Nâng cao hiệu quả bón phân cho lúa bằng kỹ thuật bón phân ô khuyết độc đáo

Mỗi loại đất khác nhau sẽ có khả năng cung cấp hàm lượng dinh dưỡng tự nhiên không như nhau. Trên cùng khu vực canh tác lúa áp dụng chung công thức phân bón có thể có nơi dư thừa, có nơi thiếu hụt phân bón. Hơn thế, dựa vào từng giống lúa gieo trồng, từng mùa vụ; mà bà con nông dân áp dụng lượng phân bón cần thiết trên ruộng nhà mình. Vậy làm thế nào để xác định được lượng phân bón cần cung cấp cho ruộng? Kỹ thuật bón phân ô khuyết sẽ giúp nhà nông giải quyết được vấn đề này.

Hiện nay, việc canh tác lúa đã có sự phân hóa về từng địa phương, từng loại đất khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng cho lúa. Vì thế, bà con ứng dụng chung công thức phân bón không còn phù hợp. Cây lúa không nhận được yếu tố dinh dưỡng mà chúng cần; làm lượng phân bón dư thừa trong đất gây ô nhiễm đến môi trường canh tác. Đặc biệt là Đạm, việc lạm dụng đạm để thúc đẩy lúa phát triển có thể dẫn đến phát sinh sâu bệnh hại; tiêu tốn nhiều chi phí cho phân bón. Do đó, việc nghiên cứu giải pháp cho tình trạng này rất cần thiết; và cho ra đời kỹ thuật bón phân ô khuyết bởi Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) thực hiện.

Kỹ thuật bón phân ô khuyết là gì?

Kỹ thuật bón phân ô khuyết là phương pháp xác định nhu cầu phân bón cho lúa; do Tiến sĩ Phạm Sỹ Tân – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL giới thiệu. Kỹ thuật bón phân ô khuyết giúp xác định vai trò của Đạm(N), Lân(P2O5) và Kali(K2O) đối với lúa. Từ đó, giúp nông dân tính toán được lượng dinh dưỡng tự nhiên trong đất trồng; cũng như lượng phân bón cần thiết cung cấp cho lúa để đạt hiệu quả tốt nhất.

Kỹ thuật bón phân ô khuyết hay được gọi là kỹ thuật lô khuyết; là kỹ thuật bón phân khuyết một trong ba nguyên tố đa lượng (Đạm, Lân, Kali) trên các ô ruộng. Để xác định nhu cầu bón phân cho lúa thật sự cần trên đất ruộng áp dụng. Dựa vào kỹ thuật này, bà con dễ dàng xác định đúng liều lượng phân bón cung cấp cho lúa theo đặc điểm đất trồng lúa hiệu quả. Đồng thời, hạn chế vấn đề bón thừa, bón thiếu với nhu cầu dinh dưỡng của lúa; để vừa nâng cao hiệu quả bón phân vừa tiết kiệm chi phí sản xuất.

 

Nâng cao hiệu quả bón phân cho lúa bằng kỹ thuật bón phân ô khuyết 1

 

Quy trình thực hiện kỹ thuật bón phân ô khuyết

Quy trình kỹ thuật ô khuyết được tiến hành theo 4 bước. Bà con thực hiện như sau:

Bước 1: Xác định năng suất mục tiêu

Để xác định năng suất mục tiêu, bà con tính trung bình năng suất của 3 năm liền kề gần nhất. Việc xác định năng suất mục tiêu đối với mùa vụ này cần cao hơn năng suất trung bình khoảng 0,5 tấn/ha. Tuy nhiên không nên đặt quá cao, không vượt quá 15% năng suất trung bình.

Bước 2: Xác định tổng lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa (Nt)

Dinh dưỡng mà cây lúa hấp thụ từ 2 nguồn chính; một phần từ dinh dưỡng tự nhiên trong đất và phần còn lại từ phân bón cung cấp. Theo kết quả nghiên cứu của IRRI, để tạo ra năng suất 1 tấn/ha, cây lúa cần hấp thu lượng dinh dưỡng tiêu chuẩn với mỗi nguyên tố (DD TC ) gồm 15 kg N+ 6 kg P2O5+ 18 kg K2O.

