Đất phèn trồng lúa và biện pháp cải tạo đất phèn trong trồng lúa 2022

Đất phèn là đất có đặc tính chua, độ pH thấp. Hiện tượng đất nhiễm phèn hay lúa ngộ độc phèn là do sự suy thoái đất trong quá trình canh tác. Và trong trồng lúa, bà con nông dân rất quan tâm đến vấn đề cải tạo đất phèn; để lúa phát triển cho năng suất cao. Vậy biện pháp cải tạo đất phèn có khó không?

Đất phèn có độ pH dưới 4,5; so với độ pH thích hợp cho lúa sinh trưởng mạnh là 5,5. Vấn đề pH quá thấp làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của lúa. Cây lúa bị hạn chế hấp thu dinh dưỡng, khả năng kháng bệnh kém. Nghiêm trọng có thể dẫn đến thiệt hại mùa vụ.

Đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất phèn trong canh tác lúa 2022 1

Hiện tượng đất nhiễm phèn

Trong đất phèn, thành phần chủ yếu là nhôm và sắt. Đất phèn nhôm và đất phèn sắt khác nhau, ảnh hưởng đến lúa khác nhau. Tùy theo điều kiện hình thành mà đất trồng lúa bị nhiễm phèn nhôm hoặc sắt. Bà con nông dân có thể phân biệt bằng cách xem xét màu nước trong ruộng; biểu hiện rõ nhất là ở các gốc ruộng hoặc quanh bờ.

Khi quan sát thấy mặt nước trong ruộng có váng đỏ, thì đây là biểu hiện ruộng do phèn sắt; nhiều nơi gọi là phèn nóng. Ở những ruộng thấy mặt nước trong xanh, đất quanh bờ có màu xám, ít cỏ mọc thì ruộng nhiễm phèn nhôm; có nơi gọi là phèn lạnh.

 

Đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất phèn trong canh tác lúa 2022 2

 

Ngoài ra, mức độ nhiễm phèn nặng hay nhẹ còn phụ thuộc độ nông sâu của tầng sinh phèn. Nếu tầng sinh phèn sâu, nằm dưới mặt đất 1-2m thì tỷ lệ nhôm hoặc sắt trên bề mặt nước trong ruộng ít. Ngược lại, nếu tầng sinh phèn nông, dưới 1m thì đây là đất phèn hoạt động. Lượng nhôm và sắt trong đất nhiều hơn, để cải tạo đất phèn khó khăn hơn.

Hiện tượng lúa ngộ độc phèn

Cây lúa rất mẫn cảm với các tác động từ xung quanh, đặc biệt trong giai đoạn lúa phát triển lá non 3-4 ngày sau sạ. Phổ biến nhất là giai đoạn phát triển lá và bắt đầu đẻ nhánh 10-30 ngày sau sạ.

 

Đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất phèn trong canh tác lúa 2022 3

 

pH<5 , lúa bị ngộ độc phèn sắt, các triệu chứng thường gặp thể hiện qua thân, lá và rễ. Trên thân lúa có màu hơi vàng. Lá lúa màu xanh tối. Phiến lá xuất hiện những vệt nâu đỏ lan dần từ chóp lá xuống; dần dần hóa nâu và bầm tím cả lá. Trong trường hợp lúa ngộ độc phèn sắt nặng, tất cả lá biến nâu và lá già bị rụi sớm. Cây lúa ngừng phát triển, lùn lại, khả năng đẻ nhánh thấp. Do sự kém phát triển của bộ rễ, làm hạn chế khả năng hút nước và dưỡng chất; khiến lúa bị suy dinh dưỡng. Với tình trạng kéo dài cây lúa sẽ suy kiệt, chết từng chòm.

pH<4 , ngộ độc nhôm trên lúa thường xuất hiện triệu chứng trên các lá già đầu tiên. Trên những gân lá già có các vệt vàng lục, trắng lục. Đầu lá bạc trắng, bị cuốn mép, chót lá bị khô dần dần xuất hiện cháy rìa lá. Cây lúa phát triển còi cọc. Bộ rễ phát triển chậm, bị biến dạng quăn queo và dễ gãy. Điều này làm ảnh hưởng đến chức năng hút nước và dưỡng chất nuôi cây lúa.

Nguyên nhân

▶ Đất canh tác bị nhiễm phèn do quá trình canh tác thời gian dài không được cải tạo hợp lý. Đồng thời, ruộng bón nhiều phân hữu cơ chưa hoai mục; đặc tính ruộng có nhiều thành phần kim loại nặng lắng đọng.

▶ Rơm rạ, tàn dư thực vật từ mùa vụ trước chưa phân hủy hoàn toàn đã tiếp tục cho vụ sau. Đất không được phơi ải, đất thường xuyên ngập nước cũng là một trong những nguyên nhân làm ruộng nhiễm phèn.

▶ Một nguyên nhân nữa chính là đất thiếu oxy, dẫn đến tình trạng yếm khí. Các tồn dư vùi lấp trong đất tiết ra các chất độc hại cho cây lúa.

