Kỹ Thuật Chăm Sóc Giống Lúa Lai F1 Sử Dụng Phân Bón Hữu Cơ

Vụ mùa năm 2024 đánh dấu sự thành công ngoài mong đợi của Giống lúa lai F1-G55 khi chúng được đông đảo bà con tin dùng, đồng hành cùng sự thành công này, dưới đây chúng tôi xin phép được giới thiệu kỹ thuật chăm sóc giống lúa lai F1 GS55, kiến thức này cũng có thể áp dụng cho tất cả các giống lúa lai khác.

I. MỐI LIÊN HỆ CÁC KHÂU CHĂM SÓC GIỐNG LÚA LAI F1

Khi chăm sóc giống lúa lai F1 chúng ta lưu ý 3 khâu chính đó là: Tưới tiêu, bón phân, phun thuốc. Tất cả các khâu này đều có liên quan phối hợp với nhau giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt nhất, dưới đây là một số mối liên hệ giữa các khâu với nhau:

3 khâu chăm sóc lúa có sự hỗ trợ qua lại với nhau, giúp cây lúa phát triển toàn diện
3 khâu chăm sóc lúa có sự hỗ trợ qua lại với nhau, giúp cây lúa phát triển toàn diện

1.1.Khâu tưới tiêu

Trong quá trình chăm sóc giống lúa lai F1 như GS55, khâu tưới tiêu vô cùng quan trọng chúng có nhiệm vụ:

  • Điều phối đẻ nhánh
  • Tăng lượng oxy cho đất
  • Kích rễ, chống đổ, diệt sâu bệnh, hạn chế cỏ dại
  • Kích thích hấp thụ chất dinh dưỡng

Như vậy chúng ta thấy để công việc sử dụng phân bón hiệu quả chúng ta cũng phải điều tiết nước hợp lý để cây hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất và tăng cường sức khỏe cho cây lúa.

1.2.Khâu phun thuốc cho lúa

Khâu này cực kỳ quan trọng và mang tính thời vụ cao, chúng đảm bảo sức khỏe cây lúa, khi cây lúa có sức khỏe khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng mới tốt và khâu tưới tiêu mới phát huy tối đa hiệu quả trong việc kích dễ, diệt cỏ và phòng trừ sâu bệnh của khâu tưới tiêu.

1.3.Khâu bón phân cho lúa

Đây là khâu quan trọng, chúng trực tiếp cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, khâu này hiệu quả giúp cây sinh trưởng tốt, nếu khâu này làm tốt giúp giảm trừ sâu bệnh, đẻ nhánh khỏe góp phần tăng hiệu quả của khâu cấp nước và phun thuốc.

Từ những phân tích trên ta thấy, cả 3 khâu tưới tiêu, phun thuốc, bón phân tạo thành một vòng tròn hỗ trợ nhau, cây lúa phát triển tốt chúng ta cần quan tâm tới cả 3 khâu và sự ràng buộc của chúng từ đó giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt.

II. KỸ THUẬT CHĂM SÓC GIỐNG LÚA LAI F1-GS55

Kỹ thuật chăm sóc giống lúa lai 3 dòng F1 là giống nhau, chúng chỉ khác ở chỗ số ngày có thể chênh nhau từ 1 đến 2 ngày nên bà con có thể áp dụng với tất cả các giống lúa lai F1 khác.

2.1. Kỹ thuật tưới tiêu trong việc chăm sóc giống lúa lai F1-GS55

Việc điều tiết nước là vô cùng quan trọng, chúng ảnh hưởng trực tiếp tới mật độ, sử dụng hiệu quả phân bón cũng như khả năng kháng bệnh của cây lúa, vì vậy chúng ta đặc biệt quan tâm tới vấn đề này để điều tiết nước cho tốt.

Lưu ý để phát huy hiệu quả nguồn nước, ruộng lúa cần phải được làm phẳng, để hỗ trợ việc này, Đại Thành có phân phối thiết bị trang phẳng mặt đất, với thiết bị này sẽ được tự động hóa tính toán nhờ vậy giúp mặt ruộng phẳng gần như tuyệt đối.

Chi tiết : Thiết bị trang phẳng mặt đất GIC100

Công nghệ trang phẳng mặt đất tự động GIC100
Công nghệ trang phẳng mặt đất tự động GIC100

Dưới đây là chi tiết kỹ thuật tưới tiêu nước trong quá trình chăm sóc giống lúa lai F1- GS55 nói riêng và giống lúa lai F1 ba dòng nói chung:

Cây lúa ở giai đoạn khi cấy đến khi đẻ nhánh:

Giai đoạn này chúng ta luôn giữ nước có chiều cao từ 3 đến 9 cm, chúng ta giữ nước giai đoạn này giúp cây lúa đẻ nhánh, đảm bảo năng suất lúa sau này.

Cây lúa ở giai đoạn Cuối đẻ nhánh:

Giai đoạn này chúng ta cần rút cạn nước trong khoảng 15 ngày, đây là việc quan trọng nó có nhiệm vụ:

  • Dừng đẻ nhánh cho cây lúa, tập trung vào chăm sóc những nhánh đã có phát triển mạnh bởi nếu tiếp tục đẻ nhánh những nhánh này sẽ không cho năng suất nhưng lại sử dụng chất dinh dưỡng cung cấp cho cây.
  • Tăng oxy cho đất: sau thời gian dài ngâm nước, lượng oxy trong không khí không tiếp xúc được với đất vì vậy chúng cần thời gian tháo khô để cung cấp oxy cho đất.
  • Kích dễ và tiêu diệt mầm bệnh trong quá trình ngâm nước vì vậy nó giúp rễ phát triển, chống đổ, hạn chế sâu bệnh.