Dựa vào thông số trên, nếu bà con đặt năng suất mục tiêu là 8 tấn/ha; thì lượng Đạm cần thiết cung cấp cho lúa (Nt) trên diện tích 1ha là 15kg x 8 tấn/ha = 120kg. Tương tự, lượng dinh dưỡng đa lượng cần cung cấp để đạt năng suất mục tiêu như sau:

Lượng dinh dưỡng tiêu chuẩn (DDTC) Năng suất mục tiêu Lượng dinh dưỡng cần thiết (Nt)
N (Đạm) 15kg 8 tấn/ha 120kg
P2O5 (Lân) 6kg 8 tấn/ha 48kg
K2O (Kali) 18kg 8 tấn/ha 144kg

 

>>Xem thêm: 4 Thời điểm bón phân hợp lý cho lúa trĩu hạt

Bước 3: Xác định lượng dinh dưỡng cây lúa lấy từ đất (Nđ)

Xác định lượng dinh dưỡng lúa hấp thu từ đất được thực hiện bằng cách đắp bờ 3 ô nhỏ liền kề với kích thước 5x5m. Với mỗi ô chỉ bón 2 trong 3 nguyên tố đa lượng và lần lượt mỗi ô bị khuyết 1 nguyên tố khác nhau. Và trong quá trình chăm sóc đều được bơm nước như nhau, phòng trừ sâu hại và cỏ dại như nhau.

 

Nâng cao hiệu quả bón phân cho lúa bằng kỹ thuật bón phân ô khuyết 2

 

Ví dụ: Lượng N, P2O5, K2O sử dụng cho 1ha trong kỹ thuật bón phân ô khuyết như sau:

Ô khuyết N (Đạm) P2O5 (Lân) K2O (Kali)
-N 0 80 80
-P2O5 120 0 80
-K2O 120 80 0

 

>>Xem thêm: Cách tính lượng phân hữu cơ cần bón hiệu quả

Sau thu hoạch ghi nhận lại số liệu năng suất thực tế trên mỗi ô để tính lượng dinh dưỡng lúa hấp thu từ đất chính xác. Với ô khuyết Đạm cho năng suất 4,02 tấn/ha, lượng Đạm đất cung cấp cho lúa áp dụng công thức:

Nđ = NSTT x DDTC

Vậy lượng Đạm được xác định là 4,02 tấn/ha x 15 kg = 60,03kg N/ha. Tương tự, lượng P2O5 và K2O do đất cung cấp cho lúa được xác định như sau:

Ô khuyết Lượng dinh dưỡng tiêu chuẩn của nguyên tố bị khuyết (DDTC) Năng suất thực tế trên mỗi ô (NSTT) Lượng dinh dưỡng do đất cung cấp (Nđ)
-N 15kg 4,02 tấn/ha 60,3kg N
-P2O5 6kg 7,29 tấn/ha 43,74kg P2O5
-K2O 18kg 6,87 tấn/ha 123,66kg K2O

Bước 4: Xác định lượng phân bón cần dùng (FR)

Tính toán lượng phân cần thiết phải bón bổ sung để đạt năng suất mục tiêu theo công thức:

FR = Nt – Nđ/ E

Trong đó:

FR: Lượng phân bón bổ sung cần dùng;

Nt: Tổng lượng dinh dưỡng cần thiết cho lúa để đạt năng suất mục tiêu;

Nđ: Lượng dinh dưỡng cây lúa lấy từ đất (bao gồm dinh dưỡng từ nước tưới, nước mưa và vi sinh vật)

E: Hiệu quả sử dụng dinh dưỡng của lúa (phụ thuộc vào giống cây trồng, đất, mùa vụ và kỹ thuật canh tác)

* Hiệu quả sử dụng dinh dưỡng của lúa còn gọi là hiệu quả hấp thụ phân bón của lúa. Trong vụ Đông Xuân, hiệu quả hấp thụ Đạm khoảng 45 – 50%; Lân khoảng 20 – 25%; và Kali khoảng 50 – 60%. Trong vụ Hè Thu, hiệu quả hấp thụ Đạm khoảng 40 – 45%; Lân khoảng 20 – 30%; và Kali khoảng 40 – 50%.

