống lúa lai 3 dòng có năng suất, chất lượng cao, kháng bệnh và môi trường tốt nên được xếp vào giống lúa dễ canh tác, tuy nhiên để có được những điều trên chúng ta phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng và bảo vệ kịp thời khi gặp sâu bệnh, dưới đây là một số công nghệ, sản phẩm giúp tăng hiệu quả quá trình chăm sóc lúa GS55.
4.1. Phân bón hữu cơ vi sinh
Phân bón hữu cơ vi sinh là xu hướng tất yếu bởi thị trường nông sản có nhiều thay đổi, nông nghiệp hữu cơ, bền vững dần trở thành chủ đạo, phân bón này mang lại nhiều giá trị như:
- Kích rễ giúp giảm sử dụng phân bón vô cơ vốn làm thoái hóa đất và tăng phát thải khí nhà kính.
- Cải tạo môi trường đất
- Tiêu diệt vi sinh vật có hại theo cơ chế tự nhiên
- Nông sản sản sạch và bền vững
Chi tiết: Phân bón hữu cơ vi sinh BioSoy VMH03
4.2. Thiết bị dẫn đường tự động NX510
NX510 là thiết bị tự lái máy nông nghiệp, khi gắn chúng lên những chiếc máy cấy, mày cày sẽ biến những chiếc máy này thành máy cấy không người lái, máy cày không người lái. Đặc biệt do sử dụng công nghệ định vị chính xác Cors giúp cây lúa được cấy thẳng và đều hơn khi lái tay, điều này giúp cây lúa ít chết và phát triển tốt
Chi tiết: Thiết bị dẫn đường tự động NX510
4.3. Máy bay nông nghiệp
Việc sử dụng công nghệ bay không người lái hiện nay đã rất phổ biến nên có lẽ chúng tôi không phải giới thiệu nhiều, khi sử dụng công nghệ này chúng mang lại những hiệu quả như sau:
- Công nghệ ly tâm và định vị chính xác: giúp phun thuốc và rải phân đều, đủ cũng như không xảy ra hiện tượng thừa, thiếu thuốc và phân bón gây tác hại tới môi trường.
- Khối lượng làm việc lớn: một ngày một chiếc drone có thể phun tới 80 hecta giúp bàn con kịp thời diệt trừ sâu bệnh khi phát hiện.
Chi tiết: Máy bay nông nghiệp GlobalCheck
Trên chỉ là 3 trong hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao của chúng tôi, để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.
Lúa Lai F1 GS55- Đặc Điểm- Phân Khúc Thị Trường
Quá trình sản xuất giống lúa lai khá phức tạp, trải qua nhiều quá trình lai tạo vì vậy chi phí mua giống lúa lai F1 thường cao hơn khi mua giống lúa thuần, đây là lý do vì sao đa phần lúa lai đều hướng tới mục tiêu để ăn hoặc xuất khẩu, Anh/Chị nghĩ sao về một giống lúa lai quốc dân dễ ăn và làm lúa nguyên liệu chất lượng cao.
I. TÌM HIỂU LÚA LAI F1-GS55
GS55 là giống lúa lai, vì vậy chúng mang đầy đủ đặc tính của giống lúa lai, dưới đây là một số đặc điểm chung của dòng lúa lai:
- Lúa lai thường có năng suất cao hơn từ 15 đến 20% với lúa thường cùng phân khúc, thậm chí có thể lên tới 30% nếu chăm sóc tốt.
- Khả năng chống chịu tốt: các giống lúa lai thường chọn lọc những gen mạnh của bố mẹ vì vậy chúng có khả năng chống chịu sâu bệnh, chống rét, chống mặn tốt.
- Phát triển mạnh: lúa lai thường có bộ rễ khỏe, nên nếu được chăm sóc tốt chúng phát triển rất mạnh và cho năng suất cao.
