Rễ Cây Lúa- Kỹ Thuật Canh Tác Giúp Bộ Rễ Phát Triển

Rễ cây lúa là bộ phận quan trọng nhất, nó quyết định toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển cây lúa, khi cây lúa có bộ rễ phát triển sẽ là nền tảng quan trọng giúp tăng năng suất và chất lượng cây lúa sau này.

I. VAI TRÒ RỄ CÂY LÚA

Rễ cây lúa là sự sống trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, nó là nền tảng sống vì vậy chúng ta có thể nói rễ là thành phần quan trọng nhất trong tất cả các bộ phận của cây lúa, dưới đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu một số vai trò bộ rễ đến sự phát triển của cây lúa.

Rễ lúa bị ngộ độc hữu cơ ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng sau này
Rễ lúa bị ngộ độc hữu cơ ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng sau này

1.1. Hút nước và chất dinh dưỡng

Theo nghiên cứu, nước chiếm tới 80-90% trọng lượng cây lúa (tức là khi sấy khô cây lúa chỉ còn từ 10- 20% trọng lượng) nó cho thấy nước có vai trò quan trọng như thế nào đến sự phát triển của cây lúa.

Trên các nhánh rễ chính và rễ phụ có các lông hút, đây là những tế bào nhỏ bao phủ bề mặt rễ, chúng có nhiệm vụ hút nước và chất dinh dưỡng cho cây lúa.

Quá trình hút nước của bộ rễ dựa vào 2 nguyên lý cơ bản là:

  • Áp suất thẩm thấu: nó dựa vào sự chênh lệch nồng độ muối ở rễ và đất, nếu nồng độ muối rễ cao hơn nước sẽ thẩm thấu vào cây lúa.
  • Lực hút của lá: lá bốc hơi sẽ tạo ra áp suất chênh lệch từ đó tạo ra lực hút từ rễ lên lá.

1.2. Cố định cây

Rễ không chỉ có vai trò nuôi sống cây mà rễ còn có nhiệm vụ giúp cây lúa bám chặt vào đất giúp chống chịu với các yếu tố tự nhiên cũng như thời tiết bất lợi. Bộ rễ phát triển giúp cây lúa đứng vững hơn khó bị đổ gãy khi gặp điều kiện bất lợi.

1.3. Hỗ trợ sinh trưởng và phát triển

Bộ rễ phát triển mạnh giúp chúng mở rộng không gian lấy chất dinh dưỡng nhờ vậy mới có thể cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng cho cây lúa. Khi lấy đủ chất dinh dưỡng làm nền tảng cây lúa sinh trưởng và và phát triển tốt là cơ sở vững chắc cho quá trình trổ bông và đậu hạt sau này.

1.4. Tham gia vào trao đổi chất với môi trường

Là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với môi trường đất của cây lúa, rễ tham gia vào quá trình trao đổi chất với môi trường đất nên chúng ảnh hưởng đến độ pH cũng như một số thành phần ảnh hưởng đến môi trường đất như:

  • Hô hấp rễ lúa: để cung cấp năng lượng cho các hoạt động của rễ và cây, bộ rễ cũng tham gia vào quá trình hô hấp, chúng hấp thụ oxy và thải ra carbon dioxide.
  • Tiết chất: để tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, bản thân bộ rễ cũng tiết ra một số hợp chất như axit hữu cơ, enzyme và các chất kích thích sinh trưởng, những chất này ảnh hưởng đến độ pH cũng như các vi sinh vật khác.
  • Môi trường sống vi sinh vật khác: rễ cây lúa cũng là nơi trú ẩn cho những vi sinh vật có lợi, những vi sinh vật này giúp cây lúa hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn và bảo vệ cây khỏi các tác nhân gây bệnh.

1.5. Bộ rễ giúp phòng chống sâu bệnh

Cây lúabộ rễ khỏe mạnh không chỉ làm nền tảng năng suất và chất lượng sau này mà chúng còn giúp phòng trừ sâu bệnh cho cây lúa. Cụ thể bộ rễ giúp cây lúa phòng trừ sâu bệnh như sau:

a. Hàng rào vật lý

Bệnh hại cây lúa thường xuất phát từ nhiều nguồn, trong đó các loại vi khuẩn, nấm hại thường bắt nguồn từ môi trường đất vì vậy bộ rễ có vai trò vô cùng quan trọng để chống lại các loại nấm hại.

