Kỹ Thuật Bón Lót Cho Lúa

Bón lót là một kỹ thuật quan trọng vì giai đoạn này cây lúa còn yếu, rễ chưa hoàn thiện nên bón phân giai đoạn này có thể gây sốc phân vì vậy cách tốt nhất cung cấp chất dinh dưỡng cho cây lúa mới cấy là ta bón lót, tạo nền tảng cây lúa phát triển khỏe mạnh, đẻ nhánh tốt cơ sở tăng năng suất sau này.

I. TẦM QUAN TRỌNG BÓN LÓT CHO CÂY LÚA

Giai đoạn đầu khá nhạy cảm, bộ rễ chưa hoàn thiện nhưng cây lúa vẫn cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng giúp cây bén rễ, hồi sinh và phát triển khỏe mạnh. Để giải quyết vấn đề này chúng ta phải bón lót cho cây lúa. Dưới đây là một số lợi ích bón lót mang lại.

1.1.Kích Rễ Lúa

Khi bón lót, phân bón đã được hòa tan vào trong đất vì vậy khi cấy lúa có lượng chất dinh dưỡng rồi rào sẵn sàng cung cấp nhờ vậy bộ rễ sẽ phát triển mạnh, lan rộng làm nền tảng giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt.

1.2.Chống chịu sâu bệnh

Cây lúa được cung cấp đủ chất dinh dưỡng ngay từ đầu, giúp cây lúa phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, nhờ vậy giảm nguy cơ bị sâu bệnh tấn công.

1.3.Thúc đẩy đẻ nhánh

Được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng ngay từ đầu giúp cây lúa đẻ nhánh sớm, tiền đề đảm bảo tăng năng suất sau này.

1.4.Hiệu quả sử dụng phân bón

Bón lót giúp phân bón có thời gian phân hủy, chuyển hóa thành dạng dễ hấp thụ cho cây lúa, tặng hiệu quả sử dụng phân bón, giảm lãng phí và bảo vệ đất.

1.5.Cải tạo đất

Ngoài việc sử dụng phân bón vô cơ, quá trình bón lót ta có thể sử dụng kết hợp phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ. Đây là những loại phân bón có khả năng cải tạo đất mạnh mẽ, đặc biệt phân bón hữu cơ vinh sinh còn có cơ chế tiêu diệt vi sinh vật có hại theo cơ chế tự nhiên giúp tiết kiệm chi phí thuốc bảo vệ thực vật.

Bón lót giúp kích rễ tiền đề cây lúa phát triển sau này
Bón lót giúp kích rễ tiền đề cây lúa phát triển sau này

II. KỸ THUẬT BÓN LÓT CHO CÂY LÚA

Xu hướng phát triển Nông nghiệp bền vững là tất yếu vì vậy sử dụng phân bón hữu cơ ngày càng phổ biến, kỹ thuật bón lót cho cây Lúa chúng tôi sẽ chia ra thành 2 phần, một phần dành cho phân bón vô cơ và một phần kết hợp phân bón vô cơ và hữu cơ.

2.1. Bón lót phân bón vô cơ

a. Thời điểm bón lót

Tùy thuộc phương án gieo trồng mà chúng ta sẽ có thời điểm bón lót khác nhau, cụ thể như sau:

  • Lúa cấy: sau khi ruộng được làm đất và trước khi cấy từ 7 đến 10 ngày.
  • Lúa sạ: Bón lót cùng với làm đất lần cuối, trước khi sạ 1 đến 2 ngày.

b. Liều lượng bón lót

Với mỗi loại phân bón khác nhau sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau, dưới đây là một số chỉ tiêu tham khảo. Lưu ý tùy thuộc vào chất lượng đất mà chúng ta có thể thay đổi sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế.

  • Phân chuồng hoại mục: bón từ 1-2 tấn/ha. Giúp cải tạo đất, tăng hiệu quả sử dụng phân bón hóa học.
  • Phân lân: bón từ 20- 30 kg/ha. Kích rễ phát triển, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, tăng sức chịu đựng.
  • Phân kali: bón từ 10- 15 kg/ha. Giúp thân cứng tăng khả năng chống đổ và chống chịu sâu bệnh.
  • Phân đạm: bón từ 5-10 kg/ha, thường lượng phân bón chỉ bằng 1/3 tổng lượng đạm cho một chu kỳ.
  • Vi lượng: Bổ sung vi lượng cho lúa đặc biệt là kẽm, silic.

2.2. Kết hợp bón giữa phân Hữu Cơ và phân Vô Cơ

Phân hữu cơ có rất nhiều loại, dưới đây chúng tôi sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh Biosoy- VMH3 là tiêu chuẩn để tính liều lượng. Phân hữu cơ vi sinh giúp xử lý đất trước khi trồng nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy rơm rạ, tiêu diệt nấm, khuẩn, trứng ấu trùng, tuyến trùng,..