Tuy nhiên chúng cũng có nhược điểm của chúng, dưới đây là 2 điểm yếu của giống lúa lai:
- Chi phí cao: giá giống lúa lai thường đắt hơn lúa thuần do quá trình sản xuất phức tạp hơn.
- Chăm sóc: do lúa lai phát triển rất mạnh, vì vậy chúng ta cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng để chúng phát triển.
Trên là những đặc điểm chung của giống lúa lai, vậy giống lúa GS55 sẽ có những đặc điểm cụ thể như thế nào? Dưới đây chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về giống lúa lai quốc dân này:
- Năng suất cao: năng suất trung bình GS55 từ 7,5 đến 8 tấn/ha, nếu thâm canh tốt có thể lên tới 14 tấn/ha.
- Ngắn ngày: Vụ mùa từ 103- 106 ngày còn vụ xuân từ 124 đến 127 ngay.
- Ngắn cây: Chiều cao lúa từ 108 cm đến 114 cm.
- Khả năng chống chịu: chống rét, chống mặn tốt và một số sâu bệnh như: Bạc lá, Đạo ôn, Khô vằn, Rầy nâu.
- Đặc điểm hạt GS55: bông dài, hạt tròn, chắc và to, thoát cổ bông, hơi thơm
- Đặc điểm cơm GS55: cơm không quá khô cũng như quá mềm.
II. PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG GIỐNG LÚA GS55
Từ những đặc điểm của giống lúa lai cũng như giống lúa lai GS55 chúng ta thấy, giống lúa này khá phù hợp với những khu vực có đặc điểm như:
- Điều kiện tự nhiên khó khăn
- Dân địa phương chuộng cơm phổ thông không không cũng không nát.
- Làm lúa nguyên liệu
Từ những đặc điểm trên ta thấy, giống lúa GS55 đặc biệt phù hợp với những khu vực như sau:
2.1. Thanh Hóa- Nghệ An
Khu vực Thanh Hóa- Nghệ An tuy có diện tích đồi núi lớn nhưng lại có khu vực trung du và đông bằng liền mạch rộng lớn nên tiềm năng phát triển cây lúa là rất lớn. Đặc điểm nhu cầu trồng lúa 2 địa phương trên có đặc điểm như sau:
- Mục tiêu trồng lúa là để ăn và làm nguyên liệu, mục tiêu xuất khẩu không nhiều.
- Khu vực thường chịu nhiều các hiện tượng thời tiết không tốt
- Trình độ phát triển nông nghiệp, tiếp cận công nghệ cao
Từ những đặc điểm trên chúng tôi thấy giống lúa GS55 đặc biệt phù hợp với khu vực Thanh Hóa- Nghệ An vì chúng phù hợp với mục tiêu trồng lúa của người dân địa phương cũng như đồng hành cùng bà con trong việc chống thời tiết nhờ cứng cây và giống lúa ngắn ngày.
Đặc biệt với trình độ phát triển nông nghiệp khá cao, việc áp dụng các công nghệ như máy bay phun thuốc khá phổ biến tại địa phương, bà con dễ dàng cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho giống lúa lai phát huy tối đa thế mạnh các giống lúa lai so với lúa thuần.
2.2. Khu vực miền núi phía bắc
Như chúng tôi đã nói, GS55 là giống lúa có khả năng chống chịu tốt, thân cứng, đẻ nhánh khỏe, chống rét tốt,…, nhờ những đặc điểm này giúp giống lúa GS55 rất phù hợp với điều kiện tự nhiên bà con khu vực miền núi phía Bắc.
Ngoài ra GS55 còn có những đặc điểm sau phù hợp với nhu cầu, sở thích bà còn khu vực miền núi phía Bắc:
- Khẩu Vị: Chất lượng cơm không khô, không nhão nên rất hợp khẩu vị bà con vùng núi phía Bắc.
- Lúa nguyên liệu: Đồng hành cùng các đặc sản địa phương sử dụng nguyên liệu gạo
Đặc biệt khu vực miền núi phía Bắc vẫn còn nhiều địa phương làm giàu dựa vào nông nghiệp, nên trình độ chăm sóc lúa là rất tốt, đây cũng là cơ sở phát huy hiệu quả giống lúa lai như GS55 bởi giống lúa này cần chăm sóc tốt do chúng phát triển nhanh, đẻ nhánh khỏe, năng suất cao nên cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn lúa thuần.
III. GIỚI THIỆU CÔNG TY CP ĐẠI THÀNH
Với 20 năm hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chúng tôi không chỉ sở hữu danh mục giống chất lượng cao như GS55, mà còn có cả một hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao từ giống lúa, phân bón hữu cơ vi sinh cho tới công nghệ sản xuất nông nghiệp như, dưới đây là một số sản phẩm của chúng tôi như:
3.1. Giống lúa
Hiện nay chúng tôi có rất nhiều giống lúa chất lượng cao từ lúa thuần cho tới những giống lúa lai chất lượng cao như:
- Lúa thuần: GS666 hướng tới phân khúc phổ thông và lúa nguyên liệu.
- Lúa lai: GS55, GS999,.., trong đó giống lúa GS999 là giống lúa hướng tới phân khúc cao cấp để ăn và xuất khẩu.
3.2. Phân bón hữu cơ vi sinh
Hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, chúng tôi luôn sử dụng những vật tư nông nghiệp thân thiện môi trường trong đó có phân bón hữu cơ vi sinh, đặc điểm của loại phân bón này là:
- Cải tạo đất
- Kích rễ
- Tiêu diệt vi sinh vật có hại theo cơ chế tự nhiên
Chi tiết: Phân bón hữu cơ vi sinh
3.3. Công nghệ sản xuất nông nghiệp
Mảng công nghệ được Đại Thành phát triển với thương hiệu GlobalCheck với phương trâm “sức mạnh người dẫn đầu”, hiện nay chúng tôi có rất nhiều công nghệ tiên phong sản xuất nông nghiệp như:
- NX510: đây là thiết bị khi gắn lên máy nông nghiệp chúng sẽ biến những chiếc máy nông nghiệp này thành thiết bị tự lái, giúp giảm lao động, tăng năng suất làm việc.
- Cors: hạ tầng định vị vệ tinh chính xác, hiện nay có rất nhiều thiết bị phải sử dụng công nghệ này như: NX510, Máy bay nông nghiệp, Thiết bị san phẳng mặt đất.
- Máy bay nông nghiệp: đây là sản phẩm bước ngoặt nâng cao năng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe người vận hành.
Trên chỉ là một số sản phẩm, công nghệ liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.
Lúa Lai 3 Dòng Là Gì? Vì Sao Nên Chọn Lúa Lai
Xu hướng nông nghiệp đã có nhiều thay đổi, đặc biệt tư duy Kinh tế nông nghiệp đang dần dẫn dắt nền nông nghiệp tạo ra xu hướng nông nghiệp tập trung, bền vững và ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp, tư duy này cần nguồn vốn lớn nên để đảm bảo có lãi chúng ta phải có những giống lúa chất lượng để đảm bảo doanh thu cho người làm nông.
Để giải quyết bài toán hiệu quả kinh tế khi làm nông nghiệp, Lúa lai chính là lời giải cho bài toán này, vậy Lúa lai là gì? Chúng có ưu điểm và nhược điểm gì để ta chọn giống lúa này?
I. LÚA LAI 3 DÒNG LÀ GÌ?
Lúa Lai 3 dòng là giống lúa được lai tạo từ 3 dòng lúa khác nhau, với mục đích tạo ra giống lúa lai F1 mang những điểm mạnh của 2 dòng bố và mẹ nhờ vậy giống lúa F1 thường có chất lượng vượt trội so với giống lúa thuần ban đầu.
Lý do ta gọi là 3 dòng nhưng lại chỉ có 2 dòng bố mẹ là do có một dòng được sử dụng để duy trì dòng Mẹ vì dòng mẹ phải có đặc tính bất dục đực tế bào nên chúng không thể tự thụ phấn.
Cụ thể để tại ra lúa lai 3 dòng, chúng ta sẽ có 3 dòng lúa như sau:
- Dòng A (CMS): đây là dòng Mẹ, còn được gọi là bất dục đực tế bào. Dòng này nhị hoa đã bị thoái hóa nên không tạo ra phấn hoa vì vậy chúng không có khả năng tự thụ phấn.
- Dòng B: được gọi là dòng duy trì bất dục đực, nó duy trì dòng A, đảm bảo dòng A tiếp tục bất dục (để duy trì dòng A , dòng B có khả năng thụ phấn cho dòng A)
- Dòng R (Restore): đây là dòng Bố, mang gen phục hồi khả năng sinh sản hữu tính cho dòng A. Khi lai dòng A và R sẽ tạo ra con lai F1 có khả năng sinh sản bình thường và mang đặc tính của cả bố lẫn mẹ.
Để nói chi tiết quá trình sản xuất lúa lai thì rất phức tạp, tuy nhiên chúng ta có thể tóm tắt thành 2 bước như sau:
- Duy trì dòng A: do dòng A mang tế bào bất dục đực, vì vậy để duy trì chúng ta phải lai chúng với dòng B.
- Tạo dòng lai F1: Chúng ta lai tạo dòng A với dòng R để tạo ra giống lúa lai F1.
II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÚA LAI BA DÒNG
Từ phần trên ta thấy, để tạo ra giống lúa lai khá phức tạp, đặc biệt với giống lúa lai 3 dòng chúng ta phải trải qua 2 quá trình lai tạo:
- Quá trình lai tạo trực tiếp tạo ra giống lúa F1.
- Lai tạo để duy trì dòng Mẹ vì chúng không có khả năng tự thụ phấn
Nhờ quá trình phức tạp đó nên chúng ta có giống lúa lai có nhiều ưu điểm vượt trội góp phần quan trọng nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân, dưới đây là một số điểm nổi bật giống lúa lai 3 dòng so với những giống lúa thuần thông thường.
2.1. Những ưu điểm lúa lai 3 dòng
- Thông thường lúa lai cho năng suất cao hơn 15-20%, thậm chí có thể đạt 30% nếu chăm sóc tốt, điều này là do kết hợp điểm mạnh của cả bố lẫn mẹ nên cây sinh trưởng tốt tạo điều kiện tăng năng suất vượt trội.
- Chất lượng gạo ngon: thực tế đã chứng minh, đa phần gạo xuất khẩu hiện nay là các giống lúa lai.
- Khả năng chống chịu tốt: lúa lại thường có sức khỏe tốt, lựa chọn gen kháng bệnh cả bố lẫn mẹ nên đa số lúa lai 3 dòng có khả năng chống sâu bệnh, rét, mặn tốt hơn lúa thuần.
- Phát triển mạnh: chúng thường có bộ rễ khỏe nhừ vậy giúp cây sinh trưởng mạnh, giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng cho lúa.
- Thích ứng rộng: do thân khỏe, sức đề kháng tốt, khả năng chống chịu nên đa phần các giống lúa lai F1 đều có khả năng thích ứng rộng.
2.2. Nhược điểm lúa lai 3 dòng
Ưu điểm thì rất nhiều vậy nhược điểm của giống lúa lai 3 dòng là gì? Dưới đây chúng ta cùng nhau phân tích, tìm hiểu một số điểm yếu của giống lúa lai F1, để từ đó có phương án khắc phục giúp nâng cao hiệu quả kinh tế tối đa khi sử dụng giống lúa lai 3 dòng.
- Chi phí cao: do kỹ thuật lai tạo phức tạp nên chi phí sản xuất lúa lai 3 dòng lớn hơn lúa thuần vì vậy giá thành lúa lai 3 dòng sẽ cao hơn lúa thuần.
- Không giữ lại giống: do là lúa lai nên sau khi bà con mua giống F1 để cấy đại trà, thóc đại trà này sẽ không làm giống được do gen lặn sẽ xuất hiện làm giảm năng suất, phân tầng, phân vụ khác nhau,…,
- Kỹ thuật canh tác cao hơn: Như ta thấy lúa lai có khả năng chống chịu tốt, năng suất cao, cũng giống như người tập thể hình, để đảm bảo sức khỏe thì phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý nên đòi hỏi kỹ thuật canh tác cao hơn lúa thuần.
III. KẾT LUẬN VÌ SAO NÊN CHỌN LÚA LAI 3 DÒNG
Từ những phân tích trên ta thấy, Lúa lai 3 dòng có quá nhiều ưu điểm để chọn, tuy nhiên như chúng tôi nói để có sức khỏe chúng ta cần cung cấp chất dinh dưỡng cho lúa nên nếu chọn lúa lai để canh tác chúng ta phải chăm sóc, cung cấp đủ chất dinh dưỡng để cây lúa có thể phát huy được hết ưu điểm của mình.
Đặc biệt chăm sóc lúa lai 3 dòng chúng ta cần lưu ý về:
- Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây lúa.
- Điều tiết nước
Hiện nay trình độ sản xuất lúa phát triển vượt bậc, có nhiều công nghệ giúp công việc chăm sóc lúa trở nên nhàn hạ và dễ dàng hơn góp phần quan trong phát huy hiệu quả giống lúa lai 3 dòng như:
- Thiết bị dẫn đường tự động NX510: đây là công nghệ giúp những chiếc máy cày, mấy cây thành thiết bị tự động, nhờ công nghệ định vị chính xác giúp lúa được cấy đều và thẳng tạo điều kiện thuận lợi cây lúa phát triển.
- Máy bay nông nghiệp: công suất lớn giúp bà con kịp thời cung cấp dinh dưỡng và diệt trừ sâu bệnh, đặc biệt công nghệ phun ly tâm và độ chính xác cao còn giúp tiết kiệm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
- San phẳng mặt ruộng GIC100: tự động nâng hạ máng cào theo chiều cao trung bình giúp mặt ruộng phẳng gần như tuyệt đối giúp Anh/ Chị dễ dàng điều tiết nước cho cây lúa.
IV. MỘT SỐ GIỐNG LÚA LAI NỔI BẬT CỦA ĐẠI THÀNH
Với 20 năm hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đến nay chúng tôi có danh mục giống từ lúa lai đến lúa thuần chất lượng cao, dưới đây là một số giống lúa lai điển hình để Anh/ Chị lựa chọn.
4.1. Giống lúa lai F1- GS55
Đây là giống lúa lai 3 dòng chủ lực của chúng tôi, hướng đến là giống lúa quốc dân thay thế cho Q5 đã nhiều năm tồn tại trên thị trường đã bị thoái hóa, gạo GS55 có đặc điểm nấu cơm không quá khô cũng như quá mềm, hạt tròn và chắc nên hợp khẩu vị quần chúng và là giống lúa nguyên liệu chất lượng cao.
Đặc điểm giống lúa lai 3 dòng F1-GS55 như:
- Năng suất, chất lượng cao
- Chống chịu sâu bệnh tốt
- Ngắn ngày, thân cứng
Chi tiết: Giống lúa lai 3 dòng GS55
4.2. Giống lúa lai F1- GS999
Đây cũng là một trong những giống lúa chủ lực của chúng tôi, nhưng mục tiêu của nó là giống gạo thương phẩm, xuất khẩu nhờ chất lượng gạo thơm ngon.
Đặc điểm giống lúa lai 3 dòng F1-GS999 như:
- Đẻ nhánh khỏe, thân ngắn, cây gọn
- Chống chịu sâu bệnh tốt.
- Để nhánh khỏe, chống rét tốt
Chi tiết: Giống lúa lai F1- GS999
Để biết thêm thông tin về các giống lúa lai, cũng như công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.