Có được bộ rễ khỏe mạnh, lớp vỏ ngoài của rễ có thể chứa các chất kháng khuẩn và kháng nấm giúp cây lúa chống lại các mầm bệnh.

Bệnh bướu rễ lúa do tuyến trùng gây ra
Bệnh bướu rễ lúa do tuyến trùng gây ra

b. Tạo ra các chất đề kháng

  • Kháng nấm, kháng khuẩn: rễ cây lúa có khả năng sản xuất và tiết ra các chất kháng sinh tự nhiên, những chất này có sẽ gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm gây bệnh.
  • Phytoalexin: đây là hợp chất sẽ được rễ lúa sản xuất khi cây bị tấn công chúng giúp tăng cường khả năng kháng khuẩn và kháng nấm mạnh mẽ giúp cây chống lại bệnh tật.

c. Tăng cường hệ miễn dịch

  • Kích hoạt hệ miễn dịch: rễ cây lúa có nhiệm vụ nhận biết sâu bệnh tấn công và chúng sẽ kích hoạt hệ miễn dịch của cây lúa.
  • Protein kháng bệnh: khi hệ miễn dịch được kích hoạt, cây lúa sẽ sản xuất protein kháng bệnh giúp chúng chống lại sự tấn công của bệnh hại.

d. Tạo môi trường bất lợi cho nấm và sinh vật hại

  • Cạnh tranh môi trường sống với nấm và sinh vật hại làm giảm khả năng gây hại của chúng.
  • Thúc đẩy sinh vật đối kháng: bộ rễ cây lúa là nơi sinh sống của nhiều sinh vật có lợi, cũng như sinh vật đối kháng với bệnh hại giúp diệt trừ bệnh hại theo cơ chế tự nhiên.

II. KỸ THUẬT CANH TÁC GIÚP BỘ RỄ CÂY LÚA PHÁT TRIỂN

Trong quá trình canh tác, chăm sóc lúa có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ, dưới đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu để cây lúa có bộ rễ mạnh khỏe làm nền tảng tăng năng suất và chất lượng sau này.

2.1. Chọn giống lúa có bộ rễ khỏe

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều giống lúa khác nhau, mỗi giống lúa có điểm mạnh điểm yếu khác nhau. Tuy nhiên khi chọn giống lúa có bộ rễ khỏe mạnh đồng nghĩa với việc đây là những giống lúa có khả năng chống chịu môi trường và sâu bệnh tốt.

Tiêu biểu như giống lúa lai GS55 của goldseed, đây được xem là một trong những giống lúa nguyên liệu tốt nhất thị trường hiện nay nhờ có bộ rễ phát triển nên GS55 có nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Năng suất cao trung bình từ 7,5 đến 8 tấn/ha.
  • Sức đề kháng tốt nên khả năng chống chịu sâu bệnh mạnh mẽ.
  • Chống chịu thời tiết tốt điển hình như khả năng GS55 sau bão yagi.

Chi tiết: Giống lúa lai 3 dòng GS55

Chi tiết: Khả năng chống chịu GS55 sau bão Yagi.

2.2. Cải tạo đất

Để bộ rễ phát triển chúng ta cần tạo điều kiện cho chúng phát triển trong đó môi trường đất là quan trọng nhất bởi đây là môi trường tồn tại của rễ cây lúa. Cụ thể chúng ta cần làm tăng độ tơi xốp cho đất và cung cấp đủ chất dinh dưỡng để kích thích bộ rễ tìm dinh dưỡng, cụ thể:

  • Tăng độ xốp: đất xốp giúp rễ cây lúa dễ dàng phát triển, đất bí ngăn cản không gian rễ lúa dài ra. Vì vậy chúng ta cần tăng độ xốp cho lúa bằng cách tăng cường phân bón hữu cơ, kỹ thuật làm đất phải tốt không để đất bị nén quá lâu làm giảm không gian phát triển rễ lúa.
  • Vệ sinh đất: đất là môi trường sống của nấm và sinh vật hại vì vậy trước khi canh tác chúng ta phải vệ sinh đất, như cày vỡ, phơi nắng, nếu có thể rắc vôi bột để diệt khuẩn và nấm.
  • Bón thúc: giúp cây lúa dễ hấp thụ chất dinh dưỡng giai đoạn lúa bén rễ, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây lúa và bộ rễ phát triển.