Tính lượng phân cần bón tiếp theo ví dụ trên:

Dựa vào các dữ liệu tính toán ở trên, bà con có thể xác định lượng phân bón cần dùng cho vụ Đông Xuân để đạt năng suất mục tiêu là 8 tấn/ha. Kết quả như sau:

Tổng lượng dinh dưỡng cần thiết (Nt) Lượng dinh dưỡng từ đất (Nđ) Hiệu suất hấp thu (E) Lượng phân bón cần dùng (FR)
N 120kg 60,03kg 45-50% 120-133,2kg
P2O5 48kg 43,74kg 20-25% 17-21,3kg
K2O 144kg 123,66kg 50-60% 34-40,7kg

Vậy, với hàm lượng dinh dưỡng đa lượng nội tại do đất cung cấp cho lúa là 60,03kg N + 43,74kg P2O5+ 123,66kgK2O; và lượng phân bón đa lượng đề xuất để đạt năng suất mục tiêu 8 tấn/ha là 120-133,2kg N + 17-21,3kg P2O5+ 34-40,7kg K2O .

Với hiệu suất hấp thụ khác nhau của vụ Đông Xuân và Hè Thu; bà con có thể tính toán chính xác theo kỹ thuật bón phân ô khuyết chính xác cho từng mùa vụ, từng giống lúa khác nhau. Từ đó, thiết kế quy trình bón phân hợp lý cho đất ruộng nhà mình để đạt hiệu quả bón phân cao.

Công ty Cổ phần Đại Thành – Nhà phân phối Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNFit

Công ty cổ phần Đại Thành là đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm ứng dụng công nghệ cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Trong đó bao gồm dòng sản phẩm Phân bón hữu cơ vi sinh DTOGNFit , Giống lúa lai năng suất cao, Máy bay nông nghiệp Globalcheck , Máy bay viễn thám không người lái XG, Robot điều khiển từ xa RG, Trạm giám sát nông nghiệp thông minh DTsmartAG,… Hơn thế, công ty cổ phần Đại Thành đã cung cấp công nghệ cho nhiều doanh nghiệp, công ty và cá nhân uy tín tại Việt Nam. Để góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào ngành sản xuất nông nghiệp cũng như gia tăng chất lượng nông sản Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu có thể để lại thông tin liên hệ dưới phần ĐĂNG KÝ hoặc liên hệ trực tiếp HOTLINE để được tư vấn.

Website: https://daithanhtech.com/ hoặc http://globalcheck.com.vn

Hotline: 0981 85 85 99

Nguồn tài liệu: Trung tâm nghiên cứu công nghệ hoá và dinh dưỡng cây trồng.

Dinh dưỡng cho cây lúa & cách tính lượng phân hữu cơ cần bón hiệu quả

Các thành phần dinh dưỡng khoáng chủ yếu để cây lúa phát triển khỏe mạnh là Đạm, Lân, Kali. Ngoài các loại phân bón đơn cung cấp chủ yếu một thành phần khoáng riêng biệt; còn có loại phân tổng hợp cả ba thành phần này theo một tỷ lệ nhất định. Phân hữu cơ sinh học cũng vậy, với mỗi tỷ lệ phân bón khác nhau sẽ được vận dụng cho mỗi giai đoạn phát triển khác nhau. Hãy cùng Đại Thành tìm hiểu về 3 nguyên tố dinh dưỡng cốt lõi này ảnh hưởng như thế nào đối với cây lúa; cũng như cách tính lượng phân bón hữu cơ sinh học cần bón cho lúa hợp lý nhé!

Đạm (N)

Đạm là yếu tố dinh dưỡng khoáng quan trọng nhất đối với sự phát triển của lúa. Trong các loại phân hữu cơ sinh học đều có thành phần N. Bởi nguyên tố tham gia quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng; là thành phần chính tạo nên protein, tế bào và mô sinh trưởng; cũng như các hoạt động sinh lý của cây. Lúa được bón đủ đạm có khả năng đẻ nhánh nhanh chóng, tán lá to khỏe; đòng to, bông lớn, hạt chắt, năng suất cao.