Phân bón hữu cơ vi sinh Biosoy cải tạo đất, kích rễ
Phân bón hữu cơ vi sinh Biosoy cải tạo đất, kích rễ

Chi tiết: Phân bón hữu cơ vi sinh Biosoy VMH3

a. Thời điểm bón lót

Cũng giống như phân bón vô cơ, tùy theo hình thức gieo trồng mà chúng ta có thời gian khác nhau như:

  • Lúa cấy: sau khi ruộng được làm đất và trước khi cấy từ 7 đến 10 ngày.
  • Lúa sạ: Bón lót cùng với làm đất lần cuối, trước khi sạ 1 đến 2 ngày.

b. Liều lượng bón lót

Khi sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh chúng ta sẽ giảm lượng phân bón vô cơ nhưng vẫn đạt hiệu quả cao do Biosoy- VMH3 có tác dụng:

  • Cải tạo đất
  • Kích rễ
  • Tiêu diệt vi sinh vật có hại
  • Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây

Cụ thể liều lượng phân bón hữu cơ và vô cơ cho 1 hecta canh tác lúa như sau:

  • 2 lít phân bón hữu cơ BioSoy VMH3.
  • 20 kg Urê.

Lưu ý: phân bón hữu cơ ở dạng lỏng nên ta có thể pha ra nước và phun như phun thuốc bảo vệ thực vật.

III. CÔNG NGHỆ GIÚP TĂNG HIỆU QUẢ BÓN LÓT CHO LÚA

Xu hướng tích tụ ruộng đất, chuyên canh quy mô lớn đang là xu hướng tất yếu, việc bón phân thủ công đã dần không đáp ứng được tiến độ công việc, không những vậy bón phân thủ công cũng không đều bằng máy móc, vậy công nghệ nào giúp tăng hiệu quả bón lót cho cây lúa?

Câu trả lời đó chính là Máy bay nông nghiệp, Khi sử dụng drone nông nghiệp sẽ có những khác biệt như sau:

  • Hiệu quả công việc cao, mỗi ngày có thể giải 25 hecta một cách nhẹ nhàng.
  • Chính xác cao nên phân bón được rải đều, nâng cao hiệu quả phân bón.
  • Tiết kiệm phân bón, theo thống kê sử dụng drone có thể giảm 20% lượng phân nhưng vẫn hiệu quả.
  • Bảo vệ sức khỏe người vận hành do chỉ đứng một chỗ làm việc.
  • Bảo vệ môi trường do phân bón vô cơ gây bạc màu, thoái hóa đất.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng drone nông nghiệp, Giá máy bay rải phân bón cũng có giao động lớn từ 250 triệu cho tới gần 500 triệu đồng tùy thuộc công nghệ và dung tích làm việc.

Đặc biệt nhờ được trang bị công nghệ định vị vệ tinh chính xác Cors, nên hiệu quả làm việc của drone có thể tăng gấp 1,3 lần do nhiều công việc không phải làm và tận dụng tối đa cơ chế tự động của máy bay nông nghiệp. Ví dụ như:

  • Có thể áp dụng cơ chế hạ cánh tự động.
  • Tái sử dụng bản đồ, hoặc chấm điểm trực tiếp trên bản đồ
  • Không cần hiệu chỉnh thực tế sau khi thiết lập trên màn hình điều khiển

Đại Thành với 20 năm hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chúng tôi không chỉ phân phối giống, phân bón mà còn có cả một hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao với nhiều thiết bị tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp tiêu biểu như: máy bay nông nghiệp, thiết bị dẫn đường tự động NX510, cho thuê sóng định vị vệ tinh chính xác Cors, …, Chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.

Cách chăm sóc lúa lai hiệu quả trong các giai đoạn bón phân

Hiện nay, các vùng sản xuất lúa đã hoàn thành gieo sạ và kết thúc gieo cấy cho vụ Đông Xuân 2021 – 2022. Để cây lúa đẻ nhánh sớm, thân chắc khỏe, bà con nông dân cần có phương pháp chăm sóc và phòng sâu bệnh hợp lý. Với cây lúa lai mang đặc tính bông to, cho hạt chắc cao. Vậy cách chăm sóc lúa lai có gì khác biệt? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bà con cách chăm sóc lúa lai hiệu quả và đạt thắng lợi mùa vụ Đông Xuân 2021 – 2022.

Đặc điểm của lúa lai F1

Cách chăm sóc lúa lai hiệu quả trong các giai đoạn bón phân 1

▶ Bộ rễ sớm phát triển, khả năng bám đất mạnh mẽ

▶ Có nhu cầu dinh dưỡng đa lượng (N,P,K) cao.

▶ Khả năng đẻ nhánh khỏe, thân cứng cáp, chống đổ tốt

▶ Khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi như lạnh rét, hạn mặn

▶ Tỷ lệ bông hữu hiệu cao, bông to, số hạt trên bông nhiều

▶ Khả năng chống nhiễm đạo ôn cao

▶ Không dùng làm giống cho vụ mùa sau

Bón phân cho lúa lai

Lượng phân bón cho toàn mùa vụ theo đơn vị diện tích của miền Bắc, miền Trung và miền Nam.