 

Đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất phèn trong canh tác lúa 2022 4

 

▶ Ngoài ra, tại khu vực có thổ nhưỡng hình thành từ trầm tích biển kết hợp phân hữu cơ lắng đọng; tạo nên quặng sắt pirit (Fe(OH)32 FeS) có độ phèn tiềm tàng hay gọi là tầng sinh phèn. Trong điều kiện thoáng khí, mực nước xuống thấp làm pyrit bị oxi hóa thành khoáng sắt ở dạng Fe(III) và các ion H+, dẫn đến pH giảm thấp. Đồng thời nhiều hợp chất hòa tan làm môi trường đất phèn tiềm tàng thành đất phèn hoạt động.

Giải pháp

1. Đào hệ thống mương quanh ruộng xả phèn; và đánh nhiều rãnh nước trong ruộng với độ sâu 20cm, ngang 20cm, cách nhau 6-9m để tháo nước nhanh.

2. Khi phát hiện nước ruộng chưa độc phèn, phải tháo bỏ nước ngay. Bà con phải tháo cạn nước trong rãnh để độc phèn trôi theo.

Xem thêm kỹ thuật canh tác lúa trên đất phèn:

Kỹ thuật xử lý đất nhiễm phèn và cách bón phân cho lúa trên đất phèn

3. Ruộng tháo nước đến xuất hiện răng nhẹ, không để đất khô nứt nẻ thì bắt đầu bơm nước ngọt vào. Mặt ruộng răng nhẹ để những độc chất ở thể khí nhanh chóng bay ra. Nhà nông có thể thực hiện việc rửa thêm một lần nữa để tăng hiệu quả xả phèn tốt nhất.

4. Mặt ruộng phẳng và luôn giữ mực nước 7-10cm

 

Đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất phèn trong canh tác lúa 2022 5

 

5. Trước khi gieo sạ, bà con có thể kết hợp công tác chuẩn bị đất để xả phèn. Cho nước ngọt vào ruộng, cày – bừa kỹ. Bơm nước vào ruộng đến nước trong và tiến hành tháo nước. Có thể lặp đi lặp lại 2-3 lần để ruộng rửa phèn.

6. Để xử lý kỹ đất phèn, nhà nông có thể bừa ruộng lần cuối trước gieo sạ. Giữ nước trong ruộng kết hợp bón vôi, phân NPK cân đối để cải tạo đất phèn.

7. Lưu ý, bà con nông dân cần điều chỉnh lượng phân bón phù hợp giữa N,P,K để điều hòa các chất trong đất trồng lúa.

8. Đặc biệt, bà con cần tránh sử dụng phân chứa hàm lượng lưu huỳnh như đạm sunfat, phân kali. Khi bón nhiều sẽ làm gia tăng tình trạng ngộ độc phèn, gây chết lúa nhanh hơn.

Xem phân bón hữu cơ phù hợp nhiều chân đất:

Phân bón hữu cơ sinh học DTOGNFit – Cung cấp phân hữu cơ chính hãng

9. Tiến hành kiểm tra lúa sau khi xử lý đất phèn, bằng cách kiểm tra bộ rễ lúa. Bà con nhận thấy rễ lúa mọc trắng trở lại thì tiếp tục chăm sóc bình thường. Ngược lại, thấy rễ chưa ra nhiều, bà con có thể áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp với tình trạng ruộng nhà mình.

Sử dụng giống lúa chịu phèn hiệu quả cho mùa vụ năng suất cao

Ngoài các biện pháp dùng để cải tạo đất phèn phù hợp với các giống lúa thuần hay cao sản, bà con có thể sử dụng giống lúa chịu phèn tốt để canh tác. GS55 là giống lúa lai được đưa vào canh tác mở rộng từ Bắc vào Nam. Ngoài khả năng phù hợp nhiều chân đất khác nhau, GS55 còn kháng rầy, chống mặn, chịu phèn tốt. Bộ rễ phát triển khỏe mạnh, sức sống cao cùng với thân lúa đứng vững chống đổ ngã bền bỉ kể cả thời tiết rét đậm, rét hại, hạn khô ruộng ít nước.

Với đặc tính dễ trồng, dễ chăm sóc, tiết kiệm phân bón và thuốc; GS55 được nhà nông ưa chuộng và chọn làm giống cho vụ Xuân, vụ Mùa, Hè Thu. Đặc biệt ở khu vực lúa miền Bắc nói chung và vùng ĐBSH nói riêng, GS55 được khuyến khích gieo trồng bởi nơi đây thời tiết khắc nghiệt. Điều này làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất lúa rất nhiều, nông dân muốn đạt năng suất cao phải bỏ nhiều công sức, chi phí chăm sóc. Từ khi gieo trồng giống lúa GS55, bà con đạt thắng lợi năng suất cao, chất lượng gạo tốt.

Xem chi tiết giống lúa GS55: 

Giống lúa GS55| Lúa lai F1 ngắn ngày, dễ chăm sóc, năng suất cao