 

Dinh dưỡng cho cây lúa & cách tính lượng phân hữu cơ cần bón hiệu quả 1

 

Hiện tượng lúa thiếu N

Mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây lúa cần cung cấp lượng N từ phân hữu cơ sinh học khác nhau. Nếu lúa thiếu đạm, sẽ xuất hiện các triệu chứng như cây lúa phát triển chậm, thấp; khả năng đẻ nhánh kém, phiến lá nhỏ hơi ngả vàng. Trong trường hợp lúa thiếu đạm thời kỳ đòng trổ, bông sẽ nở sớm, hạt ít, làm giảm năng suất lúa.

 

Dinh dưỡng cho cây lúa & cách tính lượng phân hữu cơ cần bón hiệu quả 2

 

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thiếu đạm do nhà nông cung cấp dinh dưỡng thiếu hụt. Lúa phải hấp thu lượng đạm tự nhiên trong đất. Tuy nhiên với đất nghèo chất hữu cơ, lượng đạm trong đất khá ít và không đủ cung cấp cho lúa. Tại khu vực đất kiềm hay đất hóa vôi có nguồn hữu cơ thấp; khả năng bốc hơi NO3 trong đất cao làm giảm lượng N trong đất trồng lúa.

Cách khắc phục

1. Bón thêm phân hữu cơ vào đất; chú trọng quá trình cải tạo đất trồng tự nhiên.

2. Tăng cường bón phân hữu cơ sinh học chứa đạm cao, luân canh cây họ đậu.

3. Dùng Urea hòa vào nước với tỷ lệ 0,25-0,5% và phun lên lá tại thời điểm thiếu.

Lân (P2O5)

Lân là yếu tố không thể thiếu đối với sinh trưởng lúa. Hàm lượng lân có trong đất ruộng không cao; nên việc bổ sung lân bằng phân hữu cơ sinh học rất cần thiết. Đặc biệt trong giai đoạn cây lúa mới phát triển, giai đoạn lúa bắt đầu đẻ nhánh. Nguyên tố lân có chức năng lưu giữ và chuyển hóa năng lượng cho lúa; là yếu tố thúc đẩy cây lúa đẻ nhánh, phát triển bộ rễ khỏe mạnh và thúc đẩy lúa trổ bông. Lúa được bón đủ lượng lân từ phân hữu cơ cho cây đẻ nhánh năng suất, bộ rễ phát triển tốt, đòng to và trổ đều.

Hiện tượng lúa thiếu lân

Trong giai đoạn đầu vụ, lượng lân trong phân hữu cơ được sử dụng ít hơn. Trong giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng, yếu tố lân cần được đảm bảo cung cấp đủ cho cây phát triển. Tuy vậy, nếu lúa thiếu lân có triệu chứng còi cọc, khả năng đẻ nhánh kém, chậm; thân cây lúa màu canh đậm, cứng, chậm phát triển; bộ lá lúa ngắn, lá non màu xanh tối, lá già dần chuyển sang màu nâu.

 

Dinh dưỡng cho cây lúa & cách tính lượng phân hữu cơ cần bón hiệu quả 3

 

Tình trạng lúa thiếu lân trong trường hợp nhà nông vẫn bổ sung thường xuyên, nguyên nhân có thể cho đất trồng. Ở những khu vực đất phèn chứa lượng ion kim loại lớn hấp thụ hợp chất Lân; chuyển hóa thành chất khó tan. Điều này hạn chế khả năng hấp thu lân của cây lúa.

Cách khắc phục

1. Điều chỉnh, cải tạo đất phèn canh tác.

Xem thêm kỹ thuật cải tạo đất phèn cho canh tác lúa đạt năng suất cao:

Kỹ thuật xử lý đất nhiễm phèn và cách bón phân cho lúa trên đất phèn

2. Bổ sung phân hữu cơ chứa hàm lượng lân cao.

3. Tiến hành xả phèn liên tục nếu phát sinh nhiễm phèn nhẹ, kết hợp kỹ thuật bón phân điều chỉnh đến khi lúa phát triển bình thường.

Kali (K2O)

Với cây trồng chứa nhiều tinh bột như lúa thì kali là yếu tố rất quan trọng. Kali là một thành phần trong các hợp chất phân hóa học; thường được bổ sung nhiều trong giai đoạn đòng trổ, và nuôi hạt. Với lúa được chú trọng lượng kali, thấy rõ rệt được tỷ lệ hạt chắc tăng cao, trọng lượng nặng trĩu. Hơn hết, kali giúp thân lúa cũng như cổ bông trở nên cứng cáp hơn. Kali còn khả năng thúc đẩy tổng hợp protein, hỗ trợ ức chế thừa đạm.Lúa được bón đủ lượng kali có khả năng chống đổ ngã tốt, chịu hạn, chịu rét cao.

Hiện tượng lúa thiếu kali

Việc bón phân hữu cơ chứa hàm lượng kali thích hợp rất cần thiết. Với cây lúa không được cung cấp đủ kali thường có màu xanh tối; lá màu nâu vàng, xuất hiện những đốm hoại tử màu nâu trên chóp lá già; tình trạng thiếu kali trầm trọng lá có triệu chứng nâu vàng, héo và cuộn lại. Nếu nhà nông không điều chỉnh dinh dưỡng với lúa thiếu kali kịp thời; có khả năng ảnh hưởng đến tỷ lệ tạo hạt, năng suất giảm mạnh.

 

Dinh dưỡng cho cây lúa & cách tính lượng phân hữu cơ cần bón hiệu quả 4

 

Cách khắc phục

1. Theo dõi và bón phân hữu cơ có hàm lượng đa lượng cân đối.

2. Giữ nước trong ruộng, chống nước tràn bờ cũng như ruộng khô nước.

3. Tránh xảy ra việc bón nhiều đạm và lân làm hàm lượng kali bị ức chế; lúa không hấp thụ được kali.

Cách tính lượng phân hữu cơ cần bón cho lúa

Việc bón phân không cân đối, làm ảnh hưởng khá nghiêm trọng đối với sự phát triển lúa. Mỗi giai đoạn sinh trưởng của lúa cần bổ sung lượng phân hữu cơ chứa thành phần dinh dưỡng khác nhau. Để ứng dụng tối đa hiệu quả phân hữu cơ vào canh tác trồng lúa; bà con cần tính lượng phân cần bón cho lúa một cách chính xác. Để cây lúa được cung cấp đầy đủ, không thừa cũng không thiếu. Như thế, cây lúa hấp thu được đúng dưỡng chất lúa cần; tránh lạm dụng phân bón, tiêu tốn quá nhiều vật tư về phân bón hữu cơ; và hạn chế bị tác dụng ngược khi bón phân hữu cơ quá mức.

Nhận biết hàm lượng phân hữu cơ qua ký hiệu trên bao bì

Trên mỗi bao bì phân bón đều cung cấp đầy đủ thông tin thành phần, tỷ lệ thành phần bên trong. Dựa vào những thông tin này hay những ký hiệu này, nhà nông có thể nhận biết được lượng dinh dưỡng trong mỗi bao phân hữu cơ.

Ví dụ:

Với loại phân hữu cơ sinh học DTOGNFit NPK 30-9-9 NO1 có ký hiệu hàm lượng dinh dưỡng như sau:

Đạm tổng số (N ts ) 30% Silic hữu hiệu (SiO 2hh ) 1%
Lân hữu hiệu (P 2 O 5hh ) 9% Độ ẩm 4%
Kali hữu hiệu (K 2 O hh ) 9%

Điều này có nghĩa là trong 100kg phân hữu cơ sinh học DTOGNFit NPK 30-9-9 NO1 chứa 30kg Đạm tổng hợp; 9kg Lân hữu hiệu, 9kg Kali hữu hiệu.

Hoặc với loại phân bón hữu cơ sinh học DTOGNFit NK 4.5-18 có thành phần dinh dưỡng như sau:

Đạm tổng số (N ts ) 4,50% Đồng (Cu) 100ppm
Kali hữu hiệu (K 2 O hh ) 18% Sắt (Fe) 100ppm
Canxi (Ca) 7% pH H 2 O 5,50%
Bo (B) 1.000ppm Tỷ trọng 1,15
Kẽm (Zn) 100ppm

Điều này có nghĩa là trong 100kg phân hữu cơ sinh học DTOGNFit NK 4.5-18 chỉ chứa 4,5kg Đạm tổng hợp; 18kg Kali hữu hiệu.

Ngoài ra, với những loại phân tổng hợp như phân hữu cơ sinh học DTOGNFit; bà con có thể kiểm soát được những dưỡng chất đa, trung, vi lượng. Từ đó, bà con có thể phối hợp cũng như chủ động bón phân hữu cơ cho lúa; đáp ứng mọi nhu cầu dinh dưỡng trong các giai đoạn phát triển.

Phương pháp tính lượng phân hữu cơ cần thiết cho 1 lần bón

Với phân đơn, bà con có thể tính đơn giản dựa vào lượng cần bón và hàm lượng dinh dưỡng trong loại phân đơn đó. Sau đó kết hợp pha trộn nhiều phân đơn để bón.

Vậy với phân hữu cơ sinh học tổng hợp thì sao? Bà con cần xem xét kỹ lượng phân cần bón; và hàm lượng dinh dưỡng có trong phân hữu cơ để tính toán lượng phân chính xác.

Ví dụ: Từ 2 loại phân hữu cơ sinh học DTOGNFit NPK 30-9-9 NO1 và phân hữu cơ sinh học DTOGNFit NP 10-55; tính lượng phân cần bón 50kg N, 50kg P2O5 và 13kg K2O.

 

Dinh dưỡng cho cây lúa & cách tính lượng phân hữu cơ cần bón hiệu quả 5

 

Bước 1: Để có 13kg K2O cần đến 144kg phân hữu cơ sinh học DTOGNFit NPK 30-9-9 NO1.

Bước 2: Trong 144kg phân hữu cơ sinh học DTOGNFit NPK 30-9-9 NO1 đã có: 43kg N, 13kg P2O5 và 13kg K2O. Còn thiếu 7kg N, 37kg P2O5.

Bước 3: Để bù lượng thiếu hụt là 7kg N, 37kg P2O5; cần đến 67kg phân hữu cơ sinh học DTOGNFit NP 10-55.

Vậy để cung cấp đủ hàm lượng 50kg N, 50kg P2O5 và 13kg K2O, ta cần:

144kg phân hữu cơ sinh học DTOGNFit NPK 30-9-9 NO1

67kg phân hữu cơ sinh học DTOGNFit NP 10-55

Công ty Cổ phần Đại Thành – Nhà phân phối Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNFit

Công ty cổ phần Đại Thành là đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm ứng dụng công nghệ cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Trong đó bao gồm dòng sản phẩm Phân bón hữu cơ sinh học Rural Boss DTOGNFit , Giống lúa lai năng suất cao, Máy bay nông nghiệp Globalcheck , Máy bay viễn thám không người lái XG, Robot điều khiển từ xa RG, Trạm giám sát nông nghiệp thông minh DTsmartAG,… Hơn thế, công ty cổ phần Đại Thành đã cung cấp công nghệ cho nhiều doanh nghiệp, công ty và cá nhân uy tín tại Việt Nam. Để góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào ngành sản xuất nông nghiệp cũng như gia tăng chất lượng nông sản Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu có thể để lại thông tin liên hệ dưới phần ĐĂNG KÝ hoặc liên hệ trực tiếp HOTLINE để được tư vấn.

Website: https://daithanhtech.com/ hoặc http://globalcheck.com.vn

Hotline: 0981 85 85 99

Phân bón cho lúa – Sử dụng như nào cho hiệu quả

Các loại phân bón lúa hiện nay

Bón phân là khâu quan trọng nhất trong việc trồng và chăm sóc lúa. Để cây lúa phát triển tốt, cho năng suất cao thì ngoài việc bón phân đúng kỹ thuật thì việc lựa chọn đúng loại phân bón cũng là một trong yếu tố quyết định.

Có rất nhiều loại phân bón cho lúa; nhưng nếu xét về nguồn gốc phân bón thì chia ra làm 2 loại chính. Đó là, phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ.

Phân bón vô cơ là gì?

Phân bón vô cơ (hay còn gọi là phân bón hoá học, phân khoáng,…) là chất hoặc hợp chất hoá học. Thành phần hoá học của nó bao gồm nguyên tố dinh dưỡng dùng để nuôi dưỡng cây trồng.

Phân bón vô cơ có thể ở dạng phân đơn như: đạm, lân, kali; hoặc ở dạng hỗn hợp như: NPK, NPK+TE

phan-bon-cho-lua-phan-bon-vo-co-la-gi

Phân bón hữu cơ là gì?

Phân bón hữu cơ là loại phân bón có nguồn gốc từ tự nhiên như: Tàn dư thân, lá cây; chất thải động vật; chất thải của nhà máy sản xuất thuỷ, hải sản; than bùn hoặc chất thải từ sinh hoạt, nhà bếp.

Phân bón hữu cơ còn được chia thành 2 dạng:

-Phân bón hữu cơ truyền thống: Phân xanh, phân chuồng, phân rác,….

-Phân bón hữu cơ công nghiệp: phân bón hữu cơ vi sinh; phân bón hữu cơ sinh học; phân bón hữu cơ khoáng.

phan-bon-cho-lua-phan-huu-co-sinh-hoc-la-gi

Phân bón cho lúa – Sử dụng như nào cho hiệu quả?

Lượng phân bón yêu cầu đối với lúa sẽ được phân bổ như sau:

Lúa ngắn ngày sẽ bón ít phân hơn so với giống dài ngày.

– Sử dụng khoảng 95-120kg đạm đối với lúa thuần chủng; 100-130kg đối với giống lúa lai.

– Lượng phân lân khoảng 50-70kg cho giống thuần; 50-80kg đối với giống lai.

– Lượng kali khoảng 50kg/1ha vào đợt đón đòng. Lúa ngắn ngày sẽ rơi vào 40-50kg, lúa dài ngày sẽ là 50-60kg.

bon-phan-cho-lua

Để sử dụng phân bón cho lúa một cách hiệu quả, bà con cần nắm rõ các giai đoạn lúa cần bón phân sau:

Giai đoạn 1: Bón phân lót cho lúa

là giai đoạn bón phân lúc làm đất hoặc trước khi cày bừa lần cuối. Giai đoạn bón lót, bà con nên bón loại phân có đầy đủ các yếu tố N,P và K; hàm lượng đạm chiếm khoảng 1/3 tổng lượng phân bón. Tuy nhiên, đối với mạ già hoặc giống lúa ngắn ngày, bà con có thể điều chỉnh tăng lượng đạm lên nhiều hơn.

Giai đoạn 2: Bón thúc cho lúa đẻ nhánh

Thực hiện bón thúc cho lúa sau 15-20 ngày sau khi cấy. Trong thời kỳ này, đạm là yếu tố quan trọng, giúp lúa đẻ nhánh nhanh. Lượng đạm cần bón trong thời kỳ này vào khoảng 70% trên tổng lượng đạm cả vụ.

Tuy nhiên, đối với đất nhiễm phèn hoặc đất chua thì cần chọn phân bón là phân lân nhằm giảm độc tố cho đất, hạn chế phèn và chua. Tuy nhiên cần tránh phân lân dính lên lá gây cháy lá.

Giai đoạn 3: Bón thúc đón đòng cho lúa

Bón thúc đón đòng sau 40-45 ngày sau khi cấy. Đây là giai đoạn quan trọng, quyết định đến năng suất của cả vụ lúa. Ở giai đoạn này, bà con nên bón đạm kết hợp với kali, giúp cứng cây và nuôi hạt. Đối với giống lúa đẻ nhánh ít hoặc giống dài ngày, cấy thưa; thì cần chú trọng giai đoạn bón đón đòng bằng kali; giúp nuôi bông to và chắc hạt. Tăng cường kali với đất phèn, kiềm hoặc với thời điểm vụ bị mưa nhiều.

Giai đoạn 4: Bón nuôi hạt

Giai đoạn này, bà con bón loại phân NPK, lượng phân bón là khoảng 12-15kg/ha/lần; bón 1 đến 2 lần trong giai đoạn này. 

Bà con có thể dùng phân bón lá đối với những nơi đất giữ phân kém.

Tại sao nên dùng phân bón hữu cơ sinh học?

Phân bón vô cơ đã được sử dụng từ khá lâu ở Việt Nam. Đối với phân bón, thì phân đạm chiếm vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của cây trồng. Tuy nhiên, do đạm vô cơ làm nhiễm độc đất; gây thoái hoá đất; chua đất hoặc phèn đất. Vì vậy, bà con sẽ cần thêm khoản chi phí để cải tạo cho đất sau một thời gian canh tác nhất định. Ưu điểm của phân vô cơ là hàm lượng phân đậm đặc nên dễ dàng vận chuyển, dễ lưu trữ và bảo quản so với phân hữu cơ truyền thống.

Ngày nay, với công nghệ phát triển, phân hữu cơ sinh học đã dần thay thế cho phân vô cơ vì những ưu điểm vượt trội của nó.

phan-bon-cho-lua-phan-huu-co-sinh-hoc

Ưu điểm của phân bón hữu cơ sinh học

Ngoài những ưu điểm như của phân vô cơ so với phân hữu cơ truyền thống; phân bón hữu cơ sinh học còn có những ưu điểm sau:

– Phân bón hữu cơ sinh học mang đặc tính của phân bón hữu cơ truyền thống; tức là cung cấp đủ các yếu tố đa – trung – vi lượng; đồng thời giúp cải tạo, cân bằng đất; tăng độ phì nhiêu cho đất.

– Sử dụng phân bón hữu cơ sinh học rất đơn giản; không sợ gây chết cây; không làm thoái hoá đất.

– Sử dụng được cho tất cả các thời kỳ của cây trồng.

– Giúp cây trồng hấp thu dễ dàng hơn do trong phân hữu cơ sinh học có chứa các sinh vật phân giải các chất khó hấp thu thành các chất dễ hấp thu; hay vi sinh vật cố định đạm.

– Các vi sinh vật trong phân bón hữu cơ sinh học còn có tác dụng bảo vệ đất; thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật có lợi cho đất; tăng cường sức đề kháng cho cây trồng; giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật; Từ đó giúp tăng chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

– Phân bón hữu cơ sinh học cũng thân thiện với môi trường, con người và động vật. Vì vậy, sử dụng phân bón hữu cơ sinh học sẽ góp phần bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp bền vững.

Tham khảo thêm bài viết: phân bón hữu cơ sinh học

phan-bon-cho-lua-loi-ich-phan-huu-co-sinh-hoc

Sử dụng máy bay nông nghiệp – Tiết kiệm – bảo vệ môi trường

Ngoài việc sử dụng phân bón hữu cơ sinh học, thì việc ứng dụng công nghệ mới thay cho lao động chân tay cũng là một giải pháp góp phần giảm chi phí, tăng năng suất và bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp.

Máy bay nông nghiệp như máy bay phun thuốc trừ sâu P-GLOBALCHECK kết hợp cả tính năng bón phân và gieo sạ. Chi phí thuê dịch vụ bón phân, phun thuốc hay gieo hạt bằng máy bay P-GLOBALCHECK rẻ hơn rất nhiều so với lao động thủ công.

Mặt khác, máy bay P-GLOBALCHECK với công nghệ phun ly tâm sẽ giúp việc phun thuốc, bón phân, gieo hạt đồng đều hơn rất nhiều.

Tham khảo thêm bài viết: Bón phân cho cà phê bằng máy bay tại Lâm Đồng

Công ty Cổ phần Đại Thành

Được biết đến là một trong số những đơn vị tiên phong trong ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất nông nghiệp, với những sản phẩm công nghệ cao và ưu việt như Máy bay không người lái phun thuốc BVTV, gieo hạt; Hệ thống giám sát nông nghiệp thông minh; Phân bón hữu cơ sinh học Rural Boss DTOGNFit; Phần mềm truy xuất nguồn gốc Agricheck… Đại Thành đã chuyển giao công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp cho hàng nhiều tổ chức cá nhân uy tín tại Việt Nam và các nước trong khu vực.

Website: https://daithanhtech.com/ hoặc http://globalcheck.com.vn

Hotline: 0981 85 85 99

Email: contact@daithanhtech.com – cskh@daithanhtech.com