Loại phân/ Diện tích Sào Bắc Bộ (360m2) Sào Trung bộ (500m2) Sào Nam Bộ 1,000 m2 1 ha
Phân chuồng 500 kg 700 kg 1,3 – 1,5 tấn 13 – 15 tấn
Đạm Ure 10 kg 15 kg 30 kg 300 kg
Super lân 15 – 20 kg 27 – 30 kg 45 – 55 kg 450 – 550 kg
Kali Clorua 7 – 8 kg 12 kg 25 kg 250 kg

Cách chăm sóc lúa lai qua các giai đoạn bón phân:

Cách chăm sóc lúa lai hiệu quả trong các giai đoạn bón phân 2

▶ Bón lót: Dùng toàn bộ số phân chuồng bón cho ruộng khi làm đất chuẩn bị gieo hạt. Kết hợp lân và 30% lượng đạm ure rải trên mặt ruộng trước khi gieo giống. Sau đó vùi lấp để phân hòa vào đất, và rễ dễ hấp thu chất dinh dưỡng.

Bón thúc đẻ nhánh: Bón 50% đạm ure và 30% kali cho lúa sau sạ từ 10 đến 12 ngày; hoặc sau cấy 5 đến 6 ngày. Đồng thời, bà con kết hợp làm cỏ đợt 1 để lúa hấp thu dinh dưỡng đầy đủ, đẻ nhánh tốt.

Bón thúc đón đòng: Khi lúa bắt đầu hóa đòng, bà con bón 10-20% đạm ure kết hợp 60-70% kali để giúp cây lúa cứng cáp, chống đỡ cho lúa trổ đòng. Lưu ý, bón thúc đón đòng cách lần bón phân trước khoảng từ 15 đến 20 ngày.

Bón nuôi hạt: Sau khi lúa trỗ bà con có thể bón tăng cường thêm 10% đạm, 10% kali để tăng tỷ lệ hạt chắc. Lưu ý sau khi lúa trổ xong, nếu bà con thấy lá lúa vàng thì bón thêm 50 kg NPK. Ngoài ra, nhà nông cần theo dõi thăm đòng thường xuyên để bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho lúa.

Cách chăm sóc lúa lai bằng phân bón hữu cơ vi sinh Rural Boss DTOGNfit

Rural Boss DTOGNfit là một chất dinh dưỡng thực vật tự nhiên; Tính chất cô đặc, dễ sử dụng và rễ dễ hấp thu dưỡng chất; Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ đa – trung – vi lượng; Chứa các sinh vật phân giải giúp dễ hấp thu dinh dưỡng; Tăng sức đề kháng tự nhiên cho cây đối vói sâu bệnh và biến đổi khi hậu; Giải phóng và loại bỏ các hóa chất tích tụ trong đất; Điều hòa pH trong đất; Nâng cao hương vị và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm.

Cách chăm sóc lúa lai hiệu quả trong các giai đoạn bón phân 3

Lưu lượng phân bón hữu cơ vi sinh Rural Boss DTOGNfit cho lúa lai thương phẩm

Giai đoạn bón phân

Diện tích canh tác 1 ha

Ứng dụng

Bón lót 5 -10L / ha; 

Khoảng 50-100ml mỗi lít nước.

Sử dụng Boss DTOGNFit cho giai đoạn bón lót để thúc đẩy hoạt động của visinh vật trong đất. 

Lưu ý nếu nhà nông đã sử dụng phân bón vô cơ trước đó trong bón lót, nên bón Boss DTOGNFit tỷ lệ thấp. Vì Boss DTOGNFit giải phóng chất dinh dưỡng vô cơ.

Bón thúc đẻ nhánh Tỷ lệ ban đầu 1 – 2L / ha; 10 – 20ml mỗi lít nước. Có thể áp dụng Boss DTOGNFit thông qua hệ thống tưới theo tần suất tưới bình thường.
Bón đón đòng Cây chín ngắn 20 – 30 lít đậm đặc / ha; 20 – 30ml mỗi lít nước. 

Vụ chín trung bình 30 – 40 lít đậm đặc / ha; 30 – 40ml mỗi lít nước.

Khi cây trưởng thành, nhà nông có thể tăng tỷ lệ bón phân. Bón ít nhất 4 lần trong giai đoạn sau đẻ nhánh để đạt kết quả tốt nhất.
Cải tạo đất sau thu hoạch 5 -10L / ha; 50 – 100ml mỗi lít nước. 

Thời gian khấu lưu 2-3 ngày

Có thế dùng Boss DTOGNFit phun lên gốc rạ để đẩy nhanh quá trình phân hủy.

Việc này làm tăng lượng Carbon trong đất và cung cấp nguồn thức ăn cho vi sinh vật có lợi.

 

⋙ Xem thêm các bài viết liên quan

Cách sử dụng phân bón hữu cơ Rural Boss DTOGNFit hiệu quả

Giống lúa lai GS9 |Chất lượng gạo tốt, thích ứng trồng nhiều mùa vụ trong năm

Giống lúa lai GS55| Lúa lai ngắn ngày trồng nhiều tại miền Bắc