2.3. Điều tiết nước

Như chúng ta biết rễ cây lúa cũng tham gia vào quá trình hô hấp vì vậy quá trình điều tiết nước rất quan trọng, chúng giúp hòa tan chất dinh dưỡng, hạn chế cỏ dại và sâu bệnh phát triển. Nhưng chúng ta cũng cần có thời điểm rút cạn nước để cung cấp oxy cho quá trình hô hấp của bộ rễ.

Nếu ta luôn để lúa ngập nước sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu oxy cho rễ cây lúa quang hợp điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ cây lúa.

2.4. Chăm sóc lúa

Trong quá trình chăm sóc lúa có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ, trong đó phân bón và quản lý dịch bệnh là quan trọng nhất. cụ thể:

Phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất, kích rễ phát triển
Phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất, kích rễ phát triển

Một số loại phân bón giúp kích thích bộ rễ cây lúa phát triển như:

  • Phân bón hữu cơ (vi sinh): giúp tăng độ xốp cho đất tạo điều kiện rễ phát triển, không những vậy một số loại phân vi sinh còn có những sinh vật có ích tăng cường khả năng hô hấp cho bộ rễ cũng như tiêu diệt nấm và sinh vật hại.
  • Phân lân: lân giúp tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ rễ, nhờ vậy kích thích bộ rễ phát triển.
  • Phân kali: chúng giúp rễ cây khỏe mạnh, tăng cường khả năng hô hấp cho bộ rễ từ đó giúp bộ rễ cây lúa có sức khỏe để phát triển.
  • Phân vi lượng: tuy có hàm lượng nhỏ nhưng chúng cũng có vai trò quan trọng giúp bộ rễ khỏe mạnh tăng cường khả năng phát triển của bộ rễ.

Ngoài ra chúng ta có thể tăng cường một số chất kích thích thúc đẩy bộ rễ cây lúa phát triển như:

  • Auxin: Auxin là một loại hormone thực vật có tác dụng kích thích sự phát triển của rễ cây.
  • Cytokinin: Cytokinin là một loại hormone thực vật khác có tác dụng kích thích sự phân chia tế bào và phát triển của rễ cây.
  • Gibberellin: Gibberellin cũng có thể giúp kích thích sự phát triển của rễ cây, đặc biệt là trong giai đoạn cây con.

Một số loại nấm cũng như sinh vật hại sẽ tấn công trực tiếp vào bộ rễ của cây lúa, chúng làm rễ tổn thương vì vậy chúng ta phải thường xuyên kiểm tra nếu phát hiện cây lúa bị sâu bệnh phải nhanh chóng phun thuốc bảo vệ thực vật giảm tổn thương nhất có thể với cây lúa.

Để nâng cao hiệu quả phun thuốc, với diện tích canh tác lớn chúng ta nên sử dụng máy bay phun thuốc bởi chúng không chỉ kịp thời phòng trừ sâu bệnh nhờ công suất lớn mà còn nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc nhờ:

  • Chính xác cao: nhờ được tự động hóa và sử dụng công nghệ định vị chính xác giúp máy bay phun thuốc đều và đủ, không xảy ra hiện tượng thừa, thiếu thuốc.
  • Công nghệ phun ly tâm: giúp phá nhỏ hạt phun, chiếc drone hiện đại có thể giảm xuống còn 10 µm giúp thuốc bám chặt lên cây lúa và giảm lượng thuốc ngấm xuống đất.
  • Gió từ cánh quạt: gió giúp khô xương nhờ vậy tăng cường khả năng bám dính thuốc vào cây lúa.

III. KẾT LUẬN VAI TRÒ BỘ RỄ CÂY LÚA

Như vậy ta thấy bộ rễ có vai trò quyết định năng suất và chất lượng nông sản, để tăng cường bộ rễ nó bị ảnh hưởng rất lớn bởi môi trường đất và công nghệ chăm sóc lúa. Cụ thể một số lưu ý giúp rễ cây lúa phát triển như:

  • Đất phải tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng.
  • Bón phân đầy đủ, đặc biệt lưu ý phân hữu cơ, lân và kali.
  • Điều tiết nước hợp lý giúp tăng quá trình hô hấp cho bộ rễ.
  • Phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
  • Lựa chọn giống lúa có bộ rễ tốt.

Để tìm hiểu thêm về các kỹ thuật chăm sóc lúa cũng như các giống lúa năng suất cao, hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao xin vui lòng liên hệ: 0981.85.85.99. Chúng tôi rất vui nhận được phản hồi từ quý Anh/Chị.