Cây Lúa từ lúc phơi khô cho đến khi lúa chắc và xanh:

Giai đoạn này chúng ta cấp nước cho cây lúa có chiều cao từ 5 đến 7 cm. việc giữ nước ở giai đoạn này giúp cây lúa hấp thụ chất dinh dưỡng, nuôi thân, hạn chế cỏ dại mọc và giúp chất dinh dưỡng ngấm xuống đất.

Cây lúa từ lúc chắc và xanh

Giai đoạn này chúng ta tháo cạn nước, việc này giúp bộ rễ phát triển và kích thích hút chất dinh dưỡng đã được cấp cho đất để nuôi hạt chắc đều.

Lưu ý cấp nước trước khi bón thúc lần 2:

Trước khi bón thúc lần 2 chúng ta cần đưa nước vào để hòa tan chất dinh dưỡng, đồng thời hòa tan phân bón giúp cây lúa dễ dàng hấp thụ sau này.

GS55 là giống lúa lai cho năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt
GS55 là giống lúa lai cho năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt

2.2. Kỹ thuật bón phân cho lúa lai F1-GS55

Trong kỹ thuật chăm sóc giống lúa lai F1 khâu bón phân là không thể thiếu, chúng cung cấp chất dinh dưỡng đảm bảo cây lúa phát triển tốt và cho năng suất cao, ngày nay với việc bà con sử dụng phân bón hữu cơ, ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng chúng còn có nhiệm vụ cải tạo đất và diệt trừ sâu bệnh.

Trong quá trình chăm sóc giống lúa lai 3 dòng sử dụng phân bón vô cơ chúng ta có 3 lần bón phân bao gồm: bón lót, bón thúc lần 1 và bón thúc lần 2, tuy nhiên phân bón vô cơ lại phá hủy môi trường đất vì vậy bài viết này chúng tôi hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân bón hữu cơ kết hợp vô cơ giúp cây lúa hấp thụ tối đa phân bón vô cơ từ đó góp phần bảo vệ môi trường và cải tạo đất.

Đặc biệt hiện nay Đại Thành cũng đang phân phối phân bón hữu cơ vi sinh Biosoy giúp bảo vệ đất, đặc biệt giúp kích dễ, diệt trừ sinh vật có hại một cách tự nhiên.

Chi tiết: Phân bón hữu cơ vi sinh Biosoy

Khác với sử dụng phân bón vô cơ, sử dụng phân bón hữu cơ chúng ta sẽ tăng số lần bón phân và giảm lượng bón mỗi lần, tuy nhiên phân bón hữu cơ vi sinh Biosoy là phân bón dạng lỏng, chúng ta có thể pha ra nước và sử dụng Máy bay nông nghiệp phun, với một chiếc drone hiện đại mỗi ngày chúng có thể phun tới cả trăm hecta vì vậy việc rải phân bón vô cùng đơn giản và hiệu quả.

Phun thuốc, rải phân bón đơn giản hơn với máy bay nông nghiệp
Phun thuốc, rải phân bón đơn giản hơn với máy bay nông nghiệp

Dưới đây là quy trình sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh Biosoy trên cây lúa:

Lưu ý: số liệu dưới đây tính cho một hecta đất canh tác

  • Lần 1: 7-10 ngày sau sạ hoặc 3 ngày sau khi cấy. Phun hoặc bón 2 lít BioSoy-VMH 03 kết hợp 50 kg Urê + 50 kg DAP.
  • Lần 2: 18-25 ngày sau sạ hoặc cấy. Phun hoặc bón 2 lít BioSoy-VMH 03 kết hợp Bón 70 kg Urê + 70 kg DAP
  • Lần 3: 38-45 ngày sau sạ hoặc cấy. Phun hoặc bón 2 lít BioSoy-VMH 03 kết hợp Bón từ 100 -120 kg NPK 16-18-8
  • Lần 4: Lúa trổ đều. Phun 2 lít BioSoy-VMH 03
  • Lần 5: Lúa giai đoạn chín sữa (lúa cong trái me). Phun 2 lít BioSoy-VMH 03

2.3. Kỹ thuật phun thuốc chăm sóc lúa lai F1

Để cây lúa phát triển tốt, Bà con nên thường xuyên thăm đồng, kiểm tra sức khỏe cây lúa, tùy theo tình trạng thực tế mà phun thuốc bảo vệ thực vật cho tốt và hiệu quả.

Đặc biệt giống lúa là cây trồng có tính thời vụ cao, mỗi đợt sâu bệnh thường chỉ có từ 1 đến 3 ngày điều trị hiệu quả, vì vậy với bà còn có diện tích canh tác lớn chúng ta nên sử dụng Máy bay xịt thuốc giúp nâng cao hiệu quả phun và đảm bảo tính thời vụ cho cây lúa.

III. KẾT LUẬT KỸ THUẬT CHĂM SÓC GIỐNG LÚA LAI BA DÒNG

Từ những phân tích trên ta thấy, việc chăm sóc giống lúa lai F1 phải đảm bảo từ khâu tưới tiêu, phun thuốc và rải phân bón có thể phát huy tối đa hiệu quả. Đặc biệt ngày nay để phát triển một nền nông nghiệp xanh- bền vững chúng ta nên sử dụng phân bón hữu cơ và áp dụng công nghệ vào trong sản xuất như máy bay nông nghiệp, công nghệ san phẳng mặt đất, thiết bị tự lái máy nông nghiệp,…

Để tìm hiểu thêm về kỹ thuật chăm sóc giống lúa lai F1 cũng như công nghệ sản xuất trong nông nghiệp xin vui lòng liên hệ 0981 85 85 99. Chúng tôi rất vui khi nhận được phản hồi từ quý Anh/